Điền dã đền, đình, chùa ở Hà Nội

Tôi, ở một mức, chia sẻ cùng kinh nghiệm với Phạm Quỳnh Phương, trong Hero and Diety (một monograph tuyệt vời về Đức Thánh Trần, có thể được đọc cùng với các texts của Tạ Chí Đại Trường), khi cô, năm 2000, overwhelmed trước một cuộc điện thoại kêu cứu từ một người tự nhận sát căn Trần Triều. Hiểu biết của tôi về tín ngưỡng dân gian, không thể khác, đi ra từ những bài giảng, vì vậy cách nhìn tôn giáo của tôi trước năm 2018 là của cô Nguyễn Phước Hạnh Nguyênthầy Vũ Hồng Thuật. Bài điểm sách của tôi về bản dịch tiếng Điện thần và nghi thức hầu đồng ở Việt Nam của Maurice Durand, trong năm 2023, có thể được hiểu như một phản hồi đầu tiên của tôi đối với hai người thầy đầu tiên về tôn giáo, để tôi có thể phần nào tự xác định vị trí của tôi.

Một cuộc điền dã có chiến lược và phương pháp đã không xuất hiện. Điều này, dẫu vậy, không thể ngăn sự chú ý của tôi, một cách không chủ ý, dường như tự chủ, hướng tới khu vực của kinh nghiệm, và, trong trường hợp đang nói tới, kinh nghiệm về tôn giáo, nó, hiển nhiên, giải thích tại sao tôi chú ý tới Mircea Eliade. Vì vậy, tôi, ở một mức, đã điền dã, nếu có thể nói như vậy, trong hơn 10 năm, về các đền, đình, chùa ở Hà Nội. Các nghĩa khách quan một cách thực chứng và culturalist về các địa điểm đó không thể thu hút tôi cho bằng các nghĩa chủ quan và liên chủ thể về chúng. Dưới đây là danh sách các đền, đình, chùa ở Hà Nội mà tôi đã tham dự, ở nhiều mức, và có thể nhớ được, phân loại, một cách hành chính, theo các quận.

 

I. quận Ba Đình:

1. Đình Giảng Võ: ngõ 678 đường La Thành, phường Giảng Võ.

Đây là một địa điểm rất gần trường của tôi ở bậc đại học. Đi thẳng La Thành, sẽ tới Trường Chính trị Lê Duẩn, công viên Thủ Lệ. Đình thờ thành hoàng làng là Bà Chúa Kho, một vị thần giống tên với vị được thờ tại một đền nhỏ trên phố Giảng Võ và tại Bắc Ninh. Người tới lễ đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, cầu khấn Bà cho vay tiền đầu năm, và sẽ tạ lễ cuối năm.

2. Đền Voi Phục: 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh.

Mẹ của tôi và bác dâu, tháng Giêng âm lịch mỗi năm, đi lễ đầu năm tại phủ Tây Hồ và Tứ trấn Thăng Long. Đền Voi Phục mà hai người tới, dẫu vậy, nằm trên phố Thụy Khuê, gần tiệm sách cũ ông Điền. Dường như năm 2017, hoặc 2018, cả hai mới biết đền Voi Phục, trong Tứ trấn Thăng Long, không phải ở khu vực Thụy Khuê, nhưng ở Thủ Lệ. Vị thần chủ của cả hai ngôi đền, Linh Lang Đại Vương, cũng là vị thần thành hoàng làng của làng Thủ Lệ, và là một trong ba vị thành hoàng của láng Ngọc Khánh gần đó. Cho nên, có thể xem đền Voi Phục giữ thêm một function như ngôi đình của làng Ngọc Khánh, và quả thật, lễ hội hàng năm của làng Ngọc Khánh đều bắt đầu từ đền Voi Phục.

Tôi không bao giờ hiểu lí do đền lại tên là Voi phục, vốn là một thường gặp ở nhiều đền, đình, chùa Bắc Bộ, do đó không mang tính phân biệt.

Một function xã hội khác của đền Voi Phục, theo các trí thức thời thuộc địa trên Trung Bắc Tân văn Chủ nhật: chứng thực lời thề của những người tới lễ, như một tiêu chí để xử lý những xung đột dân sự mà không nhờ tới hệ thống tư pháp. Function này lập tức đưa ngôi đền tới gần với đền Đồng Cổ trên phố Thụy Khuê, vốn lưu giữ lời thề đoàn kết đối với nhà Lý, một triều đại rời đất căn bản để tới đóng đô tại Thăng Long. Tương quan giữa đền Đồng Cổ và đền Voi Phục, nhất là ngôi đền trên phố Thụy Khuê, là gì?

3. Đình Ngọc Khánh: 68 phố Phạm Huy Thông, phường Ngọc Khánh.

Phía bậc thang đá dẫn xuống hồ Ngọc Khánh, trước cửa đình, là hai pho tượng đá nhỏ phỗng. Phỗng và quá khứ người Champa bị bắt về Thăng Long. Cạnh ngôi đình là Đại học RMIT. Hai tồn tại, hai thế giới cạnh nhau như đối lập, hay như sự hợp lý? Tôn giáo trong đời sống thế tục ngày hôm nay nên được xét như kháng cự lại chủ nghĩa hiện đại, hay như hiện đại hóa tôn giáo? Tôi không hài lòng với cách trả lời kinh nghiệm luận thường nhận được, xét case by case.

4. Đền Núi Sưa: trong khuôn viên Công viên Bách Thảo, số 1 đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà.

Vị thần chủ của đền là Đức Huyền Thiên Hắc Đế. Tên của thần đã tiết lộ tính chất Đạo giáo – như tên của vị thần chủ của đền Quán Thánh, Huyền Thiên Trấn Vũ – và liên quan đến màu đen. Đền đang được sửa chữa. Muốn tới lễ ở chính điện, có thể đứng dưới chân đồi, cầu khấn vọng. Bách Thảo, dẫu vậy, tạo nên trong tôi nghĩa chủ quan như địa điểm diễn ra các truyện ngắn của Bảo Ninh, nhất là Bội phản. Tôi thích thú nghĩ tới các cặp tình nhân của Bảo Ninh, trong đêm khuya, ngồi chen chúc trên ghế đá, hối hả, và có lẽ không để ý rằng phía trên đồi tồn tại một ngôi đền.

5. Chùa Ngũ Xá: 44 phố Ngũ Xá, phường Trúc Bạch.

6. Chùa Châu Long: 112 phố Trấn Vũ, phường Trúc Bạch.

Tôi đã nhầm lẫn, nhiều năm, giữa ngôi chùa nổi tiếng với việc nhốt vong, chùa Hàm Long ở Bắc Ninh, với chùa Châu Long. Tôi còn nhớ, trong môn “Nhân học văn hóa”, năm học 2017-18, thầy Vũ Hồng Thuật, kể thêm, nếu một người xấu số chết đuối thì gia đình nên tới đâu. Cô Nguyên thì kể với cả lớp, trong bối cảnh diễn ra những vụ án mạng đưa thân xác của nạn nhân xuống sông, khi tôi học cấp ba, nghĩa là khoảng năm 2011-14, rằng, linh hồn người chết đuối, nếu chưa được vớt lên, khó được gọi hồn về. Ở bãi giữa sông Hồng, bên phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, có miếu Hai cô để thờ cúng, an ủi linh hồn những người đuối nước hoặc những người tự tử bằng cách nhảy xuống sông từ các cây cầu bắc qua sông Hồng, nối khu vực trung tâm của thành phố với phần ngoại vi. Phương thức tự tử này, trong context nền kinh tế toàn cầu hóa, dường như chỉ trở nên khả thi từ giữa những nửa cuối năm 1980. Nhân vật trong Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh, in năm 1993, mà thầy Mai Anh Tuấn buộc tôi đọc lúc học môn “Văn học Việt Nam sau 1945”, trong năm học 2016-17, đã tự vẫn bằng cách uống thuốc ngủ.

7. Đền Quán Thánh: 190 đường Thanh Niên, quận Quán Thánh.

Tôi chưa bao giờ đọc được một văn chương xuất sắc trong đó đền Quán Thánh để lại ấn tượng mạnh. Từ sau khi xem phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai, phát hành năm 1982, của Trần Văn Thủy, vừa với tư cách một phần chuẩn bị cho bài tập về nhà trong một môn của thầy Mai Anh Tuấn, vừa như sự tò mò tôi đi theo những bình luận của thầy, trong năm học 2016-17, xung quanh Đổi mới, tôi không biết còn một ngôi đền khác cùng tên, bên kia sông, ở quận Long Biên, cũng đặt một bức tượng đồng to lớn, nặng khoảng 4 tấn của Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần chủ của đền Quán Thánh. Ngài Trấn Vũ, bên cạnh tính chất Đạo giáo, còn là một vị thần đã tiêu diệt nạn Cáo chín đuôi tại khu vực hiện nay là Hồ Tây, từng có tên là đầm Xác Cáo. Câu chuyện này gợi nhớ tới công đức Lạc Long Quân tiêu diệt thuồng luồng cũng tại khu vực này. Đường Lạc Long Quân cách không xa đền Quán Thánh.

8. Đền Cẩu Nhi: ở một đảo nhỏ trên hồ Trúc Bạch.

Sự xác định vị thần chủ của đền,trong đề xuất cải tạo năm 2005, thời điểm vẫn chưa xây dựng cầu bắc từ đường Thanh Niên vào đảo, đã gây ra rất nhiều tranh cãi, và giờ có thể được tìm thấy trên báo. Nhưng nếu, quả thật, vị thần chủ của đền là khuyển thần, thì nơi đây là dấu vết sâu đậm còn sót lại, chưa Nho giáo hóa triệt để, của animist mentality, tập trung vào động vật. Loài động vật thường được thờ phụng nhất, ở đồng bằng sông Hồng là Hổ, với Quan Ngũ Hổ trong hệ thống Đạo Mẫu. Rắn, hay Ông Lốt, Xà thần, trong điện thờ Đạo Mẫu được vắt trên xà của các ngôi đền thờ. Dường như đền thờ chính của Xà thần là đền Xích Đằng ở Hưng Yên. Ngôi đền thờ vọng tại Hà Nội, Lảnh Giang Vọng Từ trên phố Hàng Hành, gần quán cafe mà Nguyễn Huy Thiệp thường tới, nổi tiếng với vị thủ nhan Lưu Ngọc Đức. Thầy đồng Lưu Ngọc Đức trở nên nổi tiếng bên ngoài giới đồng bóng dường như ở nhân cách quá hấp dẫn, đã tiết lộ trong bộ phim tài liệu tốt nhất của chị Nguyễn Trinh Thi, “Love man, love woman”, phát hành năm 2007. Một bức hình thầy Đức đang hầu đồng, đáng tiếc không phải trong giai đoạn quay bộ phim của chị Nguyễn Trinh Thi, trở nên hình ảnh trên trang bìa của ấn bản năm 2020, nghĩa là ấn bản của Nhã Nam, của một monograph nổi tiếng của Ngô Đức Thịnh, Lên đồng: hành trình của thần linh và thân phận.

II. quận Bắc Từ Liêm:

9. Đình Đông Ngạc: số 12, ngõ 35, đường Đông Ngạc, quận Đông Ngạc.

Cổng chính của đình không nằm ở phía mặt đường Đông Ngạc. Cuối năm âm lịch năm 2014, nghĩa là đã gần 10 năm, tôi đạp xe tới đó đúng lúc cả làng tụ họp ăn uống trong đình. Sau này, tôi thấy rất kỳ quặc khi biết Đông Ngạc là quê của Phan Huy Đường. Cuối buổi đạp xe đó, tôi và một đứa bạn học về trường, ngồi trước cửa Khoa Viết văn – Báo chí, bắt sóng wifi miễn phí, thì gặp thầy Mai Anh Tuấn. Thầy trách tôi không lo rèn luyện khả năng viết, nhưng làm mấy trò vô bổ. Khi đó tôi không biết về tôi, và quá sợ, và hèn nhát. Cuộc đời của tôi lúc đó, mới đỗ đại học, sở hữu nhiệt tình cùng những cao vọng, ước muốn thành công trong một nghề nghiệp được truyền thông đại chúng tô vẽ, dường như được mở ra vô tận, tới mức tôi đã sống như thể tôi là bất tử. Ở quán cà phê của tuổi trẻ vĩnh hằng.

10. Đình Chèm: 301 đường Thụy Phương, phường Thụy Phương.

Độc giả của Tạ Chí Đại Trường quen thuộc với thần thành làng Chèm, Lý Ông Trọng, một vị thần mà căn bản là thần đá. Đá nghĩa là gì? Hay meaning của đá là gì trong sở nghiệm tôn giáo phổ quát của nhân loại? Đọc Mircea Eliade. Năm 2019, tôi đến đây đúng ngày lễ hội, lần đầu chứng thực một cách kinh nghiệm “hồi quy bất tận” mà Mircea Eliade đã viết. Một khai tâm. Tôi đã loay hoay nhiều lần để viết về buổi chiều đó, nhưng chưa thể. Tên dự kiến của bài post là “Đến đình Chèm”. Năm 2021, khi đường Phạm Văn Đồng sửa chữa, đường tới đình Chèm bụi mù, và tắc. Ba khu vực ngắm hoàng hôn yêu thích của tôi, từ trên xuống: đình Bát Tràng, đền Đôi Cô, đình Chèm.

11. Đền Mẫu Chèm: số 4, ngõ 42, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc.

Việc giới thiệu cô Nhung và thầy Thắng với nhau, đối với tôi, là việc thử để hai thế giới một cách hiện tượng luận cắt nhau.

III. quận Cầu Giấy:

12. Đền Quán Đôi: 178 phố Nguyễn Đình Hoàn, phường Nghĩa Đô.

“Tối mùng một đi lễ đền Quán Đôi” , đăng chủ nhật 7 tháng Tám 2016, là post được đọc nhiều nhất trong blog của tôi. Tôi vẫn không thể hiểu lý do cần cúng trứng sống tại và chỉ tại hạ ban thờ Ngũ hổ. Lí do chắc hẳn không thể tìm trong thực tế tập tính của loài hổ.

13. Đình Cót: số 34, ngõ 251 phố Nguyễn Khang, phường Yên Hòa.

Tôi tới đây, thứ bảy 9 tháng Tư 2016, đến phụ mọi người trong tổ chức Chèo 48h làm sự kiện gì đó, nhưng sự kiện, cuối cùng, bị hủy, vì chưa xin phép chính quyền. Cũng trong mùa hè đó, tôi thường xuyên, vào buổi sáng, lên văn phòng của Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, để học lớp hát chầu văn, trong dự án phổ biến văn hóa dân gian của Chèo 48h. Học phí là 1.500.000 đồng, nhưng tôi, một cộng tác viên lớt phớt, năm thì mười họa, được giảm 50% giá tiền. Cả lớp tập hát đi hát lại bài chầu Cô Đôi Thượng Ngàn, chỉ vì, theo người dạy, đó là bài dễ nhất. Nhiệt tình đi học của tôi nhanh chóng biến mất, nên thường xuyên trốn học.

14. Chùa Hà: 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng.

Tôi tới xem tử vi, lần đầu, năm lớp 11, theo gợi ý của cô Nguyên, tại một nhà trong phố Chùa Hà. Trong lúc vào chính điện của Chùa Hà, đi ngang qua các bức minh họa về luật nhân quả, hoặc cuộc đời của Đức Phật Thích Ca – mà tôi chỉ bắt đầu hiểu được từ lúc đọc Câu chuyện dòng sông của Hermann Hesse, do Bùi Giáng dịch – tôi đã nghĩ liệu có thể phân tích câu truyện này theo cùng phương thức mà phân tích cổ tích của Vladimir Propp được không.

15. Chùa Thánh Chúa: trong khuôn viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu.

Một giả thuyết lâu dài và kỳ quặc của tôi: nhân vật chính và Hạnh, trong truyện dài Giảng đường yêu dấu của thầy Mai Anh Tuấn – thứ ám ảnh tôi trong nửa cuối năm thứ ba của bậc cử nhân, khi tôi chuẩn bị rời khỏi trường đại học để đối diện với thị trường sức lao động với sự hoang mang về công việc chuyên môn tôi có thể thực hiện, sau khi đã từ chối, một cách duy ý chí, việc trở nên một reporter – đã tới chùa Thánh Chúa. Tôi đã luôn nghĩ anh ta đi cùng Hạnh tới chùa, cầu khấn có thể trở nên vợ chồng. Anh ta và Hạnh đã trở nên vợ chồng không? Có thể, ở một thế giới khả năng nào đó, họ đã trở nên vợ chồng, và tiếp tục sống, song song với thế giới hiện thực này. Truyện dài đó, ở một mức, dẫu ủy mị, và không thể bàn tới phương diện kinh tế chính trị marxist, đã kết tinh một cách khiên cưỡng, cuộc đời cũ của tôi. Trở lại trường đại học, hay, ở mức nhỏ hơn, gặp lại những người quen trước đây, luôn là một lực thúc đẩy tôi trở lại sở nghiệm, cùng mạng lưới ý nghĩa trong cuộc đời cũ. Một trauma? Một crissis? Hay một chóng mặt? Tôi cố tình tránh nhìn vào cuộc đời cũ.

IV. quận Đống Đa:

16. Chùa Láng: 116 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng.

Cung cấm của chùa thờ đức thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng hóa thân kiếp sau của ngài, vua Lý Thần Tông. Chùa cấm không cho người tới lễ vào cung cấm, cho nên buộc người tới cúng cầu khấn ở bên ngoài. Vào ngày lễ, chỉ duy nhất trưởng ban tổ chức được tiến vào cung cấm. Sự nghiêm cấm này, từ reference Tạ Chí Đại Trường, rất khác với tình trạng tại Chùa Thầy. Thiền sư Từ Đạo Thạnh nổi tiếng với pháp thuật di cung hoán số. Đền lưu lại một tấm gỗ dài chữ quốc ngữ ghi chép công đức của khách thập phương trong năm 1949-52. Tố Tâm và Đạm Thủy, cặp tình nhân trở đi trở lại trong suy nghĩ của tôi, từng đi xe điện, rồi đi chân vào gần khu vực chùa, cắm trại, dịp cuối tuần.

Hai dãy hành lang của Chùa Láng làm tôi nhớ, hoặc hướng ý thức của tôi về reference kiến trúc của Chùa Trăm gian, cùng cảm giác thường trực của tôi lúc đối diện với các ngôi đền, đình, chùa: overwhelmed, crisis of understanding. Muốn thâu nhận được nghĩa từ thế giới ấy, trong khi tôi không phải con người thuộc thế giới đó, thì không thể bảo thủ đi theo hướng thực chứng luận hay văn hóa luận, culturalist thô thiển, nghĩa là không thể làm theo giải pháp sẵn có, ở đây. Khi đó, tôi lờ mờ Phan Ngọc hay Levi-Strauss, hai triết gia đặc biệt quan trọng và cần thiết cho con người hiện đại, muốn nói gì về translation, transformation, code.

17. Bích Câu Đạo Quán: 12 phố Cát Linh, phường Cát Linh.

Đi nghe ca trù ở nhà Tú Uyên” , hay tôi có thể nghe nhạc như nào? (đăng blog thứ bảy 2 tháng Hai 2019). Tú Uyên là vị tiên tôi chú ý, vì cùng chia sẻ kinh nghiệm: thân phận học trò, muốn tiến thân bằng học vấn, và si tình. Phương thức yêu như Tú Uyên, phần nào, vẫn tiếp tục và suy tàn trong Tố Tâm, là không thể hiểu nổi đối với con người ngày hôm nay, nghĩa là con người luôn cố gắng loại trừ tuyệt đối nỗi đau ra khỏi tồn tại (Byung-Chul Han).

18. Đình Kim Liên: 148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên.

19. Đình Nam Đồng: 73 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng.

Tôi phát hiện ra nó, sau rất nhiều lần đi ngang qua trong nhiều năm, khi đọc Quân khu Nam Đồng. Đình là địa điểm diễn ra trận đánh nhau rất đáng nhớ. Một đứa trong bọn đã định dùng dao để giải quyết.

20. Chùa Xã Đàn: 50 phố Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng.

Cửa phía mặt phố Trần Hữu Tước chỉ mở ngày mùng một và rằm hàng tháng. Muốn tới chùa vào các ngày khác, cần đi vào phố Xã Đàn 2.

21. Trung Liệt miếu: trên Gò Đống Đa, số 276, phố Đặng Tiến Đông, phường Quang Trung.

22. Đình Hào Nam: không đánh số, ngõ 29, phố Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa.

23. Đền Bà Chúa Kho: trong ngõ 129, phố Giảng Võ, phường Kim Mã.

Tôi vào đền vì tò mò, sau khi nhiều lần đi ngang. Đền, do các bác hưu trí trong tổ dân phố trông coi, đồng thời là nơi họp của tổ dân phố, cho nên hoạt động trong giờ hành chính. Sau khi cúng ở gian chính điện, bạn sẽ được các bác hướng dẫn đi lên trên các bậc cầu thang, tới lễ ở một gian trên, làm tôi cảm thấy rất quen với lúc bước lên các bậc thang để vào Chùa Trầm, huyện Chương Mỹ.

24. Đình Khương Thượng: 165 phố Khương Thượng, phường Khương Thượng.

Bà trông trẻ của tôi, vì tôi không đi học ở các trường mầm non, khi đó, dẫn tôi và đứa em họ tới xem lễ hội đầu xuân ở đình. Tôi quay lại đình, xem lễ hội năm 2016, nhưng không cảm thấy gì. Năm 2023, lễ hội đình Khương Thượng tổ chức trùng với lễ hội năm làng Mọc. Gia đình của bà ngoại tôi xuất thân từ làng Khương Thượng, nên làng luôn triệu tập gia đình, với một số thành viên đại diện được cử đến, mỗi khi làng chuẩn bị diễn ra sự kiện.

Đình Khương Thượng, từ năm 2016, thu hút sự chú ý của tôi vì thần tích về vị thần chủ của đền vẫn giữ tính chất nhiên thần. Thần không tỏ lộ ra với nhân dân trong một hình dạng cụ thể, nhưng chỉ qua giấc mơ báo trước điềm linh ứng. Điều này là rất hiếm.

25. Đình Thịnh Quang: tổ 8, phường Thịnh Quang.

Không thể tìm được đình bằng địa chỉ. Nên nhờ người làng dẫn tới. Đình nằm trong một con ngõ, hay nên được gọi là ngách, hẻm, vì nằm trong khu dân cư. Không phải lúc nào đình cũng mở cửa. Một ngày mùa xuân năm 2015, trong lúc đi tìm ngôi đình ấy, tôi lướt ngang qua và cảm thấy một đoạn đường ngắn quanh đình rất lạnh. Tôi quay trở lại để kiểm tra cảm giác ấy, và đúng thế thật. Tôi chưa bao giờ vào trong đình, cũng như tham dự lễ hội đầu năm.

Vị thần thành hoàng làng Thịnh Quang, Ngọc Thủy Tinh Công Chúa tiết lộ dấu vết một tiên nữ giáng trần, chắc chắn cần hướng reference tới monograph của Nguyễn Văn Huyên, và được thờ cả ở đình Hào Nam và đình Hoàng Cầu. Nếu quả thật sự thờ cúng chung vị thần thành hoàng là một dấu vết của sự liên minh giữa ba làng ở gần nhau, thì tại sao một ngôi làng kẹp giữa cả ba, làng Nam Đồng, không có chung một vị thần, như một biểu hiện về sự liên minh? Thần thành hoàng làng Nam Đồng thời, vị nhân thần Lý Thường Kiệt, đối lập với tính chất tiên ở vị thần chủ trong ba ba ngôi đình làng xung quanh.

26. Chùa Phúc Khánh: 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang.

27. Chùa Bộc: số 14, phố Chùa Bộc, phường Quang Trung.

Hồi bé, tôi và một đứa em họ được bà ngoại tôi và bà nội của nó chở đi chơi bằng xích lô. Tới trước cổng chùa Bộc, nó bị chảy máu cam. Tiểu luận đầu tiên đăng tạp chí khoa học của thầy Vũ Hồng Thuật, “Góp vài suy nghĩ làm sáng tỏ về pho tượng lạ ở chùa Bộc”, in năm 1995, deal với câu hỏi liệu bức tượng trong chùa có phải là của Quang Trung hay không. Nếu quả thật là tượng của Quang Trung, thì đây là tạo hình duy nhất còn lại về Quang Trung, ngoài những miêu tả bằng chữ rải rác. Câu trả lời của thầy Vũ Hồng Thuật dứt khoát: không.

28. Đình Ứng Thiên: số 7, Ngõ 151 Láng Hạ, phường Láng Hạ.

Gia đình tôi thường tới lễ ở đây, gọi nó “Đình Mẫu”. Tôi gửi xe trong sân đình, đi sang bên đường, để vào tủ sách Cái Giếng. Địa điểm này xuất hiện rực rỡ trong một tiểu luận của Tạ Chí Đại Trường, “Một trú sở Việt của thần linh: cái đình làng”. Các nhà nghiên cứu chính thống tới bây giờ vẫn phê phán, không chấp nhận Tạ Chí Đại Trường vì, hoặc chỉ là một excuse, lập luận của ông dựa trên bằng chứng không thể được coi là nghiêm túc: một câu chuyện được thuật lại từ ai không nhớ rõ, trong loạt phóng sự Tập án cái đình của Ngô Tất Tố. Tôi tin sơ đồ về tiến trình chuyển hóa của đình của Tạ Chí Đại Trường.

V. quận Hai Bà Trưng:

29. Chùa Vua, hay Đế Thích quán: 33 phố Thịnh Yên, phường Phố Huế.

Trong bài điểm sách bản dịch tiếng Việt monograph của Maurice Durand, tôi đã viết: “Ngọc Hoàng Thượng Đế – nhân vật rất ít được thờ riêng và làm trung tâm trong các cơ sở tôn giáo tại Bắc Bộ, mà Chùa Vua (Hà Nội) là ngoại lệ hiếm hoi – đứng đầu”. Tôi đọc một paper anh Chu Xuân Giao, in năm 2020, “Vũ trụ quan Phật giáo Mật Tông, với trung tâm là núi lớn Tu Di ở tầng trời Đạo Lợi của Đế Thích, phản ánh trong nhóm sắc phong sớm nhất cho Liễu Hạnh công chúa vào nửa cuối thế kỷ XVII”. Trong đó, reference về Đế Thích của anh là một công trình của Hà Văn Tấn, làm cho tôi hiểu tôi không nên đơn giản reduce Đế Thích về function Ngọc Hoàng Thượng Đế. Do đó, example của tôi về Chùa Vua không thật sự điển hình. Một ngôi đền khác có thể được thay thế: đền Đậu An, ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Thái Bình.

VI. quận Hà Đông:

VII. quận Hoàn Kiếm:

30. Đền Ngọc Sơn: trên đảo Ngọc, phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống.

Vị thần chủ của đền là Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, với tư cách cơ sở tín ngưỡng có tính chất Đạo giáo, đền còn thờ Tam Thánh, trong đó tôi chú ý tới Văn Xương Đế Quân, vị thần cai quản về học vấn. Từ đầu năm 2024, giá vé vào cửa tăng từ 30.000 đồng tới 50.000 đồng. Ngày 30 Tết và hai ngày đầu năm Âm lịch, đền miễn phí vé vào cổng. Cung cấm thờ Đức Thánh Trần không được vào, do đo các mâm lễ chỉ được đặt ở hai ban thờ bên ngoài. Tôi chú ý tới con mèo sống ở đền. Lần nào tôi đến, nó cũng ngủ. Tôi nghĩ tới fantasy dẫn Cà dốt tới lễ các ngôi đền. Không biết Cà dốt sẽ phản ứng như nào.

31. Chùa Bà Đá: 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống.

Bác trưởng bên nội của tôi kể, khi tôi mới sinh ra, bác đã không để bố mẹ tôi đặt tên cho tôi, nhưng đã tìm đến nhờ sự trợ giúp của vị sư thầy trụ trì chùa Bà Đá khi đó. Chùa Bá Đá cũng là nơi gửi xe quen thuộc của tôi. Một sở thích của tôi: gửi xe trong các cơ sở tôn giáo. Tôi, chẳng hạn, một lần tới lấy xe muộn hơn giờ quy định của đình Ứng Thiên, Láng Hạ, trước 18:00, làm người trông xe rất cáu.

32. Chùa Cầu Đông: 38 phố Hàng Đường, phường Hàng Đào.

Chùa rất gần nhà của bác cả bên ngoại của tôi. Khi tới đây, tôi không thể không hướng reference tới địa điểm mà Tú Uyên, sau khi được thần Bạch Mã báo mộng, đã đến từ sớm để mua bức tranh Giáng Kiều. Chương về Tú Uyên, đối với tôi, là tốt nhất trong tuyển tập của Phạm Duy Khiêm.

026A8FDE-24EB-441E-88F3-56723B049F35

33. Đền Bạch Mã: 76 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm.

Nơi đây, đối với tôi, không thực sự chuyên chở ý nghĩa như một trong Thăng Long tứ trấn, nhưng như thờ vị thần mà Tú Uyên đã tới cầu khấn. Levi-Strauss nói đúng: huyền thoại vẫn tiếp tục hoạt tác.

34. Đền Hỏa Thần: 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông.

Tôi phát hiện ra ngôi đền vào năm 2016, sau khi đọc, tại thư viện của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, bài báo “Đình trong phố – còn và mất” trên Tia sáng. Năm 2017, tôi đã tới đây, để làm bài tập giữa kỳ, report về tình trạng chiếm dụng không gian tôn giáo cho mục đích tư nhân.

Vị thần chủ của ngôi đền, Hỏa thần, gây thích thú với tôi vì là vị thần hiếm hoi đạt tới sự trừu tượng cao, trong bối cảnh mentality của người đồng bằng sông Hồng. Bức tượng Hỏa thần, tạc theo khuôn một nhân thần, không thể khác được, vẫn không thể loại trừ được dấu vết Nhiên thần nơi thần. Vả lại, tượng khó mới. Có thể, trước đây, thay cho vị trí của tượng, là bài vị của thần.

35. Đình Lò Rèn: phố Lò Rèn, phường Hàng Bồ.

Tôi tới đây cùng lý do với lần tới đình Hỏa Thần.

36. Đền Phúc Hậu: 2 phố Hàng Bông, phường Hàng Bông.

Cầu thang đi lên ban thờ rất hẹp. Tết năm 2018, tôi đã đưa bà ngoại tới đây, nói chuyện với bác thủ nhan. Đền mở cửa vào ngày mùng một và rằm hàng tháng. Vị thần chủ của đền, được tương truyền, hiển linh giúp đỡ các gia đình tới cầu khấn ngài tìm người thân đi lạc, mất tích. Function kỳ lạ của thần gắn với uy quyền của ngài đối với những chiếc gương, nhờ đó có thể dò thấy dấu vết người mất tích.

37. Đình Yên Thái: 8, ngõ Tạm Thương, phường Cửa Đông.

38. Đình Kim Ngân: 44 phố Hàng Bạc, phường Hàng Buồm.

39. Đề Quan Đế: 28 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm.

Đây là ngôi đền thờ chính Quan Đế, Quan Vân Trường tại Hà Nội. Đền nằm trên cùng một phố với đền Bạch Mã và Hội Quán Quảng Đông, giờ đã trở nên một trung tâm văn hóa, còn trước đây là một trường mẫu giáo, đối diện trụ sở Hội Liên Hiệp Văn Học nghệ Thuật Hà Nội, cơ quan của tờ Người Hà Nội. Tôi vẫn tức giận tờ báo ấy vì cuối năm 2020 đã từ chối bài điểm sách của tôi về quyển Tứ trấn Thăng Long – Hà Nội. Sự từ chối của các tờ báo, từ 2018 tới 2020, làm tôi rất chán nản. Một Hội Quán khác cũng không xa lạ với tôi: Hội quán Phúc Khiến, ở số 40 phố Lãn Ông, phường Hàng Bồ. Tôi mấy lần được đưa tới đây xem nơi anh họ của tôi, lớn hơn tôi hai tuổi, đi học tiểu học và cấp hai. Một thắc mắc: tại sao Trung Quốc và các nước Đông Nam Á gần với đất nước của tôi, nhưng tôi luôn thấy xa lạ với những những biểu hiện của văn hóa ấy? Sự xa lạ này là khách quan, không phải tới từ sự cố ý muốn Âu hóa của tôi. Tại sao?

40. Đình Nam Hương: 75 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống.

41. Đình Đông Thành: 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ.

42. Đền Sơn Hải: số 16, ngõ 53, đường Bạch Đằng, phường Chương Dương Độ.

Bên cạnh Trần Triều Bảo Điện tại số 100 đường Lê Duẩn, đền Sơn Hải là cơ sở thờ tự chính Trần Triều tại Hà Nội. Đã từng có người đặt câu hỏi tại sao Hà Nội lại có quá ít di tích thờ chính lục bộ Trần Triều? Tôi nghĩ giả thuyết của Tạ Chí Đại Trường – về tam giác quyền lực Thăng Long – Xuân Trường – Trúc Lâm bao vây khu vực Kiếp Bạc – khả thi để giải thích. Đền được xây dựng năm 1787, giai đoạn suy tàn của triều đình Lê Trung Hưng tại Thăng Long.

554de9920f41a21ffb50

43. Đền Vọng Tiên: 120B phố Hàng Bông, phường Hàng Bông.

Tôi từng tới đến một lần, nhưng không vào được, vì đền đóng cửa. Đền là một trong các vị trí diễn ra sự hiển linh của tục thờ tiên mà Nguyễn Văn Huyên miêu tả. Hai cơ sở tôn giáo gắn liền chặt chẽ với thực hành đạo giáo tại Hà Nội mà tôi chưa vào: 1) Chùa Kim Cổ, trước đây là Quán Đồng Thiên, tại số 73 phố Đường Thành, phường Cửa Đông, 2) Chùa Huyền Thiên, trước đây là Quán Huyền Thiên, thờ Huyền Thiên Thượng Đế hoặc Huyền Thiên Trấn Vũ như Đền Quán Thánh, tại số 54 phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân. Sống trong Hà Nội, một cách nào đó, tôi trực giác gánh nặng của lịch sử, và sự tiếp nối, không thể phân biệt rạch ròi giữa lịch sử – huyền thoại như Levi-Strauss miêu tả đời sống tinh thần Nhật Bản.

VIII. quận Hoàng Mai:

44. Chùa Bằng: số 63, phố Bằng Liệt, phường Thanh Liệt.

Gần một năm cấp ba đi học thêm buổi tối, tôi khi nào cũng phải đi qua chùa đó, khi phố Bằng Liệt còn rất xấu, không có đèn đường như bây giờ. Sau này, tôi rất ngạc nhiên vì khu vực làng Bằng là địa điểm điền dã của Từ Chi. Tôi chưa bao giờ thực sự đi điền dã một cách thiết chế hóa.

IX. quận Long Biên:

45. Đền Ghềnh: cuối ngõ 22, phố Phú Viên, phường Bồ Đề.

Một số bức ảnh trong monograph Điện thờ và tín ngưỡng hầu đồng ở Việt Nam của Maurice Durand diễn ra ở đền Ghềnh. Hai góc máy chụp của các bức hình đó: từ trên thuyền hướng vào đền, và từ đền hướng xuống các thuyền chở người hành lễ. Bây giờ, người dân hành lễ không còn sử dụng đường sông, cho bằng đường bộ. Tôi rất kinh ngạc vì thấy một người, gần cửa đền, viết chữ quốc ngữ bằng bút bi lên lá sớ dâng cầu khấn Mẫu. Cùng với phủ Tây Hồ, đền Rừng và đền Mẫu Chèm, đây là ngôi đền thờ chính của Đạo Mẫu, thờ Mẫu Nghi Thiên hạ.

46. Đền Đôi Cô: ở một mỏm đất, cuối phố Bắc Cầu, phường Ngọc Thụy.

Đi hết phố Bắc Cầu là tới. Nhìn GoogleMap, thấy ngôi đền nằm ở đỉnh hướng ra sông Hồng của một tam giác nhọn. Tôi từng tới đây năm 2017 khi đền chưa sửa chữa. Hậu cung của đền rất đẹp, đặt ba pho tượng lớn của ba vị thần chủ: Cô Chín, Cô Bơ, Chúa Thác Bờ. Dường như đây là kết quả của tiến trình thống soát và tích hợp của tín ngưỡng thờ Mẫu. Thần chủ trước đây của đền hẳn là một thần sông khác, mà dấu vết vẫn lưu ở một tên khác của đền: Tam Giang. Tôi nhớ tới bình luận của Tạ Chí Đại Trường về vị thần sông tại khúc sông dữ Bạch Hạc.

47. Đình Thổ Khối: trên đường đê, phường Cự Khôi.

Tôi xuống đó, khi đi xe bus từ Bát Tràng về Long Biên, trong một buổi sáng chủ nhật tới trường cấp ba thi giáo dục quốc phòng. Chuyến đi đó có ý nghĩa chủ quan với tôi như sự nới rộng thế giới quen thuộc, vốn loanh quanh khu nội thành Hà Nội, và thi thoảng, vài chuyến du lịch ngắn ngày cùng gia đình. Năm ngoái, tôi sang thăm bà Phan Ngọc, đi ngang qua đoạn đường đi của đoàn rước kiệu của làng trong dịp lễ hội. Phan Ngọc có bao giờ tới đền cầu khấn các vị thần không? Kinh nghiệm tôn giáo của Phan Ngọc thể như thế nào?

48. Chùa Long Đọi: trong làng Bắc Cầu, phường Ngọc Thụy.

Tôi biết tới chùa lúc tới đền Đôi Cô.

49. Đền Rừng: thuộc làng Gia Thượng, phường Ngọc Thụy.

Tên gọi của đền đang được diễn giải theo hai nghĩa: 1/ nói chệch từ “dừng” trong dừng chân, 2/ mong muốn vùng đất này, vốn trước đây rất thấp và sát sông, được khô ráo, thuận tiện người dân sinh sống. Tôi không hiểu Đền Rừng và Đền Núi gần đó nên được xem như một cặp không?

Being-in-the-world (Heidegger), tôi nghĩ, cần được diễn giải trong cả kích thước sử tính và nhân học. Overwhelmed. Một người Việt Nam đã Âu hóa trong cách sống đối diện với các di tích tỏ lộ sự linh hiển của tín ngưỡng, có thể trước đây rất có ý nghĩa đối với cộng đồng của anh ta, như thế nào? Rất kỳ quặc. Sự kỳ quặc diễn ra ở tầng của ý thức của cá nhân.

X. quận Nam Từ Liêm:

50. Đình Phùng Khoang: trong phố Phùng khoang, phường Trung Văn.

Trong lễ hội năm làng Mọc năm 2023, buổi chiều, tôi đi bộ từ đình Quan Nhân, theo đoàn rước về đình Phùng Khoang, rồi lóc cóc đi bộ trở lại đình Cự Chính lấy xe.

cc96b98126dd8b83d2cc

(kiệu của Thần Thành Hoàng của làng Phùng Khoang quay trở về đình sau lễ hội Năm làng Mọc năm 2023; nguồn ảnh: Vân Hà)

36c7c3ec5cb0f1eea8a1

(đi bộ trong buổi lễ hội)

XI. quận Tây Hồ:

51. Phủ Tây Hồ: 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An.

Bà ngoại tôi chỉ thích ăn bánh tôm được bán gần đây. Phủ Tây Hồ nằm ở quãng giữa trong cung đường lang thang đi quanh Hồ Tây. “Đi”, ở đây, chắc chắn, là đi xe máy. Tôi chỉ một lần duy nhất đi chân quanh Hồ Tây.

12940801_1544589522504193_97268676_n_17846554531080619

(mèo ở phủ, gần tiệc chính năm 2016)

52. Đền Kim Ngưu: bên cạnh phủ Tây Hồ.

53. Điện Huy Văn, thuộc làng Trích Sài: trong ngõ 242 đường Lạc Long Quân, phường Bưởi.

Tôi phát hiện ra ngôi miếu khi tới ăn quán bánh rán nổi tiếng trong cùng ngõ. Tết năm 2018, tôi đưa bà ngoại tới vãn cảnh miếu, nói chuyện với thủ nhan và được tặng một quyển sách về đền do anh Lê Thái Dũng biên soạn. Năm 2020, tôi biên tập một collection cũng do anh Lê Thái Dũng đồng biên soạn. Năm 2022 và 2023, tôi không quay lại quán bánh rán ở trên, nhưng đường Lạc Long Quân vẫn là một địa chỉ ăn uống của tôi, với một tiệm Pizza Pizziamoci.

Thần tích về vị thần chủ của điện là Bà Chúa Dệt Lĩnh, người gốc Chăm, đã truyền bá nghề dệt Champa tới Thăng Long. Đây là một account để xác định các vị trí của người Champa trước đây tại Thăng Long.

Tôi chưa bao giờ tới đình Trích Sài, vốn liên quan tới huyền thoại Cáo chín đuôi.

097B5EC0-9173-4FB8-AFD4-7F6DB5B7067F

54. Chùa Vạn Niên: 364 đường Lạc Long Quân, phường Xuân La.

Tôi tò mò từ lúc thấy cổng sau của chùa Vạn Niên khi đi vòng quanh Hồ Tây.

55. Chùa Tảo Sách: 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân.

Lúc đứng trong sân chùa, tôi mường tượng tới cảnh Trần Trọng Kim đã đọc một paper tại Chùa Quán Sứ, và mong muốn có thể tổ chức một thuyết trình tại đây.

56. Đình Nghi Tàm: số 144, ngõ 5, phố Từ Hoa, phường Yên Phụ.

bà ngoại và em trai

(đi lễ với bà ngoại và em trai, gần Tết năm 2020)

57. Đền Đồng Cổ: 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi.

58. Đền Voi Phục: 251 phố Thụy Khuê, phường Thụy Khuê.

59. Chùa Trấn Quốc: 46 đường Thanh Niên, phường Trúc Bạch.

XII: quận Thanh Xuân:

60. Đình Quan Nhân: trong ngõ 144 phố Quan Nhân, phường Nhân Chính.

Quanh hồ nước, đặt một số ghế đá, có thể ngồi đọc sách ở đó. Năm 2018, tôi đã ngồi ghế đá ở nhiều ngôi đền, đình để đọc sách. Kết quả: đau lưng, đau cổ, mỏi mắt.

61. Đình Giáp Nhất: 213 Giáp Nhất, phường Nhân Chính.

Đầu năm đi lễ hội Năm làng Mọc, tôi nghe thấy đại diện của làng Giáp Nhất nói lễ hội sắp tới, năm 2025, sẽ do làng này chủ trương. Gần như ngày nào tôi chẳng đi qua đình này để đi đổ xăng. Hồi sinh viên, khi đình chưa chặn xe máy vào sân, tôi, lúc nghỉ trưa, thường ngồi ghế đá ở đó ăn bánh mì hoặc xôi.

Xôi tôi mua hồi đại học, để ăn sáng hay ăn trưa, dạng như này (tôi không rõ nhà B của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã thay các dãy bàn sắt chưa) – thứ sáu 8 tháng Giêng 2016:

12501486_625230290966092_819732603_n

62. Đình Cự Chính: 186 Quan Nhân, phường Nhân Chính.

Lễ hội năm 2015 do làng Cự Chính chủ trì. Trong lễ hội năm 2023, tôi, theo quán tính, gửi xe ở khu vực trước cổng đình Cự Chính. Gần đó, có một quán xôi cô Tuyết mà tôi biết tới năm 2016. Quán xôi ngon nhất ở Hà Nội, với tôi, là xôi sườn cay (628 đường Trường Chinh, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa).

63. Đình Phương Liệt: 38 phố Phương Liệt, phường Phương Liệt.

Tôi và bố tôi, trong một năm tự xông đất cho nhà, đã tới lễ đình lúc giao thừa, trước khi quay trở lại nhà.

XIII. Thị xã Sơn Tây

64. Đình Mông Phụ: thuộc thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm.

Tôi tới đây lần đầu cuối năm 2014, khi tới chơi nơi được gọi là làng cổ Đường Lâm. Đó là giai đoạn tôi nghĩ tôi rất muốn đi chỗ này, chỗ khác. Chuyện ngược lại mới đúng. Ngay cả khi di chuyển, tôi vẫn không thấy tôi đang di chuyển. Những chuyến đi theo nghĩa vật lý không thu hút tôi cho bằng những khả năng, một cách hiện tượng luận, đi qua những thế giới.

65. Đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng: thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm.

66. Đền thờ và lăng Ngô Quyền: thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm.

67. Đền Và: phường Trung Hưng.

Tôi chưa bao giờ vào đền Và, nhưng đã đi qua đó vài lần, trên đường tới Ba Vì hoặc làng Đường Lâm. Một cách tâm lý luận, tôi thấy khu vực đền Và như thể một khu vực trên cạn rộng hơn của đền Cẩu Nhi trên hồ Trúc Bạch: cây cối um tùm bao trọn một khu vực lớn của đền, nếu đặt điểm nhìn từ đường quốc lộ (có phải đường quốc lộ không?). Thần chủ của đền là Đức Tản Viên Sơn Thánh, một trong bốn vị thánh trong Tứ Bất Tử, cùng với Mẫu Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử và Phù Đổng Thiên Vương.

XIV. Huyện Ba Vì

68. Đền thờ Bác Hồ: đỉnh Vua, Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh.

69. Đền Thượng: thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì.

XV. Huyện Chương Mỹ

70. Chùa Trăm Gian: thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương.

Hai dãy hành lang của chùa Trăm Gian làm tôi thấy rất giống với ở khu vực Chùa Láng. Cũng tại gian thờ của Chùa Trăm Gian, tôi từng nghĩ: tại sao giữa những gì tôi muốn biết và đang tìm hiểu lại xa lạ với thực tại về tín ngưỡng ở đây, tới mức dường như Adam Smith chẳng liên quan gì tới không khí tinh thần nơi tôi lớn lên và sinh sống. Càng lúc, tôi càng thấy Phan Ngọc đúng.

71. Chùa Hang: xã Phụng Châu

Và tôi đi lên một ngôi đền nhỏ ngay bên cạnh Chùa Hang, vào một ngày mùa xuân, trời ẩm ướt, trơn trượt.

XVI. Huyện Đan Phượng

72. Chùa Già Lễ: làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà.

XVII. Huyện Đông Anh

73. Đình Dục Tú: xã Dục Tú.

Vị thần chủ của ngôi đình là Sĩ Nhiếp, được tương truyền (một từ rất đặc trưng cho quá khứ culturalist của tôi), như người đầu tiên có công lớn đưa cái học khoa cử vào Việt Nam. Tôi đến đây tháng Tám 2014, trước khi nhập học đại học. Trước đó, tôi đi bộ và đi xe bus tìm kiếm để viếng mộ của Ngô Tất Tố.

74. Cụm di tích Thành Cổ Loa: xã Cổ Loa.

Tôi tới đó bằng xe bus, dường như vào mùa lễ hội năm 2015, chỉ ngó nghiêng khu vực ngoài, chưa vào đền thờ An Dương Vương, đền thờ Cao Lỗ – nhân vật Tạ Chí Đại Trường đặt cạnh Lý Ông Trọng, và ở một mức, không thể không liên tưởng tới Ông Đùng và Bà Đà của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, mà tôi đọc năm 2014, nhưng không hiểu nổi, và cũng không bao giờ đọc lại. Sau đó, tôi sẽ đọc tiếp Đội gạo lên chùa vào mùa xuân và mùa hè 2016, gây ra chuyện trễ trả sách tới hai tháng trên Thư viện Hà Nội, phải nộp tiền phạt. Trong lúc đọc quyển đó, tôi viết bài post “Tối mùng một đi lễ đền Quán Đôi“. Tôi bây giờ không ở trong bầu không khí đọc các tiểu thuyết dã sử của Nguyễn Xuân Khánh, hay các tản văn của Nguyễn Việt Hà. Bàn tới các tác giả vẫn đang còn sống là một hành động rủi ro tới đời sống giao tiếp.

XVIII. Huyện Gia Lâm

75. Đình Bát Tràng: làng Bát Tràng, xã Bát Tràng.

Đi hết làng Bát Tràng, sẽ tới. Đình thờ sáu vị thần có công chống xâm lược, nghĩa là đã che giấu, theo phương thức Nho giáo, dấu vết của vị thần đã được thờ tại đây trước kia. 2/6 vị thần thành hoàng làng, theo thần tích, chịu cái chết trôi sông. Chi tiết về cái chết trôi sông của các vị thần không hiếm gặp. Ví dụ: cha của thiền sư Từ Đạo Hạnh, hay vị thần chủ được thờ tại Bảo An Linh Từ, ngôi đền nhỏ đối diện khách sạn Thắng Lợi, trên phố Yên Phụ, mà tôi thường đi qua nhưng chưa bao giờ vào lễ.

Đình Bát Tràng là địa điểm yêu thích tại Hà Nội của tôi: ngồi ghế đá trước đình, uống cafe, ăn croissant, nhìn ra sông Hồng. Tôi thường nhìn thấy một số đồ thờ được đem thả trôi sông. Khu vực này gần nhà của gia đình Phan Ngọc.

76. Chùa Bát Tràng: thôn Cao Giang, xã Bát Tràng.

XIX. Huyện Hoài Đức

79. Đình Yên Sở: làng Yên Sở, xã Yên Sở.

Lý do duy nhất tôi tới đó: từng là khu vực điền dã của Nguyễn Văn Huyên trong công trình về Lý Phục Man.

XX. Huyện Mê Linh

80. Đền thờ Hai Bà Trưng: thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh.

Tới đền lúc gần 18:00, sắp đóng cửa, vào thăm quan nhanh chóng. Tại khu vực trung tâm Hà Nội, cũng có một ngôi đền thờ vọng Hai Bà tại số 12, phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng – khá gần khu vực Đế Thích Quán.

XXI. Huyện Mỹ Đức

81. Đền Trình: trong khu di tích Chùa Hương, bên dòng sông Yến, xã Hương Sơn.

Nhượng Tống, trong Lan Hữu, tới Chùa Thiên Trù có bằng lộ trình bắt đầu từ Đền Trình này? Nhà ngoại tôi, trước khi dịch corona xuất hiện, đều đặn đi du xuân tại khu di tích Chùa Hương, bắt đầu từ Đền Đức Thánh Cả, sau đó tới lễ tại Đền Trình, để sáng hôm sau đi suối Yến vào Chùa Thiên Trù. Trước khi xây cáp trao, và khi còn còn bé tí, dường như tiểu học, thì cả nhà tôi sẽ nghỉ trọ qua đêm tại khu vực gần với Chùa Thiên Trù và Động Hương Túc. Tôi còn rợn người cái rét ẩm ướt trong khu nhà được ráp bằng các tấm tôn. Có năm tôi đi lên được, có năm tôi ở lại phòng trọ cùng thằng em họ.

82. Chùa Thiên Trù: trong khu di tích Chùa Hương, xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn cũng là khu vực điền dã của Từ Chi. Nguyễn Văn Huyên và Từ Chi còn một sự giống nhau nữa: thường chọn những khu vực điền dã gần trung tâm Hà Nội.

83. Động Hương Tích: trong khu di tích Chùa Hương, xã Hương Sơn.

84. Chùa Hinh Bồng: trong khu di tích Chùa Hương, xã Hương Sơn.

Tuyến đường nhà ngoại tôi thường đi, khi chưa xuất hiện cáp treo: Đền Trình – suối Yến – Chùa Thiên Trù – Chùa Giải Oan – Chùa Cửa Võng – Động Hương Tích. khi có cáp treo, thì nhà tôi bỏ qua hai ngôi chùa Giải Oan và Chùa Cửa Võng. Xét vậy, Chùa Hinh Bồng nằm nằm ở một tuyến đường còn lại, nếu đứng tại Chùa Thiên Trù. Tháng Giêng năm 2016, cậu họ tôi rủ mấy đứa trẻ trâu cùng leo lên đỉnh Hinh Bồng. Khi đi xuống núi, cả đoàn nghỉ lại ăn trứng luộc dọc đường. Cũng hôm đó, tôi đã trốn học một buổi trên trường để đi du xuân, và chụp ảnh, tất nhiên. Cậu tôi giới thiệu về Hinh Bồng rất kỳ lạ: “đại bàng Hinh Bồng”, làm tôi nghĩ tới animism thờ đại bằng từng diễn ra tại đây. Một trường hợp animism rất rõ, không che giấu, dù không được lập gian thờ trong ngôi đình làng Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm. Chuyện tại sao “ông Ó” được dân làng tôn thờ, có thể đọc trên bài report trên ZNews. Cho tới bây giờ, tôi vẫn không hiểu được intended meaning của cậu tôi.

XXII. Huyện Phú Xuyên

85. Chùa Giáng: đê Quang Lãng, xã Quang Lãng.

Tới chùa ngày chủ nhật 28 tháng Sáu 2020, khi Đại lão Hòa thượng còn tại thế.

XXIII. Huyện Phúc Thọ

XXIV. Huyện Quốc Oai

XXV. Huyện Sóc Sơn

XXVI. Huyện Thạch Thất

86. Chùa Tây Phương: xã Thạch Xá.

Đầu năm âm lịch 2015, thứ tư 25 tháng Hai 2015, tức mùng 7 Tết, trong nỗi buồn chán, tôi đi xe bus xuống Thạch Thất, nhờ một bạn trong hội đạp xe xuyên Việt – nhưng tôi chưa bao giờ thực hiện chuyến đi đó, đối lập với người bạn kia – dẫn đi thăm quan các di tích tại Thạch Thất. Chùa Tây Phương cách Chùa Am Thanh một quãng đi bộ.

Tôi chưa tới được đền thờ Phùng Khắc Khoan, nhân vật khiến tôi chú ý vì kinh nghiệm gặp Tiên. Giai đoạn đó, tôi say mê đọc bộ sách Đạo Mẫu Việt Nam của Ngô Đức Thịnh, và, hiển nhiên, bỏ qua toàn bộ các bài hát văn và giáng bút. Khi nghe một cách hiện thực các bài hát văn tụng ca công đức các vị thần, tôi thấy phương diện trừng phạt rất lớn. “Những ai báng nhạo điêu ngoa / Sai cô tì nữ thu giam hồn về”. Tạ Chí Đại Trường, trong lần này, lại đúng.

87. Am Thanh Tự hoặc Chùa Am Thanh: xã Thạch Xá.

Am Thanh Tự, Thạch Thất, thứ tư 25 tháng Hai 2015

XXVII. Huyện Thanh Oai

88. Luật Mật Viện Thắng Nghiêm: 38 thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê.

Dưới tôi một khóa, ở trường đại học, có một vị sư của chùa. Hiện vị đó đang phụ trách công tác truyền thông ở chùa. Về ngôi chùa Mật Tông này, rất nên đọc essay bàn về ma thuật của Nguyễn Thị Hiền, với sự đóng góp của thầy Vũ Hồng Thuật. Trong một lần đi dọc đường Tả Thanh Oai, tôi tìm thấy một ngôi chùa này, với màu sắc ấn tượng so với các cơ sở tôn giáo tôn quen thuộc. Can Esoteric Buddhism exist in everyday life? Can Esoteric Buddhism exist without magic? I do not think so.

XXVIII. Huyện Thanh Trì

89. Chùa Long Quang: 902 đường Kim Giang, phường Thanh Liệt.

Đến chùa Long Quang” (“Đường hướng nhắm vào một vật, đối với người đồng bằng sông Hồng, hẳn Trần Đức Thảo sẽ nói, cần được hướng vòng, sao cho không thật sự chỏ vào vật ấy”; note, thứ bảy 29 tháng Tư 2023) [đăng blog thứ tư 7 tháng Sáu 2023].

XXIX. Huyện Thường Tín

90. Chùa Hoa Nghiêm: xã Nguyễn Trãi.

Tôi tới đây một lần trong tháng Chín hoặc tháng Mười 2014, trong buổi sinh hoạt duy nhất mà tôi tham dự cùng tổ chức đạp xe xuyên Việt, như một trong những cuộc rèn luyện sức khỏe để chuẩn bị cho dự định năm 2015. Chùa gần với nơi tôi chưa tới Chùa Đậu Thường Tín, tại làng thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, thờ Pháp Vũ, là một fragment trong tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại Hà Nội. Tôi luôn bị hấp dẫn bởi animist mentality tại nơi đây. Chùa Pháp Vân rất nổi tiếng tại Hoàng Mai, tôi chưa bao giờ vào. Chùa Sét, rất gần Nhà thờ Kẻ Sét, thờ bốn vị thần – Phật trong hệ thống Tứ Pháp, tôi cũng chưa vào. “Chùa” là một định danh enclose, hơn là disclose, in the Heideggerian terminology – I am, unfortunately, in a Heideggerian phase -, nhiều phương diện trong kinh nghiệm tôn giáo vùng đồng bằng Sông Hồng.

10427350_728089013954050_6676529385687047940_n

XXX. Huyện Ứng Hoà

91. Đền Đức Thánh Cả: thôn Thái Bình, xã Vạn Thái.

Đây là nơi dừng chân đầu tiên của nhà ngoại tôi, trước khi tiến vào khu di tích Chùa Hương. “Hợp đền này” là cách giải thích dường như economism, duy lợi chủ nghĩa, nhằm giải thích, mà không phá vỡ thế giới đời sống thường nhật được tổ chức một cách thế tục, cho sự tương tác giữa con người với những lực lượng non-human, dieties.

Hai ảnh dưới đây chụp đầu năm 2016.

12745894_919990784763871_2453720084516717670_n

10469212_919990908097192_5699558796646390825_n

XII. Huyện Thanh Trì:

92. Chùa Yên Phú: xã Liên Ninh.

Tháng Ba năm 2022, tôi cùng lớp Cao học tới thăm quan chùa.

Bình luận về bài viết này