Cuộc đời cũ

Nói cuộc đời cũ, vì cuộc đời mới của tôi bắt đầu năm 2018.

Tôi vô cùng xúc động lúc đọc Phan Ngọc (ông thầy triết học đầu tiên của tôi, không phải Marx – nhờ Nhị Linh [thời điểm quan trọng giữa năm 2016, bắt đầu đọc Nhị Linh] [cụ thể là bài Sử ký] tôi mới biết Phan Ngọc) viết: học tập suốt đời để cố hiểu bản thân.

Tôi đã chạy trốn sự thật, chạy trốn vào sách. Nhưng không thể học triết mà chạy trốn sự thật. Tại sao triết học? Khởi đầu của triết học là ngạc nhiên (Socartes) hoặc hoài nghi (Descartes). Đối với tôi, khởi đầu là nỗi buồn, từ cuối năm 2017. Chui hẳn vào trong nỗi buồn (trốn khỏi facebook, chấp nhận rằng mình là người cô đơn, không cố gắng tiếp xúc với người khác). Không biện minh cho nỗi buồn, không coi như không có gì xảy ra và tiếp tục sống vui vẻ.

Hai câu hỏi quan trọng nhất năm 2018 của tôi 1) Yêu là gì? 2) Thời gian là gì? (một thời gian dài tôi sống với thời gian chu kỳ, lặp lại những ngày trong năm 2017)

Năm mới

Một cách lạ lùng và đột ngột, năm mới đã đến.

28 tháng Một 2017

Chênh vênh

bị tỉnh. nghe lại và lại muốn xem lại một lần nữa. xem phim không cho mình cảm giác cân bằng mà ngược lại, chênh vênh nhiều hơn, cảm thấy bất trắc nhiều hơn. và thổn thức nữa.

https://www.youtube.com/watch?v=C-Te5mSTbUw

[hồi đấy tôi gọi mình là “anh tuyên truyền viên nhãi nhép”]

31 tháng Một 2017

Cuốn sách truyền cảm hứng

12424701_726526217478297_785533414_n

22 tháng Một 2016

Tôi 21 tuổi

Tôi sẽ đấm vỡ mồm bất cứ ai cứ nhai đi nhai lại điệp khúc tuổi hai mươi đẹp đẽ. Tôi 21 tuổi. Nếu sống một mình trong căn nhà nơi linh hồn người ngoại quốc thời thuộc địa vẫn ở lại, tôi sẽ khóa kín hết hết cửa ra, ở lì hàng tuần giời.

3 tháng Mười một 2017

Ở một quán quen

Đó là một quán quen. Tôi đã không tới đó rất lâu. Không thể nhớ được là từ bao giờ, tôi hay quên, từ bé đã bị mắng là không để vào đầu một vài thông tin cần nhớ. Làm sao tôi để tâm để nhớ được? Người ta có thể nhớ hoặc không nhớ một việc gì không? Sự nhớ diễn ra như thế nào? Một cơ chế thần kỳ nào của cơ thể ta, tôi cũng không chắc có liên quan đến bộ não không, đã nhét thông tin cần ghi nhớ nhớ vào một nơi riêng biệt để khi cần đến thì lấy gì. Có chuyện đó không? Tôi vẫn không thể nhớ được lần cuối tôi quán quen là từ bao giờ, chỉ còn nhớ ở đó tôi bắt đầu đọc Luận về biếu tặng của Marcel Mauss. Tôi luôn gọi một đồ uống duy nhất, lí do chỉ bởi tôi biết mỗi thứ đó, tôi cũng không có tham vọng thay đổi đồ uống gì cả. Tôi quay trở lại bởi vì tới gần đây, tôi nhận ra tôi chẳng còn thích một chỗ cafe nhỏ xíu thường xuyên ghé qua, đã mang sách đi và đọc ở đấy rất nhiều cuốn. Phải thú thật tôi rất khoái khổ sách 13×19 và không hề thích những cuốn sách chữ nhỏ mà khổ quá lớn kiểu 16×24 hay 17×25. Sau vài tiếng không thể ngẩng đầu lên, tôi đọc hết gần nửa cuốn tiểu thuyết của Dostoevsky [Những kẻ tủi nhục] thì trời đã tối sầm tự bao giờ.

Mircea Eliade từng viết đọc không chỉ là sự thay thế cho hoạt động kể chuyện huyền thoại và truyền miệng thời cổ xưa mà nó còn làm cho con người hiện nay “thoát khỏi thời gian” có thể so sánh được với sự “thoát khỏi thời gian” do cách huyền thoại mang lại.

“Cho dù người ta ‘giết’ thời gian với một tiểu thuyết trinh thám, hay đi vào một vũ trụ thời gian xa lạ mà bất cứ tiểu thuyết nào cũng mô tả, thì việc đọc cũng đưa con người ra khỏi thời gian sống của cá nhân mình và đặt nó vào những nhịp điệu khác, làm cho nó sống trong một ‘lịch sử’ khác”.

2 tháng Mười hai 2017

Ích kỉ hoàn toàn

Midori: “Tớ đang tìm sự ích kỉ. Ích kỉ hoàn toàn. Nói ví dụ như tớ bảo cậu tớ muốn ăn bánh dâu. Và cậu liền bỏ hết mọi việc đang làm để chạy đi mua nó cho tớ. Rồi cậu hổn hển chạy về, quỳ gối dâng cái bánh dâu ấy cho tớ. Rồi tớ nói không muốn ăn nó nữa và vứt nó ra ngoài cửa sổ. Đó là cái tớ đang tìm.

Và khi tớ làm thế, tớ muốn người đàn ông phải xin lỗi tớ. ‘Midori này, bây giờ anh biết rồi. Anh thật là thằng ngốc! Nhẽ ra anh phải biết là em không thèm bánh dâu nữa. Tất cả trí thông minh và lòng nhạy cảm của anh chỉ bằng một bãi phân lừa. Để bù đắp cho em, anh sẽ đi mua cho em một cái gì khác nhé. Em thích gì nào? Bánh socola? Bánh pho mát?’

Tớ sẽ hiến cho anh ấy tất cả tình yêu xứng đáng với điều anh ấy đã làm.”

Wantanabe: “Tớ nghe thấy điên lắm”.

Midori: “Mặc kệ cậu, với tớ đó mới là tình yêu. Mặc dù không phải ai cũng có thể hiểu được tớ.

Với một loại người nào đó, tình yêu bắt đầu từ cái gì đó tí xíu và ngốc ngốc. Từ những cái như thế, hoặc nó không bao giờ bắt đầu được.”

– Haruki Murakami

21 tháng Hai 2016

Lựa chọn

“Không, không phải thế. Cậu đã có quyết định ấy trước khi Naoko chết từ lâu – rằng cậu sẽ không thể bỏ được Midori. Dù Naoko có sống hay là chết cũng chẳng liên quan gì đến quyết định của cậu. Cậu chọn Midori. Naoko chọn cái chết. Các cậu đã trưởng thành cả rồi, nên phải có trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Nếu không, các cậu sẽ làm hỏng hết mọi chuyện” – Reiko (Norwegian wood)

[“lựa chọn” là từ tôi nghĩ đến rất nhiều]

8 tháng Mười hai 2015

Midori

“Tên tôi là Midori, Xanh lá cây đấy. Nhưng tôi mặc xanh lá cây thì khủng khiếp lắm. Lạ đấy chứ, hả? Hình như tôi bị phép thuật nguyền rửa, cậu có thấy không?

Tên chị tôi là Momoko: ‘Hồng đào’. Tuyệt đẹp. Chị ấy sinh ra để mặc đồ màu hồng.

Thật hoàn toàn bất công.”

– Midori (Haruki Murakami).

21 tháng Hai 2016

Muốn hạnh phúc

“Tớ không cần biết cậu sẽ làm gì tớ, nhưng tớ không muốn cậu làm tớ phải đau khổ. Tớ đã đủ đau khổ ở đời này rồi. Quá đủ rồi. Bây giờ tớ muốn hạnh phúc.” __ Rừng Nauy, Haruki Murakami, Trịnh Lữ dịch, NN|HNV

14 tháng Hai 2015

Đối thoại với bản thân

Haruki Murakami từng nói việc chạy bộ của ông ta giống như một biện pháp để tự đối thoại với bản thân. Nếu ông sinh ra vào thời điểm hiện tại (như vậy, có thể chúng ta sẽ không có một nhà văn xuất chúng như vậy), liệu ông có tự đối thoại với bản thân được như vậy với sự xuất hiện của điện thoại thông minh.

Một bài viết rất dài đầy chấn động của bloger khét tiếng một thời trên New York Magazine có thể làm bạn bất ngờ. Tôi đã từng là một con người.

Tôi đã từng là một con người nhưng thời gian trên mạng đã giết chết con người ấy trong tôi, đại ý của gã là vậy. Vào những năm đầu của thập niên 2010s, gã đã làm ban biên tập sửng sốt khi quyết định đăng tải bài mới liên tục mỗi 20 phút. Chuyện đó tới bây giờ không còn quá mới mẻ. Thậm chí, những tờ báo mạng khét tiếng liên tục cập nhật tin tức, bài vở từng phút một. Một khối lượng thông tin hỗn loạn đè bẹp người dùng facebook.

Nhưng trước (khi nó) đè bẹp người dùng, nó đè bẹp người sản xuất tin bài đó. Bóp nghẹt họ vào thế giới ảo và như bloger kia từng nói: Giết chết con người của ông. Là con người thì ông phải được tự do hơn là việc dành cả ngày trước khối thông tin hỗn độn đó. Và người đọc thì như những kẻ ngu đần, nhốn nháo và hiếu kỳ. Ăn trọn hết những lời lẽ người viết tuôn ra. Ăn trọn hết như những con lợn nái xề nốc sạch những khay đựng cám. Thông tin độc hại lẫn tốt lành. Ai quan tâm chứ. Chỉ biết, là tin bài. Chỉ biết, người dùng cần một cái gì đó để đọc những lúc nông nhàn. Thế thôi.

Những khoảng lặng bây giờ được thay bằng những dùng stt rất deep. Kệ bạn có deep hay không, chả ai quan tâm, thậm chí lại châm chọc những cảm giác (thực sự đáng quý và hiếm hoi của con người bây giờ). Đem nó ra cười cợt. Deep nhưng phải cố để cả thế giới hiểu cảm giác của bản thân sao. Nực cười. Nực cười hết sức.

Điên rồi. Điên hết rồi.

9 tháng Mười một 2016

[Lê Cát Trọng Lý]

[một thời gian dài lấy nhạc của Lê Cát Trọng Lý làm dưỡng chất; dù sao đi nữa tôi không thấy ghét Lê Cát Trọng Lý được, tại sao?

“Chênh vênh” hay thứ con người có thể tạo ra

https://dangthanhsite.wordpress.com/2018/03/16/khong-sao-ve-bat-dau/%5D

[“anh dắt em đi/ qua đường/ cho khỏi ngã”

“cơn bão nghiêng đêm/anh quên em thật sao”]

[“Thương em/anh trèo non cao

Mua mưa/thâu mây/tan mệnh bạc

Thương anh/em lội sông sâu

Trôi hương/ trôi hoa tan phận ngọc”]

[“Đêm qua anh mơ/ thấy em yêu/ đến trong mộng buồn

Dĩ vãng/ thoáng tới đốt cháy/ trái tim thương em

Khóe mắt đẫm ướt/ mái tóc xõa/ mới chấm ngang vai/ cho anh thương em ngàn đời

Anh kêu tên em/ qua vùng biển sáng chân trời”]

[“Ta/ đón em trên bến vắng

Chiều hoàng hôn tắt nắng

Chợt gió dâng sương phủ trắng/ đầy trời

Mưa lũ trôi,/ quán bên sông buốt giá

Nàng hẹn ta bến xưa

Ta nghe lòng ngàn nhung nhớ,/ đợi chờ”]

[“Anh quên thời thiếu niên.

Anh quên nụ hôn bắt đầu.

Anh quên ngày tháng cơ hàn.

Tôi đi tìm cái quên.

Tôi đi gọi tên giấc mơ.

Ai quên thì hãy quay về.”]

[“Ngày mùa đông/ ai mua giấc mơ thơ dại/ mua bằng tim/ cắt ra trong lòng

Lời yêu thương/ tựa như cơn gió bay/ thơm ngát/ vết thương ê chề”]

#midnightchildren

13473113_669506726521256_47670610_n(1)

15 tháng Sáu 2016

Một ngày mưa

Hồi ôn thi đại học, cô giáo có nói chuyện lạ tai. Chi tiết thì dài dòng nhưng tóm tắt có vài chữ: Sống sướng lắm, đừng có chết.

Tôi ngồi một ngày mưa. Tôi lẩn thẩn buồn. Nguyễn Huy Thiệp từng viết, vào những ngày mưa, người ta bốc mộ kẻ chết lên, với những đám xương rởi rạc và đen đuá. Loài người vốn dĩ là thảm hại vậy nhỉ – tôi hỏi Raskolnikov.

Gã này nhỏ toẹt vào những diễn ngôn cao đẹp, trên mây. Hắn đáp, cơ bản, là cứt hết. Chỉ một phần rất nhỏ mới là con người siêu phàm, như Nã Phá Luân. Tôi đã giết con mụ kia, cơ bản vì mụ ấy cũng chỉ là một con rệp. Nó, cũng như những con vật khác, là rất thích hợp để giết

https://www.youtube.com/watch?v=Aq8Ybfv5ayw

16664985_1197845206978426_5864167540325264246_o_1197845243645089

19 tháng Ba 2017

[Khu vườn ngôn từ & Your name]

Hè đến rồi

12677361_784250975041125_425083832_n(1)

21 tháng Ba 2016

[Ngọt]

Umberto Eco & Pierre Bayard

(5:46) MC: (Hỏi Pierre Bayard) Anh nghĩ tại sao nhiều người đến đây tối nay và anh nghĩ, cái mà họ muốn nhận được là gì?

(7:19) Pierre Bayard: Umberto Eco là vị hộ pháp trong cuốn sách của tôi, ông ấy sáng tạo những cuốn sách và sống trong chúng (He lives in his books. Tiếng Anh của Bayard không tốt. Có thể, Bayard ý muốn nói: Eco sống cùng những cuốn sách). Ở chương đầu tiên, tôi đã đề cập tới ông Eco

(7:22) MC: Thế ông Bayard đã đọc sách của ông Eco chưa?

(7:33) Pierre Bayard: Xin thứ lỗi cho tôi khi ông (chỉ Eco) có mặt ở đây.

Bayard đề cập tới một từ tiếng Pháp có ý nói một nhân vật trong sáng đi xuyên từ tưởng tượng (của người đọc) đến hiện hữu ở thực tại. Và trở thành một thứ gì đó (không nghe được một key word) thực tế.

Bayard sống với nó (cái từ tiếng Pháp rất khó hiểu trên)

(9:14) Pierre Bayard trả lời câu hỏi của MC: Tôi nghĩ có quá nhiều sách dạy cách chăm vợ chăm chồng, học Anh ngữ hay nuôi bé gái nhưng chưa có sách nào viết về những cuốn sách bạn chưa đọc.

(Anh MC và Umberto Eco đều đã đọc sách)

(10:41) Pierre Bayard: Có rất nhiều người đến xin tôi tư vấn, họ thức dậy lúc 7h và đi làm về lúc 9h tối, có quá ít thời gian để đọc. Cơ mà sau khi viết cuốn sách này, tất cả đều được giải quyết

(10:55) MC: Trong một chương, ông (chỉ Bayard) viết việc ta nên làm gì khi gặp mặt một tác giả (HOW WE SHOULD CONFRONT LIVING-WRITER). Bây giờ tôi đang diện kiến hai tác giả. Anh (chỉ Bayard) có thể cho tôi xin một lời khuyên?

(11:24) Bayard chỉ ra hai lời khuyên. Thứ nhất là nên tỏ ra khâm phục tác giả (không nghe rõ 100% mà đoán nghĩa). Bạn tôi là một tác giả nổi tiếng nên tôi có khá nhiều kinh nghiệm. Thứ hai, điều này quan trọng, bạn không nên đọc phê bình (Hội trường cười lớn. Ở video này người nghe cười rất nhiều. Cả Bayard lẫn Eco đều rất hóm hỉnh)

(11:51) Bayard: Sách này có càng nhiều khám phá, tôi lại càng rất kinh hãi. I become more and more …

(12:27) MC: Hỏi Bayard, vậy xin cho tôi lời khuyên, tôi nên tiếp đón các vị như thế nào buổi tối nay?

(12:27) Pierre Bayard: You can explain books come from your life. Không có vấn đề gì. Bạn tôi, một tác giả, đã nói rằng cuốn sách của tôi đã ảnh hưởng đến đời anh ấy. Tôi vui sướng lắm. Nhưng mà tôi còn viết phê bình cơ mà (Ý Bayard là liên kết với lời khuyên trước đó mà ông đưa ra khi gặp một tác giả, đó là không nên đọc phê bình tác phẩm họ. Cả hội trường lại cười)

(12:55) MC đứng hình vài giây

(13:25) MC: Cơ mà Bayard, tôi không thể nói sách anh ảnh hưởng đến đời tôi mà là sách của Umberto Eco. Ông ấy đã thực sự thay đổi cách tôi nhìn hiện thực.

(13:35) Umberto Eco ngơ ngác.

Umberto Eco: Sách của Bayard chả ảnh hưởng đến tôi. Tôi biết hết mọi thứ từ lâu rồi (Quả thực, Eco là một người đọc xuất sắc, cần phải tìm hiểu thêm về việc đọc của Eco). Tôi hoàn toàn đồng ý với Bayard nhưng chương thứ ba cần trao đổi. Ta sẽ nói kỹ nơi.

(14:4) Chương đầu tiên: Đời quá ngắn và sách quá nhiều. Ta nói về rất nhiều sách chúng ta chưa đọc. Ở trường, ta học lịch sử văn chương Pháp, Mỹ chẳng hạn. Chúng là cái nhìn tổng quát. Chúng ta sẽ không đọc từng cuốn sách và sau đó cũng sẽ không bao giờ đọc chúng. Tôi chẳng hạn, tôi chưa đọc một cuốn kinh điển (MC tỏ qua rất nản lòng)

Tôi không đọc nhưng có thể nói về nó. Bayard viết về những cuốn sách khác đã đọc trước đó giúp ông ta định vị được cuốn sách ta chưa đọc. Nhà trường với các giáo viên đã giúp chúng ta đặt sách ở đúng chỗ (điều này thực sự cần trao đổi, sự xếp của giảng viên cũng rất cần phải xem lại, liên tục) sách nào ở chỗ ấy: cuốn này vào mục sách nên đọc, đống kia vào mục không cần đọc.

(17:30) MC từng có một buổi nói chuyện tại đại học Colombia, anh diễn giả nữa rất hoạt ngôn. Tới lúc tôi hỏi anh ấy từng học hết chồng sách mà anh đã nói tới chưa? Anh ấy trả lời: “Chưa đâu”  (Hội trường lại cười).

(17:48) Umberto Eco: Điều anh nói rất quan trọng.

(19:7) MC: Nói về sự xấu hổ (vì chưa đọc sách) trong cuốn sách của Bayard. MC cũng đã chứng minh mình đã đọc sách này. Anh, chỉ Bayard, có nghĩ đến tác động của văn hóa không?

(19:11) Pierre Bayard: Tôi sẽ cố đáp lại cả MC lẫn Umberto Eco. Đúng là trường học (bao gồm cả trung học lẫn đại học) đã giúp học viên định vị được những cuốn sách trong thư viện.

Trả lời MC. Hồi nhỏ, tôi chả hứng thú sách vở. (…)

Trường học đã nhốt, giam cầm sách vở như những công cụ, vật dụng tôn giáo. Rồi khi tôi chuyện trò về việc đọc với ký giả vầ các nhà buôn sách (book salers) và nghe họ giải thích, tôi nhận ra có bốn điểm chung sau đây. (1) Đọc khi trẻ, vì nhà trường bắt đọc. (2) Đọc vì thích thú. (3) Không thể hoàn thành việc đọc, sách này dài quá, khó quá,.. (4) Bế tắc trong việc đọc, không thể đọc được.

(22:01) MC: Vậy giải pháp của ông Pierre Bayard là cứ nói chuyện sách vở và không cần đọc?

(22:06) Pierre Bayard: Tôi sẽ đưa ra một lời khuyên, vì nếu đưa ra hết thì mọi người sẽ mua sách nữa. Ta không phải tội phạm vì sự không đọc, đọc dở chừng hay không thể hiểu được sách vở.

(22:56) MC: Nhưng đó là những người hợp diễn giả nói chuyện về sách vở

(Trong lúc này, MC lấy ví dụ ra Hamlet để chỉ ra ai mà không đọc nó cơ chứ. Nhưng mà Umberto Eco rất thật thà thú nhận mình chưa đọc nó. MC đứng hình, một lần nữa).

13 tháng Tám 2017

Cool :3

12394073_1492918924348768_360813824_n

30 tháng Mười hai 2015

Anh bạn tôi

Anh bạn tôi là một người lãng mạng. Cứ vào facebook của cậu ta, dù lúc buồn, vui, căng thẳng thế nào cũng thấy bản thân nguôi ngoai, lắng lại trước những dòng stt được viết ra, trích dẫn rất gợi tình ấy.

01-08-2015

Hôm nay là ngày sinh nhật tôi, sáng đầu tiên của tuổi 19, mở bài nhạc nào đó tự chào mừng mình chứ nhỉ. Một bài nhạc sôi động chứ. Không, sự thật tôi mở một bản nhạc nhẹ: Thương – Lê Cát Trọng Lí. Có một lí do nào cho việc ấy không?

Có!

Tôi lúc ấy nhớ tới mấy chuyện bữa trước gặp nhau, anh bạn ấy có nói. Tôi gặng hỏi y:

– Thế chuyện của ông và Nhung là gì?

-Là người thương của nhau.

Lâu rồi tôi không được nghe chữ “Thương”. Tôi ngồi nghe anh bạn ấy nói về chữ “Thương” hay “Người thương” ấy khá lâu, nhưng tôi không muốn ngắt lời, chỉ muốn lắng nghe. Đã ai đó nói với tôi đại ý rằng, khi một người bắt đầu chân thành kể câu chuyện cuộc đời họ, điều tốt nhất ta nên làm là im lặng và lắng nghe.

Luôn luôn là những mẩu chuyện vụn vặt, những suy nghĩ rời bất chợt nảy ra trong tâm trí tôi,, trước khi được lắp ghép hoàn chỉnh để trở thành một hành động hay một thứ có thể hiện hình.

Anh bạn này luôn để tình trạng quan hệ bản thân là Phức tạp. Không phức tạp sao được. Một con người quá lãng mạng và nhạy cảm như vậy, nó hoàn toàn khác nếu ai đó chỉ nhìn bề ngoài cậu ta.

Tôi thì không thích nghe anh ta nói ( chắc chắn với chất giọng này và cái lối nói ê a đấy hắn sau này không thể kinh doanh đa cấp được, cũng có cái may), tôi thích đọc những bài viết, những trích đoạn hay chỉ là mẩu stt suy ngẫm cuộc sống ấy.

Thích ví dụ à, có ví dụ luôn:

“Tuổi trẻ, trên cung đường đi tìm ý nghĩa của tình yêu, đôi khi cũng như một chú ngựa non háu đá cứ tung vó về phía trước mà chả bao giờ quay đầu hướng về những con đường đã qua. Để rồi đến một ngày, khi những đôi vó khỏe mạnh đã mỏi mệt, cuộc sống mới cho ta thấy, tình yêu đơn giản chỉ là được nhìn thấy người khác thương yêu lẫn nhau.” (15/8)

(28/8/2015)

13062946_959823397447276_8624384909181762044_o

Những năm tuổi 20

Trong stt cũ, tôi từng nói 20 là độ tuổi đáng để bắt đầu làm cái gì đó. Như thay đổi thế giới? Điên rồ phải không?

Nguyễn Tất Thành, người sau này sẽ được nhắc tới rất nhiều trong lịch sử Việt Nam, đã ra đi tìm đường cứu nước năm 21 tuổi. Trần Huy Liệu – bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – năm 20 tuổi đã là cái tên khét tiếng của làng báo Nam Kỳ. 23 tuổi, ông là chủ bút của Đông pháp Thời báo, biến tờ báo khá ế ẩm và thân Pháp trở thành tờ báo bán chạy và có xu hướng đối lập. Đông pháp thời báo của ông Liệu sẽ là cái nền rất tốt để sau đó vài năm khi Diệp Văn Kỳ lên nắm quyền cùng Phan Khôi, Đào Trinh Nhất, Bùi Thế Mỹ, Tản Đà, Ngô Tất Tố làm nên thế lực đáng nể trong làng dư luận toàn xứ Đông Dương. Để rồi năm 1929, Phan Khôi sẽ có loạt bài khét tiếng phê phán Nho giáo ở Việt Nam trên Thần Chung (Đông pháp Thời báo tục bản).

Tuổi 20 của Tự lực Văn đoàn thì thật đẹp. Không giấm diếm, tôi là độc giả của Phong hóaNgày nay, là một kẻ ăn bả Tự lực Văn đoàn khủng khiếp. Một cách hay ho để sinh viên không ngủ gục là tạo cho họ – những con người 20 – một cảm hứng, một thần tượng, kể cho họ và những kẻ mơ mộng trẻ tuổi. Họ mơ mộng cải tạo xã hội thông qua văn hóa.

Con đường này nhiều người đã từng đi. Phan Khôi – một người khổng lồ của làng báo Việt Nam, có thân phận đặc biệt và sẽ trở đi trở lại trong đời sống đương đại – là một ví dụ. Nhưng Tự lực Văn đoàn hoàn toàn mới mẻ. Khi Nhất Linh mua lại tuần báo Phong hóa, ông 26. Hoàng Đạo và Thế Lữ 25, Thạch Lam 23 (ngoài ra còn Khái Hưng 36 tuổi và Tú Mỡ 32). Yếu nhân Lemur Nguyễn Cát Tường 20 tuổi khi kích nổ quả bom lớn trong làng dư luận Hà Nội để từ đó ông sẽ bền bỉ trong nhiệm vụ làm đẹp cho chị em phụ nữ.

Trong thời gian Phong hóa làm vương làm tướng, Phụ nữ Tân văn sẽ đi xuống thảm hại với sự ra đi của bộ đôi Phan Khôi – Đào Trinh Nhất,

14248918_1043927952370153_719032406_n_1043927952370153

20 tháng Một 2017

Mất ngủ

Đêm rồi, vẫn chưa ngủ. Gửi lên đây bài dịch của tôi và vài ba đoạn viết của Bảo Ninh. Tất cả, đều về chiến tranh. The Beatles đã phát ngôn như này: Tất cả những gì các bạn cần là tình yêu! Không chiến tranh!

“Nghĩa vụ của một con người trước trời đất là sống chứ không phải hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ (…), mong con hãy cảnh giác với tất cả những sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy.”

“Anh say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên. Anh không yêu mẹ, không yêu cha, không yêu tình yêu của em. Anh khăng khăng: Tôi đi chiến đấu, tôi là con người trung thực, tôi trong sạch và tôi không muốn em nhơ nhuốc. Không có gì mới cả”.

“Cả thế hệ anh đã lao vào trận chiến một cách hăng say, một cách hung dữ, đã làm đổ máu mình, đổ máu người. Hàng đọng máu”.

“Đồ rác rưởi, một thằng cha đầy tự hào chiến thắng đấy. Thật đúng là thắng lợi của bọn dã man, bọn ăn lông ở lỗ, bọn nhà quê An Nam mít đối với văn minh và tiến bộ. Đồ rác rưởi”.

“Anh chỉ có thể sống và chỉ có thể vui lòng chết trong hàng ngũ những người lính thường mà một trong những đặc trưng góp phần tạo lên sức mạnh vô địch của họ ở mọi chiến trường là tính chất nghĩa quân nông dân giản dị, dịu hiền có cách nhìn đời nhân hậu và rõ ràng sẵn sàng chịu mọi tai họa của chiến tranh tuy nhiên không bao giờ là những người chủ chiến…”

“Bản chất con nhà nông thích hợp tuyệt đối với cảnh địa ngục chiến hào”

“Hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại có chút xương. Mà những người được phân công nằm lại gác rừng le là những người đáng sống nhất”

“Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người.”

14803246_1085921041504177_1962160445_o_108592104150417714875282_1092695777493370_1188692498_n_1092695777493370

31 tháng Mười 2016

Tôi-hiện-tại

Một minh chứng hùng hồn cho cái tôi luôn tự lừa dối chính bản thân nó. Hoặc cái tôi sẽ bao biện, một cách khéo léo, điểm yếu của tôi là sự tập trung. Tập trung tất cả để ra một đòn quyết định. Tôi-hiện-tại luôn tản mát sức mạnh bản thân kiểu vậy.

Sự tản mát của vốn liếng tri thức hay là sự ngu của người viết được che đậy khéo léo. Một trong những điều quan trọng nhất, một cách xấu hổ, tôi thú nhận: Tôi không nắm rõ được tất cả những gì tôi biết.

Phan Khôi chê trách ghê gớm cái lối học đó. Học mà không tự nắm rõ những gì mình đã học. Học mà không tự bản thân nhận rõ mục đích. “Học phiệt” không chịu phúc đáp, có lẽ nào, vì quá yếu kém, bị người có chuyên môn “điểm huyệt” là cứng đờ họng kiểu Phạm Quỳnh.

Với Phan Khôi, ông  trân trọng những học giả như Trần Trọng Kim: Học sâu. Để lại trước tác có giá trị. Sẵn sàng đối thoại.

Hơn trăm năm, tình thế xứ Annam đã thay đổi đáng kể. Nhưng quan điểm của Phan quân vẫn còn. Ở cái thời của “sự ngu” lên ngôi, những kẻ như trên, có lẽ, hiếm hoi lắm, trước sự gọi mời của kim tiền danh vọng hào nhoáng. Liệu ai đủ sức từ chối những cám dỗ, không thực sự tốt lành, đó?

29 tháng Tư 2017

Lập wordpress

Dạo này, bên cạnh đọc và viết, tôi còn làm một việc nữa là lập wordpress. dangthanhsite.wordpress.com

Thầy “Mõ làng”, dạy tôi lịch sử báo chí và cả đạo đức nhà báo nữa, có một câu chuyện về chiếc phản của học giả, ký giả Nguyễn Văn Vĩnh được khắc những câu thơ trong bài ngụ ngôn La Fontaine rằng: “Ve sầu kêu ve ve/Suốt mùa hè”.

Thật ra, động cơ lập wordpress chẳng có gì to tát, lớn lao như kiểu cứu thế giới hay thay đổi xã hội gì đó. Đơn giản, điều này chỉ là góp thêm một tiếng nói nào đó cho đời như tiếng ve của những con ve sầu. Kêu suốt cho tới khi chết, may mắn thì được ai đó lắng nghe, trong hàng vạn con ve sầu khác.

WordPress này sẽ tổng hợp những bài viết của tôi (Đã qua kiểm duyệt trong cả trăm bài viết). Nội dung chính vẫn là về bóng đá Italia (Calcio) – lĩnh vực tôi đã và đang tìm hiểu. Đồng thời sẽ là những bài viết về văn hóa.

Và sắp tới, tôi hy vọng sẽ đủ vốn đọc để lấn sân sang viết một mảng mới nữa. Có thể sẽ bật mí sau.

Đại để, là thế trước 😉

Mấy tháng sau khi thầy Mai Anh Tuấn gợi ý về việc lập wordpress thì tôi mới hoàn thành được việc đó.

15 tháng Bảy 2016

Nước Ý

y

Một năm về trước, chụp ảnh với mối tình của đời tôi, đất nước tôi đem lòng say tình từ thưở bé thơ, đất nước của Mùa hè Italia, đất nước của giọng ca thiên thần Roberto Lorentti, của câu chuyện tình bi ai Romeo và Juliet, của sự cuồng nhiệt tới điên dại vì bóng đá,…

Italy hãy đợi tôi nhé !

24 tháng Bảy 2014

Ý nghĩa

Ý nghĩa của loài người ở đời, có lẽ, là không có gì? […]

29 tháng Tư 2017

Lạc trôi

Dòng đời xô đẩy ta, đi đến bất cứ đâu mà bản thân, ràng buộc bởi Số mệnh, buộc phải đi tới. I như Thánh Kinh. Đức Chúa Trời không thể chấp nhận một thế giới điên đảo vậy. Người nhấn chìm tất cả trong một cơn đại hồng thủi. Nước chiếm lấy tất cả, vùi dập, đánh trôi muông loài.

Ta, đương nhiên, không có hồng phúc như gia đình ông Nô-en. Nên ta phải lạc trôi, chìm nổi. Đời ta là một sự lặp lại vô hạn của tổ tông ta thời xưa. I như nhau cả.

Lịch sử luôn luôn là sự lặp lại.

29 tháng Tư 2017

Lặp lại

Sự đọc lặp lại điều gì nếu không phải thay thế việc nghe. Nghe những câu chuyện truyền miệng. Hay xa hơn nữa, lặp lại việc nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết từ một vị cao niên mà lúc nào bọn trẻ con, dù đầu bò đến đâu, cũng không dám khinh khi. Bởi lẽ con người kia như một sứ giả của các vị thần, giáng trần và tiết lộ những sự thể con người, nếu không được bật mí, sẽ chẳng đời nào biết đến.

29 tháng Tư 2017

Cho những điều đã mất

Hôm nay mùng một tháng chạp, như thường lệ, chùa Phúc Khánh cách chỗ tôi ở có chục mét ấy lại tấp nập người người tới lễ. Nhưng dường như đã có gì đó đang mất dần trong cái lễ ấy ? Phải chăng thứ đang dần biến mất đó là sự hiểu biết về thờ về lễ cúng trong ngôi chùa chùa nổi tiếng ấy nói riêng và các khu vực tôn giáo tín ngưỡng nói chung?

Phần nhiều người Việt ghi trong giấy chứng minh thư là : Không tôn giáo. Nhưng tại sao ta vẫn đến Chùa vẫn đến đền, phủ, miếu hay thậm chí vào nhà thờ Công giáo mỗi dịp Giáng Sinh ? Nhận là không tôn giáo nhưng chúng ta vẫn cầu giời khấn phật, thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên, tới lễ thờ Mẫu, tới lễ Khổng, lễ Lão Trang hay các vị thần linh, anh hùng,… Đó hẳn là nét tiêu biểu nhất cho tính đa thần trong tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam.

Đấy là nét dấu ấn văn hoá-tôn giáo đặc biệt mà Việt Nam tự hào là một trong số ít quốc gia trên thế giới có được. Nhưng đối lập với sự đặc sắc văn hoá ấy lại là một vốn hiểu biết không vững của nhiều người.

Những hình ảnh chen lấn, giẫm đạp nhau mà đển hình là lễ lấy ấn đền Trần ở Nam Định quả là một hành động không đẹp và thể hiện sự không vững về kiến thức văn hoá. Lấy ấn, một dạng thức khá thú vị của tôn giáo nguyên thuỷ : Ma thuật giáo kết hợp với Đạo giáo mà ra. Với mục đích mang lại may mắn cho người được ấn. Một nét văn hoá đẹp nhưng bị thị trường hoá bép mép một cách không thể xấu xí hơn và tồn tệ hơn.

Lại nói đến đi lễ lại không thể không nhắc tới chuyện những đồng tiền lẻ. Tại sao cứ phải nhét lấy nhét để vài tay tượng của ông thần, ông phật cả đống tiền lẻ ? Chẳng lẽ quan niệm rằng thánh thần trên trời kia chứng giám cho tấm lòng của mình để cầu được ước thấy. Nó chả khác là mấy những quan niệm trong hành động quyên góp tiền trong quá trình xây dựng toà thánh Vaticano mà Đức giáo hoàng đã khẳng định những con chiên ngoan đạo góp tiền sẽ được lên Nước Trời kia dễ dàng hơn ( Một trong những thời kỳ tăm tối, mục ruỗng của Kito giáo dẫn tới sự ly khai sau này của Tin Lành trong sự cải cách tôn giáo ). Và đây cũng vậy, các vị thần linh nếu có chăng cũng không “mặn mà” với những dúm tiền lẻ được dâng tới đâu.

Kết thúc những tản mạn về sự lễ cúng ấy bằng một câu hỏi : Phải mất bao lâu chúng ta mới hiểu rõ được những điều mất mát đó, hay có thể là không bao giờ?

[tham dự cuộc thi của Tử tế là]

21 tháng Một 2015

Bài thơ thứ hai trong đời

[làm thơ là sai lầm của đời tôi; tôi đã lỡ làm hai bài thơ]

Đôi mắt em nhìn tôi

nỗi vô hồn bất định đấy

xoáy sâu thật sâu tận đáy tâm hồn tôi

bao Vòng kim cô trăm phía bủa vây em

những hạnh phúc dẫu trần tục chẳng có được

những khổ cực trăm ngàn gánh lần hồi.

Nắm tay em

hồn phách cùng đảo điên

tôi đâu có chiếc sừng Amantê

cũng chẳng phải Mẫu mang phép màu

hay Con Người với phép lạ cứu thế

Phải làm sao đây

phải làm sao đây…

28 tháng Một 2015

Bài thơ thứ nhất

“Thế giới sẽ có thêm một đại dương nữa,

đại dương của nước mắt

chảy ra mãi

từ sâu thẳm trái tim nước Việt”

11 tháng Mười hai 2014

Sức bền

Mới đọc một bài báo của Phương Mai Nguyễn – tác giả của Con đường Hồi giáo & Tôi là con lừa – có đề cập tới khái niệm bộ não nylong. Những hành động mới đều rất khó khăn. Nhưng làm nhiều, chuyên tâm thì bộ não sẽ làm quen và thích ứng được. Đấy là nói về khía cạnh LÀM ĐƯỢC. Còn LÀM TỐT hay SIÊU HẠNG thì chưa bàn tới.

Lao động nhẹ quen rồi, nên não cứ ì trệ, cứ không vận động. Động tới chữ nhỏ, sách dày là ngao ngán muốn trốn thoát vào một cõi máy tính (với những tin tức vô bổ, tầm phào, vặt vãnh hay mấy trò chơi trong ipad). Ông Thiệp từng viết: Những thứ thanh cao có thể chết như thường nếu ở không gian phàm tục, dơ dáy.

Bực mình mỗi lần lên facebook, chứng kiến dân tình lao nhao, chứng kiến ông này bà này, loạn cả đầu loạn cả óc. Một đám đông quá hỗn tạp, một đám đông bản thân mình không muốn đến gần. Mình không có sức đề kháng thì thôi, chuồn lẹ, hổ thẹn với ai, sĩ diện với ai. Nói tới đây, lan man nhớ tới chuyện ép uống bia uống rượu của người Việt: “Sao hèn thế? Uống đi! Em nó bé hơn còn uống nữa là. Hớp thôi à. Còn nhiều thế. Uống đi, tối ngủ chứ gì”. Cái dân tộc nhược tiểu này, sao con người ta không có gắng làm cái gì đó, tạo ra giá trị nào đó hay thực tâm hơn là suy ngẫm sâu xa và đọc cái gì đó thay vì rủ nhau bia hơi Hải Xồm. Cứ hỏi mãi như vậy, phỏng ích chi, thâm nhập vào thực tế đời sống xã hội còn thấy khó khăn nữa là mình. Thất thố với người đọc, tự gợi chuyện tán phét lại đành đóng lại, một cách rất tùy hứng để rồi hết hứng là hết chuyện.

(…)

Bụng phệ, mắt cận lòi, lưng còng, lùn tịt, răng sắt răng chun, yếu ớt, người yêu không ngó ngàng

26 tháng Một 2017

Phải đoạn tuyệt

Điều đó là sự thật

Internet đang làm con người ta thực sự nông cạn hơn (!)

Hôm qua, tôi đã nói về việc bản thân không thể tập trung vào việc đọc cuốn sách lớn Tội ác & Trừng phạt. Đọc được hai trang, mắt tôi mờ mịt, đầu óc khó chịu muốn vớ lấy ngay chiếc laptop hay chiếc smartphone để ăn nhanh, tiêu dùng nhanh những mẩu tin vụn vặn.

16507480_1186902708072676_880152295_n_1186902708072676

Cái ông viết cuốn What inertnet is doing to our brain: The shallows đã viết rất hay, dù tôi đã đọc đâu, chỉ nghe ông Nguyễn Xuân Nghĩa giới thiệu sách (sách trong lap và trong drive đang ứ đọng, tồn kho, cần giải quyết gấp nhưng đâu có được, sách thư viện mượn tuần trước còn chưa động tới nữa là), đã chỉ ra nguyên nhân ở internet.

Internet làm bộ não con người thay đổi, họ không còn khả năng tập trung, khả năng tư duy độc lập. Tồi tệ hơn, internet làm con người nhìn vấn đề một cách nông cạn hơn. “Đời có gì mà phức tạp”, ông anh thứ hai trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng đã nói vậy. Đúng, với một số người, đời không phức tạp. Thậm chí, “Sống dễ lắm” như một nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn. Tôi từng tức cười, cười khinh bỉ hẳn hoi, với một bạn trong lớp – chưa biết khả năng cao hay thấp – nhưng luôn miệng “Ừ, biết rồi” và tư duy đời không phức tạp. Đúng ở trên là đúng khi ai đó tư duy như vậy. Tư duy là quyền riêng tư quyền thầm kín nhất của mỗi con người. Nhưng tư duy “Đời đơn giản lắm” không nên bị đánh đồng với thực tế “Đời đơn giản lắm”. Thực tế khắc nhiệt hơn nhiều. Đời không đơn giản. Đời phức tạp, đời khó khăn hơn rất nhiều, không đơn giản.

Một người ở trình độ tầm trung sẽ nhìn cuộc sống, với khả năng phân tích của bản thân hoàn toàn khác với trí thức.

Người Việt Nam, vốn óc phân tích và phản biện còn non nớt, năm 1928 thì phải, ông Phan Khôi từng chê người mình như vậy trên Đông Pháp thời báo, mới trải qua khoảng thời gian báo giấy, sách giấy không dài đã nhảy cóc – bước nhảy đồng hành cùng toàn thế giới  – tới thời đại của báo điện tử ăn xổi thì thật nguy hiểm. Những con người Việt nông cạn là một viễn cảnh trong tương lai ư? Tôi không phải một nhà tiên tri để biết chính xác tương lai nhưng bằng những phân tích cá nhân, tôi có thể nhìn nhận thấy điều đó.

(…)

Trách Internet là không thừa nhưng sẽ là thiếu nếu không tự trách bản thân. Trách bản thân không có sức đề kháng với Internet, dù nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra mạng xã hội, nơi công dân toàn cầu dành phần nhiều thời gian trên Internet, có sức hấp dẫn khó cưỡng được. Nôm na y như ma túy đối với kẻ nghiện. Bàn tới đây, giận mình vì không đọc Cai của Vũ Bằng để biết một thằng nghiện ma-cà-bông là thế nào? Biết để làm gì? Biết để thấu hiểu họ – những người nghiện, biết để hiểu bản thân hơn – một thằng tôi nghiện facebook.

Đoạn tuyệt Facebook nào phải chuyện dễ dàng gì? Đoạn tuyệt với thứ gì đã là sâu sắc rồi nào đâu có khó. Cả tháng nay, giới trí thức trẻ bình luận tranh cãi xem nên bỏ tết âm đi không – tốn kém quá. Tuy nhiên, chẳng phải tới bây giờ, người ta mới bàn tới việc đó. Tạp chí Xưa & Nay số Tết Đinh Dậu vừa công bố một tài liệu quý do Nguyễn Văn Vĩnh viết năm 1932 (bằng tiếng Pháp) trên quan điểm lập trường bảo vệ Tết âm lịch trước luồng ý kiến của những cái đầu tân tiến quá. Nhật bỏ được Tết âm, ấy sao mình không bỏ được. Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã biện giải lý do: Trung Quốc – thời đó còn là thuộc địa của các nước lớn mà giáo dục nước này những năm 80s thì phải đã nhồi vào óc con trẻ đây là khoảng thời gian nhục nhã – dù bị chính quyền cấm đón Tết âm nhưng nhân dân họ vẫn đón.

Lời cãi của ông Nguyễn Văn Vĩnh nên được xét trên phương diện lịch sử. Nước Nhật xóa bỏ lịch âm là một cách tân trong một xã hội được dân chúng ủng hộ và khi đó đương độc lập. Còn Trung Quốc năm 1932 là một nước bị xâm lược, ý kiến của chính quyền không được lòng dân mà lại còn bắt buộc nữa (Phàm những thứ gì bắt buộc thì hiệu quả không bằng tự nguyện hay ủng hộ). Đồng thời, bản sắc hay căn cốt của dân tộc bị trị luôn được trỗi dẫy luôn luôn có ý chí phản kháng với những quyết định của chính quyền muốn tiêu diệt bản sắc: Ở đây là Tết. Người Trung Quốc đã coi Tết là bản sắc của một đất nước có văn hóa chứ không bị đồng hóa. Sự tình nên được hiểu như vậy. Và khoảng thời gian 1932 của Việt Nam cũng nên được hiểu như vậy. Như Việt Nam của 2017 là một Việt Nam khác. Trong chừng mực nào đó, Đảng Cộng Sản vẫn còn có thể kiểm soát và duy trì một trật tự ở trong nước (Dù bốn cột trụ là Pháp luật – Chính trị – Tôn giáo – Đạo đức đang đi xuống rất nhanh). Bỏ Tết âm lúc này không còn ý nghĩa chấn động như năm 1932 nữa. Nhưng còn một loạt hệ quả của nó sau này.

Ông viết sách Thiêng & Phàm nêu lên: Tất cả con người đều là Con người tôn giáo. Tôn giáo có từ thời nguyên thủy với những tôn giáo nguyên thủy như thờ linh vật. Việt Nam hiện nay vẫn còn dấu vết của thời kỳ đó với những bàn thờ cây cổ thụ bàn thờ đá. Nhân đây tiện bút nói thêm về Đá trong tâm thức Việt. Tạ Chí Đại Tường, “con ma xó” (chữ của thầy Văn Giá) đã từng đề cập tới những tiến hóa trong nhận thức tôn giáo/tín ngưỡng của người Việt. Từ những hòn đá thiêng – người ta tôn thờ vò sự linh hiển của nó, chính nó khác biệt so với triệu hòn đá phàm tục khác vì nó linh thiêng – tới việc nhân hóa, cụ thể hóa để trở thành những vị nhân thần có giới tính có truyền thuyết. Trong Vàng và máu của Thế Lữ (1934 thì phải) sự linh hiển của đá được đề cập. Những hòn đá thần – đồn thổi là thế – sẵn sàng đè nát bất cứ kẻ hám lợi nào muốn cướp kho báu. Những tảng đá ấy thiêng vì nó có thể hại người – dù sau đó đã bị giải thiêng và được đoàn thám hiểm khám phá ra nguyên lý hoặt động, chẳng phải đá thiêng mà là đá phàm do bàn tay con người sắp xếp. Nhưng từ Phàm thành Thiêng và từ Thiêng trở thành Phàm tục là một quá trình không thể tránh khỏi. Có những hành động như nổi lửa hay quan hệ tình dục đã từng là những hành động rất thiêng liêng của con người nay đã được thế tục hóa. Nhưng cái Phàm này là một dạng thức của cái Thiêng và ngược lại. Càng ngày càng thấy vòng tròn Âm – Dương trong tư duy của người Phương Đông thật sâu sắc, lại sử dụng một từ (từ “sâu sắc”) cũ kỹ sáo rỗng và nhàm chán rồi, cần tiến tới ngày tiêu diệt đoạn tuyệt với vốc từ này.

Trở lại với bài báo của Nguyễn Văn Vĩnh về Tết Annam năm 1932, cái ý nghĩa của Tết với ông là: Sửa sang nhà cửa đón tổ tiên về vui xuân. Linh mục Leopold Cadiere – nhà báo khét tiếng Phan Quang vừa công bố tư liệu quý về ông cũng trên số Tết của tạp chí Xưa & Nay, đã nên lên ảnh hưởng của Tín ngưỡng/Tôn giáo lên đời sống của người Việt đậm như thế nào. Ngay cả việc hôn thú, cái ý nghĩa cuối cùng vẫn là để duy trì nòi giống có người hương khói cho tổ tiên mát lòng mát ruột nơi suối vàng.

Đoạt tuyệt của Nhất Linh sẽ rất khó trong trường hợp này. Đoạn tuyệt thì đoạn tuyệt được thôi. Nhưng đoạn tuyệt rồi mà một mớ bòng bong hệ quả để lại thì cũng đến mệt. Đoạn tuyệt Tết rồi thì những vấn đề về mặt tâm linh sẽ như thế nào? Duy tâm một chút, Tết không ở nhà chăm lo nhà cửa dọn dẹp cho tổ tiên về chơi thì những vị đó sẽ đi đâu? Tai họa sẽ giáng xuống dòng họ chứ? Chuyện chưa xảy ra mà trong tâm tưởng con người có niềm tin tín ngưỡng cũng cảm thấy bất an, cũng cảm thấy lương tâm không phải.

Hay như trường hợp của Facebook đã nêu lên đầu bài viết, đoạn tuyệt rồi sẽ ra sao khi mọi thông báo, kế hoạch và trò chuyện với người yêu đều dùng Facebook. Đoạn tuyệt thì được thôi nhưng giải pháp thay thế không phải là dễ dàng.

Cứ bước tiến bước lùi thì lòng sao đủ nặng để quyết tâm Đoạn tuyệt đây?

Vẫn cứ biết Facebook sẽ làm não bộ ảnh hưởng, biết là thế nhưng biết làm sao đây.

(…)

“Biết làm sao đây”.

Hồi năm nhất tôi sinh hoạt ở HUC Media có được nghe câu này từ một chị phó chủ tịch CLB, chị Han Teuk thì phải. Rồi sau đó, trong buổi họp, không có mặt chị Han kia, chủ nhiệm CLB, khi ấy là chị Thu Hà, đã khuyên các em không nên như vậy. Người lãnh đạo đâu thể ôm đầu với điệp khúc “Biết làm sao đây” được. Thủ lĩnh làm vậy thì thành viên sẽ như thế nào? Vua quan mà cũng như vậy thì phận dân đen biết làm sao. Từ đó, tôi luôn có gắng hạn chế tới mức tối đa việc phải sử dụng từ đó.

(…)

Lại một cụm từ nữa là “Biết làm sao đây” cần được tiêu diệt và quẳng xác ra khỏi từ điển trong óc Nguyễn Đăng Thành.

(…)

Mà mạng Internet có vẻ giống trường đời với đủ thượng vàng hạ cám. Cái lố lăng dị hợm thì nhiều vô kể. Một tương lai là kẻ nông cạn và trống rỗng hiện ra. Tôi không bi quan nhưng với những diễn biến gần đây, tôi không thể lạc quan hơn được nữa.

Làm sao tôi có thể lạc quan hơn trong khi tình cảnh mình cũng thảm thê ê chề không kém.

Không thể tập trung vào đọc một cuốn sách lớn là một bi kịch. Nhưng bi kịch ấy có lối thoát. Lối thoát tới từ đoạn tuyệt! Phải đoạn tuyệt!

Còn tương lai tôi có trở thành người nông cạn hay không, cái đó cuộc đời sẽ phán xét, thần linh sẽ phán xét.

27 tháng Một 2017

Về Trump

[giai đoạn mê Nguyễn Xuân Nghĩa; dịch bài này để tạm quên những suy nghĩ u ám về cái chết của Hoàng]

Chưa bao giờ tôi có thiện cảm với những bài bình luận của Economist về ông Trump trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ. Họ lờ đi chăng những lời Trump nói trong cuộc tranh cử chỉ là … nói suông thôi. Thời gian sẽ cho tất cả thấy thấy ông Trump làm được gì trong tất cả những điều mình phát ngôn. Bên cạnh đó, tổng thống đắc cử Trump cũng không thể một mình một ý được.

Nhưng tuần nọ đọc được một bài khá thú trên Economist, lọ mọ dịch và gửi quý anh chị cùng đọc.

Donald Trump & Chủ nghĩa dân tộc mới

29 tháng Mười một 2016

Dịch

Dịch quả thật là một công việc kinh dị.

Đọc hiểu còn được. Nhưng dịch là một chuyện nữa. Càng nể hơn những dịch giả như Cao Tự Thanh hay Nguyễn Huy Hoàng hay Hoàng Ngọc Hiến.

27 tháng Mười một 2016

Mục đích của sự đọc

Mục đích của sự đọc. Cần phải có mục đích

Mục đích của tôi là gì?

Bây giờ cho đến hết mai sẽ off mạng Internet và tập trung vào Dos. Hay nhưng không thể nào cứ đọc lắt nhắt nhỏ giọt như hiện tại, cần một sự tập trung hơn nữa.

29 tháng Một 2017

Rồi mọi thứ sẽ diễn ra

Phải định thần lại, phải bình tâm lại

Tôi đang ở một trạng thái bất ổn. Của một kẻ đã bị đá ra khỏi cái ấm áp dễ chịu. Tôi sẽ đi tới miền bất định, không lâu đâu. Rồi mọi thứ sẽ diễn ra.

Đầu năm 2017

Tình yêu

Tất cả những gì cần chỉ là tình yêu

17 tháng Bảy 2016

Mèo của Mẫu

Mèo của Mẫu :” Mùng 3/3 tiệc Mẫu (Đi trước một ngày)

12940801_1544589522504193_97268676_n

10 tháng Tư 2016

Tự nhiên nghĩ lại. Phải chăng những lúc mơ chúng ta không hẳn viển vông những thứ không thực, ảo giác mà suốt ngàn năm loài người đã ảo tưởng tự làm lừa hủ hoá bản thân. Lẽ nào là thực ? Là mơ là thế giới ta thực sự sống, cái thế giới thực tại này phải chăng âu cũng toàn là mộng muội xâm chiếm.

Nghĩ lại kì thực mấy ông thần kia phối kết hợp với nhau hay thế ta, nào là Bàn Cổ nào là Alah nào Jesus làm mông muội nhân gian này, đánh lừa bá tánh để lừa gạt họ sống ở một thế giới ảo thế này. Thế giới mơ thực sự là để sống kia bị phù phép bởi những ma thuật. Ma thuật thế mà hàng ngàn năm họ vẫn gửi những tay nô tì trên Nước Trời ấy xuống nhân gian, để rồi tự tôn là đấng tiên tri giao giảng những thứ tẩy não con người ấy, làm họ mông muội tới đời đời kiếp kiếp rời khỏi thế giới Mơ – cuộc sống thực sự của họ- để tới cái thế giới ảo này với mục đích là quy phục sức mạnh của những kẻ thống trị, những kẻ trên Nước Trời ấy, những kẻ có cuộc sống trường sinh nhưng chán chường mệt mỏi ghen tỵ với cuộc sống trong thế giới Mơ ấy của loài người, thế giới mà con người chớ không phải họ làm chủ Địa cầu này, phát triển tới mức tối đa cái nền văn minh Trái Đất tới độ lắm hành tinh nổi tiếng là có máu mặt bảng xếp hạnh những nền văn minh tân tiến đáng tự hào nhất như : Xayda hay Na-mếc phải ghen ăn tức ở. Ờ ghen đi, chớ ghen cũng đâu làm gì nhau được.

Nhưng ” Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” ( Nguyễn Du ). Trời là gì ? Cái khái niệm nào là Chaos nào là Đức chúa trời ư ? Các người đã hủ hoá bá tánh tới độ quên cả công khai phá hành tinh này của tổ tiên ư ? Cội nguồn chúng ta từ nền văn minh quá khứ nên Hệ Mặt Trăng nhưng bị những tên độc tài phá huỷ phải tới khai khẩn nơi Trái Đất này làm chỗ an cư lạc nghiệp. Trời đất được chúng ta gây dựng ươm mầm từ đống đổ nát của cõi hỗn mang ấy.

Những gì tiên tổ làm cốt cho cháu con sau này làm nền móng dựng xây nên một nền văn minh ngang bằng, à đâu phải, là rực rỡ hơn cả hành tinh Torres đã mất kia.

Nhưng, nhưng… Tại sao lại vậy ???

Lang thang, một trạng thái kiếm tìm trong vô thức, tìm lấy một câu hỏi giữa cõi
“Hư vô thực thực hư vô thực

Mơ tỉnh mơ tỉnh mơ mơ tỉnh”

Rút cuộc mơ là thực hay mơ. Thực là mơ hay thực ???

Và tại sao tôi lại biết chuyện này. Đây là sự thật hay dối trá, lừa phỉnh hay chân thực ? Mà phải chăng trong mỗi sự thật đều có phân nửa giả dối, và đồng thời trong sự giả dối đều có phân nửa sự thật. Chúng nhập nhằng phức tạp cũng giống như cái thứ tôi kiếm tìm : Sự thật. Một sự thật một sự thật chân thật, thành thật nhất của lịch sử mà tôi muốn kiếm tìm.

– Ừ tưởng dễ ơ lắm nhóc

– Ai đấy ??

– Ta là ngươi, ngươi là ta

– …

– Ta là suy nghĩ nơi ngươi, một suy nghĩ mà từ ngàn đời các đức thần thánh trên Nước Trời kia yểm lên tất thảy những người trên hành tinh này

– Ngươi là dối trá, là giả dối

– Miễn là từ ngàn năm nay thần phục được lũ người các ngươi. Đê tiện ư ? Ta đâu quan tâm. Một cơ hội cuối cho ngươi : Lễ rửa tội. Hãy để phép màu nhiệm các ngài thanh tẩy suy nghĩ phản động nơi ngươi.

– …

– Hãy nhìn gương Edward Snowden, kẻ điên rồ dám cả gan tiết lộ điều sự thật bí mật với loài người mu muội ấy. Ngươi biết gì không, cuối cùng số kiếp hắn cũng tận, bị một con rồng của Kinh Dương Vương ăn thịt. Kết thúc lãng xẹt một cuộc đời con người trần thịt ngu xuẩn ấy.

– Im đi! Ta đã bảo ngươi im đi! Thôi đi ! Ta đã bảo mi im đi mà !!!

Những gì hắn trải qua là gì ? Là mơ hay thực, hay là thực là mơ ?

Là những thứ nắn gân răn đe của những kẻ cai trị trên nước Trời trên kia hay là thực của hắn ?

Hắn là ai ? Hắn có sứ mệnh gì trong cuộc đời ? Hắn là một thằng nhóc sinh viên năm nhất ẩm ưởng của một trường Văn hoá hay một anh hùng giải cứu thế giới ? Là mơ hay là thực ? Vậy mơ là thực hay thực là mơ ? Thành thực rồi chết hay chết dần trong sự thành thực được giữ kín.

11 tháng Một 2015

Ngày đẹp trời

10817765_1044524628942396_1922750446_n(1)

tháng Mười một 2015

Chính trị gia

Cần đẩy bản thân, dù chỉ là tưởng tượng vào những hoàn cảnh cực khó khăn, vào những suy nghĩ rất mở.

Những suy nghĩ ngay cả là điều cấm kỵ. Những suy nghĩ mà con người tưởng rằng là rất hiển nhiên, là chân lý.

Tôi sẽ luận chút về lọan luân, ấu dâm, tội ác, Hittler, sự phân biệt chủng tộc, dân nhập cư.

Tôi sẽ sới lịch sử lên. Lịch sử không chết. Lịch sử có dạy cho chúng ta bài học gì không? Tôi e là không! Ở thời điển hiện tại, may ra, con người mới có thể hiểu được và cắt nghĩa phần nào đó lịch sử.

Tôi đang nghĩ mình sẽ trở thành một ai đó. Nếu ở một quốc gia Tây phương, tôi nghĩ mình có thể là một chính trị gia. Tôi sẽ nói cho dân tôi biết chúng ta đang trong một hoàn cảnh khốn cùng như thế nào, tôi sẽ nói cho dân tôi biết họ là những công dân khốn nạn của một quốc gia đáng thương. Nhìn những kẻ điều hành đất nước là biết dân như nào. Người dân như thế nào thì lãnh đạo như thế đó.

Dân tôi đòi nhân quyền nhưng ngay cả dưới một mái nhà, hai thế hệ khác nhau đã không dễ dàng nói chuyện thì ở tầm cao hơn, giới lãnh đạo và người dân là không thể trao đổi.

Ở hoàn cảnh hiện tại, Tây phương cần hơn bao giờ hết sự tri nhận về khoảng thời gian Đức Quốc Xã. Quốc trưởng Hittler là một con quỷ dữ ư? Tại sao? Nhưng những công dân bình thường đã bầu ông ta lên để điều hành đất nước, nói cách khác, quan điểm của Hittler là tương đồng với dân chúng Đức lúc bấy giờ. Nói ông ta là con quỷ thì sao không nói dân Đức trước kia là quỷ dữ đi rồi. Các sử gia cho rằng một phần nguyên nhân người Đức ủng hộ ông ta vì họ mê muội, rất nhiều người có trình độ học vấn yếu kém. Nhưng đó chỉ là một phần. Những con người Đức hoàn toàn ý thức được họ đang đương đầu với những gì và họ biết Hittler là con người họ cần.

Bọn bình luận gia Tây phương và cả Việt Nam đương thời thật như cứt, phun ra toàn những lời nhân danh đạo đức, nhân quyền thối hoắc. Tởm lớn, ngửi mãi không chịu nổi. Thế mà có kha khá đám người cứ đọc trong vô thức và gật gù tán đồng.

Nguyễn Huy Thiệp viết: “Đạo đức rụng rồi mọc. Đạo đức có thể ngoe ngẩy một mình trong khi sự sống đã bỏ đi mất”.

Đạo đức tốt lắm. Hay lắm. Thể đem mấy bố này đặt sống ở mấy nước Phương tây thời điểm này xem có cao đạo mãi được không.

Dang rộng vào tay đón người tỵ nạn là tốt lắm. Nhưng Anh Quốc thì không.

25 tháng Hai 2017

Cái đình

“Đình là nơi tụ họp của dân làng trong những ngày tư ngày tết ngày lễ lạy, ta quen gọi chung là đình đám. Chữ đám gắn liền với chữ đình làm tỏa ra cho các giác quan khứu, thị, thính, cảm một vẻ tưng bừng thơm ngát với những nét hân hoan tràn đầy sinh thú, những khuôn mặt say sưa” Kim Định, Triết lý cái đình

[chụp hội năm làng Mọc 2015]

12599418_240800206270578_522292413_n

10 tháng Tư 2016

Luận chút về vấn đề học hộ, thi hộ

Chuyện sinh viên học hộ, thi hộ đã xảy ra từ lâu, thành ra vấn đề luôn đau đầu các nhà giáo dục và giới ngôn luận.

Trong bất cứ xã hội nào, cả Tây lẫn Ta,phàm cái việc gì hợp lý thì không thành vấn đề. Nhưng khi đã thành ra vấn đề, ấy là nó không còn thích hợp nữa, yêu cầu xã hội phải chỉnh đối, càng sớm càng tốt. Vấn đề học hộ, thi hộ chỉ là một trong nhiều vấn đề hiện nay: Tai nạn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, tham nhũng,…

Buông bút viết lời phê bình thậm tệ rằng sinh viên đương thời sa đọa, ăn chơi, xuống cấp đạo đức, coi khinh tri thức và uổng công dưỡng dục của những đấng sinh thì tôi coi đó là dễ lắm. Nhưng lập luận như vậy là phiến diến. Nguyên cớ để những con người, cách đó không lâu, từng là những học sinh đêm ngày đèn sách, đã trúng tuyển đại học, mà nay, thay vì đến trường thì mướn người học hộ nằm ở chỗ khác kia.

Sinh viên học hộ, thi hộ có những lý do riêng: Thất vọng vì thực tế đại học không xảy ra đúng như những gì bản thân mong đợi.

Họ phải nghe những bài giảng với lối áp đặt kiến thức, tư duy, thứ triết học duy nhất và chân lý duy nhất. Chân lý nào đâu phải thứ duy nhất, thứ bất biến; nó cần, và buộc phải trải qua những cuộc tranh biện công khai, thẳng thắn và không bị chính trị chi phối. Chừng nào, cái lối giảng dạy như vậy còn diễn ra thì sinh viên còn thất vọng nhiều, thì còn nguy hại tới cái tương lai của đất nước bấy nhiêu. Mỗi con người đáng lý nên có cách tư duy độc lập, riêng biệt, thì nay ai cũng như ai, tư duy theo một khuân mẫu được định sẵn. Một xã hội như vậy khó lắm tìm được những đột phá và sáng tạo.

Thực tế này đã đi ngược hoàn toàn cái ý nghĩa của đại học – nơi con người mưu cầu tri thức.Sinh viên thất vọng vì lẽ đó đâu có gì là vô lý?

Họ thất vọng vì sự ì trệ của bản thân lẫn môi trường. Đáng lý đại học, với những hoạt động thể thao, đoàn hội, sẽ xốc lại tinh thần những người đó. Nhưng số trường ở Hà Nội đáp ứng đủ cái nhu cầu thiết yếu là vận động thể thao vô cùng ít ỏi.

Đồng thời, những người này lo sợ sự bấp bênh của tương lai. Tôi được biết những sinh viên tốt nghiệp, trở thành lao động phổ thông tại nhà máy, bị vắt kiệt sức trẻ để lấy những đồng lương rẻ mạt và bị “tống” khỏi đó khi chưa đầy 30 tuổi.

Sinh viên có một câu hỏi thường trực: Vào đại học thì làm gì? Học những môn học bản thân thất vọng mà tương lai mù mịt. Họ đã tự lựa chọn con đường khác: Đi làm việc và để người học hộ, thi hộ cố mong lấy cái bằng.

Tôi không phải nhà giáo dục để thực thi những cải cách để chỉnh đốn. Tôi viết bài này cho những người thường trực lo lắng tương lai đất nước đọc với sự thông cảm chứ không mạt sát những sinh viên đã gây ra cái vấn đề học hộ, thi hộ này.

26 – 27 tháng Hai 2017

Mở đầu một bài viết

Mở đầu một bài viết luôn là sự hệ trọng, chẳng khác gì mở đầu một đời người, mở đầu một thế gian. Mở đầu đâu khác gì với hành động sáng thế của Thiên chúa.

Những ý nghĩa của tôi, quá ít ỏi lẫn rời rạc

27 tháng Tư 2017

More more

13402327_1613720538943071_1934953841_n

9 tháng Sáu 2016

Cải cách chữ quốc ngữ

[bình luận trên facebook]

Nguyen Hanh Mai Anh Quân em đọc bình luận của cô Nguyên và Mai Anh Quân thì thấy vấn đề được bàn cứ trượt dần. Lúc đầu cô Nguyên băn khoăn về việc liệu ai là người có thể thẩm quyền cải cách chữ quốc ngữ.

Nhưng vấn đề của sự kiện là: Ông Hiền này cải cách chữ viết chứ có cải cách ngôn ngữ đâu.

Câu của Lam Phương viết rất đúng. Tiếng Việt tức ngôn ngữ Việt Nam tồn tại đầy đủ nhất trong cả một cộng đồng người chứ không phải tồn tại đầy đủ nhất ở cá nhân.

Tức như Lam Phương nói 80 triệu người Việt là người sử dụng tiếng Việt chuẩn và tinh tường nhất. Nhưng không có nghĩa một vài người như em, Quân hay cô Nguyên (tức là một vài người trong số 80 triệu người đó) sử dụng tiếng Việt chuẩn và tinh tường nhất.

Nhưng vẫn phải trở lại vấn đề ông Bùi Hiền là người hô hào cải cách chữ quốc ngữ như một loạt trí thức trước đây từng làm. Hô hào là một chuyện còn việc cộng đồng người Việt có sử dụng như vậy hay không thì là chuyện khác.

Em thấy vấn đề của ông Hiền chỉ là chữ viết chứ không phải ngôn ngữ.

Ngôn ngữ tồn tại đầy đủ chỉ ở cộng đồng người và không có chuyện cá nhân có thể tác động làm thay đổi ngôn ngữ.

Chữ viết (chữ quốc ngữ) có lý do tồn tại của nó là để biểu hiện tiếng Việt (tức ngôn ngữ của cả cộng đồng người Việt). Nôm na, ngôn ngữ là một vật thể còn chữ viết là cái bóng của nó.

Cái bóng đó, tức chữ viết, cố gắng bám sát ngôn ngữ, cố gắng biểu hiện ngôn ngữ. Nhưng không phải lúc nào chữ viết cũng biểu hiện được hết ngôn ngữ, đúng không cô?

Vì thế, cái nỗ lực của ông Hiền và nhiều trí thức khác là làm sao cho cái bóng đó (chữ viết) sao cho giống vật thực (ngôn ngữ) nhất.

18426359_1286044141491865_1296083532_o_1286044141491865

12 tháng Mười hai 2017

Dostoevski

[Gửi mail cho Mai Anh Quân]

Hôm qua tôi không nhớ nổi chữ Dostoevski dùng để bình luận sự kiện 1789. Đoạn bình luận ngắn thôi nhưng rất khiếp, trong Con bạc. Hôm nay tôi đã nhớ ra, đó là từ “kế thừa”. Cuộc cách mạng 1789 gây một ảo tưởng nó là sự đoạn tuyệt (Đoạn tuyệt là việc không thể, là một ảo tưởng).

Người Pháp kế thừa gia phong thái của quý tộc Pháp. Những người tư bản đã tìm thấy cách để

1945 có thể coi là sự đoạn tuyệt không? Tôi không nghĩ vậy! Sử gia sẽ nhìn cột mốc này như nào? Tạ Chí từng bình luận về cột mốc 1945 trong Thần người và đất Việt. Đúng là trên danh nghĩa, từ nay Việt Nam “không có vua” (tên một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp). Đám thần linh từ thượng đẳng tới hạ đẳng tồn tại trong đời sống tinh thần con người có vì việc không có vua mà phải bị phá hủy? Dẫu cho 1945 và 1946 diễn ra những cuộc khủng bố trên quy mô toàn quốc nhắm vào những biểu tượng của thời đại cũ.

:p hehe, sử dụng lý thuyết biếu tặng của Marcel Mauss (đọc Luận về biếu tặng). Lý thuyết này đơn giản là: Quà biếu là một định chế nơi người được nhận bắt buộc phải hồi đáp. Nôm na là vậy nhưng còn phức tạp lắm.

Những biểu tượng của thời đại cũ – đền chùa rồi rất rất nhiều xác chết (của những quan lại thân Pháp hoặc của chính quyền phong kiến mà Phạm Quỳnh là một ví dụ) đều bị phá hủy. Với tôi, đó là món quà biếu tặng của Việt Minh dành tặng quần chúng – “những hung thần lên cơn ác” (tên tiểu thuyết của Anatole France dùng để giải quyết cuộc cách mạng Pháp 1789). Sau khi quần chúng nhận quà thì buộc phải đáp trả. Hoạt động biếu – đáp trả diễn ra như một định chế, không hề có cảm giác gò bó, thúc ép mà tự nhiên như nó buộc phải thế. Người dân tặng lại quà cho cách mạng, đó là niềm tin. Híc, đọc sách sử của Tạ Chí thì tôi thấy mình phải có trách nghiệm của một độc giả Tạ Chí, không thể để trí óc lười biếng đọc lướt từng sự kiện, bắt đầu – dù cho bản thân vẫn coi là dạng áp dụng lý thuyết thô thiển và chưa có vốn đọc lý thuyết đủ dày để có cái nhìn khác – bằng việc để đầu óc hoạt động.

Chuyện này tôi kể cho ông để vắt sang một ý khác hôm qua ông gửi nhưng tôi chưa thể biên kịp. Đó là các thầy cô dạy mình phải nghi ngờ.

Cách đây hơn một năm, hồi còn đang tranh cử tổng thống Mỹ, tôi từng đọc một bài báo của một chị trong khoa viết về chính trị Mỹ. Nói thế đủ biết hội mở mồm bàn chuyện chính trị chính em đều rặt một lũ bốc phét. Một cái hắt hơi của nguyên thủ cũng đủ để chúng bịa ra ngàn câu chuyện. Nhưng tôi đặc biệt chú ý từ này trong bài: Hoài nghi chủ nghĩa.

Hoài nghi chủ nghĩa là gì? Thầy cô dạy mình phải hoài nghi tức là dạy mình là một người hoài nghi chủ nghĩa sao?

Hoài nghi chủ nghĩa không phải kẻ không tin gì mà là kẻ muốn nghi ngờ và hắn nghĩ chính từ sự nghi ngờ của bản thân. Tôi viết vậy vì tự nhận thấy cái lối suy nghĩ này của mình đang hướng, một phần không nhỏ, theo đường lối này.

Nhưng nghịch lý của con người hoài nghi chủ nghĩa là, trớ trêu thay, có niềm tin sâu sắc vào cách suy nghĩ của mình. Nói cách khác, hắn tin tưởng vào cách nghĩ bản thân – tức luôn muốn hoài nghi để từ đó suy nghĩ.

Hiểu không? Ý tôi là hoài nghi chủ nghĩa là một hệ thống của sự nghĩ. Nhưng hệ thống đó có lỗi trầm trọng. Cũng giống như một tòa nhà cao tầng sang trọng nhưng những phần quan trọng nhất của hệ thống đã được làm lỗi. Nếu ta công phá chỗ lỗi thì cả tòa nhà sẽ sụp đổ.

Trớ trêu thay, câu chuyện dù lúc nào đi chăng nữa vẫn là niềm tin. Người mình cứ la lớn lên mất niềm tin. Ở tầng đầu tiên, ta dễ dàng đọc được lòng tin của họ vào suy nghĩ rằng mình mất lòng tin. Thời đại này người ta thừa mứa niềm tin. Ôi, sao mà có lắm thế, làm sao họ dùng hết được từng ấy niềm tin nhỉ? Thật vô cùng tài tình!

13 tháng Mười hai 2017

Debate

#1

Tôi luôn có niềm tin vào số liệu thống kê. Trong những bài viết về bóng đá gần đây, mật độ những con số dày đặc. Máy tính bỏ túi, thứ mà tôi sẽ nghĩ nói lời tạm biệt sau những năm cấp 3, bây giờ lại là trợ thủ đắc lực trong việc viết lách của tôi.

Nhưng không có nghĩa dựa vào những con số là hoàn toàn chuẩn. Hôm qua tôi post lên một bài chân dung anh chàng hậu vệ cánh của Inter mà tôi khá ưng về chỉ số. Chắc là ổn.

Tôi hỏi ý kiến một facebook-er viết bóng đá Italy khá hấp dẫn, Vũ Anh Tuấn, cũng đồng thời là một blv có tiếng, về một cầu thủ tôi viết. Tôi mới ngớ người ra trước nhận định của anh: Cậu này công tốt nhưng thủ kém, gặp những đối thủ tấn công dần dập là lộ ngay điểm yếu.

Ô hay thế sao chỉ số đẹp thế? Đã xuất hiện độ vênh về sự đánh giá.

Ngay đêm đó, các tab mới liên tục được mở lên, xem lại hàng loạt trận đấu, đọc và xem để kiếm chứng lại đánh giá của anh Tuấn về Telles. Đáp án là chính xác!

#2

Năm nhất tôi được một thầy bên Nhạc viện (thầy cũng dạy tại Nhân Văn nữa) tên Đình Lâm giảng dạy học phần môn Tôn giáo & Tín ngưỡng Việt Nam. Đại để tôi và thầy trao đổi, nói chuyện cùng nhau nhiều, thầy cũng giúp tôi ở những bài viết trong lĩnh vực này.

Nhưng có lẽ về mãi sau tôi cũng sẽ không quên một câu của thầy nói: “Hãy tự phản biện chính mình”.

Thầy chia sẻ với tôi điều này trên bên cạnh tư cách một người làm khoa học còn là một người viết. Viết nhiều, viết khỏe. Bạn có thể Google với từ khóa “Đình Lâm nhạc viện” để đọc những bài viết của thầy.

“Tự phản biện, phải luôn như vậy.”- thầy nói.

#3

Đợt đầu năm ngoái, tôi có tham gia lễ hội Chém lợn đầy tranh cãi tại Ném Thượng, Bắc Ninh. Góc nhìn của tôi về lễ hội ấy là cực kỳ đồng tình tới mức phản bác cực đoan với mọi ý kiến phản đối.

3 tháng sau, góc nhìn lại thay đổi với sự mềm mỏng hơn. Lễ hội vẫn tiếp tục nhưng ban tổ chức cũng nên nhìn nhận để thay đổi dần chăng. Văn hóa không phải sự bất biến ngàn đời theo thời gian.

Trong bài note này về Telles tôi cũng tự phản biện. Nhưng lần này diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với khoảng thời gian 3, 4 tháng trước đây. Chỉ mấy vài ngày để rồi sẽ lại viết một bài khác tự phản biện lại những ý kiến đã từng của bản thân.

Đối với người viết tự tranh biện là thường xuyên, nhiều khi là bắt buộc nữa.

#4

Tự phản biện, tự tranh biện là một trong những dạng thức của Debate. Trong tiếng Việt, dù không sát nghĩa nhưng Debate được hiểu là “Tranh biện”. Đó được hiểu quá trình tư duy và biểu đạt tư duy từ thu thập, phân tích xử lý thông tin đến xây dựng, hệ thống sắp xếp các lập luận để ra quyết định.

Debate không mới. Trong lịch sử, con người đã tranh biện. Lấy ví dụ trong Tôn giáo Kito. Jesus Christ là một người tranh biện tuyệt vời, bãi bỏ hoàn toàn lập luận cũng những người phản đối theo Do Tháo Giáo.

“Ôi Debate của người ta”, ừ thì của người ta bao giờ chả cảm giác thích hơn của mình. “Vợ người ta” (Phan Mạnh Quỳnh) cũng hơn vợ mình? Debate bên Tây là thế, vậy còn debate tại nước mình.

Nhìn lại Việt Nam thì Debate là một thứ mới mẻ. Các câu lạc bộ. hoạt động Debate dành cho người trẻ, đa số là sinh viên, diễn ra chưa được lâu. Ở Hà Nội tôi thấy Debate Empowering Sociality – Cộng Đồng Tranh Biện NEU khá ổn trong số không nhiều CLB như thế.

Tháng 10 vừa rồi tôi được anh Tú, anh trước làm bên Tử tế là, giới thiệu tới giúp ISEE một hôm tranh biện về quyền tình dục. Ngồi check-in và gặp vài thí sinh là thành viên của DES. Tại sao tôi lại biêt à? Cảm ơn facebook hay mấy thứ đại loại như thế.

Từ debate tới những ứng dụng cho hoạt động phát triển xã hội; DES cũng “không phải là dạng vừa đâu” (Sơn Tùng M-TP).

#5

DES cũng đang diễn ra một cuộc thi debate khá lạ: Debate nội bộ. Cũng phải, trước khi debate với các “con nhà người ta” thì đóng cửa tranh biện với người nhà.

Hôm nay (Thứ 5 ngày 21/1.2016) tại phòng D101, trường Kinh Tế Quốc Dân sẽ diễn ra chung kết Debate nội bộ. Thông tin chi tiết các bạn ấn nhè nhẹ và link này để xem nhé.

Lời khuyên của Đăng Thành sau tất cả: Đến luôn chớ sao, chần chừ gì nữa!

21 tháng Một 2016

Gỡ băng về sáng tạo

Chiều này 21/10/2016, Huân tước Puttnam (Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh tại Việt Nam) đã tới diễn thuyết tại ĐH.KHXH&NV với chủ đề: “Vai trò của sáng tạo trong đời sống xã hội”.

BOX: Huân tước Puttnam/Lord Puttnam từng là nhà sản xuất phim có nhiều giải thưởng điện ảnh danh giá với những bộ phim như The Mission, The Killing Field, Local Hero, Chariots of Fire, Midnight Express, Bugsy MaloneMemphis Belle. Các bộ phim do ông sản xuất đã dành được 10 giải Oscars, 25 giải BAFTAS và giải Cành cọ Vàng tại liên hoan phim Cannes. Ông từng là CEO của Columbia Pictures từ năm 1986 – 1988. Ông cũng từng là Phó chủ tịch của Học viện Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Vương quốc Anh (BAFTA) từ 1994 -2004.

1. “Không phải tự dung trên trời rơi xuống một ý tưởng lớn như thế này mà bao gồm một loạt ý tưởng căn bản, hoàn hảo. Rồi chúng sắp xếp và kết nối nhau để trở thành một sản phẩm lớn”. (Phút 05:26)

2. Hồi nhỏ, ông Puttnam rất thích đọc truyện tranh và ông cảm thấy hình như truyện tranh còn khơi dậy trí tưởng tượng của bản thân nhiều hơn tiểu thuyết. (Đã đọc rất nhiều truyện tranh giai đoạn 1950s, rất khác truyện tranh bây giờ). (Phút 05:21)

3. Có một nhân vật truyện tranh ông đặc biệt yêu thích. Nhân vật này nhà nghèo nhưng có tài năng thiên phú ở môn điền kinh. Và hắn đã đánh bại con em nhà giàu. Ông diễn giả cho rằng đó là hình ảnh của bản thân vì lúc ấy ông mong muốn “đánh bại tất cả con em nhà giàu để thay đổi thế giới” (Phút 07:35)

4. Thần tượng của ông này còn là một cựu VĐV điền kinh cự ly 800m giành HCV tại thế vận hội Olimpic Tokyo 1964 – đầu tiên người dân khắp thế giới qua truyền hình. Đó là một giáo viên người Anh. Đây là mấy lý do ông hâm mộ. Đầu tiên là cú nước rút thần tốc. Thứ hai, bà ấy rất xinh. Cuối cùng, sau khi kết thúc thế vận hội, bà kết hôn với một quan chức trong bộ máy quản lý môn điền kinh tại Anh.

(Có liên quan gì đó đến Wonder Women? Không chắc chắn).

5. Câu chuyện về ông sếp (ngầu, không cười, có tài, “không tốt lắm”, “tự tìm hiểu vì sao sai, rất đáng sợ -> khuyến khích tự tìm ra con đường; ý tưởng chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải kết thúc, điều cần làm – xây dựng khả năng, trí tuệ tự phản biện ý tượng của mình, để làm tốt hơn.

Vài năm sau, khi hai người đã quen thân, diễn giả hỏi người kia: Sao sếp không gợi ý đôi chút cho tôi.

Ông sếp ấy nói: “Công việc của tôi là khuyến khích anh tìm con đường riêng của bản thân”.
“Lúc khởi đầu, bao giờ anh cũng có một ý tưởng. Nhưng dù ý tưởng đấy hay đến đâu thì đó cũng chỉ là điểm khởi đầu (nhấn mạnh) chứ không phải nơi kết thúc”, ông sếp tiếp tục. “Việc anh cần làm là xây dựng khả năng, trí tuệ trong việc tự phản biện mình”

Và ông diễn giả khẳng định sếp mình đã luôn luôn đúng.

6. Trong một cuộc phỏng vấn báo chí (Chưa cụ thể lắm), ký giả có hỏi ông về sự khác biệt giữa “Sáng tạo” với “Đổi mới”.

6.1 Ông Puttnam trả lời: “Hãy nhìn vào tất cả những đồ vật và đặt câu hỏi: Làm gì để khiến chúng trở nên tốt hơn. Lấy ví dụ là đôi đũa đã có tuổi đời trăm ngàn năm. Ở Anh, có một công ty là YO! Shushi đã tạo ra loại đũa trẻ em từ 3 đến 5 tuổi sử dụng dễ dàng hơn loại đũa truyền thống. Quan điểm của tôi: Nếu chúng ta có thể cải thiện được đôi đũa thì chúng ta có thể cải thiện được bất cứ thứ gì”.
(Thông tin thêm: YO! Shushi được thành lập năm 1997 do một doanh nhân kiêm diễn giả truyền cảm hứng tên Simon Woodroffe. Công ty đã vươn ra lãnh thổ Châu Âu và Trung Đông).

6.2 Puttnam cho rằng dẫn tới thành cơ bản dẫn tới thành công của Steve Job là ông ta làm ra bất cứ cái gì đều bắt đầu từ nhu cầu người tiêu dùng. “Ông (Steve Job) khiến thanh niên thế hệ ông như phát điên. Họ luôn đòi hỏi/yêu cầu: Muốn đẹp hơn,… Và ông làm đúng như họ mong muốn đến cả công đoạn đóng gói bao bì”.

6.3 “Nếu công ty quyết tâm làm ra những sản phẩm tốt, thì sẽ có thời điểm người tiêu dùng có ý niệm về bản sắc của sản phẩm đó. Và họ (Khách hàng) cho rằng khi họ được dùng sản phẩm đấy …”

6.4 “Bản chất sáng tạo gắn liền với không hài lòng, làm thế nào để nó tốt hơn.” (Khẳng định lại).
Nhưng làm gì để làm điều đó?

7. Ông Puttnam cho rằng những con người sáng tạo không đi theo những lý lẽ thông thường. Bởi vì “Đi theo những lý lẽ thông thường là đồng nghĩa chấp nhận một sản phẩm không hoàn hảo. Những người không đi theo những lý lẽ thông thường cần muốn đẩy giới hạn cao hơn.

8. Huân tước Puttnam kể một câu chuyện về 1/30 bộ phim ông xem. Chỉ duy một bộ phim mà 2 phút trong bộ phim đó khiến ông cảm thấy gần tiệm cận sự hoàn hảo.

9. Ông có một bộ phim ngắn về một vũ công Ba-lê người Nga. Người ta hỏi bà: Tham vọng của bà là gì? Nổi tiếng toàn thế giới chăng? Bà trả lời: Một phút múa Ba-lê hoàn hảo.
Người ngoài nhìn vào có thể thấy bà ấy thật hoàn hảo nhưng bản thân người múa thì không. Bà vẫn tìm kiếm sự hoàn hảo – theo tiêu chuẩn của chính mình.

10. Sáng tạo là luôn biết rằng chúng ta/tôi/bạn có thể làm tốt hơn và có động lực để đạt đến điều tốt hơn với mọi công việc, nghề nghiệp. Trong bạn luôn có một phần sáng tạo thôi thúc: “Bạn có thể làm điều này tốt hơn?”. Nếu bạn trả lời: Đúng như thế!

11. Sáng tạo là nhờ tài năng thiên bẩm, không phải cũng có? – Một sinh viên hỏi ông Puttnam.

Ông cho rằng cần làm rõ “Thiên bẩm” là như thế nào? Mọi người cho rằng có người có có người không. “Thực ra, nhìn trong góc độ khác, những người yêu thích đặc biệt một vấn đề, ví dụ như điền kinh hay chơi tennis thì họ có động lực để liên tục chơi. Về cơ bản, đó cũng là một dạng của Thiên bẩm khi mỗi người có một hướng tập luyện/học tập khác nhau.

12. Ông nói về quay chậm trong thể thao. Những thước phim quay chậm đó làm giảm tốc độ là khiến người xem kịch tính, cảm giác nhịp tim mình như nhịp tim VĐV

13. Năm 1978, ông đã viết một cuốn sách về VĐV Scottish, Eric Liddell giành HCV Olympic 1924. Sau này lên phim là Chariots of Fire (1981).

(Híc, đến đó thì ngừng thu âm)

Trong 2 năm, đưa 3 câu chuyện vào một bộ phim – giành giải oscar.

21 tháng Mười hai 2016

Thi hết môn

Tường thuật lại ngày thi vấn đáp Mác-lê

Vào phòng thi, tươi cười chào các cô Bốc đề vào câu 20 ( khó quá ), “em thưa cô cho em đk xin phép đổi câu hỏi đk k ạ” . Vào câu 9 (đời vẫn không khá hơn là mấy

Ngồi ở dưới đực mặt ra chả làm được gì ? Chẳng lẽ học lại ? Không mình là đàn ông, phải có chí khí đàn ông, không được an phận thủ thường, phải quyết tâm. Bình tĩnh rồi sẽ có hướng giải quyết. Nói không với học lại ! Lúc cô gọi lên, “Yêu cầu em trình bày… ” Mình phải cứu nguy ngay ! ” Em thưa cô, thực sự mà nói triết là một môn học phức tạp trừu tượng với sv mà hiếm ai có thể hiểu được tư tưởng cao siêu ấy. Triết học là gì ? Có một người mù hãy giải thích với anh ta thế nào là “ánh sáng”, đó là Triết học. Có một người điếc, hãy giải thích cho anh ta thế nào là “âm thanh” thế là Triết học. Chớ chữa cho anh ta khỏi mù hay điếc, đó là vận động theo hướng tôn giáo,… ”

Nói một thôi một hồi dài dòng Tam quốc thì mình chốt lại 1 câu là xin phép cho được làm câu 1 :)) Các cô cười cười : “Thôi được, anh ngồi đó làm đi” Như cá gặp nước, viết nhanh như tên bắn. Hơn 5′ viết thì cô gọi lên trình bày. Mình nói cũng hăng, cũng hiểu, cộng thêm phần chém gió kha khá :)) Liên hệ Cách mạng công nhân dệt ở thành phố ngày nay có trụ sở của clb bóng đá có số lượng cđv lớn trong top 3 tại giải vô địch quốc gia Pháp, là Lyon :)) Rồi liên hệ cách mạng giai cấp tới Tức nước vỡ bờ, tới Chị Dậu trong “Tức đèn” [Tắt đèn], tới Mị và A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ”, tới câu nói của cụ Mết trong “Rừng Xà nu” : “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Lại còn ba hoa về duy vật phủ nhận hoàn toàn về vị trí của một Đấng Sáng Tạo như phủ nhận Chaos trong Thần Thoại Hy Lạp, Đức Allah trong Hồi Giáo hay cả Nữ Oa trong Tín ngưỡng dân gian Trung Hoa,…bla bla bla…..

Các cô gật gù nghe, mình thì trảm phong, ngôn ngữ hình thể được phát huy tối đa để diễn tả :)))) Lúc ra về thì các cô cười cươi với mình, mình cũng cười lại :))) Cười vì biết qua bao nỗ lực mình đã qua Mác- lê 1. Em cảm ơn các cô nhiều ạ :))))

8 tháng Mười hai 2014

Đầu năm 2015

[chị Trang Mập, tức Nguyễn Thị Huyền Trang viết trên nội san Sinh viên Đại học Văn hóa số Tết 2015 (số cuối, không biết có tục bản không?)]

10516599_747165815379703_2921466718049724757_n

Thời tiết cực đoan

11026236_752483994847885_1030097794167617103_n

Ghét kiểu thời tiết cực đoan như mấy ngày này quá. Bị cảm nắng, cả tuần cứ vật vờ, mệt vô cùng ==

Thành thử cả tháng vẫn mãi quanh quẩn ở Hà Nội chả đi đâu được.

Lại nhớ tháng giêng. Tháng giêng toàn hội hè, ăn chơi. Toàn được lượn vi vu, chơi bời :3

Ảnh này là hội thành hoàng làng Ném Thượng, Bắc Ninh. Hôm đấy đi với ông bạn Xuân Quân. Hẹn nhau 7h30 mà 8h kém mới dậy và 8h hơn mới bắt đầu đi được. May mà phóng kịp 9h đã có mặt ở sân đình. Rồi 2 tiếng đi cùng làng rước ông lợn. Làng thì bé tí mà đi kiểu ngoằn nghèo, lại chầm chậm, còn có sự cố 1 ông lợn sổng chuồng mãi mới về đến đình.

Chen lấn, vô đẩy. Mệt hết cả người. Khát khô cổ. Chém xong con lợn là 1h kém. Rồi lại rồng rắn chở nhau về Hà Nội. Mà phát hiện ra google chỉ cả hệ thống đường làng được. Tằng tằng về đến HN. Rồi vào quán pes nghỉ ngơi. Mình đùa là cuộc sống phải biết cân bằng. Đi hành xác cả buổi, xem cái hội có từ cổ xưa. Thì bây giờ xứng đáng ngồi điều hoà, tận hưởng cuộc sống hiện đại.

P/s: Hoài niệm khoảng thời gian được vi vu.

Nắng ơi, đừng gay gắt nữa, để tôi còn đi chơi >.<

À, ai có nhã nhã đi cùng thì mình cùng lên cung và đi chung nhé :3

3 tháng Bảy 2015

Ngồi dự bị tại nước ngoài

http://daidoanket.vn/the-thao/ngoi-ghe-du-bi-tai-nuoc-ngoai-khong-thanh-cong-cung-thanh-nhan-tintuc125639

Đại đa số ý kiến trên mặt báo đều không đồng tình với việc Công Phượng, Tuấn Anh hay Xuân Trường ra nước ngoài ngồi dự bị nhiều hơn thi đấu. Không phải ngẫu nhiên có quan điểm như vậy.

Cái tư duy “Ta về ta tắm ao ta/Dù trong dù đục vẫn hơn ao ngoài” ăn sâu vào tâm thức người Việt, đặc biệt là nhân dân vùng Bắc bộ. Người Việt lo sợ mạo hiểm, ưu sự an toàn. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với sự tiếp xúc sâu nhất từ trước tới giờ với phương Tây, một lớp người Tân học ra đời.

Lúc đó, một trào lưu sách du ký ra đời, chủ yếu đăng ở những tờ báo chữ quốc ngữ như Phụ nữ Tân văn hay tạp chí Nam Phong. Nhưng những con người như trên chỉ chiếm số ít.

Tới tận bây giờ, nhân dân vẫn coi mạo hiểm, dấn thân như vậy là một điều lạ lắm. Những cuốn du ký gần đây kiểu Xách ba lô lên và đi, Chân đi không mỏi hay Tôi là con lừa vẫn gây tranh cãi và sửng sốt trong dư luận về sự mạo hiểm phiêu lưu kia mà.

Chuyến đi Nhật Bản, Hàn Quốc của ba cầu thủ HAGL cũng như vậy. Các bạn đã là mạo hiểm, dấn thân vào một môi trường văn hóa mới, một nền bóng đá mới thì phải chấp nhận thôi. So với mặt bằng chung ở đó, các bạn chỉ tầm trung bình. Dự bị là bình thường.

Nói vậy, chẳng phải làm nhụt chí các cầu thủ trẻ mà mục đích khích lệ các bạn gắng hơn nữa. Mình kém hơn họ thì mình phải gắng hơn để theo kịp chứ. Hãy gắng lên, chưa phải vì tổ quốc, mà vì chính sự nghiệp quần đùi áo số của bản thân. Thành quả xứng đáng chỉ đến với những người theo đến cùng công việc. Vậy nên, các bạn đừng về nước, một năm chưa thấm gì cả, hãy tiếp tục ở lại nước sở tại để chiến đấu giành suất đá chính. Tôi nói điều này không phải không có cơ sở. Các bạn đang dần tiến bộ và nhận được sự tin tưởng của HLV.

Ra thế giới mới thấy bản thân thực sự đứng ở đâu. Chứ trong nước toàn “con hát mẹ khen hay”.

Bóng đá Việt cần nhiều nhân tố nữa để phát triển. Một trong số đó là giao lưu, hợp tác với những nền bóng đá mạnh của khu vực và thế giới. Không thể “cả đời chưa đi ra khỏi lũy tre làng” được. Cần rất rất nhiều hơn những cầu thủ xuất ngoại như Công Phượng, Tuấn Anh hay Xuân Trường – những con người mà tư duy bóng đá của họ là sự giao thoa giữa Việt Nam và nước sở tại. Thế mới phát triển được.

5 tháng Mười 2016

Cà phê trong ngõ Nguyễn Thái Học

13394939_1735110343370025_1090716341_n

12 tháng Sáu 2016

Năm tháng trôi đi

“Cách đây sáu mươi năm, hồi còn trẻ, ta gặp một cô gái yêu ta và ta cũng yêu nàng. Nhưng được tám tháng thì nàng chuyển nhà đi mất, ta vẫn còn nhớ, mà đã sáu mươi năm rồi. Ta đã nói với nàng: anh sẽ không quên em. Năm tháng trôi đi, ta đã không quên nàng. Đôi khi ta cũng sợ lắm, cuộc đời trước mặt còn bao nhiêu thế kia, mà ta, lão già khốn khổ, hứa hẹn gì được với mình bây giờ, khi Thượng đế mới là người cầm cục tẩy trong tay? Nhưng giờ thì ta yên lòng rồi. Ta đã không quên Djamila. Ta còn chẳng mấy thời gian nên sẽ chết trước khi kịp quên.” – Romain Gary

Một phần cuộc đối thoại giữa ông Hamil, ‘người bán thảm rong ruổi khắp nước Pháp và thấy tất tật mọi thứ trên đời’ (chữ của tác giả) và chàng trai nhỏ người Ả Rập Momo trong tiểu thuyết Cuộc đời phía trước.

24 tháng Mười 2015

Về cô gái này của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần: Khi người ta béo

13118121_1327777170572011_1080251813_n

(Câu 2 của bài thi môn Phê bình văn học, thầy Văn Giá. Câu 2: Lựa chọn một quyển sách văn học tùy thích và thực hiện một bài phê bình hoàn chỉnh)

Đã qua rồi cái thời được bà, được mẹ kể về nỗi ám ảnh đói khát, bây giờ ám ảnh là khi người ta béo. V cô gái này của Nguyễn Ngọc Thuần là một truyện dài như vậy.

Theo một nghiên cứu, số lượng người béo phì tại Việt Nam đang tăng lên từng ngày, đặc biệt tại những thành phố lớn. Béo phì.

Nghĩ tới hai chữ “Béo phì”, không chỉ tôi mà rất nhiều người rùng mình. Béo phì như một thứ đại dịch chỉ chờ chực ập vào chúng ta. Khi người ta béo, cả thế giới họ sẽ rất khác.

Nhân vật chính trong V cô gái này là một “cô gái” mắc chứng béo phì tên Z. Truyện xoay quanh cuộc đời của Z, từ những lúc cùng cực với hội chứng béo phì tới lúc cô quyết định cắt dạ dày và cuối cuộc đời.

Hồi nhỏ, tôi nghe ông bà nói xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. Với hệ mỹ học bây giờ, béo không phải là đẹp. Vậy người béo mà đẹp nết vẫn thật tốt?

Thời Phục hưng tại Châu Âu tôn vinh vẻ đẹp đầy đặn của người phụ nữ; người Châu Phi cũng coi đó là một chuẩn mực cái đẹp. Nhưng tại Việt Nam, béo không phải là đẹp, mà là xấu, đặc biệt với người phụ nữ.

Còn gì tệ hại hơn người phụ nữ xấu. Dù mang nhiều định kiến giới, nhưng tất cả đều quen với cách gọi phụ nữ là “phái đẹp”. “Phái đẹp” mà không đẹp sao?

Quảng cáo mỹ phẩm hay những trung tâm làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ ra rả “không có ngưi ph n xu, ch có ngưi ph n không biết làm đp”. Có lẽ những copy-wrter đó không trải qua cảm giác của một người phụ nữ béo, béo một cách xấu xí. Tới độ căm ghét cả bản thân mình vì quá béo.

Còn gì khủng khiếp hơn khi người phụ nữ căm ghét chính bản thân họ như Z đã từng căm ghét chính mình. Vì sao? Vì Z béo, 121 kg, “s còn tăng lên na”.

Nhiều người nghĩ đơn giản rằng tập luyện và ăn kiêng là giải pháp cho hội chứng béo phì. Để rồi một ngày đẹp trời nào đó, bạn sẽ hóa thành một cô nàng thon gọn, giống y kịch bản phim Hàn, Oh my Venus.

Nhưng với Z, câu chuyện phức tạp hơn rất nhiều. “Tôi không còn tin có th ci thin đưc con ngưi mình na. Chúng đã hư ri. Cơ th tôi đã hư ri”.

Z có thể chỉ là một cá biệt trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần, nhưng ngoài đời không thiếu những con người như vậy. Có nhiều cô gái cùng chung hoàn cảnh post lên Facebook những dòng đầy tâm trạng, “Đến c th cũng thy béo”.

Trong tín ngưỡng Việt Nam, con người có hai phần hồn và xác. Hồn tồn tại ngay cả sau khi thể xác đã không còn và lần hồi đầu thai sang những kiếp khác – với những thân xác khác.

Nhưng khổ nỗi, Z đang trong kiếp sống này. Một tâm hồn nhạy cảm như Z phải trói buộc trong một thể xác béo ú nặng nề tới 120kg như vậy thật không tương xứng, nếu không muốn nói là quá sức chịu được.

Tâm hồn Z không chấp nhận thể xác của chính cô. Nhưng “cô gái này” không phải một vị thần hay người có khả năng hoán đổi thân thể. Nhưng nếu điều này có khả năng thành sự thật, liệu cô sẽ hoán đổi thân xác cho ai, trong bạt ngàn những hoa hậu, những siêu mẫu?

“Mt khi bn ghét con ngưi mình, bn s ghét ngay c hơi th, ngay c si tóc mai. Ni ca bn không còn đáng yêu. Bn ghét toàn b con ngưi mình”.

Căm ghét bản thân là một tín hiệu của sự sụp đổ những thứ khác. Chẳng thể yêu thương cuộc sống hay những người khác khi bạn đã căm ghét chính bản thân mình được.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần trả lời VNExpress: “Cô ta (Nhân vt Z) buộc phải chống chọi với chính cơ thể của mình, từ việc ăn uống, tắm rửa, yêu đương, cho đến cái chết, sự sống, và toàn bộ những mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp“.

Nhưng tôi tin nhà văn kiêm họa sĩ, và cả nhà làm phim độc lập với bộ phim 12 bưc thành ngưi, Nguyễn Ngọc Thuần không đơn thuần nói về câu chuyện những người béo.

Anh muốn nói điều gì lớn hơn, sự cô độc chẳn hạn. Sự cô độc của Z nảy mầm từ sự căm ghét chính bản thân. Cô độc trong ngôi nhà mình. Cô giết thời gian bằng cách “làm tình vi nhng chương trình trên TV”.

Tôi, một người chưa tới mức béo phì, tin rằng béo phì không phải là nguyên nhân của những đổ vỡ trong cuộc đời Z. Có bao nhiêu người béo phì, còn mập hơn Z, vẫn sống tốt, sống hạnh phúc bên những người thương yêu. Tình yêu của cô không bỏ đi vì cô béo mà vì thái độ của cô về vấn đề này.

Đã từ lâu, “cô gái này” không tin vào hạnh phúc: “Những kẻ cô đơn không bao giờ có thể tiêu hoá nổi tình yêu”.

Có thể hiểu câu nói của Z theo logic cô là một “kẻ cô đơn”. Cô đã từng không cô đơn. Nhưng khi béo phì, thế giới của bạn sẽ thay đổi chóng mặt. Để những thay đổi ấy không tước đi niềm vui và hạnh phúc của bạn không phải là chuyện dễ dàng, trừ khi có niềm tin – thứ mà Z đã chốn từ.

Đã ai từng nói rằng khi người ta béo là không thể hạnh phục, là cô đơn chưa?

Tháng Năm 2016

Tự Lực văn đoàn

Bài hát nào diễn tả được rõ nhất Tự lực Văn đoàn? Tôi không có câu trả lời cuối cùng và đích đáng nhất. Với cảm nhận bản thân, đây là thứ phù hợp nhất.

Tự lực Văn Đoàn là con ngựa phi đường xa, đi xa hơn bất cứ kẻ nào trước đó. Nhưng con ngựa không biết rằng nó đã đi quá xa khỏi khuôn khổ. Rồi những gì nhóm gây dựng

Xã hội Việt Nam, với Tự Lực Văn đoàn đã xác lập được một trật tự mới – cái trật tự một cách quái dị và cực đoan phủ nhận cái cũ. Vấn đề ở đời này, tôi tin, không phải là xấu hoàn toàn, tốt hoàn toàn, đểu cáng 100% hay nhân đạo hoàn hảo mà là sự trung hòa. Trật tự mới do Tự lực Văn đoàn kiến tạo đã là một dự cảm bất an về tương lai. Nếu không thay đổi, xã hội sẽ như một đoàn tàu lao xuống vực thẳm. Khái Hưng nhìn thấy rất rõ điều này. “Hỗn loạn đã do cái trật tự mà nảy nở ra” (Băn khoăn – 1943)

1 tháng Tư 2017

Đình làng Giáp Nhất

Đình làng Giáp Nhất. Đây là một trong năm làng Mọc kết nghĩa. #Làng_Mọc #Cái_đình

[ngồi trong đình, ăn xôi cô Tuyết làng Mọc]

12534441_219335521735845_934734630_n(1)

14 tháng Một 2016

500 ngày hạ

Hơi kỳ lạ nhưng là sự thật; đây là bộ phim tôi thường xuyên xem những lúc tìm cảm hứng.

Đây chẳng phải là một kiệt tác điện ảnh mà đơn thuần chỉ là câu chuyện về sự lựa chọn của hai con người trẻ.

Nhưng tôi tìm được sự tương đồng phần nào với cả hai nhân vật ấy, cả Tom lẫn Summer. Một người bạn tôi nói rằng phải chăng Tom là một dạng tiêu biểu của những chàng trai độ tuổi ấy? Cứ bỏ ngỏ câu hỏi này, tôi chưa cần vội để trả lời ngay lúc này.

500 ngày hạ vội đi qua, thu sang, và rồi những đợt lạnh đầu mùa sắp tới để mang mùa đông về. Cuộc sống vẫn cứ thế trôi đi, như quy luật tự nhiên. Chỉ có những con người thay đổi.

Thay đổi chứ không phải biến thành một người hoàn toàn khác. Tom và Summer thay đổi lẫn nhau.

Thay đổi để trở nên thành thật hơn với chính mình, chắc chắn với sự lựa chọn của bản thân.

17 tháng Mười một 2015

Ashley Phelps

Ashley Phelps là một họa sĩ người Canada. Cô đã từng đi dọc nước Mỹ bằng mô-tô. Đi du lịch bụi xuyên qua hàng tá nước, đi để vẽ, để sống, để dạy vẽ tranh và truyền tình yêu hội hoạ cho các bạn nhỏ.

– Tôi thực sự ghen tị với cuộc sống của chị.

– Thế sao cậu không sống như vậy?

– Nhiều nguyên nhân. Gia đình ở Việt Nam khác Canada lắm.

– (Cười ) Mẹ tôi cũng từng phát điên lên khi có năm tôi đi suốt mà chả về thăm bà lấy được một hôm. Nhưng gia đình là nơi bình yên không phải là sự ngăn cản. Nếu cậu thực sự muốn thì không gì trên đời cản được.

Tháng 4/2015 tại Lương Sơn, Hoà Bình

12112047_864819786947638_2235483624068408080_n

8 tháng Sáu 2015

Thi YVS 2015

[Tôi chưa bao giờ trình bày ở buổi chung kết, bởi vì không tuân thủ điều lệ của chương trình. Phỏng vấn xong, tôi đi ăn vặt với anh Ngô Trung Kiên (sao lúc nào cũng cười?) và chị Thu béo – bạn thân của anh kia. Mấy năm sau nghe tin chị ấy bị bệnh. Giờ không rõ còn sống không. Tôi với Mai Anh Quân từng chụp mấy bức với chị ấy.]

yvs

27 tháng Chín 2015

Nhảy, nhảy, nhảy

Dance,” said the Sheep Man. “Yougottadance. Aslongasthemusicplays. Yougotta dance. Don’teventhinkwhy. Starttothink, yourfeetstop. Yourfeetstop, wegetstuck. Wegetstuck, you’restuck. Sodon’tpayanymind, nomatterhowdumb. Yougottakeepthestep. Yougottalimberup. Yougottaloosenwhatyoubolteddown. Yougottauseallyougot. Weknowyou’re tired, tiredandscared. Happenstoeveryone, okay? Justdon’tletyourfeetstop”

12 tháng Tám 2015

Xúc tuyết

Nhân vật chính trong Nhảy, nhảy, nhảy của Haruki Murakami là một ký giả. Ông diễn tả công việc của mình là đi xúc tuyết, việc không ai muốn làm nhưng phải có kẻ nào đó thực hiện.

Báo chí, truyền thông bây giờ ngày càng “tàn nhẫn” như chữ của anh Hoàng hối hận dùng. “Đặc biệt trong bối cảnh hôm nay, khi đại đa số quần chúng đều quá tải truyền thông – cái gì họ cũng đọc nhưng đéo có hơi sức để tâm cái gì vì quá nhiều. Càng ngày càng tàn nhẫn.”

Và chỉ sau một ngày, thậm chí vài giờ; bạn và công sức của bạn sẽ thành “phân bói cho lịch sử” (Nguyễn Huy Thiệp) hết.

“Đến cuối ngày, thành công ở môi trường này chỉ còn lại là có bao nhiêu người nghe ông”

Trong hàng triệu triệu người hoạt động trong lĩnh vực này, liệu còn mấy người được sử sách lưu danh như Phan Khôi hay Nguyễn Văn Vĩnh,..

À mà, chính sử cũng chưa bao giờ công nhận hết tầm vóc và đóng góp của những người kể trên.

2 tháng Mười 2016

Đôi khi

“Đôi khi, tôi xem lại những bức ảnh, và mặc dù không rõ vì sao, nhưng tôi biết khi chụp những bức đó. Tâm trạng tôi đang buồn…

Nỗi buồn không thể nhớ nguyên do giống như màn sương bạc, nhẹ nhàng nhưng dai dẳng, không biết làm cách nào để thoát ra.”

13266714_156864151385607_662916774_n

1 tháng Sáu 2016

Gặp nhau

Ngày này 2 năm trước. Thi giữa kỳ môn Lý lớp 12.

Lúc gửi xe ở ngoài, trong lúc đợi bác trông xe lấy hộ xe (mình lười vãi) thì có một con bướm đen đậu vào vai mình. Hồi đấy hơi duy tâm nên nghĩ chắc điềm lành. Đúng thật, lý hôm đấy làm rất tốt, được tầm 7,8 điểm.

Đọc lại stt này, nhìn vào những fb-er đã like, nhận ra một người không còn trên đời nữa. Những năm cấp 3 hắn hay thi học kỳ, thi giữa kỳ cùng phòng mình. Kỉ niệm cùng nhau cũng vui vẻ.

Nghĩ lại cũng đơn giản, mình và hắn là bạn bè cùng tiến trong phòng thi, mình “giúp” hắn Anh, Văn. Hắn giúp mình Hóa, Lý. Còn Toán thì mình tự xử được (Hồi phổ thông mình học toán cũng đâu tới nỗi nào. Có kỳ còn lọt top 3, top5 Toán. Thi lên cấp 3 toán còn được 9 điểm, thi đại học thì gần 7 điểm. Nói chung là khá có duyên với Toán; tới bây giờ vẫn tiếp xúc khá nhiều, thường xuyên với những con số thống kê trong những bài viết).

Nhắc lại chuyện phổ thông bây giờ giống như nhắc lại chuyện của kiếp trước.

Tuần trước mình ở sự kiện SEXUP bên iSEE cũng được có duyên gặp một người bạn học lớp 6A1 Bế Văn Đàn chắc phải 6 năm chưa gặp. Mình không hẳn nhận ra hắn nhưng hắn nhận ra mình trước tại bàn check-in. Mình còn nhầm lẫn tên gã, hết Hoàng, Dũng, Trung, Tuấn; hóa ra tên là Mạnh.

Gần giữa chương trình thì lại gặp ở cuối khán phòng. Nói chuyện được một lát. Lúc đầu kể về cuộc sống hiện tại, sau gần như toàn chuyện quá khứ. Có những chuyện lâu lâu rồi, mình tưởng đã quên mà vẫn còn nhớ. Thầy cô xưa, trường ngày xưa lúc chưa chuyển, những người bạn học cũ mình may mắn tìm thấy nhau trên FB. Cứ thế câu chuyện miên man.

Mình từng nói sau này rồi một ngày, ở bất cứ đâu, những người bạn cũ như vậy rồi sẽ gặp lại như là anh bạn Mạnh kia. Nhưng đôi khi cũng sẽ chẳng còn có cơ hội như một người bạn học cũ từng like stt này của tôi 2 năm về trước.

Được sống để gặp nhau, đấy cũng là một điều hạnh phúc trên đời mỗi ngày…

11209708_864817540281196_4596084307150591758_n

26 tháng Mười 2015

Đẹp trời

aya

Xem lại ảnh này nhớ đến mấy câu trong cuốn nhật kí Một lít nước mắt của Kito Aya :

“Bạn ngã

Ổn thôi, chỉ cần bạn đứng dậy

Sao bạn không nhìn bầu trời khi bạn đứng dưới nó

Bầu trời trong xanh đang trải dài trước mắt bạn đó

Sao bạn không tự cười với bản thân mình nhỉ ?

Vì bạn vẫn đang sống mà”

Bầu trời Hà Nội hôm đó đẹp quá, trong xanh quá, tự cười rồi chụp một bức vì suy cho cùng được sống thật hạnh phúc, cuộc đời chỉ thực sự xấu xí khi ta nghĩ nó như thế.

Nhìn ngắm bầu trời Hà Nội lại mơ tới bầu trời xanh ngắt không một gợn mây Địa Trung Hải, mơ tới bầu trời mây mù quanh năm trên dãy Hymalaya trứ danh mà tôi thầm khát khao sẽ chinh phục trên con đường đờn, con đường thiên lí này….

24 tháng Bảy 2014

Con đường lạ

“Ôi con đường lạ/Ôi ta thật lạ/Từ đây hồi sinh” – Lê Cát Trọng Lý.

Có 8/23 cầu thủ chưa từng thi đấu tại World Cup hay Euro được HLV Conte triệu tập cho đội hình đội tuyển quốc gia Italy tới Pháp mùa hè này. Federico Bernardeschi là một trong số đó.

Thể thao & Văn hóa từng dùng cụm từ “Cánh chim lạ” để miêu tả số 10 của Fiorentina. Tôi đánh giá “Cánh chim lạ” Bernardeschi là của hiếm trong thời kì Calcio khan hiếm tài năng trẻ, nhất là trên hàng công.

Anh là mẫu cầu thủ chạy cánh trái kèo; có xu hướng bó vào trung lộ, nhãn quang chiến thuật và khả năng đi bóng rất đáng nể. Đặc biệt, Bernardeschi dứt điểm khá tốt, sút xa cũng cừ.

Năm 2011, Sir Alex đã từng rất mê mẩn và muốn đưa cầu thủ tài năng này – khi đó mới 17 tuổi – về Manchester United. Barca hay Real và những đội bóng lớn cũng từng đánh tiếng mong muốn chiêu mộ anh.

Và các cô gái, đừng khóc cho “Soái ca” Marco Reus lỡ hẹn với Euro; hãy ngắm nhìn chàng trai Bernardeschi với mái tóc undercut cổ điển cùng vẻ đẹp vô cùng lịch thiệp của người Ý. Cầu Chúa, HLV Conte hãy cho anh ra sân thi đấu. (Để chiều lòng chị em).

Ký giả Luca Calamai của La Gazzetta dello Sport từng đặt câu hỏi như này với Bernardeschi: “Cha anh là một fan hâm mộ lớn của anh. Ông ấy đã có lời khuyên gì dành cho con trai mình?”

“Hãy ghi bàn nhiều hơn nữa”.

Không chỉ cha anh mà cả ĐT Italy cũng hy vọng những đột biến từ “cánh chim lạ” Bernardeschi. Hy vọng một thứ gì lạ lẫm, mới mẻ để “hồi sinh”.

4 tháng Sáu 2016

Hạnh phúc

Về từ vựng, chúng tôi xóa bỏ từ HẠNH PHÚC, bởi vì suy cho cùng HẠNH PHÚC là thứ gây mệt mỏi nhất cho chúng tôi mỗi khi nghĩ tới. Chúng tôi đã thay HẠNH PHÚC bằng THÔ BỈ. Chúng tôi hoàn toàn mãn nguyện với THÔ BỈ của mình. Chúng tôi không còn phải thắc mắc mình có thật sự THÔ BỈ hay không, THÔ BỈ nhiều hay ít, có ai THÔ BỈ hơn mình không. Và chúng tôi cũng không tin có ai đó THÔ BỈ hơn chúng tôi. Nhiều lúc băn khoan tự hỏi, có nhất thiết phải tìm kiếm THÔ BỈ, khi mà cuộc sống đã quá đủ những THÔ BỈ rồi. Nhưng rồi tôi chợt nhận ra những lúc không còn bận tâm về THÔ BỈ đó chính là lúc mình THÔ BỈ nhiều nhất.

– Nguyễn Ngọc Thuần

12 tháng Mười 2015

Duyên

Thất vọng vì lần thứ ba lỡ cơ hội gặp chị Lý trong vòng hơn một tháng. Giải thích sao đây? Đâu thể trách móc hay đổ tại một nguyên do gì đó hoặc tự trách bản thân. Cũng vì một chữ DUYÊN mà thôi.

Chữ Duyên có thể đưa mình tới nghe những bài hát của Lê Cát Trọng Lý nhưng hiện tại chưa đủ duyên để gặp trực tiếp được. Cuộc đời, bản thân mình tin, vẫn là một chữ Duyên cả. Người ta gặp ai đó, chớ không phải kẻ khác hoặc buộc phải thay đổi một kế hoạch ấp ủ có khi cả đời để loay hoay tìm con đường mới lạ. Không phải bất kể ai cũng được Jesus Christ lựa chọn là một trong 12 vi tông đồ. Và cũng không phải ai cũng có duyên với cửa Thánh.

Tất cả chừng đấy âu cũng là ý giời. “Everything happens for a reason”.

Những độc giả vô thần có thể bỏ qua stt này. Dù tranh luận bao nhiêu thì những kẻ hữu thần như tôi cũng không thể cùng chiến tuyến với sự vô thần. Xin phép vậy.

Ý giời hay một thế lực nào đó chi phối từng chặng cuộc đời từng người.

“Chuyện chú bé mơ người chôn giấu kho tàng quý báu nơi thật xa

Giật mình thức ra, chuyện thật giống mơ thì biết đâu mơ là thật!

Và chú bé lên đường đi kiếm kho tàng trong mơ mong giàu sang”

Bài này Lý lấy ý từ nhân vật Sangtiago trong Nhà giả kim của Paulo Coelho. Giải thích như nào đây.

Theo tư duy á đông sẽ là do một chữ Duyên, do ý giời. Với tư duy của phương Tây thì những Kito hữu sẽ giải thích: Vì Chúa muốn vậy. Tất cả mọi sự diễn ra đều có nguyên nhân cả.

Lần này tôi cũng không ngoại lệ. Vì một lý do nào ư? Còn quá sớm cộng chưa đủ những trải nghiệm cộng dẫn chứng để khẳng định lý do là gì? Liệu nó mơ hồ không? Chưa ai rõ.

Nhưng kẻ hữu thần này vẫn tin vào một chữ Duyên.

16 tháng Chín 2016

Chẳng hay em đang nghĩ gì

Ai nói chuyên nghiệp thì viết nhạc hay hơn những gã tài tử chứ :3

“Anh đợi tóc mây dịu dàng,

anh đợi ánh mắt long lanh,

đợi tay trong tay bên em nghe em hát líu lo.

Anh chẳng sợ nắng chói chang anh chẳng sợ mưa nặng vai,

chị sợ đôi môi ngây thơ kia chẳng nói cũng chẳng cười.

Anh sẽ ngược gió xé đêm để được đến bên cạnh em.

Chỉ xin em xin em đừng nhìn anh hững hờ.

Hãy nói anh phải làm chi, để được thấy môi em cười.

Hỡi này ánh mắt long lanh,

chẳng hay em đang nghĩ gì ?”

11 tháng Chín 2016

Nói chuyện với anh Đặng Thanh Tú

[là người hát Chẳng hay em đang nghĩ gi]

Chủ nghĩa kinh nghiệm : Đánh giá nh sự vật, hiện tượng theo những kinh nghiệm mình đã có trước đó( 1 cách Cảm tính )

Cn siêu hình : Mọi thứ cs đều có sắp đặt

Fb : Giang Dang ( RC ) vs Hoàng Hối Hận ( báo Lao động )

Last days in VN ( phim )

Thời của thánh thần ( truyện )

Sách : Plato và thú mỏ vịt ở quán bar

25 tháng Hai 2015

Hạnh phúc (2)

Nhớ hồi phổ thông, cách đây 1, 2 năm năm mình còn nói đầy say mê tuổi 18, 19 của mình sẽ như thế nào. Còn thực tại bây giờ sao mà khó khăn gấp nhiều lần tưởng tượng cách thời gian ấy.

Nó tựa cánh chim bay không mỏi kia trong cái hành trình đi tìm cái định thức Hạnh phúc ấy bị nào biết bao như thứ xiềng xích bủa vây. Càng vùng vẫy cất cánh các xiềng xích sao càng dính chặt vậy.

Cái nỗi đau cái con tim ấy đang chảy máu. Nó cảm thấy chán trường, lạc lõng và không hạnh phúc.

Câu hỏi tự vấn của mình : Liệu tôi có chấp nhận từ bỏ tất cả để “đi” tới Hạnh Phúc ấy ???

[tôi muốn yêu và được yêu hơn là đi bụi, mãi sau này tôi mới biết hơn về bản thân]

8 tháng Một 2015

Magenta (Hàng Đậu)

15078566_1120753551354259_4540698106574261749_n

Tháng Mười một 2016

Ám ảnh

Mấy ngày nay bị ám ảnh (đích thị phải dùng chữ này mới đúng tâm trạng) với bxh Forbes Vietnam 30 Under 30.

Họ đều là những người tài giỏi và trong đó có nhiều nhân vật mà bản thân tôi cực kì ngưỡng mộ như học giả Hán Nôm Trần Quang Đức (tác giả công trình nguyên cứu Ngàn năm áo mũ), như Vlog-er JV hay Lê Quang Liêm.

Nhưng nói chuyện đông tây, dông dài Tam Quốc rồi lại chỉ hướng đến bản thân. Bản thân mình.

18 tuổi, nhìn lại mình thấy bản thân thật vô dụng, quá ư yếu kém. Lắm lúc vắt tay lên trán nghĩ cái mộng tang bồng sao mà quá xa xôi, nghĩ về chí làm trai trong đất trời mà thấy bản thân thất bại toàn tập.

Nhưng than thở chả ích gì, thực hiện mới khó chứ nghĩ trong đầu dễ ợt.

Có vị nổi tiếng nào đó tôi chẳng thể nhớ tên được, khi xưa nói rằng cái động lực để anh ta phấn đấu không ngừng là khi nghĩ đến cái chết. Cũng hơi cực đoan thật. Nhưng chết, ai chẳng phải kinh qua ải đó.

Từ lúc bé tí xíu tôi nhiều đêm cũng hay bị ám ảnh về hình ảnh cái chết. Cái chết nó vô hình, nó cứ lẩn khuất đâu đây, cái chết đáng sợ lạnh lùng lắm, kéo tuột con người ta ra khỏi mặt đất hạnh phúc tràn đầy ánh nắng và niềm vui để xuống cõi âm hiu quạnh buồn chán.

Chả hiểu có mối liên quan nào đó về mặt tư tưởng với nhà thơ Xuân Diệu, một người cũng bị ám ảnh thời gian ấy không ? Thời gian một đi không trở lại. Hôm nay đã là quá khứ của ngày mai và được xếp vào hạng lịch sử của hàng chục năm sau. Đấy, con người sinh-lão-bệnh-tử , thành-trụ-bại-diệt như triết học Phật Giáo. Hôm nay còn bên nhau đó mà mai đâu biết ra sao, đi đâu mất rồi, chớp mắt đã hết cả sự đời, cuộc đời trần thế âu như một giấc mộng trôi nhanh tới không tưởng, vô thường đến cực đại.

15 tháng Hai 2015

Không làm gì

Theo tư duy của Nguyễn Việt Hà thì rất có thể sẽ có một bài dạng: “Đàn ông không làm gì” hay “Đi làm ở phố”.

Thích Ngọt dã man!

6 tháng Chín 2016

Mục “Trò chuyện cuối tháng”

Nhớ thứ sáu tuần trước, biết là muộn giờ học vẫn cố chạy ra Giảng Võ để mua chuyên đề An ninh Thế giới cuối tháng; lật mục Trò chuyện cuối tháng và ngấu nghiến đọc. Tôi luôn thích đọc báo giấy, sách giấy hơn báo mạng hay e-book.

Đọc xong thực sự phục bác, phục người phỏng vấn. Tuyệt vời!

http://antgct.cand.com.vn/Tro-chuyen-cuoi-thang/Toi-va-Thu-tuong-da-tung-TRANH-cai-lien-tuc-405594/

1 tháng Chín 2016

Công nhận

Nguyễn Huy Thiệp có một vở kịch (dù chưa bao giờ được dàn dựng) tên Còn lại tình yêu. Trong đó, ông Thiệp lên tiếng mạnh mẽ đòi hỏi quyền được công nhận những người thực sự tầm cỡ của thời đại, nhưng vì những lí do chính trị, đã không được nhà nước hiện tại công nhận.

Những người như vậy rất nhiều như triết gia Trần Đức Thảo, ký giả Nguyễn Văn Vĩnh, học giả Phạm Quỳnh, học giả Phan Khôi, những người trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm hay những người yêu nước hoạt động trong nhiều đảng khác thời chống Pháp như Nguyễn Thái Học (thủ lĩnh của Quốc dân Đảng). Đó là những nhân vật mà người đời sau không có quyền được lãng quên.

Như lời nhân vật đại tá trong Còn lại tình yêu, chúng ta phải sửa sai, không phải với thế hệ chúng ta, mà còn những thế hệ con cháu chúng ta về sau.

Bởi người đại tá này hiểu cuối cùng, tất cả sẽ chỉ là “phân bón cho lịch sử”. Dù muốn hay không, những tên tuổi tầm cỡ trên rồi sẽ bị người đời lãng quên nếu không được chính quyền công nhân đúng với những đóng góp của họ với xã hội.

4 tháng Mười 2016

Mừng sinh nhật Mai Anh Quân 2016

Lời chúc mừng sinh nhật này có vẻ là muộn nhất rồi ông nhỉ? Nhưng người ta cũng nói rằng: Save the best for last.

Món ngon luôn ở cuối. Siêu anh hùng trong những bộ phim Hollywood luôn xuất hiện rất muộn. Và trong bóng đá, những bàn thắng muộn quyết định trận đấu cũng thể hiện đẳng cấp của đội bóng. Trận chung kết Champions League 1998-99 giữa MU và Bayern chẳng hạn. Save the best for last.

Tôi chưa biết chúc gì. Vì tôi nghĩ ông rồi cũng sẽ trở thành một người tài gì đó. Chỉ chúc ông kiên nhẫn, đam mê, sức khỏe để theo tới cùng một thứ gì đó.

Làm khoa học, đoàn đội, báo chí hay truyền thông. Nhiều thứ trước mắt ông quá đấy. Sống suy cho cùng là một chuỗi sự lựa chọn mà.

Viết tới đây, lại liên tưởng tới Pep. Ông cũng biết gã gã này điên như thế nào rồi. Bậc thầy chiến thuật nhưng không bao giờ chịu đứng im. Biết ước mơ của gã là gì không? “Tôi mơ ước kiểm soát 100% bóng”.

Thế giới bao la mà cuộc sống con người lại hữu hạn, tuổi trẻ cũng hữu hạn nữa. Làm được gì thì cứ làm.

À, một cây bút trẻ 9x là Dũng Lê đã có hẳn một chuyên mục mang tên anh “Dũng Lê & Chiến thuật” trên báo Thể thao & Văn hóa dịp EURO này rồi đó.

Xem những ví dụ đó, trong lòng thật khó tả. Tôi nhớ lâu rồi có đọc một stt của Skin [Lê Đức Anh] đại ý rằng sự quyết tâm của một gã trai có xuất phát từ lòng tự tôn. Ờ, cũng phải nhỉ ông?

Có cuốn này tôi đọc mê lắm. Sáu người đi khắp thế gian, preview cho ông; sách của Nhã Nam. Văn chương Mỹ dù đại chúng nhưng cuốn này đồng cảm với chặng đời tuổi trẻ này của bọn mình.

Kế hoạch một năm trước của bọn mình xem ra không thành phần nhiều rồi. Bản thân mỗi người cũng lớn hơn và tập trung làm việc hướng tới mục tiêu thay vì chém gió xa xôi.

Cũng hay, mà lại cũng dở. Nhớ thế cái hồi cấp ba, ông và tôi ngồi nói chuyện xa xôi thế, tưởng như chẳng bao giờ tới mà bây giờ đã tới thật rồi. Đúng là nhớ lại chuyện thời phổ thông như nhớ lại chuyện bản thân thời tiền kiếp.

Mượn ý câu nói của Nagasawa trong Rừng Na Uy rằng: Tôi tin dù 20, 30 năm sau ông và tôi có gặp lại thì cả hai vẫn có thể thấy đồng cảm cho nhau.

Là thế đó.

Đêm Hà Nội những ngày mưa

Đăng Thành

28 tháng Năm 2016

Ngủ muộn

13103533_965299340233015_866165267074084703_n

“Ước gì miệng kề sát, chàng hôn ta, hôn lấy hôn để!

Vì tình yêu của chàng tốt hơn là rượu.

Vâng, tốt thay hương dầu thơm đã xức nơi chàng.

Tên của chàng, tươi mát mùi dầu”

– Khúc ca Solomon (Kinh Cựu Ước)

Chỉ sách, nhạc và phim/ Tuyệt nhiên không thêm

“Hãy cẩn thận những cuốn sách như này. Nếu non nớt, cậu sẽ cổ suý cho ấu dâm như Lolita, cổ suý cho loạn luân như Trăm năm cô đơn hay ủng hộ nhà thổ như Nàng phù thuỷ thành Florece. Nhưng đó là những cuốn sách đáng để đọc”.

Tưởng tượng ra Z, nhân vật nữ trong “Về cô gái này” của Nguyễn Ngọc Thuần, đã giảm từ 121kg xuống 38kg sau cuộc phẫu thuật thu nhỏ dạ dày. Nếu cô gái trong Nỗi cô đơn của các số nguyên tố làm như vậy, cô sẽ còn là hình hài gì?

Đọc lại một câu trích dẫn của Trịnh Công Sơn mà anh bạn tôi gửi cách đây một năm. Ừ thì nó nguỵ biện, nhưng ở đời có lẽ cần những nguỵ biện như vậy để cứu rỗi ai đó.

Giê-su Kito xuống thế giới để cứu rỗi nhân loại. Tôi ít nhất chưa cần sự cứu rỗi của Thiên Chúa, vì niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của tôi là khác.

Sách có lẽ là một “người”cứu rỗi. Viết tới đây mặt buồn hiu mà đột nhiên cười sặc sụa khi nhớ lại một câu của Nguyễn Việt Hà viết: “Có thể nói, Đức Phật là người lắm mồm vĩ đại nhất thiên hạ”.

Có lẽ như phim Inside out, cảm xúc tôi lúc này đã được Joy bất ngờ điều khiển, dù chỉ là một khoảnh khắc bất chợt. Nhưng chắc chắn tôi không bị chứng rối loạn lưỡng cực.

3 tháng Năm 2016

Đọc, viết lách và yêu

13095950_959822860780663_4927297243728482563_n

Hôm qua, tôi đọc một tạp văn của Nguyễn Việt Hà về sống đủ. Đại để, gã nhà văn cho rằng đủ ăn đủ mặc đủ các nhu cầu thiết yếu khác là ổn.

Người Nhật Bản đã và đang có xu hướng tối giản ngôi nhà của họ. Cái gì thật cần thiết mới cho vào, những đồ dùng một năm hai lần động tới là thùng rác thẳng tiến. Tôi thấy xót xa khi tưởng tượng cảnh các chị em, các bà các mẹ phải đối xử với quần áo như vậy.

Sống đủ là thế, vậy còn đọc đủ? Chẳng biết thế nào là đọc đủ cả.

100 cuốn hay 1000 cuốn hay nhiều hơn cả thế cũng có lẽ không đủ. Đơn giản là không có một thang quy chiếu rằng như nào là đủ. Ví dụ, mày đọc hết từng này tựa sách cho ông, đủ dùng tới cuối đời. Tự mình tưởng tượng mà nghe thấy củ chuối không chịu nổi.

Hôm nay đi hội chợ sách, tôi thấm thía các nhà sách đã “bóc lột” ví tiền người mua một cách ngọt ngào như nào.

“Ai bảo đẹp quá làm gì”, “Ghé qua Bloom book đi, có voucher này”, “Tao Đàn đang sale”, “Đông A đang làm lại bộ Tam Quốc mới, cả bộ Shelock Home được đánh thành từng vali sách trông đẹp quá”, “Sách Nhã Nam sao bìa đẹp thế”, “A, em sách kia hợp để check-in quá”, “Ôi, Patrick Modiano, không nên kìm cái sự sung sướng này lại”,…

Đọc chưa bao giờ là đủ, một cơ số “tín đồ shopping” sách nêu quan điểm như vậy,

Đọc chưa bao giờ là đủ. Vậy thì viết, như thế nào là đủ?

Vũ Trọng Phụng viết cốt để đủ sống, cũng là viết đủ. Nhà báo viết đủ bài để liên tục lên trang. Ví dụ lệnh sếp, này anh, làm cho tôi một bài tin 150 chữ này, một bài 500 chữ trước trận đấu, một bào phân tích 1500 chữ rồi tường thật trực tiếp trận đó. Viết thế cũng gọi là đủ. Hay một gã sinh viên báo chí được giảng viên giao bài tập vài tuần một lần lại đi lấy tin sự kiện để viết bài 1200 chữ hoặc 700 chữ.

Tất tần tật với mỗi người cũng gọi là đủ. Tất nhiên, số chữ không giống nhau, chênh cả hàng vạn chữ là ít.

Đọc chưa bao giờ là đủ, viết cũng như vậy. Vậy còn yêu? Như nào là đủ?

Mấy câu chuyện tình showbiz hot suốt hàng trăm năm lịch sử như Romeo và Juliet hay Ngưu Lang – Chức Nữ có thể là một ví dụ.

Yêu đủ là như nào? Mỗi con người có cách đủ khác nhau, có vài người thấy chưa bao giờ là đủ, khi yêu. Chắc hẳn nếu Ngưu Lang, Chức Nữ có dùng Facebook Messenger tâm sự suốt ngày cũng chẳng là đủ, gặp nhau 1 lần trong năm cũng chẳng là đủ.

Sống đủ, tạm có thể là ổn. Nhưng việc đọc, viết lách và yêu. Chẳng bao giờ là đủ cả.

24 tháng Tư 2016

Đôi bờ

Cái chết là thứ khiến con người bình đẳng nhất. Bởi lẽ sự chết không thể trốn tránh.

Và cái chết có lẽ cũng là thứ chia cắt “đôi bờ” vĩnh viễn. Hai người yêu nhau nhưng cách trở đôi bờ của cõi trần – cõi âm.

Đó là thứ hiển nhiên, con người không ai không biết. Nhưng khi biết trước kết quả cuối cùng, họ vẫn tiếp tục lao vào.

“Con chim ấy lao vào bụi gai theo bản năng, không biết cái chết đang chờ mình trước phía trước” (Colleen McCulough)

Mỗi ngày sống đồng nghĩa chúng ta đang nuôi dưỡng cho sự chết. Nhưng tôi không tin con người sống chỉ để chết!

Cũng giống như con chim lao vào bụi mận gai trên, biết chứ vẫn tiếp tục làm.

“Đêm qua anh mơ thấy em yêu đến trong mộng buồn

Dĩ vãng thoáng tới đốt cháy trái tim thương em

Khóe mắt đẫm ướt mái tóc xõa mới chấm vai cho anh thương em ngàn đời

Ta kêu tên em qua vùng biển sóng chân trời”

– Lê Cát Trọng Lý.

20 tháng Ba 2016

Thứ ba ấy

Đặt bút xuống viết. Viết như thế nào đây. Viết là cái ải khổ, là một cái pháp trường trắng xóa nó chém đắt đôi linh hồn thằng tôi. Nó buộc tôi phải rút hết linh hồn ra mà đem bán đổi lấy chữ nghĩa. Thiện và ác, khốn nạn và quân tử hay những thứ khác.

Tôi không thể chịu được khi đọc những câu văn dở, những đoạn ấm ớ kiểu Vũ Bằng và một loạt văn sĩ phái Tiểu thuyết Thứ bảy cùng motif “không thể chịu/tả được”. Dấm dớ đến thế là cùng. Không thể tả được thì còn viết làm gì? Ngôn ngữ được tạo ra để “không thể tả được” thì loạn

12 tháng Tư 2017

Những câu chuyện

Có những giai đoạn tôi thích viết, mê nói. Nhưng cũng có lúc tôi lại thích lắng nghe và đọc. Có những con người trông thật bình thường tới độ tầm thường nhưng những câu chuyện của họ, những mảnh cuộc đời ấy thật không tầm thường chút nào.

Nghe và thường ghi lại, tôi có lấy một số viết nhưng đa phần là không và cũng rất ít kể lại. Nhiều lúc muốn được ích kỷ, muốn được giữ lại những cảm xúc, những câu chuyện cuộc sống ấy lại, muốn giữ riêng cho mình những tiếng nấc xúc động chả nên lời, những giọt nước mắt cay đắng cuộc sống đã chảy thể tuôn thêm vì chai sạn, những tiếng chửi bất cần tưởng phát ngôn từ một kẻ kỳ dị quái gở

6 tháng Năm 2015

Crush

Hàn Quốc là bậc thầy của thể loại phim tâm lý- nhận định đó không phải là vô căn cứ. Tới một quốc gia có sở trường lấy đề tài phim là làng xã và gia đình, qua “bàn tay phù thuỷ” của Hàn Quốc đã lột xác hoàn toàn với bộ phim “Tuổi thanh xuân”.

Đã lâu rồi, dễ chừng phải 3 năm tôi không xem phim tình cảm nhưng lần này là không thể cưỡng lại. Tưởng rằng cái đầu lạnh nơi tôi sẽ không sao, nhưng sai rồi, tôi vẫn rung động theo từng tiết tấu tình huống nhân vật, vẫn đầy mộng mơ tưởng tượng mình trong vai một nhân vật nào đó. Để những lúc xúc cảm thăng hoa và nhận ra tình yêu là thứ đẹp đẽ nhất mà nữ thần Aphrodite ban tặng cho không chỉ người trần đoản mệnh mà cả thế gian.

Nó tựa một liều thuốc phiện gây mê say khoái cảm tới cùng cực. Nó tựa một liều đô-pinh cho cảm xúc. Lạ quá. Có cái gì trong tôi. Khao khát được hạnh phúc? Không phải? Phải là thứ tựa tựa nỗi thèm khát của nhà thơ Xuân Diệu xưa: thèm yêu?

Đó là lúc cái cảm giác cô độc trên đoạn đường độc hành của nỗi niềm hạnh phúc xê dịch, tự do ấy nhường chỗ cho một cảm xúc rất người: khao khát yêu.

Tôi muốn được crush và yêu những người con gái tôi thích. Tôi muốn hét lớn tới độ cả thế giới nghe thấy rằng: “Tôi đếch quan tâm tuổi tác ra sao, tôi chỉ biết tôi yêu em”. Và tại sao chúng ta phải ái ngại những lần gặp lại nhau? Hãy làm lại từ đầu. Sao cứ mãi là hai đường thẳng song song chẳng bao giờ còn được gần nhau nữa chứ?

[thích Nhung, quen hôm phỏng vấn Prokid, lớn hơn một tuổi, đã có bạn trai; vẫn cố nói chuyện với người ta mà người ta chẳng để ý đến mình]

1 tháng Tư 2015

One Piece :3

10440766_697867763642842_5326858725152564164_n.jpg

[lúc nào đó nên làm một post về manga của NXB Kim Đồng, và mơ ước hồi xưa của tôi là một họa sĩ vẽ truyện tranh của nhà xuất bản đó]

16 tháng Mười một 2014

Cảm hoài một ngày mưa

Hà Nội, mưa, cứ rả rích rả rích suốt trọn cả một ngày. Sao mưa lại não nề thế, sao chẳng thể vui tươi đúng như định nghĩa là những giọt sự sống phút hoan lạc giữa trời và đất chứ ? Mưa cứ buồn thế ư ? Mà người nao vơi được nỗi sầu, nỗi sầu ly biệt.

Ly biệt một người bạn quen sơ, một người bao khác lạ với tôi nhưng tựu chung giống nhau tại một điểm : tuổi trẻ. Cái chết đến đã là cả một cực hình, nhưng với người trẻ nó càng kinh hoàng hơn xiết bao.

Tuổi trẻ, ước mơ thật nhiều, đam mê thật nhiều, thế giới con người ta lúc ấy thật bao la, đẹp đẽ, cái thứ đẹp đẽ tinh khôi của buổi bình minh, của sự khởi đầu một mầm sống.

Nhưng bàng khoàng khôn xiết, hoảng loạn khi tưởng tượng ra cảnh một gã thần chết hắc ám với lưỡi lăm le chầu chực như muốn xé xác kẻ xấu số đó.

Sống quá ngắn ngủi mà giấc ngủ ngàn thu xiết bao mênh mông. Kẻ kia mới nãy còn căng đầy nhựa sống, vẫn ” ru với gió/Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây” (chữ của Xuân Diệu) mà giờ đây mất sạch rồi, mất sạch như người đi buôn thô lỗ bay luôn rồi cả vốn liếng tới độ phá sản, mất cả cuộc đời và giờ chỉ là hư vô ảo.

” Vô thường hiện rõ trăng sao

Hiện đêm tăm tối, khổ đau tràn đầy

Vô thường nói với trời mây

Bây giờ ta đó, mai đây không còn ”

5 tháng Ba 2015

Bánh mì pa-tê trứng

Một chiếc bánh mì với nhân trứng tráng pa-tê cùng tương ớt, rau mùi và dưa chuột thái nhỏ. Nhưng ở một vài nơi tôi đi, phương thức thực hiện một chiếc bánh mì đơn giản ấy có đôi điều khác lạ.

Đó là một chiếc bánh mì trứng pa-tê nhưng được người bán hàng cho thêm xì dầu ở một cửa hàng mạn Thanh Vị, thị xã Sơn Tây ( Gần Học viện Ngân hàng).

Hay chiếc bánh mì với hành khô tôi mua ở một xe hàng lưu động ở gần cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

Còn quá thiếu chứng cớ, cả ngoài thực tế lẫn trong sách vở để tạm gọi chừng đó những khác biệt trong chiếc bánh mì ấy là những nét đặc trưng riêng biệt của vài vùng, vài tỉnh ấy.

4 tháng Ba 2015

Gặp Trương Anh Ngọc

an ngọc

292379_428636027232685_976287814_n432137_428635963899358_71340399_n1010496_439046562858298_1334308617_n

Tháng Năm 2013

Dự thi trên page chú Trương Anh Ngọc

Phút 85, sau pha đá phạt góc bên cánh phải, Koscielny bật cao đánh đầu dũng mãnh vào góc gần khung thành Neuer. 2-0 cho Arsenal ngay tại thánh địa Allianz Arena của hùm xám Bayern Munchen ! Tổng tỉ số 2 lượt trận đã là 3-3, chỉ cần thêm một bàn nữa thôi pháo thủ !!! ” Và Arsenal hiện ra trong mắt của một cậu bé tuổi teen như tôi với những khoảnh khắc, ký ức như thế đó !

Arsenal là một câu lạc bộ danh tiếng bậc nhất hành tinh, là bệ phóng nâng tầm những siêu sao bóng đá thế giới như Samir Narsi, Cees Fabregas, Alexandre Song hay cả người hùng của Man Utd mùa này Robin Van persie, là nơi có vị giáo sư người Pháp Arsene Wenger tận tụy hết mức đã hình thành một lối chơi đẹp mắt, quyến rũ nhất giải Ngoại Hạng Anh. Nhưng kỳ lạ thay, những người không yêu Arsenal luôn dành cho họ những cái nhìn coi thường và đầy phiến diện khi họchỉ nhìn thấy ở đây những gì tiêu cực của một câu lạc bộ 8 năm không danh hiệu. Họ không biết rằng, họ đang bất công với đội bóng đáng xem, hay ho bậc nhất hành tinh sao ? Và 8 năm không danh hiệu ư, có là gì đâu khi họ đem cho mọi người những điều tuyệt vời của bóng đá !

8 năm là một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để con người ta làm đk nhiều điều và rồi nhìn lại hành trình đã qua. 8 năm, Arsenal vẫn đang cố sức chi trả nợ nần từ công việc xây dựng sân Emirates và cả công trình xây dựng khu chung cư trên nền sân vận động Highbury cũ ( bây giờ còn lại khoảng 170 triệu Bảng.). 8 năm, Arsenal vẫn giữ được sự ổn định khi đều cán đích ở top 4 để dự Champions League. Và là 8 năm Arsenal cống hiến cho người xem một thứ bóng đá đúng với những giá trị nguyên bản của nó, là sự hồi hộp kịch tính tới vỡ òa lên sung sướng hay là cả những tiếc nuối. Bị Newcaste cầm hòa 4-4 khi đã dẫn trước 4-0 ở hiệp 1. Đại thắng Tottenham 5-2 nhưng trước đó bị thủng lưới hai bài hay những trận đấu tiếc nuối ở cúp C1 với những Barca hay AC Milan…

Đó là ” Non mollare mai” (chiến đấu tới hơi thở cuối cùng). Và Bóng đá phải là sự cống hiến hết mình cho trận đấu, là phải đem lại cho người xem những cảm xúc dâng trào mãnh liệt, là phải tiếp cho con người những nghị lực trong cuộc sống và đôi khi những chiếc cúp cũng không thực sự cần thiết, phải không Arsenal ?

Người Ý có một câu ngạn ngữ rất hay : ” Chi stopido nasce, stopido a da mori ” ( kẻ nào sinh ra ngốc nghếch, kẻ đó chết đi cũng ngốc nghếch ) Tôi liệu có quá ngốc nghếch không khi trái tim đã trót yêu Arsenal ?

[nhờ bài này tôi mới được gặp Trương Anh Ngọc]

Tháng Năm 2013

Mở lại Murakami ra đọc

Mở lại Murakami ra đọc. Cuộc trường chinh Murakami mình đã bỏ từ rất rất lâu. Hình như do mình có cảm giác không đi đến đâu trong sự đọc này. Trước khi học đại học mình đã đọc nó và rất thích nữa chứ. Ở lần đọc lại này, chả thích tẹo nào, mà còn thấy rất buồn cười cái trò ngớ ngẩn phun tên sách, tên tác giả ra: nào Dicken, nào Dante, Balzac, vv… Nhiều dẫn dụ không thực sự đi đến đâu.

Nhưng mình tới giờ mới phát hiện Murakami từng nhắc tới bộ Tư bản luận của Karl Marx và để Midori bình luận về bọn thanh niên tiên tiến thời bấy giờ giả vờ đọc Karl Marx, đập nhà đốt trường, đả đảo tư bản, tiêu diệt tập đoàn giáo dục – công nghiệp. Tất nhiên, sau đó những con người rất tiên tiến đó được vào làm cho các nhà đại tư bản, lấy vợ đẹp con xinh. Karl Marx có gì khác đâu là một phương tiện tiến thân của bọn ra vẻ đọc Marx.

Tôi nghĩ Murakami là một đọc giả của Karl Marx. Dù tôi không còn quan tâm đến Murakami nữa rồi nhưng rất tò mò ông đọc Karl Marx như thế nào? Chỉ chưa biết ông là người bình luận xuất sắc hay là tồi.

17 tháng Mười 2017

Mail gửi chị Cao Ngọc Anh (1)

(…) Em không nghĩ giáo dục Việt Nam chậm tiến bộ mà giáo dục nước ta đang lạc lối. Em không phải là một người làm giáo dục như chị, nhưng em có thể viết. Em có thể viết về văn hóa và em muốn viết nhất về tôn giáo, tín ngưỡng.

Em không biết tất cả mọi người ở tuổi 20 có đều bị gặp khủng hoảng không? Nó là một cảm giác lạc lối, không biết sau này bản thân sẽ làm được gì, các mục tiêu vẫn chưa được làm xong và những mối quan hệ.

Trong bóng đá, người ta hay có cái dớt những thần đồng ở tuổi 16,17 thường tàn lụt và gần như rất ít người có thể trở thành ngôi sao sáng. Đó là bởi họ bị kẹt trong chính bản thân mình và họ không thoát ra nổi. Và chị Thu Hà có nói với em rằng chính bản thân em đang trong hoàn cảnh tương tự ( trừ việc là thần đồng hay ngôi sao gì đó, hihi lấy ví dụ thế thôi ạ).

Nhưng thật sự em cảm thấy bất bí bách khi mắc kẹt trong chính bản thân này. Em không biết rõ làm sao để thoát ra nhưng em đang cố gắng thoát ra và mong muốn được lột xác hoàn toàn. Em không muốn bị cô độc nữa.

Em có tham gia vài dự án xã hội về tử tế, biến đổi môi trường hay tự kỷ. Em có thử vài thứ, thử viết về nhiều mảng hơn, thử việc thuyết trình, làm MC hay thử viết những bài viết học thuật,.. Nhưng những thứ trải ấy nó không giúp ích được mấy.

Chị Hà khuyên em nên đi tìm đến chị và “chị ấy sẽ giúp em” và “trải hết lòng ra, cứ coi chị ấy như chị”.

Hơi kỳ cho một email đầu tiên chị nhỉ. Nhưng em rất mong nhận được mail phản hồi của chị ạ .

[ảnh hôm gặp chị Thu Hà]11855674_829744207121863_5010839894793112276_n

10174855_864818933614390_1781091208752373618_n

8 tháng Tám 2015

Mail gửi chị Cao Ngọc Anh (2)

Nhận được mail của chị em đã cười rất tươi. Cười một cách thật sự. Em chưa được gặp chị và sự thật là em gần như không viết được tất cả mọi thứ và không thể nói được những thứ em đang nghĩ ra. Hôm qua em rất cố gắng để viết được những dòng ấy. Em rất bất ngờ khi chị trả lời mail của em.

Câu chuyện chị học đại học lại làm em nhớ tới lúc em sắp lên đại học. Em thực sự không hối hận vì chọn trường này và chọn học báo. Cái thằng mà hồi phổ thông học dốt này đỗ là may rồi. Nhưng em muốn học báo vì em muốn được đi. Cái đích đến và mục đích  của cả đời em nó hơi mơ hồ. Em chỉ muốn được làm một người hạnh phúc. Em muốn được đi. Trong khi bọn bạn cấp 3 học thì em làm mấy việc rất điên là đọc và viết. Em bị mê nước Ý. Italia nó cứ ám ảnh em mãi. Bóng đá, Euro, World Cup, chất giọng-ngòi bút-những chuyến đi của chú BLV Anh Ngọc ấy nó làm em say.

Em không biết có thể định nghĩa đó là khủng hoảng hay không nữa. Nhưng em thực sự mơ hồ bản thân, mơ hồ về nhưng gì bản thân có thể làm được. Có nhiều người kì vọng vào em, em cũng lờ mờ nhận ra được mình có những gì nhưng em có cảm giác em không thể làm được.

Có một khoảng thời gian em ôm nhiều thứ, chức danh có thể. Em muốn được người khác công nhận, em muốn Facebook nhiều người quan tâm hơn, em muốn ít ra bố mẹ gia đình cũng có thứ tự hào về mình, ai đó nhìn vào cũng bảo ok tạm được. Đó là lúc em tự cao tự đại rất nhiều, rất ngựa non háu đá, cảm giác lúc đó như mình là một thế lực to tát lắm. Em từng có thứ ảo tưởng đấy bản thân. Em chỉ muốn sự công nhận.

Thật là đối nghịch khi đồng thời 2 cái cảm giác trên nó lại xảy ra cùng một lúc. Em cực mất niềm tin vào bản thân, mơ hồ, em không thể làm được. Đồng thời trong khi đó em biết là mình huênh hoang tự cao tự đại. Nó cảm giác nhìn ngoài thì khá hay nhưng thật tù túng. Em tự làm khổ em bằng cái vỏ tốt nhưng ruột nát bét.

Em đang đứng im, em cảm giác em đang mắc phải một vòng luẩn quẩn gì đó em chưa thể ra được…

Một người anh ( tuy không làm về báo nhưng nhờ bước ngoặt 2 năm trước được gặp và cùng sáng lập một fanpage cho clb Lazio đầu tiên ở VN ấy em mới manh nha về nghề báo; anh ấy theo dõi em rất kĩ trong 2 năm ấy kể cả những khi em nghỉ 9 tháng không viết để ôn đại học) anh ấy nói rằng: Thành viết vẫn chưa thoát ra khỏi bản thân. Có một cái gì đấy níu em lại, em không thể thoát ra được, nó luẩn quẩn, em cần thoát ra nếu không sẽ mãi chỉ là ở dạng tiềm năng.

Sẽ là nói bố láo nếu em bảo em không ham hố danh vọng. Em muốn được làm một cái gì đấy cho đời, đời trai em muốn cuộc đời ấy sẽ không bị lãng quên khi em chết đi. Em không thể mãi ở dạng tiềm năng được. “Em mới 19 tuổi được 1 tuần thôi mà”, chị Hà nói vậy không hiểu có bị ép chin quá không nhưng em phải lớn lên một cách mạnh mẽ nếu em muốn sau này trở thành BLV bóng đá, trở thành một cây viết đầy tranh cãi, một người lên hình cũng ổn, một người được cử đi Quatar cho World Cup 2022. Trời ơi, em có quá ngược đãi bản thân không?

Nhưng mọi thứ khủng hoãng có một điểm trào dâng, hơi tệ nhưng sự thật đó là vì một cô gái. Trời ơi, nó chẳng mờ nhạt gì mà càng nghĩ hình ảnh ấy nó càng đậm. Đó là người em phải gặp trong quãng đời này. Và khi cô ấy đi tất cả những thứ em viết, em dần cảm nhận được những rối rắm ấy ít nhất là qua chữ. Nó không phải thứ tình cảm khiến trái tim nhảy múa. Nhưng cô ấy như một chốn bình yên để trở về. Nhưng em cũng không thể nói ra được cho cô ấy, em không biết em cần gì ở cô ấy,….

Chết rồi, em viết quá dài rồi, chỉ khổ người đọc J Có ạ, em muốn tham gia cùng chị.

Đêm muộn rồi em đi ngủ đây, chị cũng ngủ ngon. Em rất mong được nhận đọc những gì chị viết.

Ciao !

9 tháng Tám 2015

Núi

11694871_820431621386455_3184858569120994970_n19956733_1347685311994414_2087043941069923044_o

Tháng Bảy 2015 & tháng Bảy 2017

Ý nghĩa của đại học

Đôi bữa nay, một bài viết title “Bi kịch đại học” của một cây bút lớn gây tiếng vang trong dư luận. Mọi người nói ra rả đủ thứ về đại học. Nhưng thực sự ý nghĩa của đại học là gì?

Có người cho rằng để kiếm tiền. Lại có gã chán chường chỉ học để vừa lòng ba mạ. Lại có kẻ thản nhiên coi đó là một bước đệm vào đời. Hay một học giả tương lai coi đây là bước đầu tiên trên con đường học thuật. Vậy trong số những ý nghĩa trên, ý nghĩa nào là đúng?

Xin thưa, tất cả đều đúng. “Vô lý, sao người viết lại ba phải thế”, chắc sẽ có ai đó đọc tới đây nổi đóa với tôi. Nhưng để tôi giải thích lý do cho bình luận của bản thân.

Đức Phật Thích Ca khi xưa từng cầm một nắm lá khô hỏi Ananđà – người đệ tử thân tín luôn ở sát lên người rằng: “Này Ananđà, ngoài những chiếc lá khô trong tay ta, có còn những chiếc lá khô khác không?”. Ananđà thưa: “Bạch thầy, nay mùa thu, lá rụng khắp nơi, đếm không xuể”. Phật Thích Ca hài lòng, nói: “Ta đã trao cho con một nắm chân lý như nắm lá khô trên tay ta. Nhưng ngoài chân lý này, còn vô vàn chân lý khác mà ta đếm không xuể”.

Chân lý không chỉ có một. Cũng như mục đích học đại học đâu chỉ có một. Câu hỏi về ý nghĩa của đại học là gì là tùy vào mỗi sinh viên.

Với bản thân tôi, đại học chưa bao giờ là một thứ to tát vĩ đại nhưng cũng không tầm thường.

Đại học là khoảng thời gian vừa đủ để tôi-18-tuổi có thời gian suy ngẫm lại về cuộc đời từ trước và cuộc đời trước mặt. Đại học chưa bao giờ tôi coi là nơi học nghề. Đại học là thời gian đọc

27 tháng Tám 2016

Đọc blog thầy Mai Anh Tuấn

Đọc một bài khá hay từ blog thầy Mai Anh Tuấn về ý niệm đại học. Chẳng phải là trùng hợp hay không khi giờ là thời gian nhập trường của tân sinh viên.

Với tôi, đại học là khoảng thời gian 4 năm. Khoảng thời gian thay đổi.

27 tháng Tám 2016

Ý nghĩa của đại học (2)

Ngày đi học hôm qua của tôi là trùng ngày các bạn tân sinh viên nhập trường. Những cô cậu tạm biệt 12 năm phổ thông để vào đại học với những biểu cảm từ vui vẻ tới lo âu hay dửng dưng hoặc nhiều khi phân vân.

Tôi chẳng ấn tượng mấy với những khuôn mặt vui vẻ phấn khích khi cuối cùng những nỗ lực đã đưa các em thi đỗ đại học; mà tôi quan tâm hơn tới những tân sinh viên phân vân.

Các em phân vân liệu bản thân có phù hợp hay không? Phân vân bản thân mong muốn làm gì? Phân vân tại sao mình phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tới một chốn đô thị lạ hoắc này. Nếu có gã nào cười cao ngạo trên những phân vân trăn trở ấy của các em thì đừng để ý. Mỗi trăn trở của mỗi cá thể trong một cộng đồng, dù nhỏ, đều đáng được quan tâm.

Môi trường đại học, rút cuộc đó là thứ gì mà các bạn đổ xô lao vào nó. Câu trả lời có nhiều: Không phải chịu số phận của những lao động phổ thông

27 tháng Tám 2016

Quán cà phê ở Nam Tràng

[đóng cửa lâu rồi]

12841318_927875600642056_8480098447079468648_o

7 tháng Ba 2016

Thương

Chắc một lúc nào đó trong đời, kẻ đọc ít và hiểu biết có hạn này sẽ biết ơn những con chữ đã đọc, những câu hát đã nghe.

Nhạc Lý vẫn vậy, vẫn để nghe những đêm khuya, chẳng đơn giản tẹo nào như lời mấy bài nhạc thị trường hiện nay mà nhân vật trong bản nhạc vẫn hiện ra. Mạnh mẽ, cuồng say vì tình yêu. Đẹp. Đẹp tới nao lòng.

“Mưa vừa ghé qua rằng: mưa vừa ôm em đấy

Gió phiêu diêu tìm tóc em và tìm bờ môi phai

Ghen với gió, giận cơn mưa, mong cho trời đứng lại

Giật nụ hôn từ gió khát, làm trời cao để ôm mưa.

Đi kiếm nắng, tận mây xa, mong cho lòng ấm lại”

27 tháng Tám 2016

Vụng tu

14102297_1038614432901505_7492203336478036761_n

Kẻ ít chữ biết hẹp này đọc mục tin trong nước của báo chí một thế kỷ trước thấy thực đáng nể.
.
Một vợ lẽ thầy thông dưới Hải Phòng tự tử. Tưởng sau một đời hẩm hiu được mồ yên mả đẹp thì bọn lưu manh tới đào mộ, móc miệng hòng lấy vàng bạc. “Ác tới thế là cùng” là title.

Nhưng tôi thực cảm phục những ký giả thời ấy của báo Phong hóa ở lời bình sau cùng: “Kiếp xưa chắc vụng đường tu”.

25 tháng Tám 2016

Lần đầu đọc Marx

[mượn thư viện của trường, đọc chẳng hiểu gì (Nhị Linh và Phan Văn Hùm – Tiền bạc – thôi thúc tôi đọc Marx)]

21919156_513493165665693_1125773560_n_513493172332359

Cuối tháng Chín 2017

Lớp 10

311809_145819028847604_466837854_n

Tháng Chín 2011

Xanh lá

Bay h moi giat minh , tu hoi tai sao minh lai thick mau xanh la cay the nhi ??? Luc truoc minh thick xanh nuoc bien co ma ! Kho hieu >”<
14 tháng Mười hai 2011

Xanh lá (2)

I love Green and Blue

[Ban đầu tôi chỉ định xét khoảng thời gian từ năm 2014 – 2017, nhưng sau đó thấy cần mở rộng tới cả thời cấp một (sẽ có một post về truyện tranh, niềm vui của tôi  lúc đó: tôi là một cartesian bẩm sinh, lúc nào cũng thấy cô đơn – yêu là gì? với Phan Ngọc, yêu là khi hai người không còn thấy cô đơn) và cấp hai, cấp ba. Không thể khác được nếu muốn xét cuộc đời cũ, để phủ định (của Hegel và Marx) chính mình như Phan Huy Đường nói (chứ không phải phủ nhận). Tôi cầdọn dẹp lại.]

[Trong một giấc mơ, tôi gặp lại Hoàng Anh học cùng cấp hai (hồi lớp tám ngồi cùng bàn, cũng hơi thích bạn ấy), tôi đã tự nói rạch ròi được: tôi là người bước tiếp bằng cách ngoảnh đầu về phía sau.]

[Từ năm lớp bảy đến suốt cấp ba, thích Vân Anh âm thâm. Vân Anh hồi cuối lớp tám, đầu lớp chín thích tôi nhưng tôi không biết làm sao để đáp lại; cuối cùng người ta yêu kẻ khác; đợt lớp mười – trước khi Vân Anh chuyển sang Đống Đa – đứng nhìn cô ấy cười đùa nói chuyện với hội con trai trong lớp lúc đợi xe bus, tôi chỉ biết khóc trong lòng, không sao nói được tình cảm của mình. Năm lớp mười hai có một thời gian ngắn tôi nhắn tin cho Mỹ (bạn cũ cùng lớp), định đi cà phê nhưng tôi ốm, hủy hẹn, mà không hẹn lại, xét cho cùng tôi không mong muốn cô ấy như mong muốn Vân Anh.

Xanh lá là màu yêu thích của Vân Anh, tôi thích xanh lá cũng vì điều đó]

1 tháng Bảy 2012

Cũng chăm chỉ lắm nha nha nhaaa ×D

13257034_1714872275461292_958279449_n

1 tháng Sáu 2016

Con đường lạ (2)

Nghe Con đường lạ của Lý mà sởn cả da gà. Mường tượng ra cái chết và sự phục sinh sau ba ngày của Jesus Christ. Một con đường lạ đã được Ngài đi , con đường chống lại những giá trị cũ của cộng đồng người Do Thái.

Tuần báo Phong hóa số ra ngày 16/06/1932 từng bình luận như này: “Ngài bị hại, chỉ vì ngài muốn làm, muốn nghĩ khác mọi người xung quanh mình, nghĩa là vì Ngài đã không theo phong-tục, lại muốn sửa đổi lại phong-tục”.

Việc sửa đổi những điều xưa cũ để đi trên “con đường lạ” là không mới đối với thế hệ hiện tại; các cụ cả trăm năm trước thậm chí còn băn khoăn trăn trở hơn rất nhiều.

“Con đường lạ” của một bộ phận đông người dân Việt vẫn cứ là làm sao để cải thiện cuộc sống. Lao động giá rẻ vẫn là một con đường cũ kỹ của đất nước, cần thay đổi.

Tôi bước vào những cửa hàng thời trang Nike, không kịp thích thú với những ngôi sao bóng đá hạng sang làm đại diện hình ảnh của hãng mà đã buồn. Buồn vì có tới 43% thành phẩm của Nike toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Anh Đức Hoàng viết trên báo Ngày nay còn chua xót thêm rằng không phải Trung Quốc mà “nước ta giờ được báo chí mệnh danh là công xưởng tiếp theo của thế giới”. Một công xưởng với toàn lao động phổ thông giá rẻ.

Một “con đường lạ” không bao giờ tự nhiên xuất hiện. Nhưng nhất thiết phải có.

24 tháng Tám 2016

Trưởng thành

Tôi trưởng thành hơn khuôn mặt baby này nhiều. Hiểu ko ?

21 tháng Sáu 2012

Ăn sáng

Kì này đăng kí học sáng mà ít đi ăn sáng. Nhưng hôm nào đã ăn thì luôn ra gần hàng quen. Mua xôi rồi mới tới lớp ăn :3

[xôi ở chợ gần nhà: một lần tôi, Nghĩa và Hoàng ăn ở đó sau khi thi tốt nghiệp cấp ba]

12501486_625230290966092_819732603_n

6 tháng Một 2016

Giới trẻ

Giới trẻ ngày nay ngày càng yếu ớt, lười biếng…

4 tháng Năm 2012

Hồ

13151273_1701847880084630_108102745_n

3 tháng Năm 2016

Tháng Bảy mưa ngâu

Mưa bão. Cây gãy, gió lớn luôn muốn hạ gục bất cứ kẻ nào khờ dại đang ở ngoài đường lúc đó và đường ngập thành sông như ai đó troll rằng “Hà Lội” mới là tên thành phố này. Y cũng nằm trong số những kẻ khờ dại thị dân pha chút liều lĩnh đó.

Ngửa đầu lên đón những giọt mưa nặng hạt như tát đen đét vào mặt mũi. Y chẳng giận mà nhiều khi lại thương. Thương cho hai người tên Ngưu Lang – Chức Nữ.

Tháng bảy mưa sụt sùi, thối đất, tầm tã và rồi cực đoan cuồng điên như đêm qua. Nỗi nhớ của ông bà ngâu lớn như vậy. Hai kẻ yêu nhau vẫn bị cách ngăn đôi bờ những kẻ đáng thương, khốn cùng.

Âu rằng nỗi đau khổ của bản thân y khi đứng giữa biển nước chẳng thể bằng một phần nhỏ nhoi nỗi khổ hai kẻ kia. Và rồi nỗi bất hạnh ấy giáng xuống đầu những thị dân này. Giáng xuống một cách oan uổng. Mặc kệ. Hà Nội lần bão nào cũng thống kê người chết. Âu chăng đó là uẩn ức của mối tình cách ngăn đôi bờ của ông Ngâu-Bà Ngâu và những kẻ oan uổng kia chỉ là người để trút những căm giận.

Đọc báo bao lần có những vụ hận tình giết người hay đại loại thế. Tất nhiên, y không thể đồng cảm với những hành vi man dợ và phi nhân tính như thế. Nhưng một góc độ nào đó, những con người kia liệu có đồng cảm với ông Ngâu-bà Ngâu.

Tình yêu đau khổ, tình yêu tội lỗi. Đâu phải chỉ có cách ngăn đôi bờ. Đâu phải chỉ có như vậy.

Y nhớ tới Lolita, nhớ tới tình yêu tội lỗi của Humbert Humbert với một tiểu thiên thần.

“Lolita, ánh sáng đời tôi, ngọn lửa hạ bộ tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta; đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, đến bước thứ ba khẽ đập vào răng. Lo. Li. Ta”.

Y không thể đồng cảm không thể tha thứ cho kẻ tên Humbert Humbert kia, một kẻ ấu dâm đáng kinh tởm và đáng bị tử hình. Nhưng rồi cũng không thể phủ nhận mối tình đầy tuyệt vọng của hắn.

Có chăng những kẻ bất hạnh trong tình yêu, cùng ông Ngâu bà Ngâu trút những oán giận lên thế gian, lên đầu những kẻ nhởn nhơ đang đắm chìm trong hạnh phúc lứa đôi.

19 tháng Tám 2016

Gặp bác Vũ Mạnh Hải

16797662_945592375575152_8203520663450499173_o

[sau đó bác Vũ Mạnh Hải tặng tôi một quyển sách:]

17506293_1232826376813642_398551036_n_1232826376813642

21 tháng Hai 2017

Một cái cái title

Lúc đầu không để ý vì đã đọc bài bình luận của anh Hoàng Minh Trí rồi. Nhưng hôm nay mới xem lại thì thấy bản tiếng Anh có sự khác biệt về title rằng: “Người Việt Nam thống nhất cùng đối đầu với cuộc tấn công mạng”.

Trong khi đó, title tiếng việt của tờ VNExpress lại là “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công”. Và cả hai bài bình luận tiếng Anh và tiếng Việt cùng một nội dung. Tôi băn khoăn chưa biết tại sao có sự khác nhau về title như thế.

Người đọc có thể hiểu nôm na khi đọc cả hai bài này rằng “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” là “Người Việt Nam đoàn kết lại”. Vấn đề đó đã có rất nhiều cá nhân tranh biện về việc nâng cao quan điểm của anh Cu Trí rồi.

Còn tôi thì thắc mắc tại sao tờ báo tiếng Việt nhiều người đọc nhất không đặt đúng cái title của bài viết khi chuyển ngữ rồi đăng lên phiên bản tiếng Anh?

14 tháng Tám 2016

Thánh vật sông Tô Lịch

Đã được 9 năm kể từ ngày có loạt bài “Thánh vật sông Tô Lịch” đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần làm chấn động dư luận. Mở ngoặc, tôi thiết nghĩ có lẽ sẽ viết kĩ hơn về sự kiện làm chấn động làng báo nửa cuối thập niên 2000 đó sau nên ở đây tôi không lạm bài vấn đề này. Xin phép được đóng ngoặc.

Đợt đó, tôi mới học lớp năm còn bé tí tẹo, cũng nghe người lớn đồn to đồn nhỏ về vụ này. Nhà bà ngoại tôi ở mạn Ngã Tư Sở, gần khu lực sông Tô Lịch đó. Nên chẳng có gì lạ khi tổ trưởng tổ dân phố photo liền ba kỳ của bài báo ra đem đưa mỗi nhà. Sau loạt bài báo đó ít lâu, đền nườm mượp khách thập phương tới lễ bái. Bà ngoại cũng vậy. Theo ghi nhận của ký giả

[phác thảo cho post Tối mùng một đi lễ đền Quán Đôi]

7 tháng Tám 2016

Tránh xa

Phải tránh xa, càng xa càng tốt cái xã hội facebook này

15 tháng Sáu 2017

Những bóng ma

Xem phim rồi mới biết ở ta đã xuất bản một cuốn sách về công binh.

Công binh đâu phải những nhân vật bị lãng quên của quá khứ Pháp – Việt. Còn nhiều lắm, không bên nào muốn giải quyết, nhắc tới hoặc chính bản thân những người đó không muốn nhắc lại.

Tôi đặc biệt lưu ý tới một bộ phận phụ nữ Việt Nam có quan hệ vợ chồng, tình nhân với người Pháp. Tiếng lóng là Me tây.

Mỗi lần đi qua con phố Phó Đức Chính tôi lại nghĩ về họ. Những cuối thế kỷ XIX, đầu XX, khi Hà Nội vẫn là một viên ngọc thô cần thời gian rất nhiều để đẽo gọt như lời của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, các Me Tây Hà Nội không rủ cũng đến đây dựng cơ ngơi nhà của. Lần hồi, con phố đó là phố Me tây.

Miền Bắc sau năm 1954 gọi họ là Việt gian, đĩ điếm, bội quốc. Và ngay ở thời đại của mình, họ cũng bị chính cộng đồng người Việt kính sợ lẫn rẻ rúng i như vậy.

Di sản thời thuộc địa vẫn còn đấy với những số phận đặc biệt đã được lịch sử lựa chọn.

Như những bóng ma của VNQDĐ mà của vở kịch Còn lại tình yêu của Nguyễn Huy Thiệp. Những bóng ma đó luôn đòi hỏi được thấu hiểu.

20 tháng Năm 2017

Khinh bỉ

muốn khinh bỉ, chỉ có một cách duy nhất: phải lên rất cao (Nhị Linh)

7 tháng Năm 2017

Diệu Nương

15995625_1165741360188811_737173909_n_1165741360188811

Mình luôn mường tượng lại, giữa đêm khuya thành phố, tiếng hát ma mị của Diệu Nương vang lên trong không khí tan tóc đau thương của một xứ sở đã quá đau khổ.

Trịnh Công Sơn từng viết “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/Để một mai vươn hình hài lớn dậy (…) Để một mai tôi về làm cát bụi”

Loài người, sinh ra từ cát bụi và chết đi cũng trở thành cát bụi. Một đời người tức một cuộc hành trình mà điểm xuất phát và kết thúc chỉ là một.

Nhưng rồi Trịnh Công Sơn còn có một diễn ngôn nữa: “Tôi vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội”.

Nguyễn Huy Thiệp, cười khà khà, nói mỉa rằng “Sống dễ lắm”. Cả trăm năm ở đời, nếu chỉ đơn giản là sống để mà chết hóa làm cát bụi như ông Trịnh Công Sơn viết thì sống dễ thật, nhưng than ôi, đời đâu như vậy. Xã hội với những nhà luân lý vĩ đại ẩn danh luôn thi nhau cố nhét cái “Ý nghĩa của cuộc đời” vào mồm bất cứ ai đương sống.

Hết sức noi gương, hết sức phấn đấu, làm theo và phát huy giá trị những bực tiền nhân, nguồn cội của mình mà làm; mấy lời đao to búa lớn đó, tôi nghĩ Diệu Nương đương nghe thấy, cười khẩy và chua thêm câu “Của nợ”.

Ừ thì của nợ hết. Cả đời này, Nếu đúng như Trịnh Công Sơn đã viết, như Diệu Nương và oan hồn của cô đã hát, “Tôi vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội”.

Dẫu cuộc vui sướng trần thế cũng phải tàn, phải chia tay mặt dất chan hòa ánh sáng, nhưng rồi “Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời”.

Diệu Nương, cô, tôi cần gọi như vậy vì người đó mãi mãi ở cái tuổi hai mươi, cuộc vui chơi của cô vẫn đương tiếp tục phải không?

14 tháng Tư 2017

Có bao nhiêu người đã đi qua thương nhớ mà quên được nhau?

“Chúng ta đã đi qua thương nhớ mà không hề phải vay

nên nợ nần chỉ đong bằng cảm giác

nên sợ cuộc đời về sau sẽ chẳng thể nào ôm được ai đó trong tay thật chặt

nên lo lắng những giọt nước mắt sẽ quên từng bỏng rát

dù đau đến xanh xao…

*

Có bao nhiêu người đã đi qua thương nhớ mà quên được nhau? ”

– Nguyễn Phong Việt

17 tháng Ba 2015

Phân biệt vùng miền

Đọc được một câu toàn quyền Đông Dương Paul Doumer viết như này: “Mọi sự được an bài để mỗi xứ ở Đông Dương là kẻ thù của xứ khác” [Xứ Đông Dương].

Người Pháp khi chiếm Annam đã nghiên cứu rất kỹ thuộc địa này. Học giả K. W. Taylor, trong tiểu luận Regional Conflicts Among the Việt Peoples Between the 13th and 19th Centuries (1998) đã nên quan điểm lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến quyền lực khu vực.

Hiện tượng phân biệt vùng miền, dù không muốn, nhưng vẫn xảy ra ở thời điểm hiện tại. Và cũng không bất ngờ khi nó xảy ra.

30 tháng Chín 2016

Cộng (Trúc Bạch)

12819284_925851367511146_7313979829641562539_o

Tháng Hai 2016

Nhạc The Beatles

Mình không có đủ lý luận nghệ thuật học để phân tích nhạc The Beatles hay ho như thế nào.

Nhưng bằng những thứ cảm nhận, mình hoàn toàn không đánh giá cao công tác viết lời của nhóm. Nhưng lạ thế, vẫn mê như điếu đổ. Không biết những người trẻ thời đó mà bây giờ cũng U60, U70 nghe lại những Ob-La-Di, Ob-La-Da có khăn giấy chấm nước mắt liên tục không? Chẳng phải vì nhạc sến mùi mẫn mà nhớ lại một thời người ta trẻ từng ăn phải bả The Beatles. Ừ, chả cứ các cụ, các con các chú vẫn ăn bả một cách sung sướng, mãn nguyện.

Những kẻ từng điên cuồng vì The Beatles chắc hẳn phải là những người có một tuổi trẻ cuồng nhiệt (hoặc dùng từ cuồng loạn cũng được).

29 tháng Chín 2016

Chỉ còn lại tình yêu

“Mọi thứ rồi sễ qua đi. Các cuộc cách mạng rồi sẽ qua đi. Những người anh hùng và cả những tên đê tiện rồi đều sẽ chết… Chỉ còn lại tình yêu. Mãi mãi, chỉ có tình yêu còn lại”

NHT

24 tháng Chín 2016

Rối rắm

Tôi đang cố gắng tự ý thức việc viết sao cho mọi người cùng hiểu, dù trước đó, tôi có vài ba công thức rất chi là máy móc để mọi thứ viết ra quốc dân ai biết đọc cũng hiểu; thật rành mạch, rõ ràng i chang ban ngày. Cơ mà mấy bài đó, bây giờ tôi chẳng nhớ lắm, hình như viết xong là quên sạch, xóa mãi mãi, mà máy tính tôi chuyên có folder tên RÁC.

28 tháng Năm 2017

Học báo ở Đại học Văn hóa

Năm lớp 12, tôi xác định học khoa tiếng Ý đại học Hà Nội. Bây giờ thì học Văn hoá. Kể từ năm lớp 11 thì tôi bắt đầu viết. Tôi viết về bóng đá và chủ yếu là bóng đá Ý. Từ những bài viết ấy tôi quen khá nhiều người. Yêu nước Ý từ trước đó cộng thêm cái tài lẻ mới lòi ra buổi ấy. Ok tôi sẽ học tiếng Ý, tôi chỉ cần thế, cuộc sống tôi thế là viên mãn.

Nhưng bây giờ tôi học văn hoá. Có nhiều người nhìn tôi với ánh mắt ( biết tả thế đéo nào nhỉ ) rồi ái ngại mày như thế này mà làm văn hoá á hay mày điên không vùi đầu vào văn hoá, học gì mà không học. Mình chỉ cười. Người Việt hay ở một chỗ cứ cười là vấn đề nào cũng bớt nghiêm trọng đi.

Câu hỏi thường trực luôn “bị” hỏi trong cuộc nói chuyện là học trường gì. Tôi cũng có lắm cách trả lời: học Văn hoá, học báo hay học Viết văn. Cái chuyên ngành tôi học nó lạ thế đấy. Khi nói viết văn nhiều người soi từ đầu đến tận đít, vẻ mặt ái ngại như kiểu dạng nó mà viết văn á. Nói là học báo tự dưng đối tác nói chuyện của mình có một vẻ kính nể đột xuất lạ thường. Và lúc nào cũng hỏi là học ở Báo chí tuyên truyền à. Có lúc chỉ cười có lúc lại phải giải thích cho họ. Một hai lần tôi bị đáp lại mấy câu rất vô duyên:

– ” Thế ra là không phải học báo à? ”

Hay như

– “Không học trường báo mà vẫn viết được cũng hay nhở?”

Mấy mẹ có bị sao không mà chuyện viết với chuyện học ở trường đấy cũng liên quan tới nhau. Cái trường nó không quan trọng bằng cái năng lực bản thân bạn.

Trong khá nhiều cây viết mình yêu quý họ tựu chung một điểm: không học trường báo đấy.

Kể từ vài lần thế mình khi hỏi học gì mình đều bảo là Văn hoá.

Cũng đếch phải với vẻ e dù ngại ngùng khi đứng cạnh các trường nổi tiếng như Bách Khoa hay Y gì. Tôi quan niệm mỗi người chuyên ngành về một mảng nhất định, tôi tôi trọng mọi người và mọi người tôn trọng tôi, giải thích đơn giản là vậy. Thật phiến diện khi đưa cho một người học văn hoá những kiến thức chuyên ngành về Xây dựng hay Y khoa và bảo họ ở một trình độ quá kém cỏi.

P/s: Viết cho đêm thức đợi bóng đá

15 tháng Năm 2015

Mai Châu

mocchau

[bình luận ảnh đại diện trên facebook]

Mai Châu ông ạ. Nhưng ảnh này chụp trên đường về. Lúc về đi đường vòng. Ảnh này chụp cách Ba Khan khoảng 6km. Điểm tích cực của đường đi ấy là khá ít người: Lúc bọn tôi đi chỉ gặp mỗi vài tốp và cảnh khá đẹp. Nhưng điểm bất lợi là đường vòng vèo; khá xa; lại nguy hiểm: khá trơn, nhiều sỏi đá, khúc cua chẳng thua gì đường chính.

Đây là chuyến đi trắc trở. Về tới Hà Nội vẫn chẳng tin bản thân lành lặn. Nhân vật tôi trong một, hai khoảnh khắc nào đó trên đường đã nghĩ tới sự chết. Ừ, đường đèo, bên phải là vực, gã lái ô tô ẩu xuống núi tạt sang cả làn bên phải; cuối cùng thì chắc chỉ cách nhau tầm chục phân là nhiều. Hú hồn! Nhân vật tôi nói chuyện này với một chị chơi cùng, cũng ham đi, ham sống. Chị tặc lưỡi rằng ô dào, chuyến nào chẳng thế, nhưng mọi người vẫn không bao giờ hối tiếc vì đã đi. Hôm ấy đi có 1 xe bị lạc, mất liên lạc trong cả tiếng; lúc nhấc máy thì cả 4 đứa tá hỏa phóng cả chục cây vào trạm y tế xã để xem cái xe lạc đường kia bị tai nạn ra sao. Không khí lúc ấy và về sau đó thật căng thẳng. Không phải là một đứa sống nhiều, nhưng trải nghiệm mới nhất về cái cảm giác chênh vênh của sự chết, cảm giác căng thẳng tôi càng chắc chắn hơn về một nhận định của bản thân: Cuộc sống tươi đẹp! Câu ấy tôi lấy từ nhan đề của một bộ phim Italia bản thân mê mản và xem lại không biết bao lần: La vita è bella. Dịch ra tiếng Việt là thế. Tôi tin là như vậy, cuộc sống tươi đẹp, nó chỉ xấu xí khi ta nghĩ nó là như vậy!

2 tháng Một 2016

Gặp Phan Đăng

[chụp cùng anh Kiên Lê và Gia Long, học trên tôi một khóa]

7 tháng Tư 2015

7 Tháng Tư2015

Chết có đau không?

IS DEATH HURT ?

Sáng nay dậy sớm onl Facebook mà ngỡ ngàng tin Toàn Shinoda đã mất, một người còn quá trẻ như tôi đã ngã xuống, lo sợ nghĩ đến cái chết, phải chăng cái chết hiện diện trong cuộc sống này và buộc chúng ta phải chấp nhận ?

Tôi nhớ tới Haruki Murakami , nhớ rằng ông đã từng viết như thế này trong cuốn tiểu thuyết Rừng Na Uy : “Cái chết là thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, nó là một phần của cuộc sống”. Đúng rồi cái chết tồn tại cùng với sự sống, nó ở ngày đây, ngày ngày được sự sống nuôi dưỡng đó.

Trong vài năm trở lại tôi đã chứng kiến rất nhiều con người tôi khâm phục và ngưỡng mộ ngã xuống. Là thằng học sinh lớp 8 đã chết lặng khi cầm tờ báo đăng tin MJ đã chết, đã đau lòng biết bao khi bao cây đại thụ của cách mạng thế giới ngã xuống, còn bây giờ lại là một người trẻ tuổi như tôi giã từ cuộc sống này.

Tôi và thằng bạn thân Quân béo đã từng hơn một lần bàn luận về Cái chết. Tôi không muốn phải dối lòng như kiểu “Tôi không sợ chết đâu”. Sự thật là tôi rất sợ chết, run sợ một này nào đó phải rời xa mặt đất tràn đầy ánh nắng và niềm vui đi tới địa ngục lạnh lẽo của thần Hades. Còn bao kiến thức chưa học, còn bao ước mơ chưa thành, còn bao địa điểm trong danh sách ” Những nơi phải đến trước khi chết ” của tôi chưa thành, bao lời chưa kịp nói, bao bài viết chưa hoàn chỉnh. Để rồi bùng lên một ao ước, khát khao như Xuân Diệu năm xưa :

” Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn

Làm dây da quấn quýt cả mình xuân

Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần,

Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”

Nhưng vẫn biết rằng tôi đâu phải những vị thần bất tử trên đỉnh Olimpic, tôi âu là người phàm, cái chết sẽ đến thôi, vào một ngày nào đó. Nhưng không vì thế mà tuyệt vọng mà đấy là một động lực vô cùng chính đáng để sống hết mình, tôi khao khát những chuyến phiêu lưu, muốn được đi, được trải nghiệm, muốn gặp những con người mới, trên những miền đất mới, muốn được Sống chứ không chỉ là tồn tại. Và thi sĩ Xuân Diệu đã kịp nói hộ cõi lõng mong muốn này của tôi rồi :

“Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! “

25 tháng Bảy 2014

Cái chết là một phần cuộc sống

Những ngày này một năm trước tôi đã viết thế.

Cái chết là một phần cuộc sống. Sống tức là nuôi dưỡng cái chết. Nhưng sự chết tới với những người đang tràn trề nhựa sống là cực hình.

Những ngày trước một người bạn tôi cũng ra đi như thế, cứ đi mà chẳng kịp nói câu nào. Anh bạn tên giống tôi, cấp 3 thi học kỳ lúc nào cũng cùng phòng và cả hồi đầu vào trường cũng học cùng lớp 10G tạm thời ( mình nhớ học cùng với cả Giao Thong Tao và Vân Anh nữa nhỉ ). Mình học ban D, ổng học ban A, thi học kỳ cứ mình quẩy Văn, Anh cho cả dãy chép ( hehe tên Thành thì toàn học ban A chứ ban D cũng hiếm có khó tìm) còn mình thì chép Hóa, lý với ổng. Được cái nhờ song kiếm hợp bích nên Lí Hóa mình cũng đếch đến nỗi nào mặc dù dốt đặc đéo biết chữ nào. Ra trường tới giờ vẫn chưa gặp lại nhau, có Facebook nhưng chả mấy khi để ý tới giờ thì muốn nói lời tạm biệt cũng không thể.

Sống khó mà chết thì dễ thế. Xin lỗi chứ chết rồi cũng khổ bỏ mẹ.Rồi thành ông mãnh của cả nhà. Rồi phải nghe người trần khấn ván đủ thứ cầu tài cầu lộc cho tai qua nạn khỏi. Người ta tin ông mãnh ( người con trai chết trẻ chưa gia đình ) thiêng lắm, cứ cầu khấn mãi. Đấy, chết rồi có yên đâu, vẫn khổ lắm các mẹ ạ.

26 tháng Bảy 2015

Hát với Nghé

Thu Hà Nội

Ngày xưa em đến

10 tháng Hai 2013

Live while we are young

Tôi có một ước mơ. Ước mơ đó đẹp lắm. Đó là những chu du khắp thế giới đi tới những vùng đất mới, gặp gỡ những người bạn mới và còn bao nhiêu điều thú vị.

Chắc bạn nghĩ tôi có vấn đề, crary nhỉ. Bởi lẽ “bằng niềm tin ah”?? Niềm tin thôi, liệu có đủ trong cái thế giới bon chen xô bồ đầy bon chen này. Đúng là như thế, bằng niềm tin đó bạn.

Cứ gõ cửa sẽ mở, cứ đi rồi sẽ tới, cứ tìm rồi sẽ thấy. Bạn có tin không?? Ông hoàng nhạc POP MJ xuất thân từ tầng lớp thấp kém trong xã hội Châu Phi đó. Justin Bieber trở thành hoàng tử nhạc POP chỉ với cây đàn ghita và nhưng clip post trên youtube. Hay là cô bạn HUyền Chíp 19 tuổi đã” 1000 ngày dạo quanh thế giới”. Niềm tin mà bạn

Tôi không biết những việc không tưởng này như thế nào, những con người kia xuất thân là ai, khác nhau ra sao. Nhưng bạn của tôi ơi, tất cả đó đều là tuổi trẻ. Dẫu đã là quá khứ của ai đó, đang alf hiện tại của ai đó hay sẽ là tương lại của ai đó, thì có tuổi trẻ nào mà không hồn nhiên như hoa lá, mạnh mẽ như cỏ cây và tự do như mây trời. Thật tuyệt vời khi chúng ta trẻ, tôi( và cả chúng ta) sẽ thực hiện những ước mơ của mình, khẳng định mình với thế giới .

LET’S IT’S START AND LIVE WHILE WE ARE YOUNG

5 tháng Mười 2012

Khoan dung

Thời gian này tôi nghĩ nhiều về chữ “Khoan dung” hay nói đúng hơn là giá trị của sự khoan dung.

Haruki Murakami, ông đã đúng khi viết thế này:

– “What happens when people open their hearts?”

– “They get better.

Mở lòng, quẳng bản thân đối diện với định kiến, khó khăn, cảm xúc của nhiều người đã từng trải qua.

17 tháng Tám 2015

Voice of the pioneers 2013

votp

[hồi đấy thích chị Hiền, hơn một tuổi, học báo chí, cũng chẳng nói được]

Tháng Mười một 2013

Cuộc đời là sự lựa chọn

Mấy tháng trước, qua nhà chị Mì, nói chuyện suốt mấy tiếng đồng hồ. Mục đích ban đầu qua đó là mượn sách. Chị đưa chồng sách. Vài cuốn Murakami, Kitchen của Banana Yoshimoto, mấy cuốn nữa đọc được chục trang thì bỏ nên không ấn tượng. Và cả Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần. Quyển ấy hay đấy, em cầm thử đọc xem.

Tôi có thói quen trước khi đọc sách là tra những thông tin đủ cho việc đọc; xem phim thì đọc review xem chấm điểm; xem drama thì cứ phải ngắm bộ nào rating cao ngất mới xem. Nhưng với cuốn ấy thì không. Lí do cho việc này? Chẳng là gì cả, đơn giản chỉ là đọc với tâm thế bản thân như một trang giấy trắng xóa muốn được tô màu bởi những trang viết (nhún vai).

Cuốn ấy ngắn, độ 200 trang, tôi mất một buổi tối để đọc lại thêm một lần nữa. Sinh ra là thế của Nguyễn Ngọc Thuần cũng là một cuốn sách như vậy. Trưa chủ nhật đi học về, tiện qua Đinh Lễ, 2 gian hàng, bốn chục ngàn và hết. Gọn lẹ chưa đến 2 phút. Hôm nay đọc xong, gấp sách lại, khoan khoái lạ.

Ngôn từ của Ngọc Thuần sử dụng thô mà lại khéo, tính anh rất điên và bựa như những dòng stt mỗi ngày được post trên trang facebook cá nhân. Nhưng mà thật, rất thật.

Hạnh phúc, cuối cùng nó vẫn là thứ khó lý giải nhất. Chú Anh Ngọc [nhà báo Trương Anh Ngọc, thần tượng của tôi từ năm 2013 – 2015, sau đó tôi mê một nhà báo nữa là Hoàng Hối Hận tức Đinh Đức Hoàng (tới giữa năm 2016)] trước từng nói với mình sống đừng bao giờ ngưng suy nghĩ, chiêm nghiệm, đặt câu hỏi. Nhưng với Ngọc Thuần, những suy nghĩ (nhiều lúc tới độ mệt mỏi, căng thẳng, khủng hoảng) ấy bỗng nhẹ nhàng, bé tẹo, xinh xinh, như cảm giác có thể nhét vừa một tảng đá lớn vào trong chiếc ba lô nhỏ của bản thân.

Suy cho cùng, cuộc sống, đó vẫn là sự lựa chọn.

Hãy bình tĩnh. Những con người, những câu chuyện, những trang viết, sẽ theo cùng ta lớn lên. – Ai đó đã nói như vậy với tôi.

6 tháng Mười 2015

Góc nhỏ cũ kĩ ở Hà Nội

#Tập_thể #Những_năm_xây_dựng_XHCN #Màu_vàng_đó #Nắng_lên_rồi #Phơi_đồ_nào

12716840_1696645400620284_1270675189_n(1)

13 tháng Hai 2016

Chiếc vòng tử tế

Nhận ra từ khi làm dự án chiếc vòng tử tế ( một dự án nhỏ trong chuỗi hoạt động của Tử tế là ) chưa viết một Stt gì về nó, hôm nay viết bù lại 🙂

“Tử tế là gì, đôi khi nó giản đơn tới độ người thực hiện không hình dung mình đang làm một việc rất tử tế, nhường ghế trên xe bus cho một người cao tuổi, chỉ đường tận tình cho ai đó đang bị lạc lối, hay đơn giản chỉ là một lời Xin lỗi hay cảm ơn”. Mình đã nói như thế trong cuộc nói chuyện điện thoại ( chủ yếu là thúc giục ) với nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Nhớ lại lời thầy giáo môn Văn hoá học đại cương của mình, thầy Nguyễn Ngọc Quyến có nói : Thầy e sợ cái thời đại mà con người ta càng ta càng ngày cành trở nên vô cảm, vô tình, cái thời đại Robot. Nhưng em không tin như thế thầy ạ, với em “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, con người sẽ mãi không mất đi lòng tử tế, tình nhân ái đâu, và những hành động tử tế trong xã hội sẽ còn tồn tại mãi mãi về sau và để dự án “Tử tế là” sẽ như là một lời nhắc nhở thêm cho chúng ta hãy hành động tử tế nhiều hơn.

Rồi ngày nào đó, sẽ không còn chiến tranh, đau khổ nữa, ừ thì nói tôi là kẻ mộng mơ nhưng rồi một ngày nó sẽ trở thành hiện thực như những gì John Lennon đã từng hát :

” Imagine all the people

Living life in peace…

You may say i’m a dreamer

But i’m not the only one

I hope some day you’ll join us

And the world will be as one”

10429255_667043150058637_731042974196079267_n

15 tháng Mười 2014

Tết và những điều không phải ai cũng biết

156089_747672515329033_2323411134761467305_n

Tại sao lại đốt pháo, tại sao lại chơi đào chứ không phải một loại cây nào khác,..  ? Bạn băng khoăn với hàng tá câu hỏi về những điều tưởng chừng tự nhiên vào mỗi dịp Tết đến xuân sang ấy ý nghĩa là gì ?

Vậy sao chúng ta không cùng nhau đi  tìm hiểu những điều thú vị về Tết đấy nhỉ ?

1, Tại sao lại đốt pháo hoa trong đêm Tất Niên ? :

Phong tục này bắt đầu bằng một câu chuyện huyền sử.

Ngày xửa ngày xưa, xa lắc xa lơ, có một con quỷ chuyên đi hút máu người tên trong dịp đầu năm mới, tên là Niên. Không cam chịu thảm cảnh ấy  người dân họp lại tính kế tính kế đuổi quỷ. Họ đã đốt lửa, tạo ra những tiếng động lớn. Kết quỷ là quỷ Niên không còn tới làm hại người nữa.

Tới nay điều đó vẫn được duy trì và trở thành một nét văn hoá đặc sắc mỗi dịp tết đến xuân về.

2, Tại sao lại chơi Đào Tết ?

Dân gian kể xưa ở phía đông núi Sóc Sơn có cây đào đại cổ thụ cành lá xum xuê che phủ cả một rừng, là nơi trú ngụ 2 vị thần Trà và Uất Luỹ. Vì sự linh thiêng đó ma quỷ không dám mon men tới khu vực đó.

Ðến ngày cuối năm, , hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt, nên để tránh ma quỷ hoành hành, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà.

Việc làm này lần hồi trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình.

3, Tại sao không được dọn nhà trong ngày Tết ?

Khởi nguồn của tục lệ này là một câu chuyện thú vị bên phương Bắc.

Có người lái buôn tên là Âu Minh được thủy thần cho một người hầu tên Như Nguyệt. Đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra nhà rất giàu.

Một hôm, đúng ngày mồng một Tết, chẳng biết nguyên do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt tới độ sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không biết  nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi.

Người ta bảo Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ ở góc nhà

Từ đó có tục kiêng dọn nhà trong những ngày đầu năm sợ “dọn” mất thần tài ẩn trong đó đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt.

4, Tại sao lại là phong bao lì xì đỏ ?

Nếu với phương tây, chính ngày sinh nhật được tính sang tuổi mới, thì ở những nước phương Đông, tuổi mới được tính vào dịp Tết nguyên đán. Mọi người lì xì phong bao đỏ để chúc nhau tuổi mới tốt lành.

Bên cạnh đó còn một câu chuyện nhiều người kể về nguồn gốc tục lì xì.

Xưa lắm rồi, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng.

Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé.

Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.

Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng, bắt chước làm theo và dần dần trở thành phong tục không thể thiếu trong dịp đầu năm mới

[Gửi mail cho Hương Nguyễn, lúc này là chủ tịch HUC media, để viết cho Nội san Sinh viên Văn hóa, số Tết 2015]

16 tháng Một 2015

Góc Rome

Hôm nay nước Ý kỉ niệm 67 năm ngày quốc khánh (02-06-1946). Chợt trong tôi rạo rực nỗi niềm hoài cổ thời kì nước Ý bước ra sau thế chiến thứ 2, một thời những cầu thủ Ý còn để những bộ râu rậm rạp tới sân vận động bằng xe điện với bánh mì trong tay hay những bà mẹ còn cho con bú tò mò muốn xem Derby della Capitale là gì. Hơn cả, tôi nhớ những thước phim bất hủ trong “Kì nghỉ ở Roma” với hình ảnh nhà báo Joe chở tình yêu đời mình – công chúa Châu Âu: Ann dạo quanh thành phố vĩnh cửu trên con xe Vespa những năm 50 của thế kỷ trước. Chao ơi, sao nhớ Vespa thế…

Vespa là thương hiệu của dòng sản phẩm xe gắn máy yên thấp bánh nhỏ (scooter) của hãng Piaggio, Ý. Dòng xe này ra đời từ sau Thế chiến thứ hai và ngày nay nó vẫn tiếp tục được sản xuất cũng như cải tiến.

Nhắc tới Vespa là nhắc tới một biểu tượng của thời kỳ tái thiết sau chiến tranh của Italy bởi vì nó được thiết kế dựa trên những phế tích còn lại của cuộc chiến tranh thế giới thứ II ( và công đầu nên thuộc về Hollywood khi họ đã PR quá tốt những chiếc Vespa trong những bộ phim bom tấn một thời như “Kỳ nghỉ ở Roma” của đạo diễn tài năng William Wyler )

Năm 1946, những chiếc xe đầu tiên của dòng sản phẩm này được thiết kế bởi kỹ sư Corradino D’Ascanio và được sản xuất tại nhà máy chính của Piaggio tại Pontedera, Ý. Enrico Piaggio rất ấn tượng với kiểu dáng được vuốt tròn của khung và tiếng nổ khác biệt của động cơ xe nên đã nói: “Sembra una vespa!” (Nó cứ như con ong ấy). Chính câu nói này của ông mà kiểu xe mới được đặt tên là Vespa.

Năm 1948 là năm ra đời của chiếc xe ba bánh Ape đầu tiên. Ape đã giúp cho hoạt động thương mại của Italy khởi sắc trong thời kỳ hậu chiến. Kế đó, năm 1949 Piaggio đã cho xuất xưởng chiếc thuyền máy nhỏ Moscone và chiếc Vespa 400 vào năm 1957.

Năm 1964, hãng Piaggio được tách ra thành I.A.M Rinaldo Piaggio chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ cho ngành hàng không và tàu hoả và Piaggio & C. chuyên sản xuất xe máy bánh nhỏ (scooter).

Năm 1965, chủ tịch Enrico Piaggio qua đời và để lại hãng Piaggio & C. cho người con rể Umberto Agnelli làm chủ tịch.Umberto Agnelli đã điều hành rất thành công nhà máy và cho ra đời chiếc xe đạp máy – Moped: Ciao vào năm 1967 và Bravo, Si vào giữa những năm 70 cùng hàng loạt những model mới hàng năm.

Vespa là hình ảnh của nước Ý đối với thế giới chứ không còn là hình ảnh của chính nước Ý trong mắt người Ý nữa, yêu Vespa, yêu nước Ý hay yêu cả bóng đá trên đất nước hình chiếc ủng là yêu cái nỗi niềm hoài cổ về một thời quá khứ hoàng kim khi Italia giàu không thua kém gì Anh Quốc hùng mạnh, là yêu cái cảm giác chờ đợi mỏi mòi 74 năm để chứng kiến chiếc Scudetto đầu tiên trong lịch sử nửa xanh thành phố Roma…

Viết cho mục “Góc Rome” trên fanpage Lazio Việt Nam [làm chung với các anh Nguyễn Duy Bình, Hoàng Lão Tà, một hai người nữa không nhớ tên]

2 tháng Sáu 2013

Khi người trẻ tranh biện

Tranh biện là một hoạt động khá mới mẻ nhưng đã thu hút được sự tham dự của học sinh, sinh viên tham gia.

Tư duy ngược

Nguyễn Quang Minh, 22 tuổi, là người tham gia tranh biện lâu năm, hiện đang học tập tại ĐH Curtin, Malaysia. Anh đồng thời nổi tiếng với vai trò hướng dẫn tranh biện trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Minh chia sẻ một trong những câu hỏi bản thân sử dụng nhiều nhất mỗi lần đứng lớp là: “Tại sao gần như mọi quốc gia trên thế giới đều cấm kỵ việc loạn luân?”.

Tháng 7/2016, anh về nước nghỉ phép và nhận lời hướng dẫn cho CLB Debate Empowering Sociality (trực thuộc Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE, ĐH Kinh tế Quốc dân). Nhân dịp này, tôi đã đăng ký tham gia và đặt cho Quang Minh câu hỏi vì sao anh luôn đưa ra vấn đề cấm kỵ này vào những lớp dạy tranh biện.

Theo Quang Minh, nguyên nhân thứ nhất là vấn đề này vừa quen vừa lạ. Bạn luôn khắc sâu loạn luân là hành động đáng lên án, đồi bại và sai trái nhưng chưa có nghĩa bạn đã tận biết lý do của điều cấm trên. “Không phải ai cũng biết bản chất của lý do cấm loạn luân là gì”, anh Minh nói.

Những cánh tay trong buổi thảo luận đã giơ lên. “Lý do bởi những đứa con sinh ra từ mối quan hệ loạn luân sẽ quái thai, dị dạng”, một thành viên CLB DES trả lời. Cả lớp chưa thực sự thỏa mãn.

Một người khác phản bác: Họ không cần phải sinh con, vì đã có những công cụ ngừa thai. Với thầy giáo Nguyễn Quang Minh, đặt ra những vấn đề cấm kỵ đẩy người tham dự tranh biện tới ranh giới nguy hiểm của những vấn đề đạo đức – luật pháp. Từ đó, những ý kiến phản biện mới mẻ sẽ nảy mầm.

GS Vũ Đức Vượng – Giám đốc Chương trình Giáo dục Tổng quát, ĐH Hoa Sen – nhận định: “Con người ta đơn thuần không thể để đi tới cùng một tranh luận, một vấn đề cụ thể”. Ông đưa ra hai lý do. Thứ nhất, ta không biết đâu là cùng. Thứ hai, con người biết dùng đầu óc và chúng ta luôn luôn tiến tới chứ không chịu đứng yên. Các vấn đề xã hội và nhân văn cũng luôn thay đổi.

Cuối buổi tập luyện đó, Quang Minh đã đưa ra câu trả lời. Nhưng không phải ai cũng thỏa mãn và đồng tình với quan điểm của anh. Rất có thể, một ngày nào đó, những người ngồi cùng tôi trong gian phòng này có thể phản biện lại những điều anh Minh đã từng đóng đinh. Nhưng để làm được điều này không đơn giản.

Khả năng tự học

Tư duy phản biện là một quá trình dày công khổ luyện của mỗi thành viên. Bạn không thể “tay không đánh giặc”, không thể học tập với bộ não rỗng.

Một người (giấu tên) hiện đang tham gia tranh biện tiết lộ cho tôi rằng: Mỗi lần họp CLB là đối diện với những vấn đề rất lạ, rất mới: Từ khoa học xã hội & nhân văn tới kiến thức khoa học tự nhiên; từ vấn đề an ninh thế giới tới bình đẳng giới,… “Không thể tham gia tranh biện mà không học”, anh nói. “Nhưng học ở đây không vì yếu tố bên ngoài như CLB sàng lọc thành viên. Không có chuyện đó. Chỉ là mình thực sự thấy tranh biện kích thích mình tìm tòi”.
Cũng theo GS Vũ Đức Vượng, tư duy phản biện giúp kích thích khả năng tìm tòi và tự học của sinh viên.

Trao đổi với một số thành viên của những CLB tranh biện tại Hà Nội, họ chia sẻ bản thân đã bắt đầu hứng thú hơn với những môn học trên ghế nhà trường. Một lý do được đưa ra là các sinh viên đã hiểu hơn giá trị mà môn học đem lại cho mình.

Nguyễn Thị Ngọc, cựu thành viên CLB FU Debate là người từng tham gia tranh biện từ những ngày đầu tiên hoạt động lan tới Hà Nội. Chị đồng ý rằng, sinh viên có rất nhiều lựa chọn sinh hoạt ở các tổ chức xã hội nhưng không đâu khiến họ kích thích tư duy và lòng say mê học như tham gia các CLB tranh biện. Đấy là điểm khác biệt mấu chốt.

Nhiều trường hợp đã thay đổi 180 độ sau khi đến với tranh biện. Từ một người có phần thụ động trong học tập trở thành người ham tự học. Họ tự học không chỉ kiến thức chuyên ngành mà còn nhiều hơn các vấn đề khác.

Muộn còn hơn không

Nhìn nhận khách quan, tranh biện đến Việt Nam là quá muộn. Tại thời kỳ Hy Lạp cổ đại, những học giả đã rất coi trọng tranh biện trong giáo dục. GS Vũ Đức Vượng khẳng định đây là xương sống của giáo dục. Ông tiếp tục: “Giáo dục phương Tây đặt nền tảng trên logic, do đó tranh luận, phản biện, hoặc so sánh các ý kiến khác biệt là chuyện không thể thiếu”.

“Trừ thời Trung cổ ở Âu châu, truyền thống tranh biện đã phát triển mạnh mẽ qua các triết gia Hy Lạp, La Mã, rồi nối tiếp lại từ thời Phục Hưng (Renaissance) cho tới nay. Nền giáo dục đại học ở những nước này cũng theo một truyền thống đó, đòi hỏi nghiên cứu khoa học dựa trên tìm tòi, tranh biện, so sánh của nhiều người”.

Trên thực tế, học sinh, sinh viên Việt Nam chưa có cơ hội phát triển tư duy phản biện tại nhà trường. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) thừa nhận hiện trạng trên và đưa ra nguyên nhân từ cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng dù sao, chậm còn hơn không.

“Tự lực” nuôi tổ chức

Nhu cầu thành lập CLB và tổ chức hoạt động tranh biện của học sinh, sinh viên là rất cần thiết.

Bởi lẽ, tranh biện cần được thể hiện ở những cuộc thi tài, không thể hoạt động cá nhân. Đồng thời, những chương trình tranh biện trên sóng truyền hình như “Tôi lên tiếng” (VTV6) là quá ít ỏi so với nhu cầu của học sinh, sinh viên. Vũ Hương Giang, sinh viên Học viện Ngoại giao từng tham gia chương trình của VTV6, mong muốn nhiều nhiều hơn những sân chơi tranh biện cho người trẻ.

Trao đổi với người viết, chị Nguyễn Thị Ngọc, một người tranh biện lâu năm, cho biết đây là hoạt động mới du nhập vào Việt Nam hơn sáu năm trước. Tính tới thời điện tại, ở Hà Nội, số lượng những CLB, tổ chức tranh biện là không đáng kể. Có thể kể tên Vietnam Youth to Debate, FU Debate Club, HLU Debate hay Debate Empowering Sociality. Phần lớn, đây là những tổ chức, CLB được khoa hoặc trực tiếp đoàn trường bảo trợ và do sinh viên tự điều hành. Nhưng để duy trì những “sân chơi” này là không đơn giản.

Dù là câu lạc bộ trực thuộc khoa hoặc trường đại học, trung học nhưng khoản tiền khoa, trường cấp kinh phí để duy trì hoạt động là không đáng kể. Những người trẻ buộc phải tự lực nuôi tổ chức.

Nguyễn Ngọc Quỳnh, chủ tịch CLB Debate Empowering Sociality tiết lộ dù là câu lạc bộ trực thuộc Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE (ĐH Kinh tế Quốc dân), nhưng việc cấp kinh phí để duy trì hoạt động không đáng kể.

Quỹ CLB đến từ đóng góp của từng thành viên. Ngày thường có thể không sao nhưng đặc biệt khó khăn những lúc CLB tổ chức sự kiện những cuộc thi tranh biện hàng năm. Số tiền lớn vượt quá khả năng đóng góp của thành viên khiến BTC phải đi xin tiền tài trợ.

“Xin tài trợ đâu có đơn giản”, chị Ngọc Quỳnh nói tiếp. Tranh biện quá mới ở Việt Nam, mới chỉ khoảng 6 năm, quá mới mẻ. Làm sao để thuyết phục những công ty tài trợ để tổ chức những cuộc thi? Mấu chốt ở đây, theo chị là “Thuyết phục nhà tài trợ về giá trị của tranh biện. Hãy cho nhà tài trợ thấy sức hút của cuộc thi có lợi cho họ”.

Khó mấy những người trẻ vẫn cố vượt qua. Bằng chứng là cuộc thi tranh biện hằng năm như Voice Out của CLB Debate Empowering Sociality vẫn đều đặn được diễn ra. Tự lực ắt tự thành.

BOX: Có những hành động bạn mặc nhiên là đồi bại, sai trái và đáng lên án. Nhưng lý do của sự cấm kỵ đó là gì? Những cuộc tranh biện đưa con người tới gần hơn, tiệm cận với câu trả lời chính xác

[làm bài tập, đăng trên tạp chí Người làm báo (tôi vẫn ngại vì không lấy gì trả cho cậu bạn đã giúp tôi quay phim)]

10 tháng Mười hai 2016

Góc Rome (2)

Tại đất nước hình chiếc ủng, và cả ở thành phố vĩnh cửu Roma nữa, có một quy luật bất di bất dịch, không bao giờ thay đổi theo thời gian đó là ” Người Ý họ có thể từ bỏ người tình, người bạn đời, sẵn sàng chia tay những người bạn và chấp nhận tạo thêm cho mình nhiều kẻ thù mới nhưng họ không bao giờ trong cuộc đời này phản bội lại đội bóng mình yêu và nguyện đi theo suốt cuộc đời ” . Bạn nghĩ người Ý thật xấu xa trong tình yêu ư ? Bạn đã nhầm to rồi. Theo tôi, tôi sẽ cho bạn thấy một bằng chứng phủ định rõ ràng nhất ngay tại thành phố Roma : Cây cầu tình yêu Milvio.

Cây cầu Milvio hay Cầu Ponte Milvio là cây cầu cổ bậc nhất thế giới được xây bằng gạch và đá năm 207 TCN bởi Gaius Claudius Nero sau khi ông đánh bại đội quân Carthaginan trong trận chiến Metaurus năm 206TCN. Cây cầu bắc ngang qua dòng sông Tiber phía nam Roma vốn đã quá nổi tiếng với trận đánh lịch sử Ponte Milvio năm 312 SCN giữa Maxentius với Constantine, người sau này đã trở thành hoàng đế vương triều La Mã cổ đại.

Sẽ chẳng có gì liên quan tới tình yêu nếu nhà văn Ý chuyên viết truyện cho dân Teen : Federico Moccia không sâng tác cuốn tiểu thuyết ăn khách ” Ho voglia di te ” ( Anh yêu em ) năm 2006 đã gây ra một làn sóng cuồng yêu của những người dân Ý muốn biến một phần lãng mạng nhất trong mối tình của Step và Gin trên cây cầu cổ Milvio làm kỉ niệm của chính mình ( làn sòng này cũng đã lan sang tới Việt Nam với những chiếc khoá tình yêu trên cầu Long Biên một thời).

Hàng trăm ngàn thanh thiếu niên Ý mới lớn đọc và truyền tụng nhau khung cảnh lãng mạn trên. Rồi những đôi lứa yêu nhau không hẹn mà gặp ngày ngày ra cây cầu, mỗi cặp một sợi dây và một ổ khóa trên đó viết lời thề non hẹn biển, dây khóa thì ở cột đèn trên cầu, chìa khóa vất xuống sông. Hiện tượng này nổi tiếng đến độ đã có một cuốn phim trong đó hai nhân vật chính yêu nhau cũng ra cây cầu… mang theo dây xích và ống khóa đồng.

Đến đầu năm 2007, số dây xích to tướng chồng chất lên nhau quanh cột đèn của cây cầu nặng gần cả tấn… Chiếc cầu thì cổ, cột đèn thì xưa, giới hữu trách bảo vệ môi trường cũng như những người bảo vệ cổ vật thành Rome bắt đầu lo lắng: với sức nặng của dây và ống khóa đồng, cột đèn cổ có thể bị ngã và đe dọa sự chịu đựng của bờ thành cây cầu xưa.

Tháng 4-2007, sau bao nhiêu buổi bàn tán lấy ý kiến của các bên (đại diện giới trẻ yêu nhau, cộng đồng cư dân quanh cây cầu, giới hữu trách bảo vệ môi trường và cổ vật), Hội đồng quản trị thành phố Rome buộc phải quyết định giải phóng cây cầu ra khỏi sức nặng ngàn cân của những lời thề non hẹn biển. Thợ sắt được gọi đến cắt bỏ các xích khóa.
Hết một câu chuyện lãng mạn thời hiện đại. Cây cầu trở về sắc thái năm xưa…

P/s : Nhưng những đôi trai gái yêu nhau không chịu khuất phục. Để có thể tiếp tục hẹn thề, giới trẻ Ý đã đưa nhau lên website http://www.lucchettipontemilvio.com (Những ổ khóa tình của cây cầu Milvio). Qua trang web này, các cô cậu vẫn có thể ngày ngày cho xích những dây khóa ảo lên cây cầu Milvio ảo để vẫn có thể thề thốt yêu nhau đến trọn đời… với hi vọng là tình yêu ấy sẽ không phải là ảo 🙂

[trên Lazio Việt Nam]

26 tháng Năm 2013

Văn chương đàn bà

“Văn chương đàn bà ta bây giờ phần nhiều thuộc về lối rất bi ai, gieo giắt, bởi nhu cảm thái da, thành tinh thần nhược bại, nên lúc hạ ngọn bút viết là thả giọng sầu, tự trong lòng mà ra cũng có, mà chịu ảnh hưởng ở ngoài phần nhiều.”

Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách, 1925)

Cần xem lại đoạn này. Ông này viết thế thì không công bằng cho chị em phụ nữ.

9 tháng Một 2017

Xem bóng đá đêm

[cùng Nghé và Bi (chụp ảnh) xem bóng đá, hình như trận MU – Chelsea]

10734178_701235826639369_8544486090679808023_n

23 tháng Mười một 2014

Hầu đồng và vấn đề giới tính

Hầu đồng là một di sản văn hóa ra đời từ tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
hàng trăm năm nay. Các con nhan đệ tử thực hiện lễ hầu để đưa những vị thần, vị thánh
về hiển linh trong môi trường tín ngưỡng linh thiêng. Hầu đồng không chỉ có giá trị về
văn hóa mà còn thể hiện sự nhân văn trong vấn đề giới tính, hay nói cách khác trong vấn
đề về người đồng giới.

Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Giai đoạn Tống Nho,
giai đoạn đẩy những giá trị Nho giáo lên mức cực đoan, rất hà khắc về những chuẩn mực
xã hội. Vấn đề giới tính đặc biệt bảo thủ. Nam nhi, phụ nữ đều phải tuân theo những
khuôn mẫu định sẵn.

Những người đồng giới trong xã hội Nho gia ấy chịu rất nhiều khắc nhiệt. Họ không
được thỏa mãn nhu cầu thực sự về giới tính.

Những người như vậy tìm về Đạo Mẫu như một sự giải phóng.

Những nam nhi nhưng mang trong mình tâm hồn phái yếu như được giải thoát khi hầu
những giá nữ thần, những thánh nữ, những chầu, những cô bé. Ngược lại, nữ nhi nhưng
mang trong mình bản tính đấng đại trượng phu được giải thoát với những giá hầu nam
thần, các quan, cậu bé,…

24 tháng Hai 2016

Mấy thứ cần thay đổi năm nay [2017]

  1. Không thứ quá 12h đêm
  2. Không ngủ dậy quá 8h sáng
  3. Không dùng điện thoại trong bóng tối
  4. Không được bỏ bữa sáng
  5. Đoạn tuyệt ba món khoái khẩu: Bánh mì + Mỳ tôm + Xôi
  6. Luôn mang theo sổ cầm tay & Bút (Bút chì + Bút bi)
  7. Có thói quen ghi chép
  8. Bhigd

26 tháng Một 2017

Tôi thật thà với chính tôi

Dạo này lại thích đọc ký sự Đỗ Doãn Hoàng, đọc văn Murakami, nghe lắm nhạc sến, và được nói thật thà.

Không thể không mỉm cười được

10 tháng Tám 2015

Khủng hoảng người tị nạn ở Châu Âu: Các quốc gia vùng vịnh không vô can

[lấy làm bài điều kiện một môn nào đó, chả nhớ nữa; viết sau khi đọc một stt của Nguyễn Phương Mai – thần tượng năm hai đại học của tôi (hồi còn lê la facebook) là 1) Đặng Hoàng Giang 2) Nguyễn Phương Mai 3) Hoàng Hối Hận (Nguyễn Xuân Nghĩa thì mê từ năm nhất), 4) Nguyễn Đức Thành, còn nhiều hơn mà chưa nhớ]

Châu Âu đang đối mặt với làn sóng người tị nạn lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Họ phần lớn tới từ Syria, phải bỏ lại quê hương vì chiến tranh. Nhưng tại sao những người ấy phải liều mạng để tới Châu Âu thay vì các đất nước láng giềng cùng khu vực? Các quốc gia vùng vịnh vô can trong cuộc khủng hoảng này? Tôi không nghĩ như vậy.

Trong lúc Châu Âu oằn mình giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn…

Kể từ đầu năm 2015, theo thống kê của Liên hiệp Châu Âu Frontex, con số người nhập cư từ Trung Đông tới Châu Âu lớn hơn 100.000 người. Con số này gấp hơn 3 lần so với 30.000 người vào cùng kì năm ngoái. Bên cạnh đó, vấn đề nhân đạo cũng đang trở thành điểm nóng trong cuộc khủng hoảng này. 2.500 người đã thiệt mạng từ tháng 1-2015 khi đang tìm cách vượt qua Địa Trung Hải để tới lục địa già. Đó chỉ là một thống kê mang nhiều tính tương đối. Và chắc chắn con số không chỉ dừng ở 2.500 người.

Đây là cuộc khủng hoảng người nhập cư tồi tệ nhất Châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Vấn nạn người nhập cư chứ không phải cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp là đề tài chính của truyền thông phương Tây trong thời gian qua. Để giải quyết những vấn đề gai góc ấy, cuối tháng 8, các quốc gia trong khối EU đã đồng ý về một cuộc họp các thành viên vào 14/9.

Một số lãnh đạo các quốc gia Châu Âu lên tiếng cần sự đoàn kết của các nước thành viên về trách nhiệm chung với vấn đề người tị nạn. Lời nói đi kèm với hành động khi cuối tháng 8, Đức đã trở thành quốc gia đầu tiên nới lỏng quy chế tị nạn cho người nhập cư. Ước tính, trong năm 2015, Đức sẽ phải giải quyết 500.000 đơn xin tị nạn, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, không phải đất nước nào cũng như Đức. Hungary, cộng hòa Cezch và nhiều nước khác cho rằng đó chỉ là vấn đề của chỉ riêng nước Đức, không phải trách nhiệm chung của Châu Âu. Căng thẳng và mâu thuẫn chia rẽ khối EU.

Truyền thông kêu gọi hãy nới lỏng hơn với những ngườ tị nạn như Đức đã và đang thực hiện. Nhưng không thể phủ nhận Châu Âu đang nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng này và những vấn đề nhân đạo liên quan.

Còn các quốc gia Vùng vịnh ở đâu?

Chúng ta có quyền được đặt ra câu hỏi về trách nhiệm các quốc gia vùng vịnh trong cuộc khủng hoảng người tị nạn này. Trong số đó có tới 4 triệu người Syria buộc phải rời bỏ quê hương vì cuộc nội chiến. Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan hay Lebanon từ lâu đã vào cuộc. Còn những nước giàu có còn lại ở Ả Rập vẫn tiếp tục phớt lờ nạn khủng hoảng người tị nạn này.

Sự thật, các quốc gia vùng vịnh thực thi những chính sách nhằm hạn chế tối đa những người nhập cư trong khu vực đến từ những đất nước đang chìm trong chiến tranh như Syria. Đó là một trong những nguyên nhân đẩy những người tị nạn Syria vào cuộc hành trình sinh tử một tháng long trên biển để tới nơi mà họ vẫn coi là miền đất hứa, nơi có thể sẽ cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn là Âu Châu.

Trên lí thuyết, các công dân Syria có thể đăng ký thẻ visa dành cho khách du lịch hay giấy cấp phép lao động để tiến vào các quốc gia khác trong khu vực Trung Đông. Nhưng càng ngày, những thủ tục để nhập cảnh càng được thắt chặt, khó khăn hơn và chi phí đắt đỏ mà phần nhiều người Syria tị nạn không thể chi trả.

Trong khi các quốc gia phương Tây, đi đầu là Đức nới lỏng thủ tục nhập cư cho người tị nạn, còn các quốc gia vùng vịnh nói không. Tại sao các quốc gia phương Tây dẫu trong cơn nguy kịch về tình hình kinh tế với cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp vẫn sốt sắng để giải quyết vấn nạn người nhập cư ấy? Đó là sự nhân đạo, là vấn đề của tình thương. Còn với các quốc gia vùng vịnh, họ sẵn sàng đóng cửa lại với những con người vừa là hàng xóm, vừa là những tín đồ cùng chung một tôn giáo. Chua chat thay!

24 tháng Hai 2016 [dường như không đúng?]

Nguyễn Phương Mai

“Tôi từng tủi nhân nghĩ đất nước dài rộng quấn quanh biển Đông mà sao lịch sử Việt Nam không thấy có trang sử hàng hải hào hùng. Mỗi lần về nhà bảo bạn bè tao tiêu hết tiền vào đi du lịch thì bị chê là khùng. Tục ngữ có câu ‘Đi một ngày đàng học một sàng khôn’ nhưng mấy nghìn năm người Việt chẳng đi qua nơi mấy luỹ tre làng. Hay tại chiến trận liên miên ? Hay tại tâm tính dân tộc không khát khao thách thức, ưa việc làm nông quanh năm con trâu cái cày hơn là đóng thuyền vượt trùng khơi, bất chấp thế đất thế nước thiên thời địa lợi, bất chấp thiên nhiên mời gọi giục giã” (Con đường Hồi giáo)

Mỗi lần đọc lại là có một hứng thú riêng, hôm nay cũng vậy , cả buổi ngồi đọc lại hết sách của tiến sĩ Phương Mai phát hiện ra một câu ( tuy không liên quan đến chủ đề lớn ) nhưng khá hay.

Một câu hỏi về lịch sử hay một vấn đề của hệ tư tưởng ???

19 tháng Một 2015

Mail gửi Mai Anh Quân

Cuối tuần này bác ấy [Nguyễn Lân Bình] lại bận, sáng tuần sau nhé, tôi sẽ báo lại cho ông.

Đúng là yếu điểm của nước mình là lý thuyết. Lý thuyết văn chương đọc rất choáng ông ạ. Tôi sẽ gửi ông 1 phần giới thiệu của một cuốn sách lý thuyết. Nước mình không tự có những lý thuyết riêng nên phải “nhập khẩu” nhưng đâu phải lý thuyết nào cũng có độ phổ quát. Mircea Eliade, người mà tôi nhắc đến trong bài CHẾT, cho rằng con người hiện tại phi tôn giáo vẫn có những điểm phổ quát: (1) Vẫn luôn là/vẫn luôn còn sót những đặc điểm của con người tôn giáo. (2) Đặc tính của con người là bắt chước các vị thần, xưa và nay đều như vậy. Nhưng một lý thuyết văn chương chưa chắc có độ phổ quát. Tôi không thực sự tin vào một chìa khóa toàn năng ông ạ. Có một thời người ta đem khuôn ép nguyên xi lý thuyết tâm phân học hay hậu hiện đại vào văn chương. Hiện thực có vừa vặn với lý thuyết không, hay mình cố nhét nó cho vừa. Nhưng dù sao, như ông viết và như D cũng từng nói với tôi, đó là việc không tránh khỏi.

Sao ông lại dẫn ra sách của Dũng Phan, mấy chuyện ba xu đó sẽ qua nhanh thôi. Tôi cũng thấy lạ, vì cả hai cuốn sách dẫn nhập lịch sử khủng nhất của Trần Trọng Kim và Lê Thành Khôi đều đã bán rộng rãi. Sao lại đi mua sách của một ông lên facebook chém gió.

Híc, tôi không được học hai môn là logic học và các phương pháp nguyên cứu khoa học. Cuốn Hoàn cảnh hậu hiện đại có đề cập tới logic đó. Tôi không biết về logic. Ông có cuốn nào chỉ tôi. Hình như là Plato phải không?

Hôm nay tôi đọc lướt rất nhanh 1984 rồi ông ạ. Viết rất rõ ràng đến Đảng Cộng Sản và có những phân tích nữa. Tôi lướt rồi thôi ngay. Vì tôi có cảm giác Trại súc vật là đỉnh cao của ông ấy rồi. Văn chương không đi nói trực tiếp phân tích mà chỉ có báo chí hay các nghiên cứu khoa học. Tôi khoái cách ông ấy kể chuyện về loài vật. Nhìn thế thôi, viết về động vật rất là khó! Có ai viết về loài vật xuất sắc không? Chính là Andersen.

Một cái nền rỗng được xây quá nhanh quá vội quá ẩu thì không thể nào khác được, nó sẽ sụp đổ. Tôi đang nhìn thấy nó đổ ông à, rất nhanh chóng. Đống đổ nát, quanh đó, vẫn còn gạch vụn cơ mà. Cối xay gió đã đổ, nay ta xây cái mới. Tôi hy vọng là xây được. Tôi không có thời gian. Và tôi cũng không thực sự biết mình muốn gì.

18 tháng Tám 2017

D2 Trần Hưng Đạo 2011 – 2014

[với Mai Anh Quân]

12122771_864825876947029_6992325911854741871_n

[với Nghĩa]

12376467_888618887901061_976540637754141844_n

[chụp kỷ yếu 2014]

11018344_793669850729299_5605962600775995921_n

[dọn vệ sinh, lớp 10 (nên chú ý gương mặt thứ năm ở chính giữa, đó là một bóng ma)]

12047072_864821820280768_6646962748270159849_n

[con trai trong lớp (tôi chẳng ưa đám đó, chỉ chơi được với Mai Anh Quân, Nghĩa và Hoàng)]

12108160_864825906947026_4105097735970821527_n

[đá bóng kém (được cái chạy khỏe) nên ngồi dự bị dài dài]

165990_308247592604746_145729423_n1488044_771532529609698_7521470661718408982_n

Người bạn già

Lần đầu tiên tôi nghe khái niệm : “người bạn già”. Đó là gì? Là khái niệm gần gũi vô cùng, nhưng ít khi tôi chịu để tâm tới.

Là người bạn như một chốn bình yên đi về sau những tháng ngày chiến đấu với đời.

Không cần ngày nào cũng giáp mặt nhau, thỉnh thoảng có cơ hội gặp nhau là đủ. Để được cười, được nghe cái giọng nói quen thuộc ấy. Kể nhau nghe những thành công mới. Cũng bồi hồi dốc bầu chia sẻ những trăn trở hiện tại, hay đôi khi chỉ cần một người lắng nghe trong những thời điểm khủng hoảng.

Trong cuộc sống con người ta luôn đi tìm hạnh phúc, dẫu đó ở một phương trời xa xôi. Nhưng đôi khi nó gần gũi ngay bên mình. Nếu bạn hỏi định thức hạnh phúc của tôi lúc này, tôi sẽ trả lời: Hạnh phúc là đôi khi được ngồi bên “người bạn già” ấy.

20 tháng Tám 2015

Mèo

12294890_878199522276331_7675819371696346233_n

“Với tôi mèo như là biểu tượng của sự “lười biếng” nhàn hạ”- Dương Thụ (Mèo một nửa, Cà phê mưa)

Một buổi sáng đầu tuần, người người, nhà nhà hối hả, lo chạy ngược, xuôi lo việc làm ăn, học hành. Còn tôi, thời gian ấy là trốn phố phường vào quán nhỏ trong ngõ Đặng Dung, chui vào một góc đọc sách.

Nhàn hạ và lưới biếng tới thế là cùng!

6 tháng Hai 2016

[Nam Đồng]

12805931_930638550365761_8889737644287600174_n

Tháng Ba 2016

Viết về bóng đá thì đọc những gì?

“Một người viết giỏi cũng là một người đọc nhiều”, ai đó đã nói như vậy. Với cá nhân tôi, đây là một nhận định đúng.

Tôi viết bóng đá. Bên cạnh việc theo dõi các trận đấu, tôi cũng đọc những bài báo liên quan.

Dưới đây là đôi ba tờ báo tôi thường xuyên đọc.

  1. La Gazzetta dello Sport (http://www.gazzetta.it/)

Đây là tờ báo thể thao lớn nhất tại Italy. Nhờ Google, mọi người sử dụng Internet đều có thể dịch từ tiếng Ý sang ngôn ngữ Anh để đọc.

  1. Gazzetta World (http://gazzettaworld.gazzetta.it/)
  2. Football-Italia.net (http://www.football-italia.net/news)
  3. (http://www.skysports.com/football)

15 tháng Ba 2016

Nhà nho yêu như thế nào? Một góc nhìn của Nguyễn Hoài Nam

[làm bài điểm sách, môn gì đó của thầy Văn Giá, dường như là “phê bình văn học”]

Yêu là cảm xúc rất tự nhiên của con người. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó. Câu chuyện mà Nguyễn Hoài Nam muốn đề cập là tình yêu của nhà Nho, những người bị gò ép vào những lễ giáo thời phong kiến xưa.

Bất chấp đây là cuốn sách phê bình tiểu luận, bài viết “Nhà Nho yêu như nào” là cách đi tìm vấn đề mang tính nhạy bén của báo chí.

Đã qua rồi cái thời báo chí là ưu tiên những thông tin nhanh và nóng hổi nhất. Ký giả Mitchell Stephens đã nêu ra trong cuốn sách Beyond the news xu hướng mới của báo chí: Tập trung vào những bài viết lý giải sâu vấn đề, những góc nhìn độc đáo. Xét trên góc độ này, câu chuyện tình yêu của những nhà Nho thời phong kiến ở Việt Nam của Nguyễn Hoài Nam đáp ứng được yêu cầu.

Trên thực tế, trước khi đưa vào cuốn Mùi chữ, bài viết “Nhà thơ yêu như thế nào” đã được xuất hiện trên mục Chuyên đề của An ninh Thế giới đầu năm 2008 với bút danh Hoài Nam.

Tôi cứ thấy tiếc hùn hụt phải chăng bài viết ấy ra đời muộn hơn vài năm hay xuất hiện trên những báo điện tử lớn khác như Tuổi Trẻ online hay Thethaovanhoa.vn chẳng hạn. Đó đều là những trang báo có lượng người đọc lớn đồng thời sự tương tác với độc giả cũng rất tốt với những tính năng like, share và comment.

Thử tưởng tượng “Nhà thơ yêu như thế nào” của Hoài Nam chẫm chễ trong top bài viết có lượng view cao nhất, hàng vạn lượt like, share hay vô số những comment.

Sẽ chẳng lạ nếu bạn biết tác giả Nguyễn Hoài Nam là người trong lĩnh vực truyền thông, báo chí.

Anh hiện tại công tác tại Ban Văn nghệ thuộc Đài truyền hình Việt Nam. Tức là anh là một người làm báo ảnh với yêu cầu đưa đến người xem thông điệp, góc nhìn độc đáo tới người xem một cách dễ dàng nhất. Đặc biệt trong mảng đề tài văn nghệ ấy, đòi hỏi ở Hoài Nam một sức sáng tạo và điểm nhìn vấn đề thật mới, thật lạ.

Tôi tin rằng bên cạnh xuất phát điểm là cử nhân khoa Văn trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, nghề báo đã đưa cho Nguyễn Hoài Nam một cách tiệm cạnh vấn đề và góc nhìn độc đáo như vậy trong bài viết.

6 tháng Hai 2016

Tranquil

13437343_1708084872777933_1509076717_n

19 tháng Sáu 2016

Người khổng lồ

Với những kẻ học nghề thì những người khổng lồ không chỉ như một biểu tượng mà còn là niềm ngưỡng mộ, thích thú, đầy hứng khởi.

Đây là người tôi kính trọng bậc nhất: Học giả, ký giả Phan Khôi. Nhớ lại những giờ học Lịch sử báo chí, thầy Mõ làng luôn hứng khởi mỗi khi nhắc tới cái tên này, luôn là một câu chuyện về mục “Nhặt sạn” của ông trên Phụ nữ Tân văn, một tờ báo bán chạy không chỉ ở Nam Kỳ mà còn trên toàn cõi Đông Dương thời ấy.

Tìm lại những tờ báo cũ và đọc lại ông mới thực

30 tháng Tám 2016

Ta hứa sẽ nhận ra

Thường người ta chỉ nói tình cờ để giải thích lý do tại sao có những kẻ lại gặp nhau rồi yêu nhau; trong khi số khác lại không như vậy?

Nếu bạn không phải người có tín ngưỡng có thể lướt qua stt này và tiếp tục đọc những bài post khác trên FB. Nếu bạn vẫn lựa chọn đọc tiếp thì người viết xin tiếp tục.

Nó đơn giản nhất được giải thích bằng từ DUYÊN.

“Duyên” là một từ phổ biến, khá thông dụng. Ai đó hay nói rằng: Chà, ta có duyên ghê gặp được nhau. Phập giáo sử dụng rất nhiều khái niệm duyên.

Dù là chị Lý hát nhưng thật lòng tôi chưa ưng bài này. Có lẽ về phần lời hơi gượng ép hoặc bản thân mong muốn một thứ khác trong ca từ của Lê Cát Trọng Lý, không phải chỉ là diễn xuôi ý tưởng.

(…)

Thật lòng chưa ưng bài này của chị Lý.

Bản thân kỳ vọng hơn nhiều về lời bài hát, chứ không đơn thuần là chỉ là diễn xuôi ý tưởng. Cũng không thể trách Lê Cát Trọng Lý bởi bộ phim Tấm Cám đơn thuần là phim thương mại. Không thể so sánh với bài nhạc phim gần nhất chị viết là Tám chữ có dành cho Cuộc đời của Yến.

Nhưng người viết thấy điểm cộng trong Ta hứa sẽ nhận ra là giúp nhân rộng vốn hiểu biết dân gian trong văn hóa đại chúng. Tất nhiêu không phải về nội dung bộ phim. Mà một triết lý dân gian: Luân hồi và Nhân quả (Karma).

Luân hồi,

30 tháng Tám 2016

Tạp chí Nét son

[tôi làm mọi thứ, bài dịch thì dịch lại (trừ phần đầu chị Thảo My dịch tốt) – trang 5 và trang 7 bị lỗi font chữ]

Net son_001Net son_002Net son_003Net son_004Net son_005Net son_006Net son_007Net son_008Net son_009Net son_010Net son_011Net son_012

Tháng Mười một 2016

Tuyển sinh đại học 2015

Trong những ngày qua, truyền thông trong nước sôi sục dõi theo từng nhịp đập của kì thi tuyển sinh vào đại học, các cây viết bình luận nhiều góc độ, các chuyên gia đưa ra những phân tích diễn giải, “các nhà báo công dân” trăm nhà đua tranh tiếng gáy. Trong những ngày ấy tôi làm gì, có vẻ các mẹ hơi thất vọng, nhưng những ngày ấy tôi cày… drama Hàn.

90% những thứ tôi xem và cảm nhận không hề liên quan tới những tranh cãi mang tính thời sự này, nhưng 10% còn lại là có. Liên quan hẳn đến việc giáo dục đấy các mẹ ạ.

Đó là giáo dục ở Hàn Quốc cho tới tận ngày nay vẫn còn ảnh hưởng của tư duy Khổng gia. Một trong các biểu hiện rõ nhất là tư duy suy chặt về một nguồn: Tiến thân phải bằng con đường học vấn. Các ca sĩ, diễn viên hào hoa trên sóng truyền thông, những con người ngược chiều ấy trên thực tế chỉ chiếm phần trăm ít ỏi trong dân số xứ Kim Chi ấy.

Người Hàn rất coi trọng sự học. Mà cũng không phải riêng người Hàn mà các đất nước ảnh hưởng sâu sắc giá trị không gia của nền văn minh Trung Hoa như Nhật Bản, Triều Tiên (Nam và Bắc Triều bây giờ) và Việt Nam cũng rất coi trọng sự học. Học như một con đường duy nhất để tiến thân lập công danh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hằng năm vẫn luôn cố gắng cải cảnh để giảm áp lực của kì thi này cho thí sinh, gia đình và xã hội. Nhưng không lần nào thành công. Đơn giản là họ không thể kìm hãm được nỗi khát khao đại học, không kìm hãm được tư duy tiến thân bằng con đường học vấn ấy của người dân. Một phụ huynh sẵn sàng gọi 115 “cấp cứu” hồ sơ đại học, chứng tỏ sự học ấy quan trọng ngang với sinh mạng một người. Các mẹ đừng tưởng thi đại học Việt Nam khắc nhiệt, hãy nhìn Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, chúng ta đều như nhau.

Lối tư duy ấy liệu là đúng hay sai trong một thế giới phẳng, nơi mà những giá trị văn hóa toàn cầu xích gần nhau hơn? Hàn Quốc đã chứng minh mệnh đề này là đúng, đưa một đất nước nửa thế kỉ trước chìm đắm trong nội chiến, đói khổ trở thành một biển tượng văn hóa phổ biến nhất thế giới.

Còn với Việt Nam, lối tư duy ấy còn thích hợp không?

22 tháng Tám 2015

Tuyển sinh đại học (2)

Bạn bực tức về những điểm cộng, bạn trượt đại học và những người được cộng điểm thì đỗ. Bạn phát điên lên về sự không công bằng đó. Xin chúc mừng, đấy là bài học đầu đời các mẹ nên được học: Đời không bao giờ công bằng cả.

Sống không được công bằng vậy chết có dễ chịu hơn không?

Đã có người nói rằng con người ta chỉ công bằng khi chết đi. Nó đúng và cũng sai. Chết là một quy luật của đời người. Nhưng có ai dám chắc sau khi chết tất cả mọi người đều công bằng? Sẽ có người mà sự ra đi của họ để lại những sự tiếc nuối của cả thế giới với tang lễ tổ chức long trọng. Cũng có những người, họ chết trong sự cô độc và lãng quên. Người Việt có niềm tin vào cuộc sống của con người sau khi chết. Họ tin là âm sao, dương vậy. Có những con người mà kể cả khi chết cũng được hương khói, nhớ tới hằng ngày hàng năm. Nhưng cũng có những linh hồn cô độc, chẳng hương chẳng khói. Văn hóa vì thế mới sản sinh ra tháng bảy cô hồn, đó như là một sự đền bù cho những bất công mà lỗi chẳng phải của ai.

Suy cho cùng, tất cả đều sống trong một cuộc đời bất toàn, sẽ chẳng có câu chuyện cổ tích thần tiên về sự công bằng hoàn toàn ở đời. Tiên trách kỉ hậu trách nhân. Thay vì trách cứ về sự không công bằng về số điểm cộng, hãy tự trách mình vì đã trượt.

10 tháng Tám 2015

Người cầm bút

Nhà văn Ịamisz Leon Wisniewski (tác giả Cô đơn trên mạng) từng nói:”Cuộc sống phong phú hơn rất nhiều những gì có thể hư cấu. Điều quan trọng là ta biết lắng nghe cuộc đời và trải nghiệm”.

Biên kịch phim Dustin Lance Black cũng từng nói: ” Tôi viết vì tôi biết họ vẫn sống trong tôi. Tôi viết bằng cách kể lại những câu chuyện cuộc đời” [Dũng Lê chỉ mẹo này, hồi đó mê Dũng Lê lắm]

Và ai đó từng khuyên tôi rằng hãy viết một cách đời nhất, chân thành nhất kể lại câu chuyện cuộc đời, về những hỉ, nộ, ái, ố đã qua. Hãy cứ viết như thế. Chỉ khi nào thật chân thành với những dòng cảm xúc của bản thân, đó mới có thể bắt đầu của một người cầm bút.

2 tháng Tám 2015

Miracle in Cell No. 7 (2013)

Đây là một bộ phim quen thuộc với những người yêu điện ảnh, chưa xem nhưng đã nhìn qua poster, nghe qua đôi lần. Tóm tắt phim xung quanh câu chuyện về một người cha mắc chứng tâm thần bị xử tử hình oan trái vì cáo buộc hãm hiếp trẻ em và giết người.

#Câu_chuyện_xung_quanh_bộ_phim

1. Ảnh hưởng trong văn hóa đại chúng Hàn Quốc

Miracle in Cell No.7 đã thu hút 4.6 triệu khán giả tới rạp ngay trong hai tuần đầu công chiếu. Sau 52 ngày chiếu, phim đã lọt vào vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng những tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại tại Đại Hàn Dân Quốc với  12.23 triệu khán giả.

Theo số liệu của Trading economics, dân số của Hàn Quốc năm 2013 đạt 50.22 triệu người. Lượng người xem đến rạp chiếu bóng xem Miracle in No.7 là 12.23 triệu khan giả. Tức là khoảng 24.35% dân số xứ Kim Chi trực tiếp tiếp xúc với bộ phim ở những rạp chiếu.

Đó là chưa kể tới bộ phận những người dân tiếp xúc bộ phim thông qua con đường Internet hay truyền hình. Và chắc chắn 24.35% dân số Hàn Quốc không phải con số cuối cùng.

Đặc biệt, phim ra mắt đúng thời điểm mừng năm mới âm lịch 2013 của các quốc gia ảnh hưởng nền văn minh Trung Hoa. Vậy là bộ phim đầy tính nhân văn ấy đồng thời là cầu nối của các thành viên nhiều thế hệ trong gia đình. Tại sao tôi lại đưa ra nhận định trên?

Người trẻ Hàn Quốc có xu hướng tới rạp chiếu bóng cao hơn nhiều so với lứa tuổi trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên Miracel in No.7 lại phù hợp đặc biệt với hai loại khán giả trên. Vậy nên đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy một gia đình nhiều thế hệ cùng nhau tới rạp chiếu xem Miracel in No.7.

2. Câu chuyện về Hallyu, trào lưu văn hóa Hàn Quốc, tại Thái Lan

Nếu gõ từ khóa “Hallyu in” trên Google, kết quả tìm kiếm đầu tiên lần lượt là Hallyu in Vietnam, Japan, Korea và North Korea (Hallyu tại Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Đấy là những quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của trào lưu văn hóa đương đại Hàn Quốc. Và đất nước Thái Lan không nằm trong vùng trung tâm của Hallyu.

Miracel in No.7 có doanh thu phòng vé kỷ lục tại thị trường trong nước nhưng không đạt thành công vang dột tương ứng tại các thị trường bên ngoài. Theo thống kê của Box Office Mojo, thị trường ngoài Hàn Quốc chiếm $80.298.551 trong tổng số $162.174.773 doanh thu bộ phim; đạt tỷ lệ 49.5%, xấp xỉ một nửa. Trong đó, thị trường Thái Lan đóng góp $6,379 trong tổng số. (Trong khi đó, một khu vực không thuộc top 4 quốc gia ảnh hưởng mạnh nhất của Hallyu như thị trường Hongkong cũng đóng góp tới $200,031!).

Đây không phải là lần đầu tiên và cũng không phải lần cuối cùng những bộ phim điện ảnh Hàn Quốc ế ấm như vậy trên đất Thái, tại sao?

Văn hóa, tư tưởng,tôn giáo của hai quốc gia là thật sự trái ngược. Trong khi Hàn Quốc là tư tưởng Nho gia với chữ Lễ được đặt lên hàng đầu thì văn hóa Thái Lan đậm nét Phật giáo tiểu thừa, đồng thời sự tôn sung vị vua, hoàng gia của họ. Hàn Quốc nhận thức rõ sự khó khăn này. Họ đang tiến hành những nỗ lực truyền thông Hallyu.

Đó là vào tháng 4/2014, Thái Lan và Lào sẽ được theo dõi miễn phí những kênh truyền hình cáp Hàn Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng dự án này sẽ thất bại, thua lỗ; nhưng giám đốc điều hành cho biết: “Chúng tôi không bận tâm  nếu chưa thu hút người xem tại thời điểm bắt đầu. Mục đích của chúng tôi là truyền tải thông điệp văn hóa tới mọi người.”.

Không cần hiểu ngôn ngữ để nắm bắt hết thông tin từ những kênh truyền hình ấy, đơn giản là bạn chỉ cần thấy logo của những KBS, SBS, MBC, JTBC, Mnet, tvN and QTV hay những chương trình như Music Core, Good Doctor, Shark, The Fugitive of Joseon and Medical Top Team. Bạn sẽ được xem những bộ phim Kpop trong khu giờ từ 20h30 tới 22h30 liên tục tất cả các ngày trong tuần. Văn hóa Hàn Quốc lan tỏa như vậy.

Nhiều chuyên gia cho rằng 2014 sẽ là bước đệm cho kỉ nguyên vàng của Hallyu tại Thái Lan. Hãy cứ để thời gian trả lời nhận định trên.

(…thông qua doanh thu phòng vé các phim Hàn Quốc tại Thái Lan.)

Khoảng tháng Mười một – Mười hai 2015

Đi xem lễ nhà thờ với Joseph Nguyễn Mạnh Tấn

[hôm đó đúng ngày lễ thánh Joseph, thánh bảo trợ của Mạnh Tấn]

Lễ Thánh

– Ở quê( đb Nam Định) làm lễ quan cửa thầy giáo xứ or nhà thờ giáo họ làm rất to, làm cỗ khao cả làng

– ông Tấn ( giáo phận Bùi Chu)

– Công đức nhà thờ: thường là 1 rổ đk bọc bên ngoài kín, k để trong suốt) và ng làm công đức thường nắm chặt tay k để lộ số $ đã đóng góp

– Thường để dễ quản thì làm lễ đàn ông và phụ nữ ngồi 2 bên khác nhau ( Kẻ sét: Đàn ông: bên trái, phụ nữ bên phải ) còn nhà thờ Thái Hà ngồi lẫn lộn

– Để đk dự lễ rước phải đủ 2 phép bí tích: Rửa tội và

– Thánh lễ bt thì 30′ nhưng nh dịp quan trọng như chúa nhật hay nh ngày lễ đk coi trọng của giáo xứ, Hội đồng giám mục VN or giáo hội thì 1g30′ (?)

– K phải luật nhưng thường đàn ông lúc mà đứng lên đọc kinh or làm lễ thì khoanh tay, phụ nữ thì để tay vào thành ghế phía trên

– Nh người giúp cha cử hành buổi lễ có 1 đội riêng ( gồm nh bạn tuổi thiếu niên) và quy định tuyển chọn ở mỗi nơi là khác nhau

– khoảng 10,15 phút sau khi làm lễ xong thì tắt đèn hết nhà thờ/giáo xứ ( tắt đèn dần từ bên phần ban thờ trở xuống )

– Mỗi nhà thờ/giáo xứ có 1 ca đoàn riêng ( trong đó có nh ca đoàn nhỏ cho thanh niên/sv/ thiếu nhi/ nh bà mẹ/ … )

– Theo luật k thành văn ở nh giáo xứ/nhà thờ/.. quy định hướng cúi đầu chào khi cha xứ đọc “Các anh em”

Có nơi là ôm, bắt tay, cúi đầu chào nhau nhưng ở bắc phổ biến là Cúi chào.

Thường là cúi chào 3 phía ( có nh quy định ngầm để cúi chào đk đều nhau) . Và có nh người cúi đầu chào cả đằng sau ( đại loại như tứ phía )

– Trước khi cha làm bí tích mình thánh vs bánh thánh thì cha rửa tay cho tinh khiết vs Chúa

– Từ 5,6t đã đk tiếp xúc vs giáo lý

– Cha đại để 2 loại là Cha coi giữ Giáo xứ hay nhà thờ ( thường đk phân công theo nhiệm kì) và nh Cha đi truyền đạo để cho nh người về vs nước Chúa Trời

– Ông Tấn: Giuse Nguyễn Mạnh Tấn

– Cuối buổi lễ là phần đọc kinh và quỳ ( vào tấm gỗ đk đặt dưới mỗi ghế mà ít ai để chân vào khi ngồi) để đọc kinh ( tay đan vào nhau, mặt cúi vào tay)

– Sắc áo của Cha tuỳ theo mùa

+ Áo trắng: Mùa chay( diễn ra nh sự kiện hoạt động bt k có j nổi bật)

Mùa chay bắt đầu bằng lễ Tro

… Có lễ Lá ( k nhớ thứ tự là bn trong mùa chay ) kỉ niệm Jesus vào thành Na-za-rét. Mn rải lá và chào đón Chúa rất linh trọng nhưng sau đó 1 tgian họ quay ngoắt 360 độ phản đối ngài

+ Màu Tím: Trước Giáng sinh/ sự chờ đợi của hy vọng sự đợi mong/màu có vẻ buồn

+ Màu đỏ: Lễ thánh tử vì đạo

+ Nh màu nữa nhưng mà đếch nhớ :3

– Vạt sau áo cha thêu nh hoạ tiết đa dạng như Giuse bế Jesus, đức mẹ đồng trinh Maria,…
Và liệu vạt áo thêu do quy định là tên thánh của mỗi Cha hay do vị thánh quan cửa thầy của mỗi đơn vị thờ tự công giáo (?)

– Đi dự lễ, nh con chiên ăn mặc lịch sự đứng đắn

– Theo lời ông Tấn: Sắp xếp thứ tự ghế trong nhà thờ là theo tuổi: ấu nhi đk ưu tiên ngồi ở đầu rồi cuối cùng mới là các ông bà cụ(?)

19 tháng Ba 2015

[Khác]

[He always smile, từ năm 2013]

[“Giờ giải ảo” của Nguyễn Xuân Nghĩa trên Người Việt TV, nghe từ đầu năm 2015]

[Gia đình là số một 2007, từ hồi chiếu ở HTV, hình như là 2009?]

[Book Hunter, từ năm nhất 2014]

[Owl City, từ năm 2009 (hồi nghe Xone FM, hồi đó mê Justin Bieber)]

[Mr. Bean, đương nhiên (từ rất lâu, trước khi học cấp một, xem qua đĩa CD)]

[Mơ hoa]

[Giáng Sinh]

[nghe Justin Bieber từ năm 2009, từ đấy tôi gọi mình là Bi Bờ hoặc Thành Bieber]

[tôi rất thích Mỹ Anh trong phim Karate Kid, có lẽ một phần nhỏ vì cũng thích Mỹ – tôi là người lý tưởng luận bẩm sinh, mà Engels chẳng bảo con người ta vốn là một sinh vật lý tưởng luận sao]

[Inter Milan thời Mourinho]

Forecast love: Today’s love

Đây là bộ phim nói về mối quan hệ phức tạp, khó đoán giống như thời tiết của một chàng trai và một cô gái. Họ là gì của nhau? Là bạn thân từ 18 năm nay, là những người tâm tình hay là một cặp tình nhân? Đáp án là: Còn hơn cả thế!

#Câu_chuyện_xung_quanh_bộ_phim

1.

“Forecast love” là bộ phim điện ảnh Hàn Quốc thành công ở thị trường nội địa. Doanh thu tại các phòng vé xứ hàn sau năm ngày công chiếu đạt mức 7.8 tỷ ₩ (Tương đương 7.23 triệu USD).

2.

Tuy nhiên bộ phim chưa thành công về doanh thu tại các thị trường nước ngoài.

Ở Việt Nam, phim được ra mắt vào tháng 1/2015 tại những cụm rạp Hàn Quốc như CGV. Và vé của những bộ phim Hàn Quốc thường rẻ hơn khá nhiều so với những bộ phim Mỹ, thậm chí còn rẻ hơn cả Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam ra mắt chuỗi hoạt động truyền thông văn hóa: Chiếu miễn phí những bộ phim điện ảnh của xứ sở kim chi vào sáng thứ bảy hàng tuần.

Nhận xét: Hàn Quốc đã tính trước một bước về sự đi xuống tất yếu của Kpop, Kdrama hay những Chương trình truyền hình thực tế trong việc quảng bá văn hóa đất nước. Họ đang đổi dần trục và tập trung cho một lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp giải trí là: Phim điện ảnh.

Dự đoán: Vậy nên đừng ngạc nhiên nếu sau đây khoảng 5 tới 10 năm chúng ta sẽ ra rạp chiếu bóng xem những bộ phim Hàn Quốc thay vì những bom tấn Hollywood như hiện tại.

3.

Đây là bộ phim điện ảnh đầu tay của nam diễn viên Lee Seung-gi. Anh nổi tiếng với các vai nam chính trong những bộ drama có mức rating cao bao gồm:

Brilliant Legacy (2009) với rating tập cuối cùng thậm chí đạt mức 47%.

My Girlfriend Is a Gumiho (2010). Theo thống kê của  TNS Media Korea, rating của bộ phim trên phạm vi cả nước đạt 15%.

Gu Family Book (2013) là bộ drama lịch sử-viễn tưởng. Theo số liệu từ AGB Nielsen trên địa bàn thủ đô Seoul, có tới 8 tập phim trong tổng số 24 tập phá mức rating 20%, đạt tỉ lệ 34%. Tập cuối cùng đạt mức rating cao nhất với 22.9%.

Bouns: Lee Seung-gi và Yoona (thành viên nhóm nhạc SNSD) từng là một cặp tình nhân đẹp trong làng Showbiz xứ Hàn trước khi công bố chia tay vào tháng 8/2015.

Tháng Mười một 2015

Sách bé xíu

12524028_906357686127181_828396297323559312_n

Tháng Một 2016

Nguyễn Đức Thành

“Truyện Tấm Cám được xây dựng và truyền tụng như một kế hoạch tuyên truyền truệt để sau khi nhóm lợi ích của Ỷ Lan phu nhân tận diệt phe đương nắm quyền của Dương Thái hậu. Bối cảnh Đại Việt nhá nhem lộn xộn trong buổi đầu tạm giữ nước ổn, đang dựng nước thêm (đánh Chiêm Thành).

Tính chất bạo lực đậm màu phi nhân tính, cuộc tranh giành ngôi vị hoàng hậu quyết liệt căng thẳng giữa Tấm và Cám, trong đó Cám lúc đầu luôn ở thế thượng phong, nhưng rồi đã bị Tấm tiêu diệt một cách triệt để (làm mắm – gợi nhớ tà thuật Mật Tông) và hạ nhục (cho mẹ Cám ăn, chỉ thấy đầu lâu con dưới chum khi ăn hết), tất cả đã phản ánh tính cách khốc liệt và quyết đoán của Ỷ Lan phu nhân.

Trên thực tế, điều này không quá xa với việc bà đã giết Dương thái hậu cùng 72 cung nữ. (Số 72 chỉ mang tính tượng trưng, nghĩa là rất nhiều).
Tội ác khủng khiếp này chắc chắn đã bị kiểm duyệt và che đậy một cách hà khắc nhất, nên nó được phóng chiếu thành câu chuyện Tấm Cám. Đúng như cơ chế hình thành ký ức trong vô thức tập thể mà Jung đã đề xuất về các loại hình cổ tích, hoặc cơ chế hình thành giấc mơ trong vô thức cá nhân của Freud.

Một câu chuyện đau buồn về tấn bi kịch giữa người với người.

(Cho đến cuối đời, Ỷ Lan – người con gái xuất thân hèn kém nhưng đầy khát vọng quyền lực, đã vĩnh viễn bị ám ảnh về tội ác do mình gây ra, nên đã sám hối gần như điên cuồng bằng cách xây rất nhiều chùa khắp vùng Kinh Bắc. Nhiều di tích còn la liệt đến bây giờ.)”

-TS Nguyễn Đức Thành

(Đầu năm đã được đọc một bài quá hay)

12 tháng Hai 2016

Xám

Đây là tủ quần áo của Mark Zuckenberg. Điều tưởng đồng ở những chiếc áo đó là màu sắc của nó: Màu xám. Xám từ độ nhạt tới đậm dần.

Đã bao giờ ban thấy thắc mắc với hình ảnh một CEO Facebook với chiếc ám [áo] bó sát người trên truyền thông.

2 tháng Hai 2016

A2 Bế Văn Đàn (2007 – 2011)

[Đầu năm lớp 11]

57490_552512391430174_85330830_o

[Cuối năm lớp 9 (Khánh, ngồi bên trái tôi, tôi ghét nó nhất lớp, từng mấy lần đánh cho một trận)]385115_183106995118807_760756278_n

[Cuối năm lớp 11]944589_432373333525621_64930476_n

[ảnh của lớp]

12391375_887165334713083_1592476009183917054_n

[lớp học ở trường cũ]

269475_104988146264143_7804461_n

[cô Hạnh chủ nhiệm (2011)]

11201862_864821906947426_3458042455529153879_n

[hồi lớp tám tôi giỏi địa nhất (Tuấn giỏi nhất – trí nhớ của nó đáng nể, còn tôi hay quên lắm -, còn tôi không đáng kể nên không được chọn đi thi học sinh giỏi; cũng chẳng sao, vì tôi thích cô Trang chứ không thích môn địa) vì thích cô Trang dạy địa, sau này nhìn thấy ảnh cô Trang, vẫn thấy xao động lắm]

[đầu năm lớp tám, xem Vườn sao băng, mơ mộng chuyện với Vân Anh (hồi lớp bảy tôi ngồi gần bạn ấy), thích nhất anh chàng si tình này]

Tìm kiếm gì đó

Bạn thân thường hay nói với tôi rằng: “Sao ông lại luôn đi quá nhiều, quá vội vậy. Vậy rốt cuộc thứ ông tìm kiếm là gì?”

Tôi luôn đi nhiều, đi vội. Thứ tôi kiếm tìm rút cuộc là gì? Và rồi trở lại với một bóng hình cô độc.

Tôi khao khát trở thành một người chân thật. Nhưng tôi đã chân thật với chính tình cảm của mình chưa? Tôi luôn biết người mà tôi thật sự mong muốn, thực sự nghiêm túc. Nhưng tôi lại sợ cái thứ cảm xúc ấy. Tôi gần như chạy trốn hiện thực. Tôi được trao nhiều cơ hội nhưng đều khước từ.

Nhưng nó đã gần như chấm dứt khi mà tôi bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng. Tôi nhận ra thì nó đã không còn nữa. Phải tới lúc vụt mất thứ gì đó con người ta mới bừng tỉnh.
Cô ấy ở xa tôi quá. Với tay níu giữ lại nhưng xa quá.

Tất cả những gì Thành đã cố gắng làm thật sự không còn ý nghĩa gì phải không? Muốn được gặp và kể cho H thật nhiều, muốn nghe H nói thật nhiều. Bây giờ chắc không kịp nữa rồi phải không?

[Nghe Lê Cát Trọng Lý từ mùa hè năm 2015, chạy trốn vào âm nhạc của sự bình dị để lờ đi nỗi bẽ bàng (tôi từng rất thích Hạnh, nhưng cô ấy không đáp lại; tôi không thể chấp nhận sự thật nên phủ nhận toàn bộ với Mai Phương Hạnh đồng thời công khai trên facebook; hèn nhát tới độ không xin lỗi người ta)]

12 tháng Bảy 2015

Thất vọng

Tôi thực sự khá thất vọng về đề văn nghị luận xã hội năm nay.

Kỹ năng sống là một vấn đề rất cũ, mà thiết nghĩ nói về kĩ năng sống với những con người 18 tuổi phải chăng là hơi thừa thãi chăng. 18 tuổi là số tuổi đủ để phải chịu trách nghiệm độc lập trước pháp luật, là tuổi đủ quyền công dân để đi bỏ phiếu. Chứ đó không phải là độ tuổi để nói về những kĩ năng cơ bản đấy nữa?

Tôi tin họ đủ nhận thức để nhìn nhận những vấn đề thực tế mang tính thời sự nóng bỏng hơn là mấy đề tài như về tình bạn, kĩ năng sống,.. Nói thật với các mẹ kiểu đề tài như thế nó quá dễ đoán trong phần bình luận nêu lên quan điểm cá nhân.

Tại sao không phải những vấn đề gây nhiều tranh cãi hơn như sự kiện hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại Mỹ?

Đồng thời với sự phát triển của những mạng xã hội như Facebook là một đội ngũ đông đảo những “nhà báo không chuyên” với những góc nhìn đa dạng, nhanh chóng tới từ đủ mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó có cả những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Đấy, các bạn học sinh bây giờ giỏi lắm, hãy cho các bạn những đề tài đầy tranh cãi, hào hứng và xứng đáng để hạ bút.

Bây giờ tôi nhớ một trong những bài báo đầu tiên tôi viết hơn 2 năm trước là về vấn đề… tình yêu-hôn nhân.

Không chỉ thế, trong khung điểm về nghị luận xã hội làm hạn chế đi góc nhìn của thí sinh. Có mẹ nào dám viết những góc nhìn đi ngược lại những giá trị định kiến mà mọi người coi là hiển nhiên không hay vẫn là một lối mòn trong suy nghĩ, tư duy?

2 tháng Bảy 2015

Tuổi trẻ cuối tuần

14993397_1108176245945323_2912523980134138122_n

Chưa rõ động cơ của Tuổi trẻ cuối tuần khi ảnh bìa lại là dòng người ủng hộ ông Trump.

Tạp chí tuần The Washington Post số mới nhất cũng đề cập tới ông Trump trên trang bìa. Giọng điệu nghi ngờ được thể hiện rất rõ: Liệu ông Trump có thay đổi được nước Mỹ không (slogan của Trump trong cuộc tranh cử là Make America great again) hay chỉ đơn giản phản ánh hiện thực xã hội.

9 tháng Mười một 2016

Tiền chiến

[gửi mail cho Mai Anh Quân]

đọc bài viết của ông trên facebook nhưng không thể comment ở đó được, vì nhiều người, và tôi cũng xóa facebook rồi :p

Ông cũng nhận ra điều này phải không: Sự quan trọng của báo chí thời tiền chiến. Báo chí không phải lúc nào cũng có mức độ quan trọng như vậy. Ví dụ như thời điểm hiện đại, báo chí chẳng khác nào trò hề nơi người ta phô diễn sự lố lăng và những màn cãi lộn dấm dớ. Tôi đã từng vỡ mộng. Cái giấc mộng báo chí đẹp đẽ năm nhất khi đọc 40 năm nói láo của Vũ Bằng. Cái giấc mộng báo chí thời tiền chiến nơi tụ hội những anh tài, những trí thức lớn của thời đại.

Tôi không nghĩ về Nguyễn Văn Vĩnh hay Phạm Quỳnh làm báo mà phải là thế hệ trí thức sau họ, tức thế hệ trí thức bước vào độ tuổi có lý trí và trở nên đặc biệt quan trọng năm 1925 như cách chia của Trịnh Văn Thảo. Phải nhìn kỹ vào thế hệ đó. Ông sẽ thấy một điểm chung giữa họ: Những con người sống chết với những tờ báo (Không phải thời bào, báo chí cũng quan trọng).

Tôi vừa khai quật được một phần bé tí tẹo nữa tác phẩm đăng báo của Đào Trinh Nhất. Híc, nhiều lắm, khéo khi nhiều hơn Phan Khôi. Một điểm lớn nữa của các tác phẩm đăng báo của Đào quân là ký rất nhiều bút danh. Phải làm quen với giọng văn của Đào Trinh Nhất và sử dụng những tư liệu về các bút danh của ông (thực ra còn thiết rất nhiều) mới có thể ngửi được đâu là bài của Đào Trinh Nhất. Có những bài Đào Trinh Nhất không ký bút danh nữa cơ :p Tôi cũng tìm được 10 kỳ báo đầu tiên đăng loạt bài “Cái án Cao Đài”. Rất đáng nể.

Tôi nghĩ là mục đích của mình là phải tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao báo chí thời đó lại quan trọng vậy? Tại sao trí thức lại sống cùng các tờ báo? Hồi đó, báo bị đình bản, thua lỗ nợ nần, trí thức bị bắt bớ là chuyện cơm bữa; nhưng rất nhanh chóng, họ tiếp tục mở các tờ báo mới (bằng cách này hay cách khác). Cái tinh thần đó cần được nhìn nhận như thế nào? Tôi được được ý kiến của Cao Việt Dũng (Viện Văn Học) rằng thế hệ trí thức này đã lờ tịt người Pháp. Đọc báo chí thời đó, có cảm giác trí thức thời đó đã đứng độc lập, tách xa sự ảnh hưởng của người Pháp và lờ tịt họ đi.

Sự độc lập được biểu hiện ngay ở cách các tờ báo làm ăn: Không còn Nam Phong được chống lưng bằng ngân sách người Pháp, các tờ báo 30s, đặc biệt là Bắc Kỳ có thể tự nuôi sống mình rất khỏe.

Và một đỉnh cao của sự độc lập phải là Tự Lực Văn Đoàn. Cái tên TỰ LỰC là một cái hết sức lớn lao: Không ăn tiền của thực dân, không cần các mạnh hào quân chống lưng.

Nhưng quan trọng hơn cả, ông có thấy không, quan trọng nhất của báo chí những năm 1930s là BÁO CHÍ – VĂN CHƯƠNG với đầu tàu là Tự Lực Văn Đoàn. Và thực tế, còn ít nhất hai đối thủ ghê gớm nữa là Nhà in Tân Dân của Vũ Đình Long (Nổi bật nhất là tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy”, kế tiếp là “Phổ Thông Bán nguyệt san” rồi “Phổ thông tuổi trẻ”, rồi “Tao Đàn” rồi ấn phẩm cho thiếu nhi là “Truyền bá”) và nhà in Lê Cường (tác giả chính là Vũ Trọng Phụng).

Tất cả cái này, ông có thể xem ở kia , giới ngôn luận có khác nào giới võ thuật với những cao thủ thi triển tài phép đâu :p

1987 không phải là một cột mốc vu vơ. 1987 là một sự bùng nổ. 1987 là lúc mà báo chí trở nên vô cùng quan trọng. Huy Đức trong “Bên thắng cuộc” nhắc tới 1987 với một loạt bài báo phanh phui tham nhũng. Nhưng đó đâu phải là trung tâm sự bùng nổ mà phải là tuần báo “Văn Nghệ” với Tổng biên tập Nguyên Ngọc. Nơi đây, một nhà văn rất lớn là Nguyễn Huy Thiệp đã xuất hiện. Và “Văn Nghệ” mới chính là tờ báo bán chạy nhất thời đó. Người ta chen nhau để mua đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, in không đủ để bán, vậy là lại in thêm, cũng không đủ.

Ở những thời điểm báo chí trở nên đặc biệt quan trọng, tôi nghĩ phải đặc biệt chú ý tới BÁO CHÍ – VĂN CHƯƠNG. Nó có sức tác động khủng khiếp hơn nhiều bài báo đả phá tham nhũng. Nó là một đòn thâm hậu của cao thủ, đánh đòn đó kẻ thù không hề thấy những tổn thương ngoài da thịt nhưng lục phủ ngũ tạng đã tan tành hehe.

Tôi muốn nói thêm về Phan Khôi. Tại sao Trịnh Văn Thảo lại xếp Phan Khôi vào thế hệ 1925 dù nơi đó ông đã gần 40 tuổi :p Ông hãy xem tác phẩm đăng báo của Phan Khôi năm 1929 và năm 1930. Có thể nhìn nhận về báo chí tiền chiến như nào? Tôi thì cho rằng: Lớp trẻ cần một người anh lớn để bảo trợ cho sự phát triển của chúng. Trước “Phong hóa tuần báo” của Tự Lực Văn Đoàn (1932 – ) là gì? Tôi không cho là Phạm Quỳnh với Nam Phong tạp chí. Người anh cả đó phải là Phan Khôi năm 1929 – 1930 với sự bùng nổ đặc biệt trên hai tờ báo là “Thần Chung nhật báo” (“Làng báo Sài Gòn” có một đoạn rất đáng kể Peycam chỉ ra Diệp Văn Kỳ và tờ báo của ông quan trọng ra sao, nhưng lại một lần nữa, người Mỹ chỉ thích cái màu mè bên ngoài, nên đã chọn Nguyễn An Ninh và Trần Huy Liệu) và tuần báo “Phụ Nữ Tân Văn”. Tôi cho rằng số phận của Phan Khôi là số phận của một người anh cả phải bảo trợ đám trẻ. Sau 1954, ở miền Bắc, chằng phải Phan Khôi là người đã bảo trợ cho đám Trần Dần (Nhân Văn Giai Phẩm) hay sao?

Chỉ xin lưu ý, sự bùng nổ của Phan Khôi năm 1929-1930 trên Phụ Nữ Tân Văn có hình bóng vị chủ bút Đào Trinh Nhất. Nhưng Đào Trinh Nhất đâu chỉ có vậy?

17203705_1215347245228222_1956456839_n_1215347245228222

6 tháng Tám 2017

Cuối năm

12471746_894078907355059_148428544135879827_o

30 tháng Mười hai 2015

Đi nghe Reading Circle

[đều là với Mai Anh Quân]

Văn hoá Hàn không nguy hiểm ở chỗ sự cuồng dại của fan hâm mộ mà là sự truyền bá giá trị Khổng giáo về sự gia trưởng và mất cân bằng giới tính

#Readingcirclethang062015

27 tháng Sáu 2016

Tranh cãi

Mấy ngày nay mình nghĩ mãi về một câu ai đó có lần tâm sự với mình: “Người viết hạnh phúc là khi bài viết gây tranh cãi”.

Tối qua lâu rồi mới lại inbox với một người anh mình rất nể về kiến thức chuyên môn. Anh bảo có những người viết, họ viết ra chẳng có ai quan tâm tới mức kéo xuống để xem bút danh. Còn gạch đá, tranh cãi tức là còn hạnh phúc và cũng là sự công nhận của mọi người về bài viết bản thân.

Tôi là một thằng bị ăn gạch bài viết khá nhiều. Trở lại khoảng thời gian 2 năm trước, lần đầu chịu sự chỉ trích, gạch đá. Thật trùng hợp là mấy hôm trước mình gặp lại cố nhân, một trong những người ném đá mình nhiều nhất 2 năm trước. Tôi không giận. Thậm chí tôi còn vui và mỉm cười với người ấy.

Nụ cười ấy thay cho một lời cảm ơn. Cảm ơn

25 tháng Sáu 2015

Euro 2016

13403949_985689864860629_3028260348193827683_o

Mình khá vui và muốn chia sẻ với mọi người: Mình sẽ có loạt bài viết về Euro cho Báo PetroTimes được đăng tải hàng ngày.

Trung bình, mình sẽ viết từ 1-3 bài mỗi ngày.

Mọi người đón đọc và ủng hộ nhé 😀

Bài nàychẳng hạn, dù không phải loạt bài Euro

4 tháng Sáu 2016

Ngày cuối của thời học sinh (2014)

10367588_465085596960163_8084709183832523351_n

[Chụp ảnh với con trai D4: Khánh, Mạnh (năm ngoái nghe Lê Trang [hồi lớp mười, ngồi cạnh Lê Trang, suốt ngày bố bố con con, hay nhắn tin, thích người ta – tất nhiên, chuyện không đến đâu cả] kể Mạnh lấy vợ rồi) và Lâm]10411770_808195652610052_1779126139282980398_n

Các mốt và các mốt

Tuần trước FB nổi sóng với cuộc đời hiện tại thằng Cò của “Đất rừng phương Nam”. Ba hôm nay lại nổi sóng với Cô dâu 8 tuổi.

Điểm khởi nguồn cho hai hiện tượng này là đâu? Là Yan.vn

Một người bạn của tôi mới nhận công việc xây dựng fanpage của Kenh14.vn chia sẻ chị thực sự đang đối diện với một đối thủ quá mạnh như Yan. Việc vượt qua Yan khó như việc U23 Việt Nam đạt huy chương vàng Sea Game. Nhưng không phải là không khả thi.

Các bạn chửi báo chí bây giờ toàn lá cải, rẻ tiền. Nhưng chính các mẹ là những người hàng ngày đọc nói, suy sưu bình phẩm và làm nó phát triển. Những trang mạng như Yan phát triển bên cạnh một chiến lược truyền thông chuyên nghiệp và chịu chi; đồng thời nó còn được sự tiếp sức từ những người sử dụng facebook.

Dư luận mạng xã hội Facebook như một đứa trẻ cả thèm chóng chán. Nói tóm lại là đéo có cái mẹ gì là chứng kiến cả. Mới tháng trước tất cả phát cuồng về Vũ Đức Đam, phát cuồng về Việt Nam có một kỳ quan tầm cỡ thế giới như Sơn Đoòng. Rồi lại chóng chán phát cuồng với trào lưu Ngưng ngược đãi, phát cuồng với Bphone với Nguyễn tử Quảng: Không thể tin nổi-Thật là tuyệt vời,… Và bây giờ là Cô dâu 8 tuổi.

Nói không có chứng kiến không phải không có cơ sở. Cả những người chưa từng xem một tập phim Cô dâu 8 tuổi, chỉ đọc vài bài đăng trên các trang mạng đã chém thành bão, nâng cao tư tưởng như bố đời. Tại sao tôi nói là không có chứng kiến, vì nó là một trào lưu thông tin một chiều, những thông tin được đưa tới các mẹ đã qua một lăng kính những trang mạng như Yan, nó gần như không phải quan điểm cá nhân bạn. Và nó cứ thế như một con virus lan truyền thứ thông tin một chiều đấy tới toàn Facebook.

Tiếp đấy, nói chuyện Cô dâu 8 tuổi. Nhảm nhí, dài dòng lê thê. Thực ra nó đếch có gì sai. Phim nhận được sự ủng hộ của khán giả Ấn Độ và đã lan tỏa đến những nước bên ngoài lãnh thổ quốc gia như Việt Nam. Phim vẫn đạt doanh thu cao. Các đề tài, ý tưởng vẫn dồi dào. Việt Nam đã chứng kiến sự thất bại của một bộ phim truyền hình trăm tập như Những người độc thân vui vẻ. Đấy, làm phim trăm tập đếch có dễ đâu, đạt tới trình độ Cô dâu 8 tuổi là khó.

Tôi hoàn toàn ủng hộ sự tiếp tục của Cô dâu trăm tuổi. Ngạn ngữ Tây Ba Nha có câu: “Mặc đàn chó sửa, đoàn lữ hành vẫn tiếp tục bước đi”. Mặc cho sự chỉ trích, khó chịu, hậm hực các mẹ ( chắc trong khoảng một tháng là hết thôi ) phim vẫn tiếp tục được sản xuất, công chiếu thôi.

Kết thúc stt này, băn khoăn tuần sau FB lại trào lưu nào đây và liệu một tháng sau newfeed có còn tràn ngập Cô dâu 8 tuổi không?

P/s: Hãy share để cuộc tranh luận xảy ra rộng rãi hơn không chỉ trên phạm vi một Facebook cá nhân.

23 tháng Sáu 2015

Ngại

Ngại chả dám add :v Sợ chị í [Hạnh] cười vs chê là trẻ con 😦

4 tháng Năm 2015

Mai Anh Quân

11053297_767885226641095_5279349640044954579_n

1 năm về trước:

– Ông biết không mai sau tôi sẽ làm chính trị gia

– Còn tôi chỉ muốn bỏ học đi bụi như Huyền Chíp thôi

7 tháng Năm 2015

gạch đầu dòng

1, Lần đầu đi xem phim bị hỏi trên 16 tuổi chưa, những 2 lần [đi xem phim với Hạnh]

2, Đã có chữ ký Alessandro Del Piero trên áo đấu

3, Hôm qua bão to, cây đổ như được xem phim Mỹ đời thực

4, Bão to, hơn mười xe đậu trú bão ở sân nhà mình, toàn đứng dưới gốc cây, mình xuống mời mọi người vào nhà trú tạm cho an toàn. Toàn người không quen nhưng giúp được họ mình tự dưng thấy vui lạ.

5, Không ăn sáng mà đã ngồi cafe bàn chuyện hack não là một thảm họa

Mấy gạch đầu dòng những ngày qua.

14 tháng Sáu 2015

Nguyễn Phúc Anh

Tôi với anh không phải chỗ quen biết nên lời khen này chẳng phải là tôi tán hươu tán vượn, vẽ rồng vẽ rắn lên stt mà thực tình bài viết này rất gợi, đọc xong lại mở Nguyễn Huy Thiệp xem lại vài lần.

Tôi sẽ trích nguyên hai đoạn của ông Thiệp dưới đây để quý anh chị đọc.

1.

“Bà Lâm bảo: Ăn đi con ạ. Đàn ông nó chẳng thương mình đâu. Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình.

Bố Lâm gắt: Bà lão hay nhỉ!

Bà Lâm lẩm bẩm: Hay con mẹ mày! Tao tám mươi tuổi đi nói sai à?”

2.

“Bà Lâm bảo: Ngày xưa có ông Hai Chép lái đò ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời, lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại.

Mẹ Lâm bảo: Đàn bà thế là bạc.

Bà Lâm bảo: Bạc gì? Có hai hòn dái là của quý thì mất rồi còn đâu?

Chị Hiên cười: Gớm, chuyện của bà cứ rợn rợn là.”

21 tháng Hai 2016

Hai thằng gay (2014)

[hồi còn đi với Nhật Lâm,có lẽ bây giờ đã ở bên Úc (lần cuối gặp nó là cuối năm 2014)]

1512289_712976775465274_1903258374795515410_n

Ba Vì

Tháng Mười hai 2014

Ngôn ngữ

Từ ngữ là rất giới hạn và luôn luôn, chúng ta không thể tìm thấy từ nào có thể tái tạo lại những trải nghiệm của bản thân. Ngôn ngữ, đôi khi là sự giả dối.


LÓPEZ LECUBE: Ông có nói dối không, Borges?

BORGES: Không tự nguyện. Nhưng tôi có thể nói dối, ngôn ngữ rất hạn chế so với những gì chúng ta nghĩ và cảm nhận đến mức chúng ta buộc phải nói dối, bản thân từ ngữ là dối trá. Stevenson nói rằng trong năm phút cuộc đời của bất cứ con người nào cũng có những chuyện diễn ra mà tất cả vốn từ và tài năng của Shakespeare cũng không thể nào mô tả được thỏa đáng. Ngôn ngữ là một công cụ vụng về và điều đó có thể buộc người ta phải nói dối. Nói dối có chủ đích? Không. Tôi luôn cố không nói dối.

Jorge Luis Borges: Cuộc phỏng vấn cuối cùng

27 tháng Tư 2017

Thế hệ

“Những thế hệ đi trước hình dung như thế nào về chúng ta? Có phải chúng ta là những kẻ vô tâm và thờ ơ với xung quanh? Có phải chúng ta chỉ biết chìm đắm trong chủ nghĩa tiêu dùng? Có phải thế hệ chúng ta là một thế hệ suy đồi đạo đức? Khi báo chí truyền thông mổ xẻ thế hệ chúng ta ở những câu chuyện tiêu cực, họ đã vẽ nên một chân dung không đúng với sự thật. ” – Book Hunter

Nhiều lúc thấy bản thân mình và những người thuộc thế hệ mình là khá bất công, vừa phải gánh trên vai cái bóng quá lớn của cuộc vệ quốc vĩ đại ông cha, vừa phải làm sao dung hoà những truyền thống dân tộc, phong tục tập quán mà và những nét văn hoá phương Tây, thế giới.

Chúng tôi liệu có xấu xa tồi tệ tới mức như thế sao ?

15 tháng Mười 2014

Con đường vận mệnh của cuộc đời

“Tỉnh cái mộng, tôi tự hỏi tôi nhiều về cái thiên Hạnh Phúc. Con người ta – khi đã tìm đúng cái được cái định thức hạnh phúc của mình là phải ở chỗ xê dịch rồi, một khi đã đem gửi cả hạnh phúc mình vào lòng một con buồm chưa phồng lên những gió sớm, như thế có đến nỗi là ích kỷ và có tội nặng với những người thân nhất và gần nhất quanh mình không ?” – Nguyễn Tuân

Nhiều lúc nghĩ vẩn vơ như thế này và tự hỏi bản thân : Liệu có chấp nhận sự thay đổi, có chấp nhận hy sinh tất cả để theo đuổi con đường vận mệnh của cuộc đời mình không ?

3 tháng Mười 2014

Học triết Marx – Lenin

Hôm nay học triết ngồi cạnh đồng chí Vũ Văn Mừng. Ngồi tranh luận với nhau chính trị đủ đường từ Triều Tiên tới IS, mà căng thẳng nhất vẫn là tranh luận về cuộc chiến ở Việt Nam.

Nghĩ lại cũng hơi buồn cười, nó thì hậu duệ của dòng thơ trữ tình cách mạng khánh chiến của Tố Hữu, mình tôn Nguyễn Tuân, Vũ Bằng hay Hoàng Phủ Ngọc Tường làm sư phụ cho cái thể tuỳ bút. 2 đứa như 2 thái cực âm dương đối lập nhau, giữa đặt cá nhân hay cái tôi lên hàng đầu ( klq nhưng nhớ tới Nhân văn-giai phẩm vl ) thế mà lại nói chuyện được với nhau, lúc đầu tranh cãi nảy lửa, lúc sau thì mình đưa bài cho ổng đọc, ổng đưa thơ cho mình coi.

Kết thúc thì mình biết đã có thêm được một người thầy về chánh trị lẫn thơ phú rồi.

10407310_743310729098545_5176948743066244929_n

[Vũ Văn Mừng, cộng sản nòi (cộng sản nào nhỉ? theo Lenin hay Stalin?): bên trái tôi]

22 tháng Chín 2014

Cuộc đời thật đẹp

Nhạc đêm : What a wonderful world – Louis Armstrong

Nhớ lại một lần cô Hằng, cô giáo dạy văn lúc ôn Đại học đã từng nói như thế này mà tôi sau này sẽ nhớ mãi : «Nhân sinh quan, thế giới quan âu cũng là cái cách bản thân nhìn nhận thế giới, dẫu mai sau có gặp khó khăn trắc trở thì cũng đừng trở nên khắc nhiệt, tàn độc với cuộc đời. Là có thể nhìn thấy những niềm vui cuộc sống, nhìn thấy mây trời trong xanh cao, chim hót líu lo, là nhìn cuộc đời đẹp tươi ».

Phải rồi cô ơi, cuộc sống này đẹp tươi biết bao, thế giới này tuyệt vời làm sao, cuộc sống chỉ thực sự xấu xí khi ta nghĩ nó như thế, vì vốn dĩ đã luôn “La vita è bella” rồi. Bầu trời luôn mãi trong xanh cao vời vợi,những chú chim hót líu lo chào nắng mới, những con người thân thiện chân thành, những tình yêu mới tươi mát chợt đến,… Như những gì mà Louis Armstrong đã hát hay sao :

« I see trees of green, red roses, too,

I see them bloom, for me and you

I see skies of blue, and clouds of white,

The bright blessed day, the dark sacred night

The colors of the rainbow, so pretty in the sky,

Are also on the faces of people going by.

I see friends shaking hands, sayin’, “How do you do?”

They’re really sayin’, “I love you.”

I hear babies cryin’. I watch them grow.

They’ll learn much more than I’ll ever know

And I think to myself

What a wonderful world »

Đúng rồi, cuộc sống đẹp biết bao, La vita è bella !

smile

10 tháng Chín 2014

Tạ Chí Đại Trường

Nhà Lý là triều đại bền vững đầu tiên của đất Việt. Trong tình hình mượn khuôn mẫu tổ chức vương quyền từ Tq, nhà Lý đã sử dụng quan niệm gồm thâu đất đai bằng cách tập hợp thần linh của các địa phương trong nước về kinh đô, theo đó, thần Phù Đổng đk đưa về thờ ở làng Cảo ( Hương) bên hồ Tây, chứng tỏ uy tín nổi bật của thần trên vùng phía bắc Thăng long đương thời, uy tín lấn át các thần khác” – TCĐT ( nh bài dã sử việt )

20 tháng Ba 2015

Chính trị

“Kẻ dốt nát tệ hại nhất chính là kẻ dốt nát về chính trị. Hắn không nghe gì cả, không thấy gì cả, không tham gia bất cứ vai trò gì trong đời sống chính trị. Có vẻ như hắn không biết là chi phí sinh hoạt, giá cả của đậu, của bột mì, tiền thuê nhà, giá cả thuốc men…tất cả đều phụ thuộc vào các quyết định chính trị. Hắn thậm chí còn tự hào về sự thiếu hiểu biết chính trị của mình,ưỡn ngực ra mà khoe ta đây ghét chính trị. Đứa ngu dốt này không biết rằng chính sự thờ ơ với chính trị của hắn mà từ đó nảy sinh nạn mại dâm, trẻ em bị bỏ rơi, nạn cướp bóc, và tệ hơn tất cả là nạn quan chức tham nhũng tay sai của các tập đoàn bóc lột đa quốc gia.” Bertolt Brecht

18 tháng Ba 2015

Hinh Bồng (Chùa Hương)

“Hinh -Bồng chùa cất trên đồi cao

Dựng đứng đường đi khách khó vào

Chỉ có mây trôi và gió thổi

Cảm thông cõi Phật lòng nao nao ”

1901980_754404131322538_4582084068893147838_n

13 tháng Ba 2015

Hại dân

“Giúp dân dân lập miếu thờ

Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương”

27 tháng Ba 2015

Mối quan hệ giữa sinh viên báo chí với tòa soạn hiện nay

Đăng Thành (sinh viên Viết văn Nguyễn Du)

Tính đến thời điểm hiện tại, bạn đã đi thực tập tại các cơ quan, báo, đài nào chưa? Thời điểm đó là khi nào?

Hiện tại, tôi đang là thực tập sinh báo Thể thao & Văn hóa.

Với đặc thù ngành riêng biệt, theo bạn kiến thức được học trên giảng đường có đủ để bạn thực nghề không? Vì sao?

Có. Bởi lẽ, kiến thức trên giảng đường là sự gợi mở để bản thân tự học.

Nhà trường có những động thái tích cực nào để sinh viên báo chí làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp?

Sự tận tình của những giảng viên hướng dẫn là một động thái tích cực.

Điểm hạn chế lớn nhất của sinh viên báo chí hiện nay là gì?

Theo quan điểm của tôi, hạn chế lớn là khả năng ngôn ngữ và phông văn hóa chưa được sâu rộng.

Trở ngại lớn nhất trong quá trình tác nghiệp? Từ đó bạn rút ra được những bài học nghiệp vụ nào? (Điểm khác biệt giữa phóng viên nữ và phóng viên nam)

Luôn là thời gian, nhất là trong thời đại báo điện tử. Người làm báo luôn phải có kiến thức sâu rộng, óc phản biện, nhạy cảm trong phát hiện vấn đề và khả năng ngôn ngữ tốt.

Vai trò của tòa soạn đối với sinh viên báo chí?

Tôi không hiểu câu hỏi của quý báo nên xin phép không trả lời.

Trong môi trường làm việc năng động như hiện nay, theo bạn sinh viên ngành báo chí cần có những tố chất nào để tạo ra sự khác biệt và tạo ra “thương hiệu” của mình ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường?

Những con người khẳng định được thương hiệu cá nhân ngay từ trên ghế nhà trường là cực hiếm. Thay vì đuổi theo việc xây dựng thương hiệu cá nhân, sinh viên ngành báo nên cải thiện vốn sống và khả năng ngôn ngữ. Nên nhớ, báo chí không phải đặc quyền của chỉ sinh viên ngành báo.

[lớp trưởng bảo làm cái gì đó liên quan đến đợt thực tập]

7 tháng Mười một 2016

Book Bucket Challenge

Thử thách #BookBucketChallenge , điểm danh 10 cuốn sách xuất hiện trong đầu ngay lập tức:

1, Vang bóng một thời– Nguyễn Tuân ( thần tượng trong thể tuỳ bút của tôi)

2, Số đỏ– Vũ Trọng Phụng

3, Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng (một người theo trường phái tuỳ bút yêu thích của tôi)

4, Hoàng tử bé – Saint Exupery

5, Kinh thánh ( đang học đạo do chị Maria Nga dạy :3 )

6, Rừng Na Uy – Haruki Murakami

7, Peter Pan – J. Matthew

8, Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán

9, Tây Du Kí – Ngô Thừa Ân( đang tiết kiệm tiền để mua, thèm quá )

10, Harry Potter (đang cố mượn tập 2, ai có không :()

Tôi thách thức Xuân Quân[Mai Anh Quân], Thảo bìu, Dung nữa, 2 anh Bình [Phạm Duy Bình] và anh Linh [Nguyễn Hải Linh] thực hiện thử thách này

10624736_659735270789425_8387464332840495414_n

2 tháng Chín 2014

Letters to Juliet

Đây là một bộ phim tạo cảm hứng cho tôi. Đại loại những lúc bí ý tưởng, tôi thường tìm đọc những trang sách, báo, những câu chuyện được tốc kí, nghe lại những bản nhạc hay những đoạn ghi âm, và cả xem những bộ phim.

Phim này có gì hay để tạo cảm hứng cho tôi ư?

Một bộ phim Mỹ khá thực dụng nhưng được lãng mạng hóa với những cảnh quay ở Italia.

Sophie đến Verona, thành phố của câu chuyện tình yêu giữa Romeo và Juliet thời trung cổ, tình cờ phát một bức thư gửi Juliet cách đây 50 năm. Câu chuyện còn lại bộ phim là hành trình tìm lại người đàn ông 50 năm trước của chủ nhân bức thư kia.

29 tháng Mười 2015

Một buổi tối

12366142_882750281821255_8716140919197590662_o

Những chuyến xe bus đêm

Hôm nay bỗng lại nhớ, nhớ những chuyến xe bus đêm mà tôi vẫn thường xuyên sử dụng để đi từ trường về nhà sau mỗi tối thứ 2 hằng tuần hay sau những giờ học thêm mệt mỏi mà ai đó vô tâm lắm cũng hiểu được tâm trạng tôi bấy giờ là 1 từ gồm 3 âm tiết : đói, đói đói. Lại nhớ những khoảnh khắc chờ đợi chuyến xe bus số 21 hay 19 quen thuộc mà mỗi phút mình cảm giác dài hơn cả thế kỉ mặc dù hai tai đã đeo head phone bật Radio tần số 102.7 kênh Xone Fm yêu thích, đúng là các cụ nói cấm có sai ” Có thực mới vực được đạo”, ôi trời cái dạ dày không nghe theo sự chỉ đạo của bộ não rồi. Lại nhớ những bác lái xe thường là tuổi trung niêm nói chuyện điện thoại mà chửi bậy hay như chim hót nhưng cực kỳ chân thành giãi bầu tâm sự với một khách quen nào đó. Lại nhớ mấy anh chàng phụ xe kiêm luôn vai thợ cưa nịnh hót mấy bạn học sinh, sinh viên và một vài anh cao tay còn tán tỉnh được cả máy bay bà già. Lại nhớ những người công nhân về nhà sau 1 ngày làm việc cực nhọc. Lại thấy những cuộc đời, những số phận khác nhau mà tôi được chứng kiến, lại thêm yêu cuộc sống này biết bao, lại thêm quý trọng từng giây phút của cuộc đời mà Chúa đã ban cho ta. Vì ” La dolce vita ” (cuộc sống thật tươi đẹp) mà…

12 tháng Mười 2013

Học Tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam

Sau 2 buổi học Tôn giáo tín ngưỡng VN, tự tin hẳn. Lên tầng trên xem xét bàn thờ. Mới thực bàng hoàng về cái đa thần và hỗn dung văn hoá tôn giáo tín ngưỡng của dân ta chỉ trong cách bài trí bàn thờ (cái này phần hương hoả ở VN rất quan trọng )

31 tháng Mười hai 2014

Điều ước năm mới

Điều ước năm mới : Sẽ cao hơn 10cm để… có người yêu :3

31 tháng Mười hai 2014

Hạnh phúc

10955286_824381220991495_2840203298575548871_n

-“ Anh có cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại không? Nếu được làm lại anh có muốn thay đổi điều gì?”

Cuộc nói chuyện giữa tôi và anh bạn người Dao ở Vị Xuyên ấy đang đà thân thân bỗng khựng lại giây lát. Khác với khuôn mặt trẻ măng và những câu cười nói nhí nhố trước đó, anh mỉm cười bình thản như một lão niên chiêm nghiệm lại cả đời mình:

-“ Hạnh phúc. Một người vợ và một đứa con. Cuộc sống thì có lúc này lúc nọ nhưng vợ tớ và tớ luôn chia sẻ với nhau gánh nặng vui buồn. Có một gia đình như thế sao không hạnh phúc”

Tôi bất ngờ với câu trả lời ấy. Nó hoàn toàn không phải điều tôi chờ đợi muốn biết từ một con người với đời sống bấp bênh này. Tôi mong đợi một câu trả lời mang tầm lớn lao ước muốn đổi thay vận mệnh hơn. Tôi có thể tranh luận với anh về cái định thức hạnh phúc và thói thủ thường ấy nhưng tôi không làm vậy. Khi ai đó bắt đầu kể câu chuyện cuộc đời họ điều tốt nhất ta nên làm là im lặng và lắng nghe.

Đã từng thất bại rồi tuyệt vọng, lạc lối trong cuộc sống, quãng đời anh là cả một câu chuyện thăng trầm. Nhưng những lúc khó khăn đó, người bạn đời ấy vẫn không rời bỏ anh. Cô ấy chấp nhận thiệt thòi, chia sẻ nỗi đau và đi tiếp cùng anh.

Đánh đổi tuổi thanh xuân, độ tuổi đẹp nhất của người con gái vào một cuộc hôn nhân là sự mạo hiểm liều lĩnh. Chấp nhận thiệt thòi từ cuộc sống bấp bênh ấy là cả sự hy sinh. Và sẵn sang sẻ chia nỗi tuyệt vọng, lạc lối để cùng người chồng vượt qua tất cả khó khăn, những điều ấy hơn cả một tình yêu. Tôi tự hỏi phải chăng ông trời đã giáng xuống trần một nàng tiên cho riêng anh chàng này. Cô ấy là hạnh phúc của anh, điều mà người đàn ông ấy không bao giờ muốn đánh mất trong suốt trọn một kiếp đời.

“Hạnh phúc là một sự lựa chọn chứ không phải của trời cho. Không ai làm ta hạnh phúc nếu ta không muốn thế. Hạnh phúc chỉ có thể xuất phát từ bản thân mỗi người” nhà văn Mỹ Ralph Marston đã từng nói thế. Anh bạn người Dao với nụ cười thật đẹp ấy đã chọn hạnh phúc. Còn tôi? Hạnh phúc, tôi có đang trên con đường tìm kiếm và lựa chọn nó?

– Thành, vậy hạnh phúc đối với cậu là gì?

Mỉm cười, vì tôi biết tôi đã có lời đáp cho câu trả lời của anh.

(to be continued ) [chẳng bao giờ tiếp tục]

28 tháng Bảy 2015

Phiên âm, viết tắt

Phêrô = Peter = Pet

Gioan = John = Jn

Giuse = Joseph = Jos

Máccô = Mark = Mk

Mátthêu = Matthew = Mt

Luca = Luke = Lk

Timôthi = Timothy = Tim

Batôlômêô = Bartholomeos = Bt

Maria = Mary = M

Têrêsa = Teresa (hoặc Theres cũng được) = Ts

Catarina = Catherine = Ct

Grêgôriô = Gregory = Gr

Phaolô = Paul = Pl

Phanxicô Xaviê = Francis Xavier = Fx

Gioan Baotixita = John Baptist = Jb

28 tháng Ba 2015

Đào Duy Anh – Ngậm đá lấp biển

944038_906811549415128_3836681808556452814_n

Không phải ngẫu nhiên Đỗ Lai Thúy đặt tiêu đề trong bài chân dung về Đào Duy Anh là: Ngậm đá lấp biển. Bởi lẽ tự của cụ Đào là “Vệ Thạch” – tức Chim tinh vệ ngậm đá lấp biển. Chim thì nhỏ, biển học thì vô bờ.

Đỗ Lai Thúy trong Chân trời có người bay viết tổng cộng chân dung của 17 người. Điểm chung của 17 con người này là đều là những nhà nghiên cứu từ Đào Duy Anh cho tới Trần Đức Thảo hay Trần Quốc Vượng,.. Viết chân dung không dễ, đặc biệt Chân trời có người bay của Đỗ Lai Thúy viết về chân dung những nhà khoa học; công việc lại càng khó khăn.

Đỗ Lai Thúy là một nhà nghiên cứu, là P.GS Văn học. Cách của một người nghiên cứu viết chân dung học thuật những nhà nghiên cứu khác cũng rõ ràng.

Mỗi chân dung về 17 con người được Đỗ Lại Thúy viết theo motif 3 phần chính bao gồm: Chân dung, tiểu sử và một bài viết của những nhà nghiên cứu ấy do tác giả tự chọn trích đoạn. Chân dung về Đào Duy Anh cũng không phải ngoại lệ.

Đỗ Lai Thúy nhìn về cụ Đào với nỗi niềm của Chim Vệ tinh ngậm đá lấp biển. Bởi lẽ Chim thì nhỏ mà biển học thì vô bờ. Sao mà không khỏi ngậm ngùi.

Có nhiều người ưu cầy quốc trên những thửa ruộng đặc trưng của bản thân. Nhưng Đào Duy Anh thì khác khác. Chân dung học thuật ấy được Đỗ Lai Thúy miêu tả “người quan tâm đến nhiều lĩnh vực”. Từ biên soạn từ điển, tới văn hóa, rồi lịch sử (Cổ sử lẫn sử trung đại Việt Nam), tới cả nghiên cứu Truyện Kiều rồi cả biên soạn ngoại văn,… “Sân nhà” hay “sân khác” cụ đều đá được, đá tốt, đá một cách thực tử tế.

Đỗ Lai Thúy nhìn tổng quan những lĩnh vực nghiên cứu của cụ rồi tựu lại một điểm chung.  Ấy là bất kỳ lĩnh vực gì, Đào Duy Anh đều sử dụng phương pháp nghiên cứu Mác xít.

Mục đích của việc nghiên cứu đâu phải vứt xó bỏ kho. Đó là để “Phục sinh sinh khí của đất nước”. Ấy cũng là việc làm thật tử tế với cái tâm muốn cống hiến cho sự thay đổi đất nước của Đào Duy Anh.

Câu chuyện không chỉ dừng lại tại đây. Đỗ Lai Thúy còn nhìn nhận Đào Duy Anh với chân dung “một nhà bác học tự đào tạo”.

Những nhà nghiên cứu tất nhiên phải tự học. Cụ “học ở nhiều nguồn” từ ngoại văn, học hàm thụ. Đặc biệt, Đào Duy Anh học từ người vợ của mình, cụ bà Trần Thị Như Mân.

Đằng sau những trang nghiên cứu của cụ Đào là đóng góp của cụ bà từ “giúp đỡ ông in sách, làm tư liệu, chép lại bản thảo”.

Khai thác sự bếp núc về công việc nghiên cứu của Đào Duy Anh thông qua hồi ký Sống với tình thương của người vợ của cụ, Trần Thị Như Mân cũng là một điều đặc sắc trong bài viết chân dung của Đỗ Lai Thúy.

Vệ Thạch – Đào Duy Anh ngậm những viên đá (công trình nghiên cứu) ấy lấp biển học. Nhưng với Đỗ Lai Thúy, những “viên đá” ấy không “chìm mất tăm mà tạo thành những cột mốc”, những cột mốc đầu tiên “chỉ đường cho những người sau ra khơi”. Cụ được coi là người mở đầu cho ngành xã hội tại Việt Nam.

[làm bài điều kiện (hay là bài thi?) môn Lịch sử phê bình văn học của thầy Mai Anh Tuấn]

6 tháng Hai 2016

Nỗi cô đơn của các số nguyên tố

12362793_888427671253516_962836345703634586_o

cuối năm 2015

Chân trời có người bay: Chữ tình của Đỗ Lai Thúy với những nhà nghiên cứu

“Tôi không viết chân dung văn học theo cách hiểu của số đông: Văn là người, con người xã hội. Đây chỉ là những chân dung tinh thần, chân dung học thuật.” – Đỗ Lai Thúy.

Đỗ Lai Thúy đã viết đôi lời thưa trước trong cuốn sách Chân trời có người bay như vậy.

Người đọc sẽ không tìm thấy trong cuốn sách những chân dung văn học theo kiểu viết của những Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Quang Lập. Thay vào đó, Đỗ Lai Thúy trong Chân trời có người bay tiếp cận bằng góc nhìn “chân dung học thuật, chân dung tinh thần” của những nhà nghiên cứu.

502 trang sách trong Chân trời có người bay bao gồm 17 chân dung của 17 nhà nghiên cứu bao gồm: Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng, Trần Đức Thảo, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn, Trương Tửu, Nguyễn Khắc Viện, Cao Xuân Huy, Nguyễn Ngọc Cương, Từ Chi, Trần Đình Hượu, Đoàn Văn Chúc, Đỗ Đức Hiển, Phan Ngọc, Thái Bá Văn, Lê Hồng Sâm, Trương Đăng Dung.

Việc liệt kê đày đủ 17 cái tên những nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy viết trong cuốn sách này là điều cần thiết. Bởi họ phần nhiều không phải người của công chúng. Bạn đọc đâu đó còn nghe tên sao mà là lạ, chưa tiếp xúc bao giờ cả.

Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, nhà phê bình sinh ra tại xứ Đoài cho rằng: “Các nhà văn viết một vài cuốn sách đã nổi tiếng và sự nổi tiếng còn mang lại tiền bạc. Còn các nhà nghiên cứu viết xong cuốn sách có khi phải bỏ tiền ra in. Lỗ. Cuộc đời của họ bị khuất lấp, không được nhiều người biết đến như nhà văn.”

Đồng thời, Đỗ Lai Thúy cho rằng: “người âm thầm làm việc trong bóng tối. Một công việc nặng nhọc, khổ sai. Những đóng góp học thuật của họ, dẫu có tác động tới hành trình tư duy dân tộc đi nữa, thì cũng ít được bạn đọc rộng rãi biết đến, hoặc hiểu đúng, kể cả trong giới hẹp”.

Một cuốn sách về chân dung học thuật những nhà nghiên cứu cũng là chữ tình của Đỗ Lai Thúy về 17 con người như vậy. Họ xứng đáng hơn cả thế. Ông tin là vậy.

Tháng Hai 2016

Đọc báo Tết 2017

Tôi cực kỳ ghét kiểu làm báo tết của các cơ quan ngôn luận, nhà nhà người người hô hào đua nhau làm báo tết, một cách tốn kém và rất vô nghĩa. Sự thực, chất lượng của những tờ báo Tết chẳng xứng đáng với cái giá tiền cao ngất phải trả. Nhìn quanh, chỉ thấy một đống giấy lộn rẻ rách. Cơ mà, lần mò vẫn thấy vài bài khá khẩm. Biên ra đây để nhớ cái tết năm nay.

Chuyện văn nghệ, văn hóa

  1. Một chuyện với Văn Cao – Xuân Ba
    Tiền Phong cuối tuần số Tết (Trang 54-55)
  2. Truyện ngắn Chuyến đò ngang cuối ngày – Ma Văn Kháng
    Văn nghệ số Tết (Trang 12, 13 và 58)
  3. Phần đời lộng lẫy của họa sĩ Lemur Cát Tường – Văn Giá
    Tiền phong cuối tuần số Tết (Trang 25)
  4. Bảo Ninh – Nhà văn – Nhà văn Phạm Ngọc Tiến
    Tiền phong cuối tuần số Tết (Trang 29)

Chuyện thời sự, chính trị, xã hội

  1. Mc’Donal không kẹp thịt bò – Đức Hoàng
    Tuổi trẻ số Tết (Trang 53)

Chuyện thể thao và linh tinh

  1. Đấu tranh “ngoại giao” trong bóng đá
    Tiền phong cuối tuần số Tết (Trang 46)
  2. Trong nỗi đam mê có tên “Calcio” – Trương Anh Ngọc
    Tiền phong cuối tuần số Tết (Trang 47)

6.

[ảnh dưới thì chụp màn hình đợt Euro 2016]

IMG_7245

Tháng Hai 2017

Huyền Chip

Kể từ khi biết tới Huyền Chip mình mới biết mình đã thực sự cư xử như một lão già khó tính sợ sệt mọi thứ, cả những gì người khác nghĩ về mình ra sao. Mình đã k thực sự đk sống hết mình với tgian đẹp nhất của đời người. Và tôi cũng thật hèn nhát, k thể chiến đấu vì người mình yêu mến mà chỉ biết lặng nhìn người ấy rời xa…

Nhưng giờ đã khác, sẽ là một trang mới trong câu truyện cuộc đời tôi !

Live while we are young !

24 tháng Ba 2013

Bayern 4-0 Barca

Đã lâu lắm rồi, đội bóng của Messi và những người bạn ra sân gặp phải một đối thủ quyết tâm chiến thắng cao độ hơn mình. Và lại áp chế Barca bằng lối chơi nhanh, tận dụng cực tốt những điểm yếu của đội bóng này như bóng chết, bóng bổng để tiêu diệt, trong khi đó Messi bị kèm chặt tới mức liên tục bị phạm lỗi bên phần sân nhà. Barca thua là điền tất yếu !

Và một bài hát khích lệ Barca và những cules chân chính ( yêu Barca không vì danh hiệu ) là ” Never say never ” ( Justin Bieber)…

24 tháng Tư 2013

Cuộc đời – cuốn sách

Photo around my life : Cuộc sống là một cuốn sách, nếu ta không đi ta sẽ chỉ đọc được một trang…

P/s : Chính chú Anh Ngọc đã khuyên mình nên đi ra khỏi Việt Nam để thấy thế giới bên ngoài có bao điều hay ho, thú vị, để chấp nhận sự khác biệt về màu da, quốc gia, tôn giáo,…

969495_429403047155983_1691277652_n

Mai Anh Quân 2 quyển sách của 2 tác giả tưởng có quan điểm giống ngau nhưng lại hoàn toàn trái ngược! 😀

Nguyễn Đăng Thành Giao Thông Táo : vì đó là chênh lệch thế hệ mà, một người 7x, một người 9x. Nhưng họ lun chung 1 quan điểm đi để hiểu biết thêm về cuộc sống, đi để chấp nhận sự khác biệt về màu da, dân tộc, tôn giáo,… Nói chung là qua buổi cafe vs chú Anh Ngọc 2 ae mình cũng hiểu thêm về nhiều thứ hay ho k chỉ về bóng đá 🙂

28 tháng Năm 2013

Barca – Milan

Nhớ lại hồi viết bài trước trận này, hnay post lên cái :))

San Siro : AC Milan vs Barcelona Đây thực sự là 1 trận cầu đỉnh cao, một cuộc trưng bày, phô diễn 11 chiếc cúp C1 ( Champions League ) và là một cuộc đại chiến của 2 triết lý bóng đá vĩ đại nhất thế giới Catenaccio vs Tiki Taka.

Nhưng tôi không hiểu sao mn lại nhìn 1 trận cầu kinh điển của bóng đá thế giới ( có thể sánh với trận chung kết Euro 2012 giữa Italia và Tây Ba Nha ) một cách đầy phiến diện và bất công cho đỏ-đen thành Milano nói riêng và Calcio nói chung. Serie A có đáng bị đối xử thế không ? Những sân bóng đẹp, trang hoàng lộng lẫy trên đất Anh Quốc hay thứ bóng đá nghệ sĩ bay nhảy Flamenco trong điệu Guitar thùng trên đất Tây Ba Nha được cho là những thứ tinh túy, hoàn hảo và tiêu biểu nhất trên thế giới. Họ không hiểu rằng họ đang bất công với thứ bóng đá gần gũi, thân thuộc nhất cuộc sống sao ?

Đừng quên nơi đây (trên mảnh đất hình đôi ủng) là nơi sản sinh ra một đội tuyển quốc gia hùng mạnh bậc nhất hành tinh với 4 lần lên đỉnh thế giới, là nơi tự hào khi Milano ( là nơi duy nhất ) sản sinh ra 2 đội bóng vĩ đại Inter Milan và AC Milan với bộ sưu tập (khủng lồ ) 10 chiếc cúp C1 (Champions League) !

Dẫu sao, khi nhìn thẳng vào thực tế, đây là một trận đấu không cân sức giữa một bên là Barca thời cực thịnh ( thậm chí hoàn hảo hơn Dream Team của Johan Cruyff thập niên 90 thế kỉ trước ) và bên kia là Milan gồng mình lên để chiến đấu với niềm tự hào quá khứ.

Liệu một mình Stephan El Shaarawy có thễ mãi đóng vai anh hùng trục vớt chiếc thuyền đắm Milan ? Và lần này thử thách là siêu nhân Messi và những người bạn ! Sẽ đủ sức để tạo ra chiếc xe bus 2 tầng như cách Inter Milan hay Chelsea đã từng thực hiện chứ Milan ? Hỡi Chúa Trời, liệu Ngài sẽ đủ khả năng cứu rỗi, chở che Milan khỏi cuộc tàn sát của FC Barcebonal chứ ?

Dự đoán : 0-1

Tháng Tư 2013

Về Đoàn Văn Chúc

17160313_1215349601894653_190084445_n_1215349601894653

Note lại đây. Facebook bây giờ có mở nhưng cũng gần như không quan sát cuộc sống trong đó. Vậy nên, có gì lạ không, khi đây dần trở thành chỗ nháp, một cách liên tục và bền bỉ,

Phần trước, tôi đã nói tới ngôn ngữ, đôi khi, không thể tái tạo nổi trải nghiệm của con người.

Đoàn Văn Chúc, kiên quyết không chấp nhận tình cảnh đó. Ông liên tục sáng tạo ra những từ ngữ của riêng mình.

“Cá nhân tôi thì trộm nghĩ, ngoài chuyện ông trọng chữ đến mức kỳ công lựa chọn, thì rất có thể, ông và những trí thức cùng thời (Trần Dần, Lê Đạt, Huyền Giang…) không muốn giản đơn hóa suy tư, không muốn dự vào chuẩn ngôn ngữ, phát ngôn của thế thời đơn giọng. Cách tốt nhất để giữ khoảng cách với văn hóa quần chúng quen dùng chung khẩu vị lời lẽ nôm na là hãy cứ tạo những văn bản lấy trí tuệ thông thái làm điều kiện thưởng thức.”

1. ông dùng “diễn từ dân gian” (chua là “discours populaires”) để chỉ ngạn ngữ (tục ngữ), câu đố và diễn ngữ là những thể loại được các nhà folklore yên tâm với cách sắp đặt của mình.

2. Nhưng có lẽ, ngay cả độc giả chuyên môn cũng cảm thấy “lạ lẫm” (hoặc ấn tượng lâu dài) với nhiều từ/thuật ngữ mang phong cách diễn đạt của Đoàn Văn Chúc (canh cải, thời kiểu, đồ hình, cách người, môi vật, thực thao, nghi điển, thượng tồn, dư sinh, biên bàng, trừu suất, cảnh diễn, lai pha…)

Cá tính học thuật Đoàn Văn Chúc

27 tháng Tư 2017

Đèn lồng treo cao

Tranquil. Hè 2016, bồ công anh và lá vàng rơi

26 tháng Tư 2016

Bài giảng đang hay/ Điện thoại tắt ngay :3

12918492_100228387050907_1043839290_n

16 tháng Tư 2016

Phim Wild tales

Wild tales (Những câu chuyện hoang dã)

Một bộ phim liên doanh giữa Tây Ba Nha và Argentina. Trong 24 ngày đầy công chiếu, phim đã thu hút được 2 triệu khán giả đến rạp. Nó trở thành bộ phim chiếu rạp ăn khách nhất tại đất nước Nam Mỹ này với hơn 275 rạp chiếu trên toàn quốc.

Không nghe nhầm đâu. Đây là những câu chuyện hoang dã, những câu chuyện về bản năng, cái ác trong mỗi con người chúng ta.

Một phi trưởng sắp đặt chuyến bay với tất cả những kẻ thù ghét của anh ta, mục đích là cho tất cả cùng xuống địa ngục.

Một nhân viên bị buộc thôi việc cộng thêm những rắc rối liên quan tới bộ máy quan liêu, sẵn sàng cho nổ tung một chốn đông người.

Đó là những con người hoang dã, bản năng. Trong triết học Trung Quốc cổ đại, Tuân Tử từng nêu lên luận điểm con người sinh ra, bản tính là ác. Đây là một bộ phim hay chứng minh cho luận điểm này.

Mức điêm IMDb: 8.2/10 (Một số điểm rất cao cho một bộ phim mới)

10 tháng Mười một 2015

Không mặc đồng phục

12391307_887165061379777_1968578873574411973_n

Tự nhiên thấy ảnh này có mình và ông Quân là 2 đứa không mặc đồng phục. Cũng phải, lười và chả muốn mặc đồng phục. Tại sao cứ phải đại đồng mặc đồng phục nhỉ? Hồi năm lớp 12, mùa hè toàn mặc áo phông đi học (Phần cũng vì cảnh giác khi đi xe máy), tới cổng trường khoác đỡ cái áo trắng. Ông anh họ của mình trước học Kim Liên hay dọa đại để là thế này: Lên cấp 3 là phải sơ vin các kiểu đó. Chắc mình học trường này và cũng chăc tại bản tính không phải giai cấp công, nông, binh mà mình tới giờ chả có phong cách sơ vin gì cả. Ấy thế mà vui, mà khoái đáo để. Suy cho cùng là người khoái nhất là thích mặc gì được mặc nấy :p

19 tháng Mười hai 2015

Phim Chết ở Venice

Một bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người đức Thomas Mann.

Phim kể về một người nghệ sĩ già đang cần khoảng lặng để sau quãng thời gian tồi tệ. Đúng vậy, bạn nghe không sai đâu, người nghệ sĩ già. Ôi, tuổi già, nó là thứ giết chết tự nhiên những sự nhạy bén, rung cảm của nghệ thuật, vốn đã là thứ mơ hồ nhất trên thế giới này.

“You must have the Devil in you to succeed in any of the arts” – Voltaire

Con quỷ trong ông, ông không dám đối diện với nó, nó không đủ lớn để nghệ thuật, cái đẹp của ông được phục hưng!

9 tháng Mười một 2015

Sinh năm 1980

13989443_1023731737723108_890340953_n_1023731737723108

IMG_7119

Hè 2016

Rồi sao?

Bóng đá không đơn giản là một đấu 90 phút.

Sau trận thua Thailand ấy, ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra? Sẽ có những thay đổi tích cực nào trong nội tại bóng đá Vietnam ư? Tôi không nghĩ như vậy.

Cuộc sống vẫn cứ thế thế trôi, mọi người rồi cũng quên trận thua ấy, rồi cũng chập kệ rằng người Thái mạnh, thua là phải. Trong 23 lần đấu đầu với đội tuyển của đất nước Phật giáo tiểu thừa ấy, Vietnam thua tới 15 lần, chỉ thắng 2 lần.

Đúng rồi, thua, chẳng có xấu hổ nếu thua Thailand. Nhưng quan trọng sau những trận thua ấy, bóng đá Vietnam sẽ làm như thế nào để tiến bước hay sẽ vẫn mãi giậm chân tại chỗ như bây giờ?

Phát triển một nền bóng đá không bền vững. Công tác đào tạo trẻ còn bất cập, không lôi kéo khán giả đến sân, giải vô địch quốc gia bị tẩy chay, định kiến của xã hội về nghề nghiệp cầu thủ, các giải thể thao học đường vẫn còn bị lãng quên.

Ngày qua ngày, chúng ta vẫn mãi giậm chân tại chỗ, vẫn sẽ thua người Thái và sau trận thua ấy lại là vòng luẩn quẩn này.

Tương lai nền bóng đá Vietnam rồi sẽ ra sao?

13 tháng Mười 2015

Gặp lại bạn cấp một (2013)

1239701_767885679974383_2007810548002072876_n

Kinh Kalama

“Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết. Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống. Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền. Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở. Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình. Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình. Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt. Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình. Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ. Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết” (Trích Kinh Kalama) [hình như trích lại của Book Hunter]

10 tháng Tám 2015

Sinh nhật 2 tuổi HUC Media

huc

Nhanh quá. Đã là sinh nhật lần thứ 2 của HUC Media rồi

Nhớ lại những buổi đầu …

Ý tưởng về một tổ hợp truyền thông đầu tiên của trường đại học Văn hóa Hà Nội đã được ấp ủ từ rất lâu.Và cuối cùng, ngày ấy đã đến… ngày 3/11/2k12 dưới sự đồng ý của Đoàn trướng CLB Truyền thông chính thức được thành lập. Nhìn lại chặng đường clb đã đi qua, không thể không nhắc đến người cha đỡ đầu, thầy Gà Béo Phạm Văn Tám- Phó bí thư đoàn trường. Không thể không nhắc tới những viên gạch đầu tiên của ngôi nhà Truyền thông như má Trang Mập, anh Vũ Bá Thức, anh Nhím- Dương Đức Hà, chị thỏ An Thanh Thảo.

Nhìn lại khoảng thời gian đầy khó khăn ấy. những ý tưởng, kế hoạch không thành, những deadline phải rời lại liên tục vì thiếu nhân lực

Đã nhiều lúc các thành viên tưởng rằng phải bỏ cuộc. Nhưng trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, bây giờ, mọi người gọi HUC Media với cái tên thân thương : « Biệt đội quạ đen ». Những chú quạ đen cần mẫn, nghị lực, với sức trẻ và ngọn lửa nhiệt huyết luôn sáng rực trong tim mỗi người. Từng ngày qua đi, chúng tôi vẫn bên nhau, và dần trưởng thành hơn, chuyen nghiệp hơn, đoàn kết hơn. Vì “Cuộc đời phải trải qua giông tố nhưng đừng cúi đầu trước giông tố ây” (trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm).

Clb truyền thông ! Sống cho đam mê ! sống cho tuổi trẻ !

29 tháng Mười 2014

Thăm mộ Ngô Tất Tố

Điện thoại hỏng, quay được mỗi video này, không hiểu có post lên xem được không.

Đây là cây cầu dẫn vào làng Lộc Hà, quê của nhà văn Ngô Tất Tố, người dân ở đây khá nhiệt tình chỉ mình lối vào ngôi nhà của cụ. Nhà cụ và mộ cụ ở gần cuối làng, đi qua cầu tầm 2km nữa là tới.

Mà thích nhất là cái cảm giác được đứng trước mộ cụ, nhà văn gắn bó với mình những năm tháng đi học, lẩm nhẩm trong mỗm vài câu : ” Con chào cụ, con là Đăng Thành, con là đứa học sinh mới rời ghế nhà trường, đã từng quen với bao trang viết của cụ thời đi học, hôm nay con mới tới đây thăm cụ ạ ” .

Lúc xách ba lô ra khỏi làng thì thấy không hiểu sao mọi người nhìn mình như kiểu người từ hành tinh khác tới đây vậy, có một bác mình hỏi đường lúc đi cười với mình : ” Giỏi nhỉ, đi thế không mệt à cháu ”

Đúng rồi, một thằng nhóc mặc áo phông, quần jean lửng, đi giày thể thao đội mũ hiphop mà lại vào làng thắp nén nhan cho cụ âu kể ra cũng lạ nhỉ, lạ hơn lại còn một thân một mình đi giữa trưa nắng chang chang 12h vì cái tội ngại, khách sáo không chịu ở lại dùng bữa ở nhà cô bạn học cùng đại học ở Cổ Điển.

Ừ thì mệt, đói thật đấy những nghĩ lại độc hành đôi lúc cũng là cái thú, được ngâu nga suốt dọc đường, lắm lúc làm những hành động rất ngu mà chẳ sợ ai phán xét 🙂

[hồn nhiên về nhà Dung, gặp hết bố mẹ lẫn họ hàng; lớp đại học còn tưởng tôi yêu Dung (Ngọc Min bảo thế; và Ngọc Min cũng vô cùng chính xác về nguời phụ nữ tôi sẽ yêu, tức là nhìn thấy từ rất sớm), nhưng đâu phải, chỉ vì hồn nhiên quá mà; à hồi đấy tôi cũng hơi thích Dung, nhưng thoáng qua – trong lớp đại học, tôi từng thích lớp trưởng Ngọc Anh (tỏ tình thất bại; trước đó đi chung với nhau, thương vì người ta tội nghiệp [cha mất, chật vật sống ở ngoài Hà Nội]; Lâm bảo tôi đã nhầm lẫn lòng thương người với tình yêu), Hà Trang (không đẹp, nhưng hấp dẫn tôi), Minh Châu (đợt lên Bản Khoéct, nghe thấy Châu gọi điện cho người yêu – dù không thật sự thích, nhưng cũng bực), Ki Nguyễn nữa (tức bạn thân của Dung).

Trong trường thì có nhiều :p nhưng giờ chỉ nhớ Ngân (bé tí xíu), em Bích khóa dưới, Hà bên Viết văn (tôi vừa thích, vừa ghét sự kiêu ngạo của cô ta – vì tôi cũng kiêu ngạo -, một lần tôi đang đọc Dostoievski, Hà ngang qua, tôi ngẩng đầu lên nhìn mà coi như mắt không nhìn thấy gì), và còn một bạn lớp khác, cũng tên Dung, họ Hồ, thích (dò hỏi Long, bạn cùng lớp của Dung nữa) mà chưa bao giờ nói chuyện – tôi thích vu vơ nhiều lắm – nhớ ra tại sao rồi, vì khoảng thời gian đó Hạnh xuất hiện, hè 2015).

Rút cuộc, tôi đã ngồi ngắm nhìn tình yêu (quá trình sinh ra – chết – sinh ra một lần nữa đi của mối tình đơn phương của mình) nhiều hơn là yêu.]

20 tháng Tám 2014

Đạo Mẫu có phải là một tôn giáo đa thần?

Trên mạng [Book Hunter] thấy hôm nay có một câu hỏi dạng thảo luận khá hay : Đạo Mẫu có phải là một tôn giáo đa thần ?

Còn mọi người nghĩ sao ?

Bình luận

Hoàng Lão Tà:

Anh ít nghe đến khái niệm tôn giáo đa thần. Chỉ có hữu thần, vô thần và phiếm thần. Phiếm thần có thể kể đến đạo phật, vô thần chỉ đến những người theo trường phái duy vật, và phần còn lại thuộc hữu thần.

Duy Bình Phạm:

ko chắc lắm nhưng a chưa nghe thấy đạo mẫu là Tôn giáo bao giờ cả, Chỉ nghe thấy là tín ngưỡng thờ mẫu thôi.

Nguyễn Đăng Thành:

Hoàng Lão Tà : em thấy có khá nhiều kiểu chia tôn giáo, vd như Hữu thần, vô thần giáo, mà nhìu khi có dị giáo.

Còn e nói ntn vì e khá ưng kiểu chia tôn giáo làm 3 loại Độc thần-Đa thần-Nhân thần

Nguyễn Đăng Thành:

#DuyBìnhPhạm : Tại e hơi phân vân :

1, Thờ Mẫu khá nhìu điểm giống tôn giáo đa thần

2, Một số khái niệm phân chia Tôn giáo-Tín ngưỡng

3, Khái niệm Tôn giáo bây giờ khá mở

4, Tôn giáo ra đời sau Tín ngưỡng khi con người đạt 1 trình độ phát triển nhất định. Nhưng Thờ Mẫu ra đời khá muộn, tk 15, 16

5, Trong thực tiễn khá nhìu tranh cãi tôn giáo ntn, vd có người cho Khổng giáo lão giáo chỉ là 1 tư tưởng chớ không phải 1 tôn giáo

12 tháng Mười hai 2014

Man City & Liverpool 2013

1533953_530203013742652_1164970568_n

Đầu năm 2013

TT&VH cuối tuần

Tạm biệt!

Có mấy tờ báo in ra hằng tuần mình đặc biệt quan tâm như Tuổi trẻ Cuối tuần (Đang tính tài chính cho phép thì cũng muốn đặt mua nhật báo lẫn báo cuối tuần cả năm sau), Thể thao & Văn hóa Cuối tuần, tuần báo Ngày nay, tuần báo Thế giới & Việt Nam, Lao động Cuối tuần nữa.

Đọc TTVH cuối tuần từ những năm cấp ba (TTVH thì đọc từ cấp hai, độ năm lớp 9). Lên đại học thì tuần nào cũng mò lên thư viện trường cốt để đọc báo với tạp chí, sách nữa nhưng không chiếm số lượng lớn lắm. Số nào cũng chỉ ngóng xem đạo diễn Bá Vũ viết gì. Hầu như bài nào cũng có cái ho để mình note lại vài dòng.

Cũng bồi hồi. Cảm giác cầm một cuốn tạp chí A4 chất giấy đẹp 52 trang khác hơn nhiều so với nhật báo A3 16 trang.

À, lại nói chuyện thư viện. Lên thư viện thấy nhiều báo cũ, tạp chí cũ, sách (chưa biết có cũ không) chồng cao, chất đống. Rất nhiều đống như thế. Suốt ba năm, tò mò, cơ mà vẫn chưa hỏi biện pháp xử lý như thế nào.

30 tháng Mười hai 2016

Mừng sinh nhật Mai Anh Quân 2017

:p Như thế này chắc là lời chúc muộn nhất rồi nhỉ.

Chẳng biết chúc ông gì nhưng có quà rồi, chiều mai đi thực tập về tôi qua gửi ông.

———————-

Tôi biết ông luôn quá sức lạc quan, típ người sống cộng đồng; nghe mấy lời này sẽ chẳng ngửi được, i như phân súc vật. Nhưng vẫn cứ nói.

Một gã 20 còn biết chúc gì một gã 21. Khi chính người chúc cũng cảm thấy những hơi thở của bẩn thỉu, nhây nhớp của đời phả vào. Biết chúc gì đây. Chúc thành công, chúc may mắn chúc ổn định. Mấy lời chúc ấy, tôi nghe sực mùi giả tạo.

———————-

Gửi ông trích đoạn này. Của một kẻ sắp đi xa, xa mãi chốn giảng đường với những cao vọng ngây thơ tuyệt đẹp. Của một kẻ sắp bị kiếp phong trần chà đạp nát vụn. Nhưng vẫn mộng tưởng, sau tất cả, hắn vẫn là hắn của thời sinh viên 20.

25 tháng Năm 2017

Thương nhớ mười hai

Cảm thấy khoan khoái vô cùng với việc đọc đi đọc lại một chương của Thương nhớ mười hai » trong một tháng tương ứng. Đọc đi đọc lại, đọc tới tan nát, tới ngấu nghiến, tới đắm say cái giọng văn Vũ Bằng ấy. Tôi mê văn chương Vũ Bằng, mê từng con chữ sao mà đẹp tựa những giọt pha lê huyền ảo, sao mà đẹp mê ly vậy, mê cái chất thơ phảng phất đây đây đầy ý nhị, mê cái đẹp, tôn sùng cái dẹp, nghệ thuật vị nghệ thuật, say cả cái chất tiểu tư sản đặc trưng của một chàng trai Hà thành đầy mộng mơ, quá đỗi lãng mãng.

Nhớ Hà Nội kiểu của Vũ Bằng, cái kiểu cách của một người điệp viên Bắc Việt xưa phải chịu hiều bất công định kiến lúc sinh thời, phải nằm vùng nơi đất khách xa lạ đóng góp cái công không phải nhỏ vào thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Nhớ một bóng hình người bạn chiếu chăn Nguyễn Thị Quỳ mòn mỏi, khắc khoải đợi đợi mong ngày ấy qua tháng khác, cái bóng hình cứ ám ảnh đi theo suốt đời ông. Nhớ một vùng đất nào đó đâu phải vì đó có những gì mà nhiều khi vì nơi đó có những ai chăng ? Nhớ Hà Nội theo cách Vũ Bằng ư, cũng là cái nhớ hết sức tiểu tư sản, là nỗi nhớ bốn mùa, nỗi nhớ mười hai tháng Hà Nội và ba trăm sáu lăm ngày một năm, cái nỗi nhớ của người xa xứ ấy tựa gỗ mục bị mục gặm nhắm từng giây từng phút trong suốt trọn một kiếp đời. Nhớ Hà Nội kiểu Vũ Bằng, là nỗi nhớ chia lìa, chia lìa Bắc-Nam hẹn đâu ngày về, thân ở « đằng trong » mà hồn vía nơi nao, phải đâu bên kia bờ Bến Hải ?

Nhớ đau đáu tới khôn cùng, nơi đây có một thứ gì kì thực khó tả xiết để khiến kẻ ở người đi đâu nỡ lìa. Tưởng rằng có thể quên đi, xóa đi trong lòng cả một hình ảnh nơi Bắc Việt kia, nhưng không, không, cả kiếp người này chắc đâu thể được. « Lòng người xa nhà y như thể là khúc gỗ bị mối ăn mục náy từ lúc nào không biết. Trông bề ngoài thì có gì khác lạ, nhưng cầm một cành hoa khẽ đập mà thử xem ; tiếng gỗ kêu nghe mệt mỏi, u buồn, mà gõ mạnh thêm chú nữa, ta sẽ thấy gỗ vỡ tan, để lộ ra những tảng mục lỗ chỗ như tổ ong, tiết ra một thứ bụi vàng hanh hao, nhạt nhẽo. Tim người khách tương tư có lý cũng đau ốm như là gỗ mục » [ Vũ Bằng ]

« Than thân xa lạ quê người

Lại cùng người cũ bên trười chia tay

Trăng tàn quán khách sơm mai

Tình say ai cũng lệ rơi ướt đầm » – Vi Trang

Kể sao cho hết cái nghiệt ngã xa cách ấy đây, Vũ Bằng ơi

« Kể sao siết nỗi thầm sầu

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay »

10367718_741758639253754_8273853480074252986_n

Tháng Mười hai 2014

Thời khóa biểu kì hai, năm nhất

Mai là sang kì 2

Bắt đầu một guồng quay mới 🙂

1982155_714980675264884_4073410537537308010_n

21 tháng Mười hai 2014

Off Hát văn

10422257_768274816602136_2608943710690004084_n

– Em áo xanh, em đến muộn, mọi người tự giới thiệu trước rồi, em tự giới thiệu đi.

– Xin chào bla bla bla… Em là Đăng Thành, sinh viên năm nhất ĐH Văn hoá HN

– Thuận lợi rồi, em học Quản lý VH hay Văn hoá học?

– (Cười) Em học Viết văn- Báo chí ah

– Em viết báo mảng văn hoá à? Hay quá thế sau buổi off hôm nay có nhiều đề tài để viết đó

– ( Gãi đầu ) Không, em viết báo mảng bóng đá chị à

– ( Poker face ) À, ( cười trừ )

***

Cuộc nói chuyện sáng nay lúc đầu buổi off Hát văn. Được nghe NSƯT Hồng Thái trực tiếp đàn tấu hát văn phê thật ( Bh mới thấy tai hại của việc lười học văn hoá Việt nên chỉ nghe hiểu bập bõm được mấy đoạn xá thượng với mấy bài chầu. Nghe đến công đồng thì mặt đơ chả hiểu gì luôn.) May mà mình ngồi cạnh mấy anh chị thanh đồng được mấy anh chị kể cho mấy chuyện cũng hay phết

29 tháng Ba 2015

Sách như món quà Tết

Sách như món quà Tết (Qua clip của thầy Mai AnhTuấn)

(VTC14)_Mừng tuổi bằng sách: Tại sao không!?

  • Ý tưởng xuất phát từ một truyền thống trọng chữ của người xưa, vậy ngày nay người mình cũng có thể lặp lại cái truyền thống này
  • Trọng chữ, trọng học, trọng đọc (Hơi mơ hồ mấy khái niệm thầy viết, sẽ nghĩ kĩ hơn về đoạn này)
  • Bây giờ biếu tết thì rất rất nhiều tiền => Sao không quay lại với chuyện tặng sách xưa
  • Tiếp cận với sách vở = tiếp cận tinh thần hiếu tri
  • Tặng nhau một cuốn sách ngày tết có vẻ đơn giản hơn và không đắt đỏ
  • Chọn sách không khó (Vì người tặng và người được tặng đều yêu sách và hiểu nhau muốn đọc sách gì)
  • Thế hệ sau đó có thể sử dụng được

(Ngoài lề: Có thể bất cứ người Việt nào cũng cần một tri nền về văn hóa Việt Nam như Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên)

HIẾU TRI

10 tháng Hai 2017

Liam Kelley

Đọc bài “Crocodies and the sinking of premodern Vietnamese history” của ông GS Liam Kelley, vài ý nghĩ rời

Cuốn sách “Vietnam: A history from earliest times to the present” được viết bởi ông Kiernan – người không thể đọc được tiếng Việt và chữ Hán Nôm (Cần coi lại).

Cuốn này, ông đã nhận định sai về bài văn tế cá sấu của ông Nguyễn Thuyên 1282 đời Trần và nêu lên ba cái đầu tiên: Bài văn chữ Nôm đầu tiên của người Việt, bài văn đầu tiên đề cập tới Hùng Vương và đầu tiên đề cập tới khái niệm “nước Việt” (Viet water).

Thứ nhất, hãy xét đến quan điểm: Đây là bài văn chữ Nôm đầu tiên của người Việt.

Tuy nhiên, theo ông Liam thì đây là điều sai.

Trước nhất, văn bản đầu tiên đề cập tới Hùng Vương là Đại Việt sử ký toàn thư. Nó viết rằng: “Bấy giờ có cá sấu đến sông Lô. Vua sai Hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho việc này giống như việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngũ. Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy.”

Văn bản này khẳng định Nguyễn Thuyên đã làm bài văn để đuổi cá sấu. Nhưng không chứng minh đó là bài văn được viết theo tiếng Nôm hay tiếng Hán và không đề cập tới việc đó là tác phẩm chữ Nôm đầu tiên được Nguyễn Thuyên (Tức Hàn Thuyên) viết ra.

Đồng thời, văn bản của Nguyễn Thuyên không thể tìm ra nhiều thế kỷ sau đó. Bằng chứng đã mất thì sao có thể khẳng định chắc chắn được đây là văn bản chữ Nôm đầu tiên của Việt Nam.

Học giả Dương Quảng Hàm, năm 1941, khẳng định lại điều trên trong Việt Nam văn học sử yếu: “Về bài văn ném xuống sông để đuổi cá sấu này, sử không chép rõ là viết theo thể văn nào và làm bằng Hán văn hay Việt văn; vậy ta cũng không nên vội cho – như ý kiến thông thường rằng bài ấy là một bài văn tế và viết bằng tiếng nôm. Chỉ khi nào tìm thấy nguyên bài văn ấy mới giải quyết được vấn đề ấy, mà hiện nay thì bài ấy không thấy chép ở sách nào cả.”

Vậy ba cái đầu tiên kia của ông Kiernan chỉ ra là không hoàn toàn không chính xác.

Nhưng điều chúng ta nên nêu ra ở đây là tại sao ông Kiernan lại đưa ra nhận định trên. Đó là vì ông đã đựa vào một công trình của Nguyễn Đình Hòa “Chữ Nôm the Demotic System of Writing in Vietnam,” Journal of the American Oriental Society Vol. 79, No. 4 (1959): 270-274. Nguyễn Đình Hòa đã đưa ra ý kiến: Văn bản của ông Nguyễn Thuyên được nhận định là viết bằng chữ Nôm.

Ai đã nhận định điều này?

Đó là một nhân vật rất bí ẩn tên Dương Đình Khê, người đã chuyển ngữ bản văn tế – thực sự không rõ người này lấy văn bản đó ở đâu – ra chữ Pháp và chữ quốc ngữ.

Vẫn là một điều sơ đẳng nhưng quan trọng: NÓI CÓ MÁCH SÁCH CÓ CHỨNG. Chừng nào chưa tìm ra văn bản/chứng cớ thì lúc đó chưa thể nói chắc chắn được điều gì.

Liam Kelley hài hước kết luận, đoạn này gã nói mỉa khá hay vì từ “Sinking history” có nghĩa là lịch sử cổ xưa mà từ Sinking vừa có nghĩa là chìa sâu (nước).

“Kiernan is in way, way, way, way over his head in this book. And by diving deep into waters that he has no ability to swim or even wade through, the book that he has produced sinks Vietnamese history into the depths of an earlier age.”

5 tháng Năm 2017

 

Những kẻ phản kháng, tiếp tục

Tôi muốn viết tiếp về entry trước đây, về những kẻ phản kháng, một đề tài còn gây trong cái đầu non dại nhiều câu hỏi. Tại sao, tại sao và tại sao?

(…)

Phan Khôi hiện lên trong tôi một tay ngang tàng ương ngạnh thi gan với đời.

Cái khí chất rực lửa của Phan quân là điều thích thú cho sự đọc này. Tôi mới nhận ra lý do của sự thích thú này: Phan Khôi là người đàng Trong. Philipe Pappin, trong Việt Nam hành trình một dân tộc, nhận thấy cuộc nam tiến của người Việt mở rộng chiều kích của những khác biệt-xung đột Bắc-Nam. Người Bắc Kỳ nhìn thấy bản thân qua soi chiếu xuống miền Nam.

Không thể tự hiểu bản thân, môt cách rõ ràng và tỉ mỉ nếu không nhìn xuống phía Nam, vùng đất mà Li Tana gọi là Việt Nam mới.

(…)

Phan Khôi đã khảng kháng thế nào? Hay câu chuyện của đám ký giả miền Nam những năm 20s.

Cuốn sách The birth of Vietnamese poltical journalism: Saigon 1916-1930 đã bó hẹp quá mức thứ gọi là báo chí chính trị. Peycam hào hứng với những vụ bắt bớ, kiểm duyệt, “bỏ bóng đá người” của quan Pháp đối với Nguyễn An Ninh hay Trần Huy Liệu. Ông thích thú bới lên từ tài liệu mật của Sở Liêm Phóng ra thượng quan triều Nguyễn Thân Trọng Huề rất thích đọc báo cực tả của Nguyễn An Ninh, đặt báo dài hạn hẳn hoi.

Nhưng cái phảng kháng đó mới chỉ đánh bề nổi. Không thấm gì cả. Những cú đánh, tưởng vô hại, nhưng làm cho kẻ định trọng thương từ trong mới đáng ghê gớm. Đó là bộ tứ làng báo Sài Gòn: Phan Khôi – Đào Trinh Nhất – Diệp Văn Ky – Bùi Thế Mỹ, đáng bất ngờ là Peycam để “bắt hỏng” hết đám người đó. Trong khi, đó nên là những cú sút dễ thấy nhất, thủ môn không nên để sai ở tình huống này,

(…)

Nhưng rồi sao nữa? Những kẻ phảng kháng trên, tri nhận của tôi đối với họ đã đi xa tới đâu?

Câu trả lời là không đâu vào đâu.

Đào Trinh Nhất, hiển thị với tư cách ký giả Nam Kỳ là một khoảng trống quá lớn. Bùi Thế Mỹ và Diệp Văn Kỳ cũng vậy. Con người Hà Nội khó nhìn xuống phía Nam, dù cho đó là việc cần thiết.

(…)

Phương Nam sẽ còn một nhân vật phản

6 tháng Năm 2017

Đào Duy Anh

Đọc lại Đào Duy Anh

cụ thể là đọc lại Việt Nam Văn hóa sử cương

(cái tiếp theo sẽ viết, đưa lên blog hay không thì còn tuy,, mấy thứ viết để vào mục đích gì đó thì thường dở tệ)

5 tháng Sáu 2017

Đi lễ chúa Trần Quốc

đầu năm 2016, ăn bánh gì đó rất ngon trên đường Thanh Niên

12717265_915770521852564_5495650223637169541_n

Xem phim ma

Kỷ niệm đi xem phim này ở CGV Vincom Bà Triệu cạnh mấy bạn học sinh cấp 3. Mùa hè mà mang cả áo khoác mùa đông để che mắt lại mỗi cảnh ma. Ô hay, hay nhất của phim ma là cảnh có ma, che thế đi phí hết cả tiền bỏ ra để xem. Cả nhóm ấy lẫn cả rạp hú hét điên cuồng lên nữa.

[là hôm đi xem phim với Hạnh]

24 tháng Mười một 2015

Thiếu niên Annam

Gào thét đòi quyền tự do ngôn luận. Vậy bọn trẻ Annam không có quyền tự do ngôn luận chăng?

Ta viết cái gì, đó là cái tự do của ta. Ta nghĩ ra sao, đó là tự do của ta. Cần gì ai cho phép ta mới dám nghĩ, dám viết.

Không nghĩ, không viết mà ngồi than thở. Ấy là thiếu niên hèn kém.

15 tháng Sáu 2017

Tôn giáo

Eliade cho rằng, dù con người hiện đại và môi trường đã phi thiêng hóa nhưng họ vẫn là Homo Religion với những hoài niệm tôn giáo còn sót lại từ tổ tiên – được thể hiện ở những hành vi bình thường nhất

Milan Kundera trong truyện ngắn “Tranh biện” (Những mối tình nực cười) có chi tiết về đi vệ sinh ngoài trời và được giải thích như một bản giao ước sẽ trở về với đất mẹ

7 tháng Tám 2017

Đồng tính

vừa biết được một chuyện là mình đã đọc và rất thích thú với tác phẩm của một học giả đồng tính Roland Barthes, sao ông này có thể đồng tính được và tại sao mình lại đọc sách của người đồng tính :”<

13 tháng Tám 2017

Học môn Tôn giáo, tín ngưỡng

Sáng nay lên thuyết trình về sự lên ngôi của Quốc gia Hồi giáo IS thời gian qua.

Thầy giáo mình [Nguyễn Đình Lâm] nhận xét đúng quá :”Đúng là anh này học báo có khác, khá ổn nhưng từ ngữ không mang nhiều tính học thuật”

23 tháng Ba 2015

Chèo 48h (2)

“Chẳng thèm ăn chả, ăn nem

Thèm ăn cơm tẻ, thèm xem hát Chèo.”

Chèo 48h – Tôi Chèo về quê hương đã trở lại và chào đón mọi người tới với sự kiện lần này.

14-17h ngày thứ 6, 20/11/2015, tại Hoàng thành Thăng Long.

18 tháng Mười một 2015

I change (2015)

[hồi năm nhất, tôi tự gọi mình là “boy tranh ảnh”]

[cứ vào một tổ chức nào là tôi lại cảm nắng một ai đấy (chứ đâu phải để giúp xã hội), thích chị Sún Tất mà cũng chẳng nói ra được, toàn cô cô – cháu cháu (tôi nhát quá)]

[đầu năm 2015 thì cả nhóm về nhà chị Thảo ở Hưng Yên, trên I Change cũng đăng lại loạt ảnh hôm đó]

1456609_449607271853997_823410849409856749_n10603791_744582422304709_7435105151094679946_n10987651_752484228181195_2045621582739689624_n1263089_437251966452899_5322111692948047812_o

I CHANGE 2.0- TÔI HIỂU TỰ KỶ

Đằng sau mỗi thành công đều có bóng hình những người cống hiến thầm lặng. Và tất nhiên, đằng sau những giờ phút làm việc nghiêm túc là một hậu trường nhí nhố :3 [link]

10384917_440658186112277_1859221791404719815_n

[hoạt động xã hội như đi chơi, chỉ toàn nói chuyện và chụp ảnh (một lần tôi ngủ quên, làm chị Sún giận hẳn, từ đó chẳng còn nói chuyện nữa)]

Chen lấn

Trong hai tháng, 3 và tháng 4, ở Hà Nội và Sài Gòn, hai trung tâm kinh tế xã hội đặc biệt hai đầu Bắc-Nam của đất nước, đã xuất hiện hai đám đông rất đặc biệt thu hút được sự chú ý của dư luận. Đặc biệt của hai đám đông này là hàng ngàn người chen lấn xô đẩy để nhận những quyền lợi từ sự miễn phí.

Người Sài Gòn không quản ngại mưa nắng xếp hàng để được… phát đồ ăn miễn phí. Hà Nội cũng không chịu kém cạnh khi cả ngàn người chen lấn xô đẩy để vào công viên nước “bơi chùa”.

Kẻ Chợ-Hà Nội đâu xô bồ hỗn nháo như vậy, họ luôn biết biết như thế nào là vừa đủ, luôn biết cân bằng cuộc sống và dừng lại đứng chỗ.

Người Sài Gòn, những con người hào sảng khí phách, chỉ cho đi chứ hiếm khi nhận lại thứ gì, đâu thể nào là hàng người chen chúc ngửa tay xin đồ miễn phí như vậy.

Người Kẻ Chợ và Sài Gòn đều là những con người giàu lòng tự trọng, tự tôn bản thân.

Chứng kiến những sự việc như này, hẳn những người con của Kẻ Chợ, của Sài Gòn đau đớn xót xa lắm vì một thành phố đang dần mất đi những nét bản sắc tinh tế, đẹp đẽ.

[bắt chước thầy Mõ Làng, dạy tôi môn đạo đức nhà báo và lịch sử báo chí (môn tôi rất mê)]

20 tháng Tư 2015

Mừng sinh nhật Mai Anh Quân 2015

[ảnh kỷ yếu hồi cấp ba, 2014]

11167668_795628737200077_6561566064872176666_n

Chán đời thế, điện thoại mất còn mất luôn cả số, không gọi điện được mà phải gõ mấy chữ trên FB như này, nó đếch tình cảm anh em bằng gọi điện vs gặp mặt.

Ae sắp xếp đi xem chung kết C1 đê.

Hôm nọ sang Tàu định mua ông quyển sách cơ mà toàn tiếng Tàu không có sách tiếng Anh gì cả nên đành thôi.

Mấy hôm nữa thi đại học tốt nghen.

Nhớ mục tiêu của 2 ae không, người truyền lửa 2016 và Qatar cho World Cup 2022 :)) Không hiểu lúc đấy 1 ông làm hướng dẫn viên, parttime là BLV và 1 ông làm văn hóa parttime BLV như thế nào :p

Cơ mà phải cố gắng !

Post lại cái video này, nhớ không 2 năm trước ae còn đàm đạo về tương lai giáo dục nước nhà, hồi đó nghĩ ra lắm kế sách chấn hưng dân trí nữa :))

Không rõ mai sau có thành đồng nghiệp không nhưng thật tốt vì có người bạn như ông

25 tháng Năm 2015

To-do-list

Hì hục cả đêm hôm qua quá vui vì cuối cùng cũng tự làm xong to-do list cho từng tuần/tháng của bản thân cho tới cuối năm.

Ngồi 30′ nghĩ ra cái tên nào khủng bố dành cho cái kế hoạch này rồi nghĩ slogan nữa. Mà cuối cùng đếch nghĩ ra được. Thôi kệ, đéo cần màu mè. Cứ thế đã các mẹ ạ :3

P/s: Ít nghe nhạc Lê Cát Trọng Lý cơ mà công nhận đêm hôm tĩnh mịch nghe hay lạ thường.

23 tháng Bảy 2015

Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kong

Tôi biết bạn nghĩ gì về bộ phim này. Đừng cười. Tôi có lí do để xem bộ phim này.

Đó là nhờ thầy dạy tôi tín chỉ Văn hóa học đại cương năm nhất. Điều làm tôi muốn xem bộ phim này là vẻ nghiêm túc của giảng viên.

Thầy không ca ngợi tung hô thái quá nhân vật lịch sử đầy tranh cãi này; chỉ nhẹ nhàng khuyên sinh viên các em nên xem bộ phim này.

Lí do không có sự hài hước nào, trái lại là một phần nghiêm túc. Tôi là Sư Tử, càng ép tôi càng bướng, nhưng cứ nhẹ nhàng thì tôi lại thích, tò mò, muốn xem, vậy thì xem, youtube, 100 phút không đến nỗi nào.

Bỏ qua những tranh cãi về sự tiệm cận lịch sử, đây là bộ phim xem được. Diễn viên trong vai Nguyễn Ái Quốc khá đạt, cái “Tinh” của đôi mắt, khí chất hay gương mặt khá nam tính là điểm cộng.

30 tháng Mười 2015

Long thành cẩm giả ca

Chèo 48h đã đưa tôi tới “Long thành cầm giả ca”. Nói đúng hơn là nhờ chị Ánh trong buổi gặp mặt trực tiếp đầu tiên với tổ chức, cũng là một buổi tranh cãi khá nảy lửa với chị về văn hóa.

Dân Việt có thuật ngữ để chỉ những người làm nghề hát: “Xướng ca vô loài”. Đó là nguyên nhân tranh cãi. Tại sao lại là Xướng ca vô loài? Thuật ngữ ấy được sử dụng từ lâu hay phải tới sau Cách mạng Văn hóa những năm 50s, 60s của thế kỷ trước mới được xuất hiện.

Bộ phim này là một phần của sự cố gắng tái hiện tiệm cận của người cầm ca đất Long thành những năm cuối của thời Lê Trung Hưng.

Bộ phim tạo nhiều tranh cãi về của những học giả hán nôm và những sử gia văn hóa về sự tiệm cận lịch sử. Về kiếp cầm ca trong văn hóa thời nội chiến, về vấn đề áo mũ.

Tuy nhiên đây cũng là một bộ phim lịch sử Việt đáng xem.

30 tháng Mười 2015

Hội làng

” Làng Mọc mở hội tháng Hai

Rước hôm 11,12 rõ ràng

Nhất vui mở hội 5 làng

Để cho thiên hạ phố phường vào xem.

Nào là Hương án, Long Đình

Phường Bồng, phương trống rập rình theo sau

Tàn vàng quạt vả sánh bầy

Đuôi nheo phấp phới, cờ bay hằng hà”

* Làng Phùng Khoang: lễ thành hoàng 8/1 âm

* Làng Thịnh Quang 21/2

* Bát tràng 14-16/2

” Lắm lúa Kẻ Giàn, lắm quan kẻ Mọc”

13 tháng Tư 2015

Hội năm làng Mọc 2015

– có ng bê kiệu ngất

– 1 bà già bị cấp cứu

– kiệu Cự Chính vẫn quay/ bay liên tục dù đã ở trong đình ( đủ 5 làng kết nghĩa ) ( hình như Phùng Khoang

31 tháng Ba 2015

Đi chơi với Hoàng

[chụp năm 2013, 2014; nó cũng mất được gần bốn năm rồi]

12046849_865230203573263_6793867178908893492_n

935955_477377669025187_41626612_n

11051964_767885589974392_7524202429642123092_n

Lê Đức Anh

“Càng học trong trường lâu, tôi nhận ra một điều: Đại học là nơi thách thức các giá trị và định kiến, giải thiêng các giá trị tôi từng cho là mặc nhiên. Giả dụ thế này:

– Tôi học môn “dân tộc và chính sách dân tộc”, tôi mới nhận ra rằng, những khái niệm con người đặt ra: dân tộc, dân tộc A, dân tộc B…. thực ra là không tồn tại. Khái niệm dân tộc A, dân tộc B… chỉ là cái vỏ khái niệm do một số người quy ước (nhà nước – chính phủ chẳng hạn), dân tộc A có thể có những chủng người con như: dân tộc A1, dân tộc A2… nhưng dân tộc A1, dân tộc A2 lại phủ nhận họ là cùng thuộc một tộc. Cả ba thang giá trị quy định về một dân tộc: ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tự giác dân tộc thực ra là ba giá trị cực kì tương đối, đúng với người này, nhưng lại không đúng với người kia. Tất cả các khái niệm chỉ là một thứ con người tự nghĩ ra quy định cho các sự vật, hiện tượng để tìm hiểu và cắt nghĩa nó, nhưng vấn đề là một sự vật hiện tượng tồn tại vì nó phải tồn tại và nó tồn tại vì nó chính là nó. Giống như kiểu, “con cá” chưa chắc đã là “con cá”, nhưng lại là con cá.

– Tất cả những điều tôi học được đúng với rất nhiều trường hợp: lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, quốc gia, chính phủ…. đều như vậy. Đây chỉ là sự quy ước của con người với nhau, chứ không có giá trị với nội tại của sự vật hiện tượng

– Tôi tự hỏi rằng nếu Trung Quốc xâm lược Việt Nam, tôi có thực sự đứng lên đấu tranh cho quốc gia Việt Nam hay không? vì tại sao tôi phải chết cho một khái niệm mà con người tự quy định, nếu như nó chỉ là cuộc chiến tranh vô nghĩa? Ngay cả gia đình và người thân cũng chỉ là những khái niệm cực kì tương đối. Điều này không có nghĩa tôi không có tình cảm với gia đình tôi, ý tôi là quan trọng là tôi tồn tại vì tôi là chính tôi. Nếu tôi đấu tranh cho một thứ gì đó, chỉ là đấu tranh cho cá nhân tôi, tạo ra một xã hội mà tôi có quyền sở hữu những quyền của tôi, và giới hạn bởi những quyền của xã hội xung quanh.

– Chính vì điều này, tôi bắt đầu trở nên hưởng ứng hơn với chủ nghĩa hiện sinh, tôi bắt đầu thiên về tư tưởng của Nietzsche, phong trào Hippi …. (cho dù trước đây tôi không hẳn thích tâm lý của phong trào này.

– Hôm nay, tôi làm bài powerpoint của thầy giáo về Phan Châu Trinh, tôi để trắng slide khi tôi nói về đánh giá và hạn chế của Phan Châu Trinh, vì tôi cho rằng không thể áp dụng tư duy của thế kỷ XXI để nhận xét, tôi nghĩ rằng lịch sử như thế vì nó phải như thế. Thây giáo cho rằng điều đó là quy luật, từ trước đến nay mọi nhà sử học đều làm vậy, và việc đánh giá là quyền của chúng ta. Tôi cho rằng đánh giá là quyền của chúng ta, và không đánh giá cũng là quyền của chúng ta. Tôi nghĩ tôi sẽ trở thành một nhà sử học chống lại mọi sự đánh giá. Có thể nó sẽ thành một tư tưởng mới của thế kỷ XXI, vì những cụ ngày xưa làm thế, các cụ đã thành những tượng đài trong sử học, không có nghĩa là ta không được phá bỏ những giá trị đó đi, vì sự phá bỏ toàn bộ hệ thống những thang giá trị, tôi nghĩ rằng những thang giá trị, sự đánh giá chỉ là một sự lựa chọn.” – Lê Đức Anh

19 tháng Ba 2015

Học sinh

– “Học sinh bây giờ bọn nó ghê lắm, không như thời mình đâu”- Đấy là câu nói thường nhật tôi được nghe phê bình thế hệ học sinh ngày nay.

Đầu tiên, công nhận các bạn học sinh bị đàn áp kinh người.

Truyền thông vẽ ra một bức tranh thế hệ vứt đi, nơi mà chúng là những người vô ơn, ít quan tâm tới lịch sử, chính trị; cục cằn hung hăng ra đến đường là mã tấu phang nhau chết bỏ; chửi bậy như bắn rap;

19 tháng Năm 2015

Time flies ~

13568935_1000456430050639_5456031341221344538_o

1 tháng Bảy 2016

Hành trình

10624982_650847998344819_2763075572493792908_n

Rơm rớm nước mắt khi xem lại những tấm ảnh suốt 12 năm học ấy. Tôi quả là một người quá may mắn. May mắn vì suốt những lần chuyển cấp tôi luôn có cơ hội tới một môi trường hoàn toàn mới 100% chưa quen biết một ai. Cấp 1 học ở Thịnh Quang tôi chả quen ai cả mà hầu như mọi bạn trong lớp đều từng quen nhau khi học mẫu giáo Hoa Hồng gần đó. Sang cấp 2 tôi lại một mình vào Bế Văn Đàn xa lạ trong khi các bạn cấp 1 vào Nguyễn Trường Tộ hay Thịnh Quang cấp 2. Còn lên cấp 3 thì vào Trần Hưng Đạo tít gần Hà Đông, các bạn thì học Kim Liên Lê Quý Đôn hết trơn rồi. Lên Đại học thì theo nghiệp báo vất vả gian nan nguy hiểm.

Nhưng tôi yêu lắm những lần chuyển cấp ấy, yêu những trải nghiệm mới, yêu sự thay đổi của cuộc đời, yêu những người thầy, yêu những người bạn mới quen, yêu những tình cảm chợt đến chợt đi, yêu những kiến thức và trải nghiệm mới. Vì cuộc đời âu cũng là một cuộc hành trình của chuỗi những thay đổi, những trải nghiệm mới như câu nói của công nương Diana : ” Life is just a jouney ”

Ôi con đường thiên lí rồi sẽ dẫn ta tới những phương trời, đất nước, trải nghiệm mới nào đây ? Tôi không biết, nhưng tôi sẽ luôn bước đi với nụ cười nở trên môi !

16 tháng Tám 2014

Kỉ yếu 12D2

(Bài viết trích từ cuốn kỷ yếu lớp mình, ảnh này cũng là ảnh kỉ yếu năm lớp 12, áo đồng phục lớp mình là sơ mi vải jean )

NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 2014

Buon giorno e tutti, ciao, mình là Nguyễn Đăng Thành, Bi Bờ nè :3

Đang là giờ Văn của mẹ Nguyên, tiết 1 ngày thứ bảy, ngày cuối cùng để nộp nản lưu bút này nhưng mình vẫn chưa viết gì cả. Đừng nghĩ là mình chống chế như Nobita nghen, thì mình cũng có lí do chứ bộ. Bởi trong ddaaffu mình tràn ngập bao kỉ niệm kí ức đẹp đẽ về lớp D2 nà, những kí ức nếu phải chẳng có hình thù nhỉ thì ‘ cảm xúc của tôi lúc này có thể lấp đầy một chiếc xe tải ‘ như những gì bầu Đức của câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai cảm nhận khi xem U19 Việt Nam chơi bóng và thắng trận. Tôi âu cũng như vậy, không biết bắt đầu từ đâu trong những kỉ niệm cứ đan xen chồng chéo nhau trong tâm trí này cả. Thôi thì tớ sẽ viết ra những gì đợc gọi là bản năng văn chương sãn có chứ tớ đâu muốn đây sẽ là, à nếu chính xác phải là, đâu muốn đây sẽ hay hay như cuốn ‘Những tấm lòng cao cả ‘ của nhà văn người Italia tên Edmondo de Amicis. Thôi, giải thích dài dòng vòng vo Tam Quốc thế là đủ, bắt đầu thôi .

Tràn ngập trong tôi lúc này là niềm vui, nỗi nhớ và cả sự tiếc nuối.Vui khi nhớ lại cái cảm giác của một thằng nhóc 15 tuổi, nó háo hức biết bao khi sắp vào cấp 3, nó băn khoăn không hiểu cấp 3 ấy có giống như những gì trong bộ phim ‘ High shool musical ‘ nó thường mê mẩn lúc trước không nữa ? Là niềm vui khi có những người bạn mới, cô giáo mới, ngôi trường mới, trải nghiệm mới, mới lạ 100% luôn. Là niềm vui khi tô chức sinh nhật cho mẹ Nguyên,với mỗi chuyến đi hay những lần tổ chức sinh nhật hàng tháng. Nhưng đâu chỉ có niềm vui, mà những kỉ niệm của tôi còn là nỗi nhớ, sự tiếc nuối.Tiếc nuối vì niềm vui ngắn chẳng tày gang, nuối tiếc cho sự trôi chảy quá nhanh của thời gian, cái cảm giác âu cũng giống như thi sĩ Xuân Diệu năm xưa trong « Vội vàng » sao ?

« Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già »

Tiếc nuối vì sớm thôi sẽ khonng còn những ngày tới trường gặp bạn, gặp bè, những ngày được nghe cô Nguyên kể chuyện, những ngày tháng đẹp nhất trong cuộc đời học sinh này…

Đâu phải cuộc vui nào cũng là mãi mãi, sớm thôi sẽ phải nói lời tạm biệt…

[Trong lớp, tôi thích mỗi Nga (lúc tôi tặng quà cho Nga thì chưa biết đã có người yêu, từ đó người yêu Nga (là Hải) ghét tôi.

Ngoài ra tôi thích con gái lớp khác. Nghĩ đến con gái D4 – vì tôi chơi với con trai D4 nên con gái lớp đó rất biết tôi – lại nản: Thảo thích thằng bạn thân của tôi hồi đó (Lâm), Quỳnh không thích tôi, Nhi thì tôi rất ghét (thích Nhi, nhưng không chấp nhận được việc cô ta đã có người yêu mà vẫn tìm hiểu tôi, sau đó tôi tránh mặt, đi ngang qua nhau mà vờ như không biết). À, còn Phương Anh ở lớp D3, tôi cố tình đi xe 21 để đứng cùng bạn này.

Và con gái quen ở lớp học thêm. Thùy Anh sinh cùng ngày với tôi, đi học về tôi cố đi vòng để được nói chuyện cùng cô ấy, nhưng chưa bao giờ nói ra (vì người ta đã có bạn trai). Một bạn tên là Cloudy, tóc ngắn nhưng nữ tính lắm (cũng có bạn trai). Hồi lớp mười đi học ở Học mãi chỉ là để làm quen với các bạn nữ trường khác, giống Kim Trọng thật.

Tôi thấy mình giống Ngọc châu chấu trong Giòng sông Thanh-Thủy: sống để hưởng thụ cuộc đời. Lúc nào tôi cũng cần yêu. Nhưng hầu hết đều âm thầm thương nhớ người ta. Có thể tôi yêu sự yêu nhiều hơn yêu người con gái, vào lúc đó. Trong lúc thích nhiều người, vẫn không biết Vân Anh đang thế nào (chắc chắn không ấn tượng về tôi như tôi nhớ về cô ấy). Dường như lần cuối tôi gặp Vân Anh là năm lớp mười một? Mấy lần họp lớp sau đó, tôi gặp Mỹ nhiều hơn, xem lại mấy ảnh chụp cùng thì thấy rõ tôi ngượng ngùng.]

Sách Tết 2014

1530406_540573949372225_1287001357_n

Tết này có cái để đọc r :3 Toàn truyện hay :3

Mà cảm ơn thằng cờ hó #NghiaTran đã cho *le tui mượn Casablanca :3

22 tháng Một 2014

Today is the new day

Một tâm sự của mình/em về lượt trận cuối cùng đầy càm xúc của C1 được viết vội trong đêm mà những cảm xúc dâng trào, k còn cách nào ý nghĩa hơn là gửi gắm qua những con chữ này

– TODAY IS THE NEW DAY –

Juventus bị Galatasaray đánh bại tại đất Thổ trong một trận đấu chỉ cần hoà là đi tiếp. Napoli nỗ lực hết sức hạ gục Arsenal 2-0 nhưng vẫn bị loại. AC Milan thì đã có một trận đấu phản khoa học, đầy bạo lực để có được trận hoà với Ajax để đi tiếp. Phải chăng bóng đá Ý sẽ lại một mùa Champions League đáng quên ?

Juve đã thua, thua bởi những người muôn năm cũ, những cố nhân của Calcio. Là tân huấn luyện viên Galatasaray: Roberto Mancini, ngôi sao sáng của chiếc cúp Scudetto lần đầu tiên trong lịch sử Sampdoria 1991 và cũng là huấn luyện viên mở đầu thời hoàng kim của đại kình địch Inter Milan sau vụ bê bối dàn xếp tỉ số lớn nhất lịch sử Calciopoli, là Wesley Sejider, nhạc trưởng người Hà Lan của cú ăn ba huyền thoại 2010 với nửa xanh-đen thành Milano. Huấn luyện viên Antonio Conte và báo chí Italia đã đổ lỗi cho vận rủi, do thời tiết không thể xấu hơn và một sân bóng không khác gì thửa ruộng tại Turk Telekom Arena ở thành phố Istanbul, thành phố lớn nhất của đất nước mà nếu xét về mặt địa lí nằm trên cả 2 châu lục Á-Âu với những nét văn hoá đặc trưng hiếm thấy. Nhưng có nói thì cũng đã lỡ rồi biết sao đây, âu cũng do Chúa muốn thế. Vậy là những người yêu thứ bóng đá Italia lãng mạng đầy chất thơ của những thập niên trước sẽ không còn nhìn thấy đôi mắt buồn làm run rẩy hàng thủ đối phương của chú mèo lười nước Ý, của chàng tiền vệ hào hoa bậc nhất thế giới Andrea Pirlo trong mùa giải có thể là cuối cùng của anh còn chơi cho một câu lạc bộ bóng đá Italia khi chính anh đã khẳng định muốn tìm kiếm thử thách mới có thể ở Anh khi mà những Chelsea, MU, Man City hay Liverpool và Arsenal luôn dang tay đón chào nhà vô địch World Cup 2006 với những bản hợp đồng đáng mơ ước. Vậy là những người hoài cổ ấy sẽ không còn có thể trông chờ vào lá thăm may rủi sẽ đưa MU gặp lại Juve tái hiện trận siêu kinh điển ở cúp Châu Âu những năm 90 mà bây giờ chỉ có thể tìm thấy qua những video trên Youtube, cái cảm giác tiếc nuối, có phần hoài cổ có lẽ chẳng khác là bao khi cách đây 73 năm về trước nhà văn Nguyễn Tuân viết tập truyện ” Vang bóng một thời ” trong đó đặc sắc nhất phải kể đến Huấn Cao, một nhà nho hết thời phải sống trong cái xã hội Âu hoá nửa mùa, nơi mà những kẻ như Xuân Tóc Đỏ phất lên như diều gặp gió.

Nhưng có lẽ những Tifosi sẽ không khóc quá nhiều cho một Juve chỉ còn tự trách mình khi đã gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường. Họ, những cổ động viên Napoli, những người yêu bóng đá Ý đã rơi những giọt nước mắt tiếc nuối y như cái cách Gonzalo Higuain đã bật khóc trên đôi vai người thầy Rafa Benitez dù đã đánh bại Arsenal tới 2-0 đấy, dù đã đạt tới tận 12 điểm đấy, nhưng vẫn bị loại tức tưởi do thua vì chỉ số phụ, một sự bất công quá lớn khi nhìn sang bảng G Zenit 6 điểm vẫn đi tiếp vào vòng 1/16. Nhưng điều đáng khen Napoli nhất là cái cách họ đã tự cho mình một cơ hội dù biết rõ khả năng thành công cực thấp khi Dortmund chỉ phải đá với một Olimpic Marseille tồi tệ nhất lịch sử Champions League với 0 điểm/5 trận. Nắm lấy cơ hội, nỗ lực hết mình, không bao giờ buông xuôi, không bao giờ nói không thể như chính lời bài hát ” Never say never ” của Justin Bieber với phần Rap của Jaden Smith, con trai của diễn viên da màu nổi tiếng Will Smith ( một Laziale, một cổ động viên Lazio, một Tifosi chính hiệu ), đó là những gì Napoli đã làm được và xứng đáng với những tràng vỗ tay không ngới không chỉ trên Sao Paolo mà còn khắp cả thế giới. Tôi vẫn còn nhớ như in những câu nói cuối cùng của Peter Parker trong siêu phẩm ” Spider Man 3 ” : ” Chúng ta luôn có quyền được lựa chọn dù điều tồi tệ nhất đến với ta”. Đúng rồi, tới cả Chí Phèo còn cho mình một cơ hội trở lại làm người lương thiện kia mà, ngay cả Mị dù bị cha con nhà thống lí Pá Tra đầy đoạ cả về thể xác lẫn tinh thần biến nàng thành một cỗ máy làm việc không cảm xúc vẫn tự cho mình một cơ hội sống đúng với 2 chữ ” Con người ” khi cởi trói và chạy trốn cùng A Phủ kia mà , hay tới Hi Lạp đã tạo nên câu truyện cổ tích Euro 2004 huyền thoại và cả kì tích lọt vào tứ kết Euro 2012 trên đất Ba Lan-Ukraina khi mà họ chỉ có 1 điểm trong 2 lượt trận đầu tiên. Nhưng nói gì thì nói có lẽ sẽ phải rất lâu rất lâu nữa, Napoli mới trở lại thời hoàng kim những năm 80 với Maradona, một vĩ nhân mà như các Tifoso của thành phố quê hương nhà văn Roberto Saviano ấy, đã so sánh còn cao hơn cả Chúa Trời ấy. Có thể những ai yêu cái thứ bóng đá Ý ngày xưa những năm 80, 90 của thế kỉ trước với những sân vận động tràn ngập pháo sáng, những nghệ sĩ đại tài trên sân bóng, những chàng cầu thủ hào hoa, đẹp trai đâu kém gì các ngôi sao Holywood và nếu chi lúc đó công nghệ, Google ,Youtube hay Facebook phát triển như bây giờ các cô gái sẽ chết mê chết mệt họ mất, thay vì say sưa những ca sĩ, diễn viên K-pop như lúc này, và còn lâu lắm mới tìm thấy ánh hào quang Italia năm xưa. Nhưng đừng bao giờ buông xuôi, hãy tự cho mình một cơ hội, nắm chặt lấy, cố gắng không ngừng, nỗ lực hết sức, như cái các mà Napoli đã chiến đấu ngoan cường như thế trước những Arsenal hay Dortmund ở trời Âu, rồi những ngày tháng hoàng kim rồi sẽ trở lại, sớm thôi…

” Today is the new day ” Chú gà con trong ” Chiken Lillte đã nói như thế, một trong những câu nói cửa miệng nổi tiếng nhất của thế hệ trẻ, của những thế hệ 9x tương lai, và tại sao đó không thể trở thành một Slogan của nền bóng đá Ý đang già nua và tụt hậu so với thế giới vậy ?

The past has gone. And today is the new day !!!

15 tháng Mười hai 2013

Tình trạng sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội hiện nay

Có nhiều người, vốn suy nghĩ dễ dài, cười xòa: “Chỉ là Facebook nơi buôn chuyện thôi mà”. Tôi không nghĩ như vậy. Mạng xã hội có quyền năng khủng khiếp để quy tụ đám đông, thậm chí lật đổ một chế độ như cách cách cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập từng diễn biến.

Ngôn ngữ rất quan trọng trong việc ta suy nghĩ ra sao.

Sống trong thế giới mà người dùng điên cuồng sử dụng ngôn ngữ chợ búa lai tạp như trên Facebook rất dễ làm ta tha hóa trở thành một kẻ chợ búa ngu, hớt ván.

Umberto Eco có lý khi nói Facebook đã khiến một bầy lũ kém cỏi được lên tiếng trong khi trước đây, anh ta phải can đảm chuốc say mình mới dám phô bày sự ngu đốt đó.

Có vài kẻ bướng cãi lại: Ngôn ngữ đâu phải súng đạn mà có ảnh hưởng tới vậy.

Con người suy nghĩ bằng ngôn từ. Ngôn ngữ là tư duy. Sự trượt dài sẽ diễn ra, từng chút một. Ngôn ngữ không phải súng đạn mà nó còn có sức phá hoại ghê gớm hơn nhiều.

Đó là lý do tại sao người Pháp phải dùng tờ Nam Phong tạp chí để tuyên truyền cho quan điểm Pháp – Việt đề huề. Dùng văn hóa tác động nên không chỉ một người mà một thế hệ.

Nay dân ta sử dụng ngôn ngữ Việt lai căng, quái thai.

Phải gào to lên nữa, những người cảm thấy bản thân có một phần tội lội. Anh hay chị đều có tội nếu không khuyên răn từng người một trở lại điều tốt.

Phan Bội Châu, trong Việt Nam vong quốc sử, nhắc lại nhiều lần về nỗi ám ảnh bị đồng hóa của dân ta.

Giữ được tiếng nói mới mong đứng vững trước sự đồng hóa của các quốc gia tư bản như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ. Tôi thấy nực cười vô cùng với cái mác công dân toàn cầu.
Cứ cười xòa đi và bảo không sao. Một người làm vậy rồi sẽ hàng trăm, hàng nghìn hàng triệt người của thế hệ trẻ sử dụng ngôn ngữ như vậy.

Điều đó nghĩa là việc sự dụng ngôn ngữ lai căng, không chóng thì chày, sẽ trở thành một thứ văn hóa phổ thông của một thế hệ, sớm thôi, sẽ làm chủ nhân của đất nước này.

Phải rất lâu sau, có lẽ, những kẻ đó mới ôm đầu hối hận về sự ngu dốt của mình mong quay đầu hối lỗi nhưng sự đứt gãy với quá khứ sau có thể dùng keo con voi hàn gắn nổi.

Các bạn mê tiếng Anh vì nó là ngôn ngữ kiếm tiền. Phải rồi, thế giới tư bản khuyến khích con người ta kiếm tiền và tiêu tiền ác liệt. Cứ làm cho lú mắt dân ta, làm đám trẻ nhỏ không rành chữ Nam nhưng tiếng Tây cứ xì xồ.

Một dân tộc vốn luôn vỗ ngực tự hào về truyền thống chống ngoại xâm thì nay lại mặc cảm với vốn căn cước của mình. I như thời thuộc địa, người Pháp, với lối nghiên cứu Nhân học giờ đã lỗi thời, nhìn dân ta như một đám da vàng mọi rợ.

Quý anh chị sử dụng tiếng Anh, tiếng Tàu chêm thêm vào câu tiếng Việt, cho sang mồm hay vì anh chị thấy xấu hổ vì là người Việt.

Thần tượng rồi noi gương người Nhật, người Đức ngừoi Do Thái là tiến bộ văn minh rồi quay lại tự dè bỉa dân mình chẳng phải sự minh chứng rõ cho tâm lý mặc cảm sao.
Dù đau lòng, tôi vẫn phải thừa nhận tình trạng sử dụng ngôn ngữ ngoại lai, một mặc cảm rất lớn của đám đông, là khó xóa bỏ tới thế nào.

Đám đông có sức lôi cuốn mãnh liệt. Và bởi vì ai ai cũng chọn đám đông vì sự an toàn vậy liệu có kẻ lạc loài nào tách riêng, phỉ nhổ vào đám người kia và cô độc bước tiếp con đường khác.

25 tháng Năm 2017

Am Thanh Tự, Thạch Thất

11024650_751683614927923_8943347882025944523_n

25 tháng Hai 2015

Đinh Hải Linh

11178263_780236938739257_7079729371720067179_n

Photo around my life:

– Cậu thấy cuộc sống ở Việt Nam có khác nhiều lắm so với lúc cậu ở Châu Âu?

– Tớ nói thật đấy

– Ừ (cười)

– Ở bên kia bọn tớ rất bình đẳng. Về đây mệt nhất là phần xưng hô ngôi thứ. Còn nữa, ở Việt Nam mọi người không thẳng thắn lắm, lúc thì vui vẻ lúc thì nói xấu người ta. Tớ về nước mất khá lâu mới quen được. Đó là lí do sinh năm 96 nhưng bây giờ tớ mới học lớp 10 ( cười )

Tháng 4/2015 với Hải Linh, một Việt kiều trở về nước từ CH Czech, mình tình cờ gặp trong vòng phỏng vấn I Change 2.0

19 tháng Tư 2015

Nhà ma

Photo around my life : Đứng chụp ảnh tại ngôi nhà ma 300 Kim Mã.

Giá mà tới đó vào đêm những ngày tháng 7 Xá tội vong linh, nghe giọng ai đó nhẩm thầm bài cúng tế ” Chiêu hồn” của Nguyễn Du, rồi nghĩ lại tới những mẩu chuyện kiểu “Truyền kì mạn lục” hay “Liêu trai chí dị”, cả những câu chuyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn và hàng tá chuyện duy tâm người ta truyền miệng, đủ làm kích thích trí tò mò và máu phiêu lưu mạo hiểm của thằng nhóc học Báo này lắm rồi.

P/s : Đêm ni nhất định sẽ thức để xem lời những người quanh đấy cảnh báo là sẽ bị ma ám có đúng không. Tay thì làm dấu thánh giá, miệng lẩm nhẩm “A di đà Phật”, trong lòng thì ” Cầu chúa Allah”. Dù là thiên chúa đạo nào, hãy bảo vệ tôi :3

15 tháng Chín 2014

Trường Dục Thanh

Photo around my life : Thật hạnh phúc khi được ngồi tại đây, ngôi trường Dục Thanh ở Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, nơi mà cách đây hơn 100 năm ( chính xác là 103 năm ) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trong đường tới cảng Nhà Rồng đã dừng chân tại đây. Người là giáo viên dạy chữ Quốc ngữ và Hán Văn thậm chí còn kiêm thêm vai trò của một thầy giáo thể dục trong quãng thời gian vài tháng ngắn ngủi lưu lại đây từ năm 1910 tới tháng 2 năm 1911 trước khi ra đi tới bến Nhà Rồng tại Sài Gòn bắt đầu 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước dưới giấy thông hành mang tên Văn Ba do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp.

Bình thuận tháng 7 năm 2013

23 tháng Mười 2013

Trên khán đài

10357682_641494992613453_7345504066783137132_o

[tôi bịa ra hội thoại]

Photo around my life : Cuộc nói chuyện ngắn về bóng đá với hai anh chàng đi bụi từ Hà Lan chưa kịp biết tên ở sân Hàng Đẫy và kết quả ra tấm ảnh này

– ” Cậu là fan Roma à ? ” anh mặt nhắng hỏi

– ” Không, tui là Interista, yêu Inter thui ! Mà các anh yêu clb nào ? ”

– ” Ajax Amsterdam, đội bóng thành phố quê hương tôi ”

– ” Là Rsonob 2005 clb nghiệp dư ở quê tôi, đâu cần phải yêu những clb cao siêu mới là yêu bóng đá ”

Phải rồi, suy cho cùng con người ta luôn tìm đến những tình yêu lớn lao mà quên mất những thứ gần gũi, thân thuộc, giản dị quanh ta…

Chụp tháng 5-2014, trận gặp Hùng Vương An Giang

Người chụp : Xuân Quân :3

29 tháng Bảy 2014

Đi chơi Nam Định

11046882_759708540792097_7408169255045055816_n

[tôi bịa ra đoạn hội thoại, một lần nữa]

– Trưa vắng vẻ thế này mà ra đường chơi suốt nãy giờ, không sợ bị “ông ba bị” bắt à?

– Bọn em không sợ. Chúa luôn ở trên bảo vệ chúng em và trừng trị kẻ xấu.

Phải rồi, dù chúng ta không cùng một tôn giáo, nhưng vẫn mong sao Chúa 3 ngôi sẽ luôn che chở các em.

Tháng 12/2014. Với các bạn giáo dân trẻ tuổi ở giáo xứ Quất Lâm, giáo phận Bùi Chu.

13 tháng Ba 2014

Hoạt động sinh viên

Sáng mai có mặt ở khoa Viết văn Nguyễn Du cho buổi phỏng vấn câu lạc bộ tình nguyện Bước xanh, rồi lại chạy đi tìm hiểu thông tin thực tế cho kế hoạch ban tổ chức Nhạc hội Văn hoá học vào tháng 10 sắp tới và những buổi phỏng vấn ngắn cho bài viết mình ấp ủ. Lại nhớ tới thời gian này một năm về trước, lúc còn học lớp 12, cũng đi phỏng vấn và là thành viên của một sự kiện lớn đầu tiên mình tham gia : Voice Of The Pioneers 2013.

Nhớ lại cái hôm đi phỏng vấn theo lời gợi ý của ông bạn chí cốt Xuân Quân, và trong đầu một thằng nhóc chưa từng tham gia bất kì sự kiện nào chẳng hay biết phỏng vấn là những gì. Đăng kí ban Media nhưng sau một hồi đối đáp được đặc cấp chuyển ngay sang ban PR vì lí do : nói năng lưu loát, ứng khẩu tốt mà như cái Moè ( chs nó 97 chưa bh gọi mềnh là anh, láo vãi ) thì mình chém gió giỏi vđ, thao thao bất tuyệt ( tới mức mà mình nói cả phòng im re, k tiếng động :3 )

Nhìn lại 1 năm đã qua mà thấy ôi chao quá nhiều thay đổi, từ vị thế học sinh trên ghế nhà trường tới sinh viên trên giảng đường, từ một thằng tóc dài da trắng thì bây giờ phơi nắng trên đường nhiều ( do cái thú xê dịch không sao bỏ được) cộng với cắt trụi tóc tới mức nhiều người chả nhận ra. Một năm với bao trải nghiệm vốn sống, tới độ nhìn lại những bài viết trước đây ngô nghê, thiếu lập trường điểm nhấn và quá cầu toàn như thế nào, là thấy những kiến thức của mình trước đây sao mà hổng lỗ chỗ, nông tới thế mà bây giờ đã và đang trong quá trình lấp đầy.

Còn là một năm từ một cậu học sinh mới tìm ra lý tưởng và thiên hạnh phúc của bản thân tới một người đang trên con đường của nghiệp báo gian nan vất vả, hiểm nguy nhưng lại đầy đam mê của mình.

Lại nhớ Đăng Khoa đã từng hát như thế này trong ca khúc “Dòng thời gian” :

“Bao nhiêu năm rồi làm gì và được gì

Ngày tháng sao vội đi đôi khi không như ý

Trôi qua bao nhiêu năm nữa có lẽ ta không ngây ngô… như bây giờ… ”

Phải rồi, thời gian cứ thế mãi trôi để con người ta lớn lên trưởng thành mỗi ngày, để rồi khi nhìn lại, ta có thể mỉm cười rằng đã không phí hoài cái tuổi đôi này…

20 tháng Chín 2014

Xem U19 đá bóng

Bây giớ mới lê xác về nhà. Một ngày bất ngờ. Có lùng vé U19 trong vô vọng, ngay cả nhờ tới bà chị #ĐoànKimNgân kiếm hộ vé mà cũng vô ích. Đến chiều học xog Văn hoá học ở trường thì bà chị gọi và thông báo còn 1 vé trống. Mừng mất lớn phi thẳng xe về nhà tắm rửa rồi lên Mĩ Đình lấy vé. Lúc nhận vé hoá ra được lun 1 cặp. Lúc í đã 6h kém còn hơn 1 tiếng nữa là đá rồi, k hiểu có kịp giờ gọi thêm người xem cùng không. Lấy máy bấm gọi ngay cho người ae #NhậtLâm cấp tốc tới xem, rồi nó bị lạc đường đi vòng vèo hơn 7h ae mãi mới tìm thấy nhau rồi cùng vào sân. Vào chậm bị lấy hết chỗ ngồi đành đứng cổ vũ cho máu, được vài phút sau khi đứng ổn định thì U19 mở tỷ số, gào thét điên cuồng luôn.

Tới lúc về chen chúc nhau lấy xe ( 30k trông xe giết người không dao chắc ) mãi tới 9h30 mới ra được khu vực sân Mĩ Đình. Định về ăn mì tôm thì nó nảy ra ý tưởng ăn đêm, cũng hay ae ngồi nhắc lại kỉ niệm cấp 3 thích vđ bh thì đứa học báo đứa sắp du học biết bao giờ mới được vui như xưa. Ôn lại âu cũng hoài niệm cái thời vô lo, thơ trẻ ấy. Mai này m đi r để lại t ở VN 1 mình làm báo chán vồn 😦

9 tháng Chín 2014

Ngày 5 tháng Chín 2014

Cả ngày chạy như chong chóng, sáng hết về Trần Hưng Đạo lại ngược lên Văn hóa làm thủ tục. Chiều lại lên Văn hóa họp khoa, tới hơn 5 giờ mới được về. Vội chạy xe lên Mĩ Đình cho kịp trận của VN, bh mới tắm táp ăn lẹ gói mì tôm xong.

Mệt nhưng rất vui. Quan trọng là VN thắng Úc rồi, yeah !

VN vô địch, giá như ai cũng được chứng kiến cảnh mn ăn mừng điên ntn sau bàn mở tỉ số trên khán đài nhỉ, quá điên, phê vồn, tới giờ vẫn đau họng, khản cổ, mất tiếng do hét điên quá độ :3

5 tháng Chín 2014

Tiểu tư sản

Hà Nội ! Chuẩn của người con hào hoa đặc trưng chất tiểu tư sản của đất Hà thành.

Nghe Giai điệu tự hào mà sao lại thấy yêu mảnh đất này thế, nó không phải một fast food Sài Gòn, nó là một Slow-food càng thưởng thức lại càng thấy ngấm một thứ mà nhiều lúc tôi cũng không thể biết dùng những ngôn từ nào để diễn tả carm xúc của 1 người đã sinh ra và lớn lên nơi đây

31 tháng Mười 2014

Đứa trẻ trong gia đình Việt

Cái bản thân tôi thấy bây giờ là qua phong tục tập quán của người Việt : đứa trẻ là trung tâm của ngôi nhà chớ không phải là 1 vị trí bình đẳng như các thành viên khác, vì vậy đứa trẻ có thể dính những thói xấu như :

– Vị kỉ thái quá

– Không thể tự chịu trách nghiệm về bản thân và những việc làm của bản thân. Ví dụ ngay vs mỗi lỗi lẫm bản thân họ nhiều khi tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không biết rằng lỗi đầu tiên xuất phát từ chính bản thân. Giả dụ tôi viết 1 bài báo quá ngu, hát một ca khúc quá dở hay dẫn 1 chương trình quá tệ, thì tôi sẽ nhận vì năng lực tôi quá kém, cùng một câu nói so với câu “Bọn họ quá giỏi” nhưng là 2 ý nghĩa khác nhau.

– Vì sống trong sự quan tâm thái quá, tự nhiên họ mất đi cơ hội được sống, được trải nghiệm những điều ngoài cs

– Vì phong tục gia đình VN phân ngôi thứ rất rõ ràng nên nhiều khi đứa trẻ quá ngại bày tỏ quan điểm bản thân vì biết đâu bị quy chụp là hỗn láo. Vậy nên cần thiết có những sự tôn trọng những thành viên nhỏ tuổi trong gia đình, đồng cảm hơn với trẻ con đừng nên vội vàng phán xét theo góc nhìn của người lớn. Vì “Người lớn nào chả từng là trẻ con nhưng dường như họ quên mất điều đấy” ( trích Hoàng tử bé )

30 tháng Mười 2014

Sư tử

“Sư tử trao đi tình cảm của mình rất phóng khoáng và nó cũng chẳng bao giờ tính toán. Đôi lúc nó cũng tự hỏi tại sao trái tim sư tử lại có nhiều tổn thương vậy? Sao lại ngốc đến mức sẵn sàng bỏ qua những tình cảm, vết thương và quyền lời của bản thân chỉ để được nhìn thấy 1 nụ cười?”

28 tháng Mười 2014

Tử tế

Ngẫm lại thấy kể từ khi lên đại học mềnh tử tế, lương thiện vđ, ít đê tiện hơn :v Lại nhớ hồi c3 vui vl, đi học về vs thằng cờ hó Đức Hoàng ae toàn vượt chốt, chạy chốt, cái cảm giác vượt xong thì phê like a boss :v Bây giờ có bằng lái cảm giác mình tử tế nhưng cũng đếch vui như trước thằng cờ hó ah ( bảo vào Văn hóa vs ae cho vui lại đi đâm đầu vào nghề gõ đầu trẻ :v )

Nhớ lại năm lớp 12 ae quẩy sung vãi, tuần nào có fest hay off ae đều dắt díu nhau đi nào là Long Biên, Giảng Võ, tới lớp toàn ngồi chém gió mà lạ thật vẫn đỗ đại học như thường :3 ( Dự là ae mà về THĐ kể vs mấy em khóa dưới như thế Nguyên kí ngay quyết định cấm về trường vs ae :3 )

20 tháng Mười 2014

Một ngày khá vui

– Sáng đẹp trời vậy là đi thử trải nghiệm Green shipping ( cũng hay, có tgian rảnh thì thi thoảng có thể làm kiếm chút đỉnh )

– Chiều : Về Thđ gặp D2 và mẹ Nguyên cùng các bạn 10d2 mới

– Tối : Tìm đk bực cao nhân đá Pes @KiênLê, hẹn ông anh ngày phục thù :v

Bây giờ : Ngủ để mai lên trường cho ngày hội SVTN

19 tháng Mười 2014

Mèo phố cổ

15049910_1111279895634958_837040443_n_1111279895634958

Tháng Mười 2016

Đi nghe Book Hunter

[sự kiện] Hay kinh khủng 😦 hôm Í nên bùng Cơ sở Văn hoá VN k 😦

18 tháng Mười 2014

Đại nhạc hội Văn hoá học 2014

Hơn 24 giờ sau Đại nhạc hội Văn hoá học 2014 mà sao trong em còn lâng lâng bao cảm xúc. Những câu nói bị nghẹn lại vì cảm xúc lẫn lộn, những con chữ bị kẹt trong cây viết không thể hiện ra ngoài.

Mà buồn thật, tủi thân ghê gớm khi mà cái nghiệp báo em theo sao mà định kiến thế. Làm báo nói láo ư ? Kể ra thì tới cả nhà báo nhà văn Vũ Bằng cũng tổng kết lại cả đời theo nghề bằng năm chữ “40 năm nói láo” chớ đâu phải “làm báo”. Nhưng xin hãy tin em, những cảm xúc được viết ra dưới đây là những tiếng nói thành thật cất lên từ tận đáy lòng, thành thật không toan tính như những lời của các nhân vật trong “Rừng Na Uy” của Haruki Murakami ấy.

Những cảm xúc mạnh mẽ, mãnh liệu tới thật khó tả, và phải chi cảm xúc của tôi có dáng vẻ, hình thù cụ thể nhỉ thì “Cảm xúc của tôi lúc này có thể lấp đầy cả một chiếc xe tải” như những gì bầu Đức của Clb Hoàng Anh Gia Lai đã từng nói khi chứng kiến U19 Việt Nam thi đấu và chiến thắng vang dội.

Nhìn lại cả quãng thời gian gần 2 tháng vật lộn cùng các anh chị thực hiện dự án mà sao thấy nó trôi đi thật nhanh như một giấc mộng. Nhớ cả cái lần chính thức làm thành viên, cộng tác viên cho sự kiện được các anh chị chào đón nhiệt thành như thế nào. Cũng rất cảm ơn các anh chị đã biệt nhưỡng em, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình chuẩn bị sự kiện dù cho em là một người ngoài khoa Văn hoá học, dù mới chỉ là cậu sinh viên năm nhất thò lò mũi xanh tập tễnh bước vào cổng trường Đại nhạc Văn hoá Hà Nội này.
Mà không thể không kể tới ban Sự kiện, chúng ta đã làm việc thật tốt nhỉ, nhớ sao những lần họp ban bàn bạc cho sự kiện Big game ấy, lên ý tưởng, phác thảo kế hoạch, khảo sát hiện trường thực tế tới cả những công đoạn gấp rút thiết kế mật thư hay câu đố nữa. Nhớ cả những giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị những bực tiền bối đi trước nữa, nhớ cả một đội ngũ ban tổ chức siêu cute nữa, nhớ cả ánh mắt ai đó phút chốc đã làm tim ta xuyến xao.

Không biết em có phải là một người may mắn không nhưng em luôn nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ những anh chị đi trước, Voice Of The Pioneer 2013, Đại nhạc hội Văn hoá học 2014 và thậm chí là dự án “Tử tế là” cũng được một bực sư huynh tin tưởng giao phó.

2 tháng gắn bó với Nhạc hội Văn hoá học, 2 tháng cuộc đời em, 2 tháng đầu của quãng thời gian sinh viên, 2 tháng được sống, trải nghiệm những thứ hay ho mới mẻ mà như em luôn khao khát được như một tấm bọt biển hấp thu mãi những trải nghiệm, vốn số và cả kiến thức cuộc sống này.

Và để kết lại một đoạn văn dông dài kể lể, khổ ghê cô giáo cấp 3 cũng ngán ngẩm cái giọng này lắm, cái giọng văn mà cô toàn trêu có chất Hoàng Phủ Ngọc Tường rất cao, không gì khác ngoài lời cảm ơn, cảm ơn anh chị vì tất cả.

“Cám ơn ngày hôm qua, tuổi thơ thật êm đềm

Khắc sâu vào tim tôi tháng năm yêu dấu đã xa

Cảm ơn ngày hôm nay, khát khao và hi vọng

Đã cho tôi niềm tin để tôi vững bước tới ngày mai

Cám ơn và cám ơn, vì cuộc sống với bao tiếng cười

Oh, mọi người vẫn mãi bên tôi

Cám ơn niềm hạnh phúc, cám ơn niềm đau này

Những thăng trầm cuộc sống đã cho tôi lớn lên thêm”- Wanbi Tuấn Anh

Phải rồi, cảm ơn vì tất cả ….

17 tháng Mười 2014

Sinh nhật cô Nguyên

Làm sự kiện Đại nhạc hội Văn hóa học, về nhà tắm vội vàng, ăn vội bát cơm rồi ngồi check dự án “Chiếc vòng tử tế”, viết vội vài dòng cho cô Nguyên.

Hôm nay là sinh nhật cô, người mẹ thứ 2 của con và cả đại gia đình D2 THĐ nữa.

Hôm nay lâu lắm rồi con mới được nói chuyện điện thoại với cô, mà sao nghẹn trong giọng cả một nỗi bồi hồi xao xuyến, bao kỉ niệm một thời phổ thông ùa về.

Nhớ lắm cái giọng văn mẹ Nguyên, nhớ cả những câu chuyện bài học cuộc sống quý giá, nhớ lắm những giọt nước mắt cô rơi trong lần sinh nhật một năm về trước khi là lần cuối cùng D2 tổ chức sinh nhật cô ở lớp học thân thương ấy, nhớ cả những lần đã không phải với cô đã từng ghét cô nhưng bây giờ và mãi sau lại càng yêu mến thêm, đúng là là đứa trẻ nào cũng từng hận cha mẹ chúng nhưng rồi mai sau nó sẽ là người thương bố mẹ nhất, những lời của Nguyễn Nhật Ánh trong “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” ấy dường như là lời nói từ tận đáy lòng của người học trò nhắng nhít này của cô.

16 tháng Mười 2014

Anatole France ở Việt Nam

Hơ hơ. Anatole France là ai, ông viết như thế nào, tại sao Khái Hưng lại đặc biệt đọc ông, bên cạnh Đôt. Tại sao tiểu thuyết cuối cùng “Băn Khoăn” (1943) lại nhắc tới Anatole France nhiều tới vậy.

Cần có một danh sách những sách của ông đã được dịch ra tiếng Việt

(1) Bông huệ đỏ : Tiểu thuyết / Anatole France; Người dịch: Nguyễn Trọng Định (NXB Phụ nữ, 1989)

Thư viện Quốc Gia \ Tổng kho [TK] (Phòng Đọc KHXH & NV và Đọc Yêu cầu, Tầng 4 – Nhà D) :
VN89.02265; VN89.02266

(2) Sách của bạn tôi / Anatole France (NXB Văn học, 2009)

Và bản in trước đó của nó

“Sách của bạn tôi” / Anatôl Frăngx; Hướng Minh dịch và giới thiệu ; NXB Văn học ; 1988

Thư viện Quốc Gia \ Tổng kho [TK] (Phòng Đọc KHXH & NV và Đọc Yêu cầu, Tầng 4 – Nhà D) : VN88.04315; VN88.04314

(3) Các hung thần lên cơn khát (Tao Đàn, 2015)

Hóa ra bản của Tao Đàn là in lại của bản này: “Các hung thần lên cơn khát” (Les biex ont soif): Tiểu thuyết / Anatole France ; Người dịch: Trần Mai Châu ; Tp. Hồ Chí Minh : Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1990

Thư viện Quốc Gia \ Tổng kho [TK] (Phòng Đọc KHXH & NV và Đọc Yêu cầu, Tầng 4 – Nhà D) : VN91.01410; VN91.01409

(4) Thiên thần nổi loạn (Tao Đàn. 2015 thì phải)

Thú vị, sau khi Nguyễn Văn Linh “cởi trói”, Anatole France đã vào Việt Nam, một lần nữa. (Phiên âm là như này Anatol Frăngx)

“Thiên thần nổi loạn” : Tiểu thuyết / Anatol Frăngx; Đoàn Phú Tứ dịch ; NXB Văn học ; 1987

Thư viện Quốc Gia \ Tổng kho [TK] (Phòng Đọc KHXH & NV và Đọc Yêu cầu, Tầng 4 – Nhà D) : VN88.02889; VN88.02888

(5) Tâm linh và suy ngẫm / Anatole France ; Đoàn Phú Tứ dịch

Nxb. Hội Nhà văn, 2015

Thư viện Quốc Gia \ Kho mở KHXH [XH] (Phòng đọc tự chọn sách KHXH & NV, Tầng 4 – Nhà D) : VV15.12870

(6) Tội ác của Sylvestre Bonnard : Tiểu thuyết / Anatole France (Người dịch: Nguyễn Xuân Phương, NXB Quân đội Nhân dân, 1996)

Thư viện Quốc Gia \ Tổng kho [TK] (Phòng Đọc KHXH & NV và Đọc Yêu cầu, Tầng 4 – Nhà D) : VN96.04578; VN96.04579

(7) Đảo Poanhgoanh

Đảo Panhgoanh : Tiểu thuyết / A. Frăngxơ ; Dịch: Nguyễn Văn Thường ; NXB Văn học, 1982

Thư viện Quốc Gia \ Tổng kho [TK] (Phòng Đọc KHXH & NV và Đọc Yêu cầu, Tầng 4 – Nhà D) : VN82.01386; VN82.01385

(Gõ A.Frăngxơ thì chịu rồi, ai biết được)

Trước khi tìm được cuốn này, đặt nghi vấn, cuốn sách này từng được xuất bản ở Việt Nam, bằng tiếng Việt, ít nhất sau năm 1986. Hóa ra sai bét, xuất bản năm 1982.

(Tôi vừa tìm được nó ở thư viện quốc gia. Cứ như vậy làm sao ai tìm được. Tôi đã thử rất nhiều lần: Gõ tên sách (Không được), gõ tên Anatole France (Không thế), gõ tên Anatole (Không ra), gõ France (Không ra), gõ Anatol Frăngx (Không ra), gõ Anatol (Không ra), gõ Frăngx (Không ra).

Tưởng tuyệt vọng, gõ tên dịch giả Nguyễn Văn Thường (Toàn ra tên sách giáo khoa nhưng may quá là ra).

Tổng cộng 8 lần thử, tôi mới tìm thấy. Hơ hơ, TVQG thật đáng ghét. Nó càng đáng ghét lại càng mình muốn bới thêm nhiều thứ nữa từ nó, để cho đỡ ghét.

(8) Thais- Vũ nữ thoát tục, Hoàng Minh Thức dịch, NXB Tổng hợp Tiền Giang, 1989
Hơ hơ, tìm theo tên Thais, y như nguyên tá của Anatole France thì không ra, hơ hơ.

Nhà chứa sách Đông Dương, tức Thư viện Quốc gia bây giờ, có đầy đủ những tác phẩm của Anatole France bằng tiếng Pháp.

Có thể, Khái Hưng đã không quá khó khăn để tiếp cận sách vở của Anatole France lúc bấy giờ.

(9) Truyện ngắn Pháp “Mối tình người thợ gốm

Mối tình người thợ gốm : Tập truyện ngắn hiện đại Pháp / Người tuyển chọn: Hoàng Huy, Lê Vui; Người dịch: Hoàng Huy, Lê Vui

(NXB Văn học, 1986)

Thư viện Quốc Gia \ Tổng kho [TK] (Phòng Đọc KHXH & NV và Đọc Yêu cầu, Tầng 4 – Nhà D) : VN88.01180; VN88.01179

#VUIVUI

Dịch giả những cuốn của Anatole France là ai? Rất thú vị, hai cuốn “Tâm linh và suy ngẫm” và “Thiên thần nổi loạn” là Đoàn Phú Tứ (!)

Đoàn Phú Tứ rất, rất liên quan tới Khái Hưng Trần khánh Giư.

Ông là thế hệ trí thức 1925, bất ngờ chưa? Đoàn Phú Tứ trực tiếp viết báo Phong hóa, Ngày Nay, phụ trách mảng kịch và thơ (có vẻ là thơ mới)

(Nghe nói trong cuốn này của Tao Đàn có lời giới thiệu về dịch giả)

Không chỉ vậy, Đoàn Phú Tứ còn là người đã tham gia viết bài trực tiếp trên ấn phẩm Giai Phẩm và báo Nhân Văn. Hờ hờ, đã là tiểu tư sản, ăn bả Tự Lực Văn đoàn lại bị cái án Nhân văn.

Tôi dần dần hiểu tại sao 1987 lại quan trọng với Đoàn Phú Tứ như vậy.

Nói chung, được một người tiếp xúc và thân với Tự lực Văn đoàn dịch những cuốn sách Khái Hưng đọc thì quả thực rất phù hợp.

CÁC SÁCH CHƯA DỊCH

– Vườn Epicure (Le jardin d’Epicure, 1894), tập cách ngôn.

– Lịch sử hiện đại L’histoire contemporaine), gồm 4 tiểu thuyết:

– Cây du trên đường dạo chơi (L’orme du mail, 1897)

– Hình người bằng cây liễu Le mannquin d’osier, 1897)

– Chiếc nhẫn tử thạch anh (L’anneau d’amethyste, 1899)

– Ông Bergeret ở Paris (Monsieur Bergeret à Paris, 1901)

Các bản Pháp ngữ đều có hết ở TVQG

Đầu năm 2017

Phụ bản của Nam Phong

Nam Phong tạp chí của Phạm Quỳnh chủ trương một phụ bản từ vựng ở mỗi số. Nó sẽ nêu ra những từ quốc ngữ mới hai thập niên đầu của thế kỷ XX. Tất cả 14 số.

27 tháng Sáu 2017

Các tọa đàm trong tuần

Cuối tuần này

chiều thứ sáu: Thầy Hiếu [Trần Ngọc Hiếu; phải, phải, tôi từng hâm mộ Trần Ngọc Hiếu trước khi đọc lời giới thiệu Cô Tư Hồng] nói về chết

Sáng thứ bảy: 100 năm Nam Phong tạp chí

Tối chủ nhật: Hiện tượng con người (một nhà thần học, nhân chủng học, triết học cần đọc)

12 tháng Bảy 2017

Đọc Ngầm

Việc hiểu biết Nhật Bản là một nhu cầu của người dân Việt Nam, và việc tri nhận một nhà văn có ảnh hưởng của Nhật là Murakami cũng là cần thiết. Và có thể đọc Ngầm của Haruki Murakami như thế nào?

Tôi đang nghĩ tới Aum, một giáo phái có tới 40.000 tín đồ với một giáo lý được trộn lẫn của nhiều tôn giáo lớn như Ấn Giáo, Kito giáo, Phật Giáo, một điểm rất giống trường hợp Cao Đài ở Việt Nam.

Một phần của cái xã hội phát triển phồn vinh nào? Tôi đang suy nghĩ, rất có thể đấy là một cái bẫy

29 tháng Bảy 2017

Kundera

đã đọc được hai cuốn, có thể nói, là quan trọng nhất của Kundera. 😦 Cần tỉnh táo để đọc ông. “Cộng hòa” không phải “Dân chủ”, mà 8 năm đã qua từ bài phỏng vấn này. Tiểu thuyết “Điệu valse giã từ” ư? nên đọc không?

Về Kundera

1 tháng Chín 2017

Người mình từng biết

😀 người minh họa L’Amant của Duras lại là một người mình từng biết. Ngoài Cuộc chiến đáng yêu, ông còn xuất bản nhiều đầu sách. Marcelino Truong

2 tháng Chín 2017

Họ đã đọc gì?

Nguyễn Văn Vĩnh khi ghi chép về bói toán ta tàu đã viện dẫn Dumoutier. Nguyễn Văn Tố từng viết ông Vĩnh là độc giả trung thành và cần mẫn nhất của thư viện Tri Trí xưa.

Các bài báo chính luận của ông, về bói toán, có thể được xem xét như những ghi chép dân tộc học, nơi ông – không phải một dân chuyên nghiệp – đã sử dụng phương pháp điền dã, tham gia, với tư cách một viên quan chức làng xã xưa.

Đọc ở đây nỗi âu lo về tình trạng làng xã và những thuật cai trị của ông Vĩnh

? Mình rất tò mò, không biết Nguyễn Văn Vĩnh đọc gì

Cả Phan Khôi, Đào Trinh Nhất, Khái Hưng, Nhất Linh, Trương Tửu, Trương Chính, Nguyễn Văn Huyên. Họ đã đọc gì?

2 tháng Chín 2017

Liệt kê

Dumoutier (1850-1904), V. Goloubew (1878-1945), L. Cardière (1869-1955) là những dân tộc học, nhân học uy tín bấy giờ. Các bài viết của L. Cardière về tôn giáo, tín ngưỡng và về nghệ thuật Huế trên Tạp chí Đô thành hiếu cổ (BAVH) chi phối rất lớn cái nhìn của H. Gourdon. (MAT)

Louis Rouband (1884-1941), tác giả của Việt Nam, tấn bi kịch Đông Dương (1931)

Ch. Baudelaire

Nguyễn Tuân, trong Ngọn đèn dầu lạc (1939), Tàn đèn dầu lạc (1941),

Vũ Bằng (Cai)

Vũ Bằng sẽ tham gia nhiều tờ báo (như Công Dân, Tương Lai, Vịt Đực…) có chủ trương đả kích quan trường, chống đối chính phủ bảo hộ. Khúc rẽ này đương nhiên bồi thêm nhiều bất ngờ trong hành trạng văn chương, báo chí vốn đã đậm kịch tính của Vũ Bằng.

Bộ ba tuyển tập Trương Tửu

Tiểu luận Pháp ngữ của Phạm Quỳnh

2 tháng Chín 2017

Tên của đóa hồng (Umberto Eco)

Quá hãi hùng. Umberto Eco chỉ là cửa vào của văn chương Âu Châu và không hiểu nổi Tên của đóa hồng thì không thể hiểu nổi điều gì! Càng lúc đến gần văn chương, tôi càng rõ cái cảm giác thất bại, văn chương nói rằng đừng dại mà tiếp cận nó nếu không chưa đủ những thứ cần thiết (những thứ mà hiện nay tôi đã mường tượng được và i như người xưa đi săn vàng hay kim cương cũng biết khu mỏ ở đâu, việc cần làm làm đi từ thị thành tới vùng mỏ đó, trên đường có yêu ma quỷ quái thì có trời mới biết)

http://nhilinhblog.blogspot.com/2016/01/meaulnes-va-luong-ngoc.html

9 tháng Chín 2017

Hàn Quốc sành điệu

13140731_963464920416457_2017028654_n_963464920416457

Tháng Năm 2016

“Chuyện thường ngày” của Lê Kim Mỹ

Sau hơn 30 năm giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, hoạ sĩ Lê Kim Mỹ thực hiện cuộc triển lãm đầu tiên mang tên Chuyện thường ngày. Những tác phẩm của bà là các câu chuyện kể “thường ngày” bằng hội hoạ.

“Chuyện thường ngày” được hoạ sĩ Lê Kim Mỹ khai thác với những nguồn cảm hứng bình dị.

Nữ nghệ sĩ chia sẻ: “Hà Nội là một đề tài không bao giờ hết. Hà Nội nó vừa cũ, nó vừa mới. Bên cạnh đấy rất là cũ của các con phố cổ thì nó cũng có những cái xe máy, những cái ô tô của thời hiện đại”.

Một khung cửa sổ nhà ai, hay một góc chợ tấp nập cho tới một quán ăn nhỏ mang vẻ cũ kĩ đều có thể trở thành “nhân vật” trong tranh Lê Kim Mỹ.

Hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn, hội Mỹ thuật Việt Nam, nhận định: “Ở đây húng ta có thể thấy được đời sống thường ngày của người Hà Nội. Ở những góc phố hay những căn nhà nhỏ của người Hà Nội. Tôi cho rằng con mắt tinh tế của bà đã tạo ra cái duyên trong phong cảnh, duyên cho từng bức hoạ của bà”.

Hoạ sĩ Lê Kim Mỹ được sinh ra và dưỡng dục trong một gia đình nghệ thuật.

Cha bà là danh hoạ Lê Quốc Lộc, chuyên về dòng tranh sơn mài. Ông từng giữ vị trí phó hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và đạt nhiều giải thưởng nhà nước về nghệ thuật.

Tình yêu hội hoạ và tài năng của Lê Quốc Lộc đã được tiếp nối ở thế hệ những người con. Không chỉ Lê Kim Mỹ mà những người anh, em trai bà như Lê Huy Văn, Lê Trí Dũng đều theo ngành mỹ thuật, là hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, Lê Huy Văn còn từng là hiệu phó trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.

Giống như người cha, danh hoạ Lê Quốc Lộc, Lê Kim Mỹ cũng là một nghệ sĩ chuyên về dòng tranh sơn mài.

Bên cạnh sáng tác nghệ thuật, Lê Kim Mỹ đã có hơn 30 năm giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Không chỉ vậy, bà còn tận tình giúp đỡ những hoạ sĩ nước ngoài theo đuổi loại hình tranh sơn mài đặc trưng của Việt Nam.

Rất nhiều người trong số họ đã có những buổi triển lãm tranh sơn mài như “3 người, 3 sắc” (2011) của nữ họa sĩ Hàn Quốc, Woo Kyeong Hwa, “Từ trái tim đến tâm hồn” (2016) của họa sĩ Ma-Rốc, N.R.Deniale.

Nhưng phải tới bây giờ, hoạ sĩ Lê Kim Mỹ mới có buổi triển lãm tranh đầu tiên mang tên “Chuyện thường ngày”. Những bức tranh được bà vẽ từ năm 2010.

Hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn cho rằng: “Ở đây chúng ta có thể gặp những tranh sơn mài mini, nó rất xinh nhỏ, nhưng nó cũng chứa đựng đủ những câu chuyện bên trong bức hoạ”, ông tiếp tục: “Cách thể hiện ngôn ngữ trên hai chất liệu truyền thống của Việt Nam là lụa và sơn mài cũng là nét riêng hết sức độc đáo của hoạ sĩ Lê Kim Mỹ”.

Tới tham dự triển lãm, Nguyễn Hoài Giang, sinh viên năm cuối Đại học Mỹ Thuật Việt Nam nhận xét: “Hoạ sĩ sử dụng tranh lụa mảng miếng trông đẹp màu sắc hài hòa. Tuy nhiên để bảo là thích thì tôi chưa thích lắm, vì xem hơi buồn”.

Triển lãm của nữ hoạ sĩ thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên đã tới dự lễ khai mạc tối ngày 1/3 và gửi lẵng hoa chúc mừng tới cô giáo cũ.

“Chuyện thường ngày” được tổ chức tại tiền sảnh của trung tâm Văn hoá Pháp – L’Espace.

Đây là địa điểm quen thuộc diễn ra những sự kiện văn hoá, nghệ thuật đáng chú ý. Không chỉ vậy, L’Espace có sức hút những người trẻ.

Fanpage chính thức trên mạng xã hội Facebook của L’Espace thu hút 23,329 người yêu thích, con số cao nhất trong những trung tâm văn hoá các quốc gia khác tại Việt Nam. Đồng thời 9,646 tài khoản facebook đã check-in tại đây. Theo đánh giá của cộng đồng Facebook, L’Espace đạt 4,6/5 sao tuyệt đối với 143 lượt đánh giá.

Tới tham dự triển lãm, Nguyễn Quốc Bình, ở quận Long Biên, một người xem trẻ tuổi, cho biết “Khi xem tranh, tôi thấy đây là những tác phẩm hài hoà, đẹp mắt. Chúng tạo cho người xem cảm giác chân thật về một Hà Nội yên bình trong dĩ vãng”.

Triển lãm sẽ là cơ hội hiếm để người xem được thưởng thức các tác phẩm của nữ hoạ sĩ tài năng Lê Kim Mỹ.

Bên cạnh đó, hoạ sĩ Lê Kim Mỹ chia sẻ về nghiệp vẽ: “Đối với cô khi vẽ thì cô luôn tâm huyết với tất cả mọi thứ rất là nhỏ bé. Đều phải quý trọng từng chi tiết.”, bà tiếp tục:“Khi bắt đầu vẽ, bắt đầu làm việc thì luôn luôn yêu thích, đều chăm chí. Nỗ lực vẽ một con chim, hay vẽ một nhân vật vĩ đại đều như nhau hết”.

Triển lãm tranh Chuyện thường ngày của hoạ sĩ Lê Kim Mỹ sẽ diễn ra tới hết ngày 30/3 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tháng Ba 2015

Nghĩ lại

Ngẩn ngơ nghĩ lại những ngày cấp 2, cấp 3 mà nghĩ lại bây giờ

Chưa bao giờ nghĩ tới công việc nhóm mà 1,2 người phải gánh cả team.

Chưa bao giờ nghĩ mình đã vị trí hiện tại đây khi xưa chỉ nghĩ ăn-ngủ-đọc Manga-xem TV-chơi, 1 cuộc sống bình lặng ngày nào.

Chưa bao giờ nghĩ mình sẽ theo nghiệp báo

Chưa bao giờ thấm thía hơn câu nói của Trịnh Công Sơn “Chết thì quá dễ mà sống quá khó”

Chưa bao giờ suy nghĩ nhiều hơn bây giờ, về nhừn mối quan hệ, về cái cách đối xử y như hồi c3 liệu bh còn được hay k ?

Trăn trở nối tiếp trăn trở

Không ngừng, không nghỉ…

15 tháng Mười 2014

Anh Nguyễn Gia Long

10671304_681693075260311_6023325764375583462_n

Chương trình lục ảnh đêm khuya bắt đầu :

Hôm nay thế nào lại mò ra ảnh nè, ông anh ạ :3

Ae quen nhau nhờ Fb nhỉ ?

Hồi đấy e làm ad của 1 nhóm fan Swansea có 300 like ông anh cũng làm ở 1 page Swansea nhưng nhìu like nhất VN. 1 mình e gánh team page ấy tới lúc k chịu đk nhiệt thì ông Ng Tài Duy page a rủ e qua làm. Vậy là ae làm cùng page, mê bóng đá giống nhau, thế là quen :))

Rồi cả những lần ae ra Hàng Đẫy xem T&T nữa nhỉ ( mùa này e có thẻ thành viên r đó :3 )
Rồi thế nào lại cùng chí hướng đam mê bóng bánh thi báo ( hồi e viết hồ sơ có gọi cho a hỏi thì phải )

Rồi cả hôm đi thi ông anh còn làm tình nguyện mùa thi giúp đỡ thằng e, thi đk xong môn Toán mà đã bẩu : “Vào khoa đê, a bảo kê cho” :3 Like a boss

Quanh đi quẩn lại thì bh là đàn anh khoá trên của e r, thi thoảng còn tư vấn cách viết bóng đá cho e nữa :))

P/s : Hôm nào rảnh đi đá Pes đê anh :3

14 tháng Mười 2014

Dự định cộng tác với Book Hunter

Ngồi suy nghĩ làm bài luận bàn về Nguyễn Tuân mà mình sẽ là chủ topic trong Idea Hunting cuối tháng 12 tới.

Cơ mà dạo này cũng khá là bận thật nhưng chỉ cần nghe tới “Nguyễn Tuân”, hay Vũ Bằng { những bực thần tượng về văn chương của tôi } là lại máu me, mệt tới mấy cũng làm được hết.

Giao Thong Tao ông tham gia với tôi không, anh Duy Bình Phạm ơi tham gia không:3. Vì kiện thức của em về Nguyễn Tuân còn rất ít ỏi không thể bì được so với những bực chuyên gia ntn :3

14 tháng Mười 2014

Những khó khăn khi thực hiện phóng sự

Khó khăn lớn nhất tôi gặp phải là chọn đề tài. Xong được phần chọn đề tài lại đến một khó khăn nữa, lớn không kém: Xử lý tư liệu.

Đối với một đề tài phóng sự về lịch sử, tôi luôn tự yêu cầu bản thân trở thành một người lọc sử liệu.

Bên cạnh việc phỏng vấn nhân chứng, tôi còn kiểm tra nguồn thông tin này từ ông Đặng Văn Tích – người có kinh nghiệm 44 năm nghiên cứu nhiếp ảnh làng Lai Xá và đồng thời kết hợp tự tìm kiếm tư liệu.

Và tôi nhận ra có những chỗ cả ông Nên và ông Tích đều sai, dẫn tới việc giới dư luận nhầm lẫn suốt chục năm trời về tiệm ảnh cụ Khánh Ký làm việc năm 16 tuổi. Tất cả đều viết là Du Chương nhưng qua khảo cứu cuốn Hà Nội chỉ nam ( ) gần sát niên đại, tôi biết rõ tên đúng phải là Dụ Chương (Yu Chéong) tiệm của người Khách.

Bên cạnh đó, thông tin của ông Nên đưa ra về giá gạo Hà Nội thời điểm bị tạm chiếm quá chênh lệch so với tài liệu tôi tham khảo của Nguyễn Bắc, Việt Minh nằm vùng từ năm 1951-54.

Tư liệu về Hà Nội thời gian tạm chiến rất ít ỏi, tôi chỉ khảo được qua 4 đầu sách. Còn lại phải làm việc với tư liệu báo chí. Những thời điểm loạn lạc, bất ổn thì luôn cần đọc báo để biết tình hình.

Tóm lại, luôn luôn là việc kiểm tra lời kể của nhân chứng. Không phải tôi đa nghi mà đó là nguyên tắc.

Bên cạnh những khó khăn đó, công việc tác nghiệp không gặp quá nhiều trở ngại ngoài thời tiết nắng như thiêu đốt của Hà Nội đầu hè. Biết rằng đó là than phiền kể khổ, nhưng thời tiết ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả công việc mình làm. Một cái đầu nóng đầy bức xúc của khí hậu nhiệt đới sao có thể đủ “lạnh” để xử lý những điều cần sự phức tạp, tỉ mỉ.

12 tháng Năm 2017

Bình luận viên bóng đá

ê Xuân Quân, còn nhớ mục tiêu của ae 2 năm sau là gì k :3

Thi đậu chương trình “Người truyền lửa” đấy

Dù làm gì vẫn đừng quên mục đích vào đại học nha, làm BLV tương lai, hay biết đâu lại tới được Pháp cho Euro 2 năm sau, sao lại không, cứ mơ đi :3

14 tháng Mười 2014

Petrus Ký

23167724_1447459515350326_7841407703972773661_n

Hai bạn sách này đang đòi đi dữ lắm. Hãy giúp mình để tìm chủ mới cho hai bạn này.

Đọc Petrus Ký, một người Nam Kỳ, viết về Bắc Kỳ rất thú vị. Ví dụ, ông gọi cái hòn đất bé ti hin đặt Tháp Rùa ở Hồ Gươm là cái “Cù lao”. Ai biết cù lao thì sẽ thấy nó to, ít nhất, phải mấy chục lần cái hòn đất ở Hồ Gươm.

Giá cả ta sẽ trao đổi sau.

Cuốn sách huyền thoại về Trương Vĩnh Ký càng ngày càng khó kiếm. Mà hãy đặt ra câu hỏi như này: Bỏ hết ngoài tai những gì người ta bình luận về Trương Vĩnh Ký, chỉ quan tâm đến kinh nghiệm đọc Trương Vĩnh Ký – ít nhất, đọc tất tật những gì ông viết, nhiều nhất trong khả năng có thể. Chỉ trả lời đúng một câu hỏi: Trương Vĩnh Ký là ai?

Đọc sách này là một mảnh ghép lớn chèn vào kinh nghiệm đọc Trương Vĩnh Ký. Thế nhé

6 tháng Mười một 2017

Mất thẻ sinh viên

Sáng hôm qua (Khoảng 10h, thứ ba 24/10/2017) mình lên thư viện ĐH Văn hóa tầng 2 nhưng quên không lấy lại thẻ sinh viên. Một bạn sinh viên khác đã lấy nhầm thẻ của mình.

Thẻ sinh viên mình tên Nguyễn Đăng Thành (màu xanh). Hệ chính quy niên khóa 2014-2018, lớp Viết báo 4. Số thẻ 55DVB04037.

Mình đang tìm bạn sinh viên đã cầm nhầm thẻ để lấy lại. Rất mong mọi người giúp đỡ chia sẻ bài viết giúp mình tìm lại thẻ sinh viên. Mình cảm ơn.

25 tháng Mười 2017

Kiên cường

Xem “Châu Nam Cực” hiểu tại sao Nhật Bản lại kiên cường tới thế !

Không có gì là không thể, chỉ cần có niềm tin sắt đá, hành động không ngừng và cả Vũ trụ tâm linh sẽ cùng giúp đỡ bạn. Paulo Coelho đã viết như thế trong “Nhà giả kim”

12 tháng Mười 2014

Kỷ yếu

Điều tôi muốn nhất sau 4 năm đại học là gì? Là một cuốn kỷ yếu. Không phải facebook hay internet với sự hoạt náo kinh khủng của con người, tôi tin vào những cuốn sách. Nó sẽ là vật lưu trữ 4 năm của mọi người dưới giảng đường yêu dấu. Cuốn sách đó sẽ tồn tại rất lâu.

10 tháng Mười 2017

Lính thợ Đông Dương

Sao lại bỏ sót một cuốn sách từng viết về lính thợ Đông Dương được.

Mới được biết có ít nhất hai người lính thợ nổi tiếng tên Hoàng Hoa Khôi (Nhân vật lớn của phong trào Đệ Tứ) hay Lê Bá Đảng (họa sĩ nổi tiếng).

Vài câu hỏi của mình:

  1. Tờ báo của lính thợ tự xuất bản giờ có thể tìm thấy được không? (Chắc chắn ở Thư viện Quốc gia Pháp có. Hy vọng đã được số hóa)
  2. Cuộc đấu tranh Đệ Tam và Đệ Tứ CS có được đề cập không.

Biết là hai câu hỏi này vĩ mô quá, ngoài tầm với cuốn sách đề cập tới những vấn đề “vi mô” như thế này.

Để xem.

15 tháng Năm 2017

Chiến tranh Việt Nam

Sau này, nếu có thể, khi là cha những đứa con, tôi liệu sẽ nói gì với chúng về Việt Nam? Một câu hỏi rất khó, nhưng tới hiện tại, tôi đã biết mình sẽ nói gì.

Tôi sẽ nói với chúng i như những gì Trịnh Công Sơn đã viết: “Nước Việt buồn”. Là đất nước chỉ mới chục năm trước thôi, đã trải qua cuộc chiến tan thương. Di sản của nó không đơn thuần là “một rừng xương khô” hay “một núi đầy mồ”.

Nhưng tôi cũng sẽ dạy chúng, i như Trịnh Công Sơn: “Quên hận thù”.

Không còn chia phe Bên thắng cuộc – Bên bại trận. Không còn Ta – Địch. Không còn “Các thế lực thù địch”, “Bọn phản động”. Không còn “Ngụy”. Sẽ không còn “Giải phóng miền Nam” hay “Tháng tư đen”.

Phải xóa bỏ tất cả đi. Rồi sẽ chỉ còn nước Việt Nam của quốc dân đồng bào.

Sẽ là hai tiếng thiêng liêng để chỉ chung toàn thể mọi người: “Dân ta”.

Tôi sẽ dạy nó ước mơ cao vọng về hai tiếng “Dân ta”. Tôi sẽ dạy nó lấy yêu thương xóa bỏ thù hằn.

Thực sự đó có phải là điều ảo tưởng cao vọng hay không? Cái nhìn của một con người bi quan ngăn chặn tôi dự cảm tương lai.

Nhưng đó sẽ là một phần lớn gia tài tôi sẽ để lại cho nó.

30 tháng Tư 2017

Định làm diễn viên

Thế là hết “Bánh đúc có xương”

Xem cảnh hậu trường nhớ lại ước mơ lúc trước của mình : làm diễn viên

Đã từng hơn 1 lần nghĩ tới việc thi Sân khấu điện ảnh, nhưng cuối cùng cái đam mê lớn nhất đời mình : xê dịch đã chiến thắng tất cả và đây mình học báo :))

[hồi đấy quen chị Linh Bon (tôi gọi là “bà cô” :p), cùng ban sự kiện của nhạc hội, xinh và cũng cũng mê văn nghệ nên thích chị ấy, rủ rê song ca (trình diễn thất bại) tại nhạc hội]

7 tháng Mười 2014

Buồi họp đầu của HUC media

Buổi họp đầu tiên cho câu lạc bộ truyền thông HUC Media mà lòng thì hướng về ngày trước, vẩn vơ nghĩ lại cái khoảng thời gian này 1 năm về trước, khi còn được đi học phổ thông, vừa căng mình ôn luyện cho kì thi đại học năm sau vừa làm việc cho sự kiện lớn đầu tiên trong đời Voice Of The Pioneers 2013.

Thời gian đó, cái quãng thời gian khó khăn của sự kiện, thành viên ban tổ chức phải nhập viện, lịch diễn ra đêm chung kết bị lùi lại tới gần 1 tháng vì để quốc tang cho người Đại tướng vĩ đại đã đi vào cõi vĩnh hằng của dân tộc, vừa khó khăn eo hẹp về kinh phí lẫn nhân sự ( mình lúc ấy trong ban PR còn kiêm luôn cả ban Hậu cần )

Nhìn lại, nhân vật tôi thật may mắn, may mắn được thử lửa qua những câu lạc bộ, những tổ chức, sự kiện khác nhau, để bản thân được trưởng thành, trải nghiệm và sống.
Và bây giờ là công việc trong ban Nội dung trong HUC Media phụ trách công việc viết lách.

Dẫu biết sẽ khó khăn, gian khổ đấy, nhưng rất cám ơn cuộc đời này đã cho ta cơ hội, thử thách để được tôi rèn, để được trải nghiệm, để được sống, cống hiến hết mình, rồi sau này ta có thể mỉm cười ngạo nghễ rằng ” Tôi đã không phí hoài cái tuổi đôi mươi”

5 tháng Mười 2014

Đi nghe Book Hunter với Mai Anh Quân

Đẹp trời 2 ông yêu đời rủ nhau đi Idea Hunting luận bàn Tố Hữu ( nhân hnay là sn ông ). Vài tuần nữa là tới Nguyễn Tuân, được lên làm chủ topic 🙂 cant wait :3

[chính Hà Thủy Nguyên của Book Hunter đã chỉ cho tôi sự thật, rằng học vấn của tôi rất kém (tự ái, nên từ đó không viết thêm bài nào cho Book Hunter nữa); nhìn lại thì Hà Thủy Nguyên là người tôi chịu ơn]

4 tháng Mười 2014

Góc Hà Nội

Vừa được ông bạn Tuấn Đức Cai từ nước Mĩ xa xôi nói chuyện về việc rủ mình làm admin trang Góc Hà Nội.Việc này làm mình thực sự rất rất vui.

Vui là lâu lắm rồi mình mới lại được nghe về tình yêu Hà Nội, nhất là 1 tình yêu xa cách tới nửa vòng trái đất của anh bạn ấy. Còn tình yêu Hà Nội cũng xuất phát từ nỗi nhớ, nhưng không phải nỗi nhớ của không gian chia xa mà là nỗi nhớ, nỗi hoài cổ, cái thời Hà Nội xưa những ngày thơ bé, cái thời mà nó thơ mộng, lãng mạn, đẹp như những vần thơ ấy.

2 tháng Mười 2014

Thi hết môn

Còn mấy ngày nữa là thi rồi 😦

Ngồi trong thư viện, đầu cứ nhẩm nhẩm ” CNXH”, “Mác-lê”, “Văn hoá là” 😦 Đến khổ vì học thuật

27 tháng Mười một 2014

Nghe chuyện

20/11, ngồi trong khoa nói chuyện với các thầy cô. Các thầy cô khoa Viết báo vui tính, dễ gần vô cùng. Nhất là thầy Văn Giá nói chuyện rất hay, vui tính cực :))

20 tháng Mười một 2014

Ngủ ít

Nói chuyện phiếm vs ông Xuân Quân, ổng hỏi mình ngày ngủ bao nhiêu, mình đáp 6,7 tiếng. Ổng khuyên ngay mình nên ngủ ít đi và đọc sách nhiều hơn, các vị “cao nhân” toàn ngày ngủ tầm 3,4 tiếng , 4h sáng dậy tiếp tục cày sách.

Nói tới đây 2ae cười trận, bao giờ mới tới trình độ các bậc “cao nhân, kẻ sĩ đắc đạo” đấy nhở :))))

16 tháng Mười một 2014

ĐT Italia: ‘Khóc vì ta đã mạnh mẽ quá lâu rồi’

Trang nhất tờ nhật báo thể thao lớn nhất Italy, La Gazzetta dello Sport hôm qua là hình ảnh đội trưởng Gigi Buffon và những giọt nước mắt anh rơi sau thất bại của Azzurri trước tuyển Đức.

Người ta thường có định kiến rằng những giọt nước mắt của đàn ông là yếu đuối, là hèn nhát. Nước mắt dường như chỉ là biểu tượng của tính nữ. Đàn ông là không khóc.

Chính tiền đạo Alvaro Morata của ĐT Tây Ban Nha cũng từng tiết lộ với tờ Marca lời khuyên của thủ thành Gigi Buffon: “Điều tốt nhất cậu có thể làm khi cảm thấy tồi tệ là khóa kín mình trong phòng rồi khóc. Nhưng không bao giờ cậu được bộc lộ bất cứ dấu hiệu nào của sự yếu đuối”.

Nhưng cũng chính Gigi Buffon lại đi ngược lại lời khuyến của bản thân dành cho người đàn em. Mắt anh cay xè, chân anh gục xuống thảm cỏ ở thất vọng sau 9 loạt sút penaly của mỗi bên.

“Chúng tôi đã làm tất cả. Đội bóng chỉ cách chiến thắng gang tấc”, Buffon trả lời Rai Sport.

Không chỉ thủ quân tuyển Ý mà người đồng đội Andrea Barzagli cũng không thể giấu được nước mắt trước ống kính truyền thông.

“Tất cả đọng lại chỉ là điều thất vọng”, vừa trả lời Rai Sport, anh vừa liên tục kéo áo lên lau vội những giọt nước mắt chỉ chờ chực tuôn. “Chúng tôi tận hưởng khoảng thời gian được thi đấu cùng nhau và muốn cuộc hành trình của Italy tại EURO tiếp tục”.

Hành động như thủ quân của tuyển Ý và trung vệ Barzagli là biểu lộ của sự yếu đuối chăng?

Diễn viên Jonny Deep không tin là vậy: “Người ta khóc không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã mạnh mẽ trong quá lâu”.

Cả Barzagli và Buffon là những con người cuối cùng còn sót lại từ mùa hè Berlin lịch sử năm 2006. Họ ở lại cho tới tận ngày hôm nay chiến đấu và cống hiến cho một tuyển Italy trong thời kỳ chuyển giao.

Và đây là những gì họ nhận được. Sau thành công của năm 2006 là một thời kỳ u ám của đội tuyển Ý: Bị loại từ tứ kết của EURO 2008, loại từ vòng bảng của World Cup 2010 và 20014; điểm sáng chỉ là lọt tới chung kết EURO 2012 và thất bại trước tuyển Đức tại Pháp là nỗi đau mới nhất.

Italy đã chơi một trận song phẳng, một trận hay nhất của họ từ đầu giải tới giờ. Azzurri, đội tuyển có tuổi đời trung bình của các cầu thủ cao nhất EURO, đã buộc ĐKVĐ thế giới, tuyển Đức phải đợi tới phút 41 mới tung ra sút đầu tiên – điều chưa từng xảy ra kể từ EURO 1980. Để rồi Italy thua trên chấm penalty định mệnh.

Đúng như câu nói của Johnny Deep, cả Barzagli lẫn Buffon đều đã phải mạnh mẽ trong một khoảng thời gian quá dài. Nước mắt, cứ hãy tuôn đi.

Nhưng tuyển Ý không chỉ có nước mắt của những con người mà sớm thôi ta sẽ không còn thấy họ thi đấu mà còn có sức trẻ.

Mà hình ảnh của những cầu thủ trẻ sau trận đẹp làm sao. Trong mắt họ không phải nước mắt mà là lửa. Họ là ai? Là Darmian, là Florenzi, là Bernardeschi, là Insigne, là Sturaro, là De Sciglio.

Xem Florenzi đã chơi thật tuyệt vời như thế nào khi đảm nhận vai trò wing-back trong sơ đồ chiến thuật 3-5-2 của HLV Conte.

Ở tuổi 25 tuổi, cục cưng của truyền thông Italy – sau cái ôm bà ngoại nổi tiếng hai năm trước – không chỉ là cầu thủ quan trọng của Azzurri mà còn của AS Roma. Totti sắp ra đi, De Rossi không phải sự lựa chọn của tương lai mà Florenzi sẽ là sẽ là đội trưởng tương lai của Roma.

Darminan, người đã sút hỏng quả penalty quyết định dẫn tới việc Italy thua chung cuộc Đức, đầy quyết tâm: “Tôi sẽ mang theo khoảng khắc ấy bên mình tới hết sự nghiệp. Để rồi tôi sẽ cố gắng hết sức để làm mọi thứ tốt hơn”.

Tiến tới tương lai và luôn khắc ghi quá khứ. Sau những giọt nước mắt của những cầu thủ kỳ cựu là đôi mắt rực rửa của những chàng trai trẻ.

[Viết cho Petro Times]

4 tháng Bảy 2016

HLV CONTE – thủ lĩnh của những chàng lính ngự lâm quả cảm

Trang bìa nhật báo La Gazzetta dello Sport số ra ngày 15/6 đã miêu tả HLV Conte là như một “đạo diễn cho bộ phim về phép màu Azzurri tại Euro” và một thủ lĩnh của “những chàng lính ngự lâm quả cảm”.

Nhật báo Italy có lý do khi đưa ra nhận định trên. Bởi Azurri lúc này là một đội tuyển không có những ngôi sao lớn, những nhân tố có khả năng một mình xoay đổi cục diện trận đấu như Ronaldo, Messi hay Hazard và De Buyne.

de

Italy không cần ngôi sao trên sân

Trước giải đấu tại Pháp, Azurri đối diện với nhiều nghi ngờ của dư luận về khả năng sẽ tiến sâu. Học giả John Foot, đồng thời cũng là một bình luận gia bóng đá uy tín viết trên Twitter cá nhân: “Đây là Azurri tệ nhất trong lịch sử”. Chấn thương của những trụ cột như Marco Verratti, Claudio Marchisio và Riccardo Montolivo đẩy HLV Conte vào tình thế khó khăn như vậy.

Nên nhớ, Conte từng đưa Juventus trở lại chu kỳ thống trị Serie A trong năm năm trở lại đây ngay cả khi không có những những ngôi sao lớn tới từ các thương vụ chuyển nhượng đình đám.ĐT Italy không ngôi sao, cũng chẳng sao cả. Họ có HLV Conte – “một người thủ lĩnh” như Carlo Ancelotti – người thầy cũ của anh thời còn thi đấu tại Juventus – chia sẻ trên Telegraph.

Bản hợp đồng đắt nhất của Juventus trong trong 3 năm dưới triều đại Conte là Swadwo Asamoah với 18 triệu Euro. Tiền vệ con thoi Arturo Vidal chỉ mất12,5 triệu Bảng còn số 10 của Conte, Mirko Vucinic chuyển tới từ AS Roma với giá 15 triệu Euro. Thậm chí, Pogba và Pirlo tới Turin mà CLB không phải mất đồng nào.

Thực tế, ĐT Italy của HLV Conte đã thi đấu rất tốt trong 2 lượt đầu tiên tại EURO 2016. Azurri toàn thắng 2 trận, ghi ba bàn và không phải nhận một bàn thua nào. Nhưng quan trọng hơn cả, Ý đã vượt qua vòng bảng. “Nào có ai trông đợi Italy sẽ vào vòng 1/8 chỉ sau hai lượt đấu”, Antonion Conte phát biểu trên Rai Sport.

Hãy cùng xem lại những người người đã ghi bàn cho ĐT Italy. Họ là bao gồm: Giaccherini – một người thừa tại CLB luôn chiến đấu tránh xuống hạng, Sunderland; Grazino Pelle – một tiền đạo hạng trung và Eder – một cầu thủ phải tới tuổi 29 mới có cơ hội lần đầu khoác áo đội tuyển quốc gia và những năm tháng đỉnh cao chỉ thi đấu cho đội bóng tầm trung Sampdoria rồi mất hút khi chuyển sang Inter giữa mùa bóng 2015-16.

Tờ Tutto Sport đã đầy trìu mến gọi Eder là “anh trai quốc dân” sau bàn thắng duy nhất vào lưới ĐT Thụy Điển. Những cái trên có thể không phải những tên tuổi lớn nhưng luôn đầy tinh thần Antonio Conte: Thi đấu với tinh thần cao nhất và hy sinh để phục vụ lợi ích đội bóng.

Italy với tinh thần Conte

Chiến lược gia Italy đã thể hiện những phẩm chất trên ngay thời gian còn là cầu thủ. HLV đương nhiệm của Bayern Muchen, Carlo Ancelotti nhớ lại khoảng thời gian còn dẫn dắt Juventus với Conte là đội trưởng: “Anh ấy là một chàng trai cứng rắn, bất khuất – người luôn luôn đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu và kỳ vọng cả đội sẽ thực hiện tương tự”.

Andrea Pirlo kể lại trong cuốn tự truyện I think, therefore I play một câu chuyện như này. Đó là thời điểm Juventus trở lại tập trung sau giai đoạn nghỉ hè năm 2011. Và đây là điều đầu tiên tân HLV Conte nói với các học trò: “Các chàng trai, chúng ta đang đứng thứ bảy trong hai mùa liên tiếp rồi. Thật điên rồ! Tôi không tới đây để tiếp tục đứng vị trí đó. Đã tới lúc CLB dừng ngay việc chơi thứ bóng đá rác rưởi này rồi”.Thậm chí, cách HLV người Ý thể hiện cho quan điểm đội bóng là số một cũng hết sức dữ dội.

Bây giờ, đội tuyển Italia do ông dẫn dắt chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tinh thần Conte. Đây là một đội bóng gắn kết, chơi phòng ngự tầng tầng lớp lớp và rất khó bị đánh bại. Trong 12 trận đấu tại vòng loại và vòng chung kết EURO 2016, Italy của Conte chưa từng để thua; họ thắng tới 9 và chỉ để hòa 3 trận.

Các cầu thủ tuân theo sự chỉ đạo của Conte, biết rõ những nhiệu vụ phải hoàn thành, phòng ngự chủ động và không để đối phương có cơ hội lật cánh nguy hiểm. Sơ đồ 3-5-2 ưu thích của ông tại Juventus được áp dụng cho Azurri tại kì EURO này.

Bonuci bên cạnh khả năng phòng ngự và điều tiết nhịp độ trận đấu từ sâu trong phần sân nhà thì được HLV Conte phát huy sở trường chuyền xa.

Mùa bóng Serie A 2013-14, trung vệ italia đã có 3 đường kiến tạo cho đồng đội lập công từ những đường phát bóng như vậy.

12 đường chuyền vượt tuyến của anh trong hai trận đấu đầu tiên tại EURO được thực hiện thành công. Đây là một con số vẫn còn khiêm tốn nếu so sánh với trung vệ Jerome Boateng của ĐT Đức với 20 lần làm điều tương tự.

Nhưng sự đột biến cùng hiệu quả của Bonuci vượt trội người đồng nghiệp tại tuyển Đức. Một trong số 12 đường chuyền dài thành công ấy đã trở thành đường kiến tạo tuyệt đẹp để Giaccherini ghi bàn mở tỷ số trận đầu gặp Bỉ. “Nhịp chạm bóng đầu tiên tôi đã cảm nhận được mình chắc chắn sẽ ghi bàn. Đưa bóng sang bên phải rồi rôi có thể dứt điểm”, tiền vệ thuộc biên chế Sunderland trả lời Sky Sport Italia sau trận đấu.

Giaccherini chơi đa năng, hỗ trợ phòng ngự tốt để rồi sau đó bám biên và tạo đột biến bằng kĩ thuật cơ bản tốt. Cặp wing-back Candreva và Darmian/Florenzi/De Sciglio không thật sự sắc bén trong việc hỗ trợ tấn công nhưng phòng ngự khá hiệu quả. Tất nhiên, một vài tình huống mắc sai lầm của Darmian là rất đáng trách. Trên cùng là bộ đôi Pelle – Eder cực xông xáo, là tầng pressing đầu tiên của Italy. Cả hai tiền đạo kể trên đều đã ghi thắng tại EURO 2016.

Đưa một đội bóng không thật sự nổi bật về phương diện cá nhân vượt qua vòng đấu bảng chỉ sau hai lượt là một thành công của HLV Conte. Nhưng với cựu cầu thủ Juventus, trên con đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng. “Chúng tôi phải làm việc hết sức để biến giấc mơ thành hiện thực”, HLV Conte trả lời truyền thông trước khi ĐT Italy lên đường tới Pháp dự EURO 2016.

Tuy nhiên, Carlo Ancelotti không cho rằng Conte là một HLV thiên tài. Ông giải thích: “Anh ấy không phải là thiên tài. Tất cả những gì bạn thấy là thành quả của việc Conte đã làm việc hết sức, chuẩn bị chu đáo, tâm lý ổn định, khả năng thuyết phục và rồi tin tưởng vào những quyết định bản thân và các cầu thủ”.

“Chúng tôi vẫn giữ đôi chân trên mặt đất. ĐT Italy chưa hoàn thành được điều gì cả”, Antonio Conte trả lời truyền thông sau trận thắng Thụy Điển.

Đúng là hai trận cầu trên chưa phải lí do đủ để các tuyển thủ Ý ăn mừng. Họ vẫn còn một chặng đường trước mắt với sự dẫn đường của người thủ lĩnh Conte. Nhưng NHM có quyền tin tưởng vào kì vọng.

NHỮNG NHÂN TỐ BÍ ẨN CỦA CONTE

Cái hay của Conte không chỉ là ông chiến thắng mà còn là việc giấu bài. Trên băng ghê dự bị của ĐT Italy có những nhân tố bí ẩn sẵn sàng để tỏa sáng.

3-5-2 hoặc 3-3-4 khi Italy tấn công là sơ đồ chiến thuật đặc biệt nguy hiểm ở hai cánh.

Trong danh sách triệu tập của cựu HLV Juventus có những cầu thủ chạy cánh chất lượng bao gồm: Bernardeschi, Candreva, El Shaarawy và Insgne (vừa có thể coi anh là tiền vệ chạy cánh vừa có thể coi là một tiền đạo lùi).

Ngoại trừ trường hợp của Candreva, 3 cái tên kể trên là những cầu thủ chạy cánh trái kèo (inverted winger). Họ thường xuyên có xu hướng bó vào giữa, kĩ thuật cơ bản và nhãn quan rất tốt. Điều đặc biệt nhất, những cầu thủ chạy cánh trái kèo sở hữu khả năng dứt điểm rất tốt.

Phương án tấn công của ĐT Italy rất có thể là chuyền bóng ra cánh cho Bernardeschi hoặc El Shaarawy hay Insgne. Điều tiếp theo là người xem chờ đợi sự đột biến từ họ. Không phải ngẫu nhiên, El Shaarawy là bản hợp đồng từ kì chuyển nhượng mùa đông ghi nhiều bàn nhất tại Serie A mùa giải này với 8 bàn thắng – top 3 vua phá lưới của AS Roma.

Trường hợp của Bernardeschi, cầu thủ chạy cánh trái kèo thuộc biên chế Fiorentina cũng khá thú vị. Anh sinh năm 1994, là người trẻ nhất trong danh sách triệu tập của HLV Conte. Tuổi trẻ tài cao, Bernardeschi là quân bài quan trọng trong sơ đồ chiến thuật 3-4-2-1 của Paulo Sousa tại Viola. Anh còn được La Gazzetta dello Sport đánh giá thuộc top 10 tài năng trẻ xuất sắc nhất Serie A mùa giải qua.

Đôi cánh Bernardeschi và Marco Alonso giúp Viola bay cao trong giai đoạn đầu mùa. CLB thậm chí từng đứng đầu BXH Serie A.

Người viết không thể không nhắc tới Lorenzo Insgne, người vừa trải qua một mùa giải bùng nổ cùng Napoli. Cầu thủ thấp nhất tại VCK EURO năm nay sở hữu những pha đi bóng lắt léo và tốc độ; đồng thời là khả năng chuyền chính xác rất cao: 80,5% tại Serie A mùa giải 2015-16. Bên cạnh đó, Insgne có thể đá phạt tốt.

Anh có thể được HLV Conte sử dụng như một tiền đạo thứ hai song hành cùng Pelle và Eder. Một điểm trừ đối với cầu thủ Napoli là khả năng dứt điểm. Mất tới 134 cú sút, Insgne mới ghi được 12 bàn thắng; tỉ lệ chuyển hóa bàn thắng chỉ đạt 8,9%.

Viết cho Petro Times [tôi đã báo lỗi về trang báo mạng (không tổng hợp mà viết mới, đồng thời sai bút danh) mà người biên tập không sửa]

19 tháng Sáu 2016

LORENZO INSIGNE: Vẻ đẹp của điệu trống lạc nhịp

Nếu tuyển Italy là một dàn giao hưởng với người nhạc trưởng Antonio Conte thì Insigne như một gã chơi trống lạc điệu.

1.

Insigne chưa bao giờ là ưu tiên của HLV Conte trong sơ đồ chiến thuật của tuyển Italy. Lí do cho việc này nằm ở sơ đồ chiến thuật 3-5-2 ông sử dụng.

Vị trí sở trường của Insigne trong màu áo Napoli là tiền đạo cánh trong sơ đồ 4-3-3. Tuy nhiên, mẫu cầu thủ chạy cánh Conte cần là người có khả năng lên công về thủ hiệu quả; như Candreva hay Florenzi chẳng hạn.

Quan sát Azurri thi đấu thời gian gần đây mà người viết giật mình về lối đá chân phương quá. Tuyển Ý tấn công, nếu không nói là nhạt, thì những trường hợp đột biến là rất ít. Tất nhiên, chưa ai quên bàn thắng từ nỗ lực cá nhân của Eder vào lưới Thụy Điển.

Vậy chỗ của Insigne tại đội hình tuyển Ý ở đâu nếu không phải người chạy cánh? Tiền đạo ư? Pelle và Eder, cặp trung phong cổ điển, đã làm quá tốt nhiệm vụ được giao phó; là lớp phòng ngự đầu tiên của Azurri, áp sát gây sức ép hay lên hàng thủ đối phương.

Nếu so sánh đội tuyển Ý như một dàn giao hưởng với người nhạc trưởng là Antonio Conte thì Lorenzo Insigne như một gã chơi trống lạc điệu.

2.

Tôi rất nhớ những cảnh phim cuối cùng của Whiplash là màn solo dài tới 9 phút của Andrew, một gã chơi trống nổi loạn, điên cuồng, đầy đam mê trong một dàn nhạc giao hưởng.

Nhưng kết quả của sự nổi loạn vượt ngoài khuôn khổ của người nhạc trưởng đó không phải là những tiếng la ó mà là những tràng vỗ tay từ khán giả. Một màn trình diễn trên cả tuyệt vời từ sự điên cuồng, đột phá của một cá nhân.

HLV Antonio Conte không điền tên Lorenzo Insigne vào danh sách tuyển thủ Italia thi đấu tại EURO 2016 để anh chơi xơi nước. Ông có kế hoạch cho anh như sự đột phá táo tợn của anh chàng Andrew trong Whiplash.

Để đổi lấy Insigne, Conte sẽ mất đi một trung phong, một nửa tầng phòng ngự đầu tiên của tuyển Ý. Nhưng mạo hiểm là điều cần thiết.

3.

Mùa vừa rồi, anh là ngôi sao sáng của một Napoli đầy nổi loạn, đã từng có thời điểm tưởng chừng sẽ soát ngôi vương của Juventus. Insigne ghi 12 bàn đồng thời kiến tạo 10 lần.

Anh xuất sắc tới mức huyền thoại Zola còn kêu gọi đội bóng hãy trao chiếc áo số 10 của Maradona vĩ đại cho Insigne. Cha của tiền đạo Napoli, Carmine Insigne thậm chí còn xăm lên người bức hình của Lorenzo Insigne sau màn trình diễn đẳng cấp của anh mùa vừa rồi.

“Hy vọng là chấp nhận rủi ro tuyệt vọng. Dấn thân vào bất cứ điều gì là chấp nhận khả năng thất bại. Nhưng mạo hiểm là điều cần thiết. Bởi mối nguy hại lớn nhất trên đời là không bao giờ mạo hiểm điều gì”, Bo Parfet – người đã chinh phục bảy ngọn núi cao nhất tại tất cả lục địa trên Trái Đất – từng viết như vậy.

Với một tài năng xuất chúng như Insigne, Conte không thấy tiếc sao khi không sử dụng, không mạo hiểm đưa vào dàn giao hưởng của mình một tay trống lạc điệu, điên rồ nhưng đầy đột phá như vậy?

[Viết cho Petro Times]

27 tháng Sáu 2016

ĐT Pháp: Có Kante là có tất cả!

Sau trận thắng đầu tiên của Pháp trước Romania, trang nhất của tờ L’Equiel ca ngợi chiến thắng của ĐT Pháp với hình ảnh trung tâm của ngôi sao Dimitri Payet. Nhưng để những Payet, Giroud tỏa sáng rực rỡ cần một Kante mạnh mẽ khu trung tuyến.

Khi trả lời phỏng vấn tờ World Soccer trước trận gặp Pháp HLV đội tuyển Romania, Gabriel Torje đã nói: “Chúng tôi sẽ làm việc điên cuồng, chiến đấu như thể đây là trận cầu cuối cùng của cuộc đời”.

Và quả thật, Romania chơi một thứ bóng đá kỉ luật, rất khó chịu. Mặc dù chỉ kiểm soát bóng 40% nhưng họ dứt điểm ngang ngửa Les Bleus (10 lần so với 14 lần của ĐT Pháp).

Sau trận đấu, giới truyền thông đã ca tụng quá nhiều về màn trình diễn xuất thần của Payet mà lờ đi Kante cũng xuất sắc không kém. Không có tiền vệ của đội ĐKVĐ Premier League, tuyển Pháp còn khó đá hơn nữa. Kante chạm bóng tới 101 nhịp – con số cao thứ ba trong lịch sử Euro và chỉ kém 122 chạm của Narsi và 110 chạm của Ribery cùng trong trận đấu giữa tuyển Pháp với ĐT Anh tại Euro 2012. Điều này là dẫn chứng không thể chối cãi về tầm quan trong của Kante.

Chiến binh Kante đã đàn át khu trung tuyến của ĐT Romania bằng khả năng tranh chấp tốt, tốc độ cao và tầm hoạt động rộng không mệt mỏi. HLV Leicester City, Ranieri hài hước nói: “Tôi không ngạc nhiên khi một ngày nào đó, Kante tạt bóng từ ngoài biên, chính anh lao vào vòng cấm địa để đánh đầu.

Thậm chí, ngay cả Sir Alex cũng đánh giá đánh giá Kante chứ không phải ai khác là “cầu thủ xuất sắc nhất Premier League mùa bóng”. Mùa 2015-16, Kante là cầu thủ có số lần cắt bóng và tắc bóng nhiều nhất (153 & 118 lần).

Lên tuyển, cầu thủ của Leicester City được HLV Didier Deschamps tận dụng hết những điểm mạnh trên. Kante là bức tường thép trước hàng phòng ngự ĐT Pháp, giúp hai tiền vệ con thoi Paul Pogba và Matudi lên tham gia vào mặt trận tấn công nhiều hơn nữa.

Tiền vệ gốc Mali có 3 lần tắc bóng trong trận thắng Romania 2-1, chiếm tới ¼ tổng số lần tắc bóng của ĐT Pháp. Mọi đường lên bóng của các học trò HLV Gabriel Torje đều rất khó khăn trước sự xuất sắc của Kante.

Đồng thời, Kante chứ không phải Pogba hay Matudi mới là cầu thủ chuyền bóng chính xác nhất trận mở màn Euro với tỷ lệ 92%. Chưa kể một lần kiến tạo cho Payet ghi bàn thắng quyết định.

Ngôi sao của Juventus và ĐT Pháp, Paul Pogba – người thi đấu bên cạnh Kante tại hàng tiền vệ Les Bleus cũng khen không ngớt lời: “Anh ấy thật vượt trội. Kante hỗ trợ đồng đội và đè bẹp đối phương. Đây là tất cả những gì bạn cần để chiến thắng”.

Pogba nói đúng. Để chiến thắng thì bên cạnh những phút xuất thần của Payet, ĐT Pháp chắc chắn sẽ không thể thiếu được Kante – điểm tựa phòng ngự vững chãi của “Gà trống Gaulois”.

[Viết cho Petro Times]

15 tháng Sáu 2016

ĐT Anh: ‘Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần’

Trong trận ra quân trước ĐT Nga, ĐT Anh đã thi đấu nhiệt huyết, đầy cảm hứng và lãng mạn để rồi gục ngã khi cách chiến thắng vài phút bù giờ.

ĐT Anh đem tới Euro 2016 một đội hình trẻ trung với độ tuổi trung bình thấp nhất giải: 23 tuổi 146 ngày. Danh sách của HLV Roy Hodgson có tới 11 cầu thủ chưa từng chinh chiến tại Euro hay World Cup. Sự thiếu kinh nghiệm là điểm trừ mà nhiều nhà chuyên môn đánh giá về Tam Sư tại Euro 2016.

Host nổi tiếng của những chương trình bình luận bóng đá trên BT Sport, Gary Linker cho rằng: “ĐT Anh quá trẻ, cần những người có kinh nghiệm để giúp đỡ”.

Nhưng sự non trẻ không đơn thuần là điểm yếu của ĐT Anh mà còn là một lợi thế không gì sánh được. Vicent Kompany, trụ cột của ĐT Bỉ nhưng không thể có mặt tại Pháp cùng đồng đội vì chấn thương, trả lời The Times: “Tin tôi đi, hầu hết HLV tại Euro đều ghen tị với một đội hình như vậy”.

Trận đấu mở màn của Tam Sư tại Euro 2016 đối đầu với ĐT Nga là một ví dụ cụ thể . HLV Roy Hoson đưa ra sân tới 4 cầu thủ dưới 22 tuổi: Harry Kane, Dele Alli, Eric Dier và Raheem Sterling.

Bốn cái tên kể trên có diểm chung rất đặc biệt: Đều là trụ cột trụ tại CLB để sau đó lãnh xướng những vai trò quan trọng trong một trận cầu khó khăn khi Anh phải đối đầu với ĐT Nga phòng ngự dày đặc và chực chờ những cơ hội phản công hiếm hoi.

Eric Dier là tiền vệ trung tâm. Dele Alli chơi ở vị trí một tiền vệ con thoi, thường xuyên lên tham gia tấn công. Raheem Sterling thi đấu ở hành lang cánh gây đột biến bằng những đường đi bóng tốc độ, lối chơi của anh vô cùng bản năng và khó đoán định. Thi đấu trên cùng là vua phá lưới Premier League 2015-16, Harry Kane đóng vai trò ngòi nổ.

“Không phải ngẫu nhiên mà những cầu thủ trẻ làm nên chuyện ở những thời khắc quyết định như cú đá phạt thành bàn trận gặp Hy Lạp của David Beckham hay Steven Gerrard lập công những phút cuối cùng trong trận đấu với West Ham tại chung kết cúp FA”, Karl Robinson, HLV MK Dons, người đã đưa tài năng của Deli Alli ra ánh sáng chia sẻ với The Guardian. “Bởi những người trẻ có niềm tin không thể lay chuyển vào khả năng của bản thân. Niềm tin đầu tiên và mãi mãi”.

Trận đấu với Gấu Nga của ĐT Anh diễn ra đúng như lời bình luận của Karl Robinson: Những cầu thủ trẻ đã chơi một trận cầu tuyệt vời, đầy cảm xúc và lãng mạn.

Đã quá lâu rồi CĐV Tam Sư – những người vốn nổi tiếng là tự tin thái quá vào khả năng vô địch của ĐTQG bất cứ là Euro hay World Cup mà quên rằng họ đã trắng tay từ sau năm 1966 – mới được tận hưởng màn trình diễn thuyết phục như vậy.

15 phút đầu tiên, Tam Sư đàn át tuyển Nga tới nghẹt thở với tỷ lệ cầm bóng 75%. Họ tung ra 6 cú sút và buộc thủ môn đối phương, Akinfeev, hai lần phải vất vả cứu thua. Trong khi đó, Nga không có bất kể một tình huống nguy hiểm nào với khung thành Joe Hart.

Những con người trẻ ấy đầy lãng mạn tới có độ tung ra một cú sút ở khoảng cách xa tới hàng chục mét và hy vọng đây có thể là một ngày đẹp trời của mình như Harry Kante đã thực hiện ở phút 14.

Họ tiếp tục bay bổng sau màn mở tỷ số từ tình huống đá phạt của Eric Dier, một cầu thủ thậm chí chưa từng ghi bàn cho Tottenham từ những tình huống bóng chết như vậy.

Nhưng 9 cú sút được ĐT Anh thực hiện trong hiệp một, kỷ lục tại Euro 2016, mà không đem lại một bàn thắng là dấu hiệu không tốt. Điềm báo này được cụ thể ở phút 90+2. Berezutski gỡ hòa 1-1 cho ĐT Nga trước sự ngỡ ngàng của tất cả.

Những con người trẻ của ĐT Anh đã thi đầy nhiệt huyết chiến, đấu điên cuồng và lấn át hoàn toàn đối phương nhưng rồi gục ngã trước ngưỡng chiến thắng chỉ vài phút bù giờ.

ĐT Anh thi đấu đầy đam mê như vậy là nhờ tuổi trẻ. Để rồi Tam sư bị cầm hòa đáng tiếc, cũng bởi tuổi trẻ. Có thể, đây không phải một ĐT Anh có thể vô địch Euro 2016 nhưng là một đội bóng đáng xem với những con người trẻ đầy khát khao và tài năng. Trước mắt họ là cả bầu trời rộng mở.

Đồng thời, những trận đấu như này là cần thiết để những chàng trai trẻ trưởng thành. Bởi lẽ “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại/Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” (Tố Hữu).

Còn bây giờ, sau trận hòa mà Eric Dier miêu tả là “đầy thất vọng”, ta hãy cứ đổ tại tuổi trẻ.

[Viết cho Petro Times]

13 tháng Sáu 2016

‘Cánh chim lạ’ Albania và niềm hy vọng Hysaj

Elseid Hysaj là hậu vệ cánh trái người Albania thi đấu tại Napoli. Anh được trang thống kê Opta lựa chọn vào đội hình tiêu biểu Serie A mùa giải 2015-16. Anh thi đấu rất chắc chăn và là nhân tố quan trọng của đội á quân Serie A 2015 – 2016, Napoli. Hysaj là cầu thủ trẻ nhất ra sân trên 37 trận trong số 5 giải VĐQG hàng đầu Châu Âu.

Chuyện cổ tích thời hiện đại

Từ năm 1944, Albania là quốc gia theo chế độ Cộng Sản. Năm 1990, khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, đất nước Đông Âu rơi vào hỗn loạn với những cuộc biểu tình và nội chiến. Nhiều người dân phải liều mạng chạy tị nạn. Cha của Eleseid Hysaj, Gzim Hysaj là một trong số đó. May mắn hơn rất nhiều người phải bỏ mạng dưới biển, Gzim Hysaj đã sống sót khi tới Italy.

Tại đây, ông làm đủ mọi nghề để có tiền gửi về nước cho gia đình gia đình tại thị trấn nhỏ Shkoder – nơi Eleseid Hysaj được mẹ dưỡng dục.

Anh đam mê và có tiềm năng đá bóng từ nhỏ. Ông Gzim Hysaj biết rõ điều này. Ông làm việc cật lực và dung những mối quan hệ bản thân để đưa Hysaj theo đuổi con đường trở thành cầu thủ chuyên nghiệp.

Ở tuổi 14, qua sự giúp đỡ của Marco Piccioli, đại diện cầu thủ người Ý ông quen trong thời gian tị nạn lao động tại đó, Hysaj đã tới học viện bóng đá trẻ Empoli và bắt đầu sự nghiệp.

Anh trưởng thành nhanh chóng dưới bàn tay HLV Sarri và được triệu tập lên đội tuyển quốc gia Albania ở tuổi 18.

Hysaj có hộ chiếu và giấy phép lao động tại Ý nên hoàn toàn có thể lựa chọn quốc tịch hoặc là Ý hoặc là Albania. Anh có cơ hội chơi cho đội tuyển đã 4 lần VĐTG và rồi tìm kiếm vinh quang trong sự nghiệp thi đấu quốc tế. Nhưng Hysaj quyết định lựa chọn quê hương Albania nơi anh đã sinh ra và lớn lên.

Quan trọng hơn, ở đó có gia đình và đặc biệt hơn là người cha tị nạn năm nào (nay đã trở thành người đại diện của Hysaj) đã hết lòng vun vén ước mơ chơi bóng chuyên nghiệp của anh.

“Tôi cần chắc chắn những ngày tháng cực khổ của cha đã qua. Ông đã hy sinh rất nhiều vì tôi và bây giờ là lúc người con bắt đầu đền đáp công ơn”, Hysaj chia sẻ với ký giả Emal Kuka của Panorama Sport.

Có những người ra đi tị nạn để rồi không bao giờ quay trở về. Nhưng Gzim Hysaj thì không. Ông ra đi để trở về. Ông không trở về tay trắng mà còn có công ươm mầm một cầu thủ bóng đá xuất sắc làm rạng danh đất nước.

Đột phá từ những đường chuyền vượt tuyến

Tại Napoli, Hysaj là điểm tựa đáng tin cậy ở hàng phòng ngự để hậu vệ cánh phải Ghoulam có nhiều cơ hội dâng cao tham gia tấn công. Không phải ngẫu nhiên mà cầu thủ người Algeria đã tạt bóng tới 135 lần để từ đó thực hiện 3 đường kiến tạo – gấp 2 lần mùa giải trước cộng lại. Hơn thế nữa, Hysaj còn sở hữu những đường chuyền dài vượt tuyến có độ chính xác rất cao. Theo Whoscored, anh có trung bình 2 đường chuyền dài chính xác mỗi trận.

Rõ ràng, ĐT Albania ngoài đội trưởng, trung vệ – Lorik Cana thì rõ ràng cầu thủ trẻ Hysaj hiện đang nổi lên là một ngôi sao đáng tin cậy trong hàng phòng ngự. Người hâm mộ kì vọng sẽ được thấy những đường chuyền vượt tuyến xé tan hàng phòng ngự đối phương như những gì Hysaj đã làm được tại Napoli.

EURO 2016 là lần đầu tiên Albania tham dự một giải đấu lớn tầm châu lục. Với việc họ nằm cùng bảng với chủ nhà Pháp, Thụy Sĩ và Romania. Tuyến tiền vệ của The Eagles không được đánh giá cao trước những đối thủ sừng sỏ kể trên, thế nên những đường chuyền dài vượt tuyến của Hysaj biết đâu đấy sẽ là một vũ khí lợi hại của ĐT mới lần đầu tiên tham dự EURO thì sao?.

Tại VCK EURO 2016 lần này, ngoài trường hợp của Hysaj, Boateng của Đức và Bonuci của Italy cũng là những hậu vệ có khả năng chuyền xa chính xác. Một kịch bản thường thấy trong những trận đấu của Bayern là Boateng phát bóng dài cho những Costa hay Muller ở hai bên cánh hoặc Lewandowski ở trên cùng. Bàn mở tỷ số trận gặp Ingolstadt mùa này chẳng hạn.

Hysaj nhận được những lời đề nghị từ các đội bóng lớn tại Châu Âu, trong đó có Bayern, sau một mùa giải thi đấu hết sức thành công cùng Napoli. Bố của tuyển thủ Albanian trả lời tờ báo Đức, TZ: “Thật vinh dự cho Elseid khi được một CLB lớn như Bayern quan tâm”.

[Viết cho Petro Times]

5 tháng Sáu 2016

ĐT Italia: Chuyền ra cánh và hy vọng…

Trong trận giao hữu mới đây với ĐT Scotland, các học trò HLV Antonio Conte đã tung ra tới 11 tình huống dứt điểm không trúng đích ngay trong hiệp 1 (con số kỷ lục). Italy, vốn nổi tiếng với việc chắt chiu những cơ hội dù chỉ nhỏ nhất, chưa bao giờ dứt điểm kém tới vậy.

Hàng công ít tạo đột biến

Vài ngày sau trận đấu, HLV Conte đã chính thức công bố danh sách 23 tuyển thủ Italy sẽ lên đường sang Pháp dự EURO 2016. Bốn cầu thủ trên hàng công bao Zaza, Pelle, Immobile, Eder – những cái tên không được người hâm mộ kì vọng vào khả năng tạo đột biến.

Tất cả họ đều là những tiền đạo cắm đơn thuần, ít có khả năng gây đột biến – một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng bế tắc của hàng công Italy.

Simene Zaza chỉ là sự lựa chọn thứ tư trên hàng công ĐKVĐ Juventus sau Paulo Dybala, Mazdukic và Morata.. Anh chỉ ghi tất cả 5 bàn, phần lớn đến trong những trận đấu ra sân từ băng ghế dự bị.

Tiền đạo sắp bước sang tuổi 31, Graziano Pelle, đơn thuần là một trung phong cắm, tranh chấp tốt. Eder cũng vậy. Anh đã 30 đồng thời sa sút nhiều trong giai đoạn lượt về khi chuyển sang Inter. Cầu thủ gốc Braxin chỉ ghi được 1 bàn trong khoảng thời gian đó.

Còn Immobile chìm nghỉm sau khi rời Torino mùa hè năm 2015. Mùa này anh mới chỉ ghi được tất cả 7 bàn thắng. Đồng thời, tiền đạo Italy có xu hướng tốn thêm từ 1 đến 2 chạm mới có thể dứt điểm. Một vài khoảng khắc chậm trễ cũng có thể làm lỡ cơ hội ghi bàn.

Người hâm mộ sẽ nhớ lắm Mario Balotelli – một gã điên rất khó đoán luôn gây ra đủ những rắc rối nhưng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Trận thắng 2-1 trước ĐT Đức tại bán kết Euro 2012 chẳng hạn.

Đột biến từ cánh

Trận thắng 1-0 của Italy trước Scotland, Conte cũng sử dụng sơ đồ 3-5-2. Đồng thời chiến lược gia người Ý cũng sử dụng đội hình 3-5-2 và 4-4-2 trong những buổi tập gần đây tại tại Coverciano.

4-4-2 và 3-5-2 là những sơ đồ chiến thuật đặc biệt nguy hiểm ở hai cánh. Chính hành động này của Conte cho thấy ông không hề giấm diếm ý định tạo những tình huống tấn công đột phá từ hai bên cánh.

Điều tương đồng khi trong danh sách triệu tập của cựu HLV Juventus có những cầu thủ chạy cánh chất lượng bao gồm: Bernardeschi, Candreva, El Shaarawy và Insgne (vừa có thể coi anh là tiền vệ chạy cánh vừa có thể coi là một tiền đạo lùi).

Ngoại trừ trường hợp của Candreva, 3 cái tên kể trên là những cầu thủ chạy cánh trái kèo (inverted winger). Họ thường xuyên có xu hướng bó vào giữa, kĩ thuật cơ bản và nhãn quan rất tốt. Điều đặc biệt nhất, những cầu thủ chạy cánh trái kèo sở hữu khả năng dứt điểm rất tốt.

Phương án tấn công của ĐT Italy rất có thể là chuyền bóng ra cánh cho Bernardeschi hoặc El Shaarawy hay Insgne. Điều tiếp theo là người xem chờ đợi sự đột biến từ họ. Không phải ngẫu nhiên, El Shaarawy là bản hợp đồng từ kì chuyển nhượng mùa đông ghi nhiều bàn nhất tại Serie A mùa giải này với 8 bàn thắng – top 3 vua phá lưới của AS Roma.

Trường hợp của Bernardeschi, cầu thủ chạy cánh trái kèo thuộc biên chế Fiorentina cũng khá thú vị. Anh sinh năm 1994, là người trẻ nhất trong danh sách triệu tập của HLV Conte. Tuổi trẻ tài cao, Bernardeschi là quân bài quan trọng trong sơ đồ chiến thuật 3-4-2-1 của Paulo Sousa tại Viola. Anh còn được La Gazzetta dello Sport đánh giá thuộc top 10 tài năng trẻ xuất sắc nhất Serie A mùa giải qua.

Đôi cánh Bernardeschi và Marco Alonso giúp Viola bay cao trong giai đoạn đầu mùa. CLB thậm chí từng đứng đầu BXH Serie A.

Tất nhiên, người viết không thể phủ nhận tầm quan trọng của Candreva trong việc tạo đột biến của ĐT Italy. Anh là cầu thủ chạy cánh truyền thống với tốc độ và những quả tạt rất khó chịu. Một tín hiệu đáng mừng cho HLV Conte là đội phó của Lazio đang thi đấu vào phom. Kể từ giai đoạn lượt về, anh đã ghi 9 bàn và có 2 đường kiến tạo.

Andera Pirlo, ngôi sao của ĐT Ý tại EURO 2012 chia sẻ đầy hài hước: “Tôi hy vọng Azzurri sẽ giành chiến thắng! Mặc dù ở Mỹ, tỉ lệ cược cho Đức, Pháp, TBN cao hơn nhưng tôi vẫn đặt vào Thiên Thanh”, anh tiếp tục: “Tôi hy vọng các đồng đội có thể giành được danh hiệu để không lãng phí số tiền tôi đã đặt cược.”

Người viết cho rằng sẽ không hợp lý để nói trước điều gì. Nhưng với những cầuthủ chạy cánh có khả năng tạo đột biến cao, ĐT Italy hoàn toàn có thể tin vào một kết quả chung cuộc khả quan tại EURO 2016.

[Viết cho Petro Times]

3 tháng Sáu 2016

Lazio thua liên tục: Khổ mãi rồi cũng phải quen

“Manchester United như là đội bóng trung bình” cựu cầu thủ Paul Scholes nêu quan điểm trên BT Sport sau khi Man United thua Wolfsburg 2-3. Bình luận trên đúng cả với trường hợp của Lazio.

Lazio đang có phong độ đáng thất vọng thời gian gần đây. Đội bóng chưa thắng trận đấu nào kể từ giữa tháng 10.

Trong 8 trận gần nhất tại Serie A, Lazio chỉ có được 4 điểm với 1 trận thắng, 1 trận hòa, còn lại là 6 trận thua trước Juventus, AC Milan, AS Roma, Empoli, Atalanta và Sassuolo. Hiện tại, câu lạc bộ đang xếp thứ 12 trên bảng xếp hạng, cách vị trí thứ 6 dự UEFA Europa League của Sassuolo 7 điểm, cách mục tiêu top 3 dự Champions League 12 điểm. So sánh với chính mình cùng kì mùa trước thì Lazio hiện tại kém tới 7 điểm.

Mặc dù Lazio đã lọt vào vòng 1/8 của UEFA Europa League, song với những Laziale, phong độ hiện tại ở giải quốc nội của đội bóng là không thể chấp nhận được với một ông lớn tại Serie A.

Theo La Gazzetta dello Sport, trong một chiến dịch phản ứng lại chuỗi trận thất vọng của Lazio, một nhóm cổ động viên đã đem hàng chục bao tải phân bón bốc mùi để lại trước cửa sân tập Formello.

“Đội bóng khiến chúng tôi như chìm trong đống phân, nay chúng tôi sẽ bắt các bạn tận hưởng những gì chúng tôi đang phải chịu đựng”, ai đó đã viết những dòng này trên một trong những tấm banner được đặt trước sân tập câu lạc bộ. Theo đại diện của chiến dịch phản đối này, họ sẽ không dừng lại cho tới khi phong độ của Lazio được cải thiện.

Sự chỉ trích của những Laziale hướng đến những cầu thủ quan trọng nhưng thi đấu như những thây ma trên sân bóng.

Điển hình là trường hợp của Antonio Candreva. Con sinh ra, lớn lên và lập nghiệp tại thủ đô Roma, vùng Lazio ấy là cầu thủ không thể thiếu, là linh hồn của đội bóng. Nhưng đó là chuyện của những mùa giải trước.

Trong mùa giải hiện tại, cầu thủ Italy không ghi nổi một bàn thắng dù có tới 29 tình huống dứt điểm (Không tính cú sút penalty thành bàn vào lưới Palermo), và chỉ 5 cú sút đi trúng đích, đạt tỷ lệ chuyển hóa cơ hội tệ nhất Serie A hiện tại.

Đóng góp của Candreva vào lối chơi đội bóng là không đáng kể. Khả năng tạo đột biến là điểm mạnh của tiền vệ người Roma ấy không được thể hiện. Anh chỉ có 0.8 so với 1.7 đường chuyền quyết định mỗi trận mùa giải trước, giảm một nửa. Số lần qua người cũng giảm sút với 1 so với 1.6 lần mùa giải trước.

Đồng thời, cầu thủ từng là linh hồn trong lối chơi tấn công của Lazio chưa có bất kì tình huống kiến tạo nào cho đồng đội lập công. Trong khi đó, những người đứng đầu danh sách kiến tạo của đội bóng tại Serie A là một hậu vệ (Lulic), một tài năng trẻ (Keita) và một người đang trong những ngày cuối của sự nghiệp (Klose) cùng với 2 lần. Đây rõ ràng không phải hình ảnh của một đội bóng lớn mà chỉ là đội bóng trung bình.

“Sống lâu trong cái khổ mị quen khổ rồi”, nhà văn Tô Hoài đã viết như vậy trong “Vợ chồng A Phủ”. Đối với Lazio, cái khổ bây giờ là phong độ kém cỏi của một ông lớn tại Serie A.

Khổ mãi rồi cũng quen, thua mãi rồi cũng phải tập quen với vị thế của “đội bóng trung bình”.

[Viết cho Petro Times]

15 tháng Mười hai 2015

Juventus – Luôn là vua của bóng đá Italia

“Họ nói chúng tôi đã gục ngã ư. Nhưng bây giờ, Juventus mới là nhà vô địch”, trung vệ Leonardo Bonucci trả lời Mediaset sau chức vô địch của CLB.

Lời chia sẻ trên là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, ít người có thể tưởng tượng Juventus sẽ vô địch mùa này, lại còn là vô địch sớm, vào thời điểm đầu mùa giải.

“Juventus lại thua”

“Juventus lại thua” là title báo quen thuộc sau mỗi trận đấu của The Old Lady giai đoạn đầu mùa giải. Đây là một cú sốc. Bởi lẽ một đội bóng đã thống trị Serie A suốt 4 năm liên tục, đồng thời vào tới chung kết Champions League 2015, không thể thi đấu tệ hại như vậy. Trong 10 vòng đầu tiên, CLB để thua tới 4 trận, hòa 3 và xếp thứ [12. Khoảng cách với đội đầu bảng đã là 11 điểm. Juventus thua 0-1 trước Udinese, thua 1-2 trước Roma, hòa Chievo 1-1, hòa Frosinone 1-1 thua Napoli 1-2, cầm hòa 1-1 trước Inter, thua Sassuolo 0-1.

Đây là lần đầu tiên sau 87 năm, CLB thua trận mở màn Serie A; lần đầu tiên thua liên tiếp trong hai vòng đầu tiên. Trên hết, từ khi Serie A tính 3 điểm cho một trận thắng (từ mùa 1994-95), Juventus chưa bao giờ giành được ít điểm đến thế sau 10 vòng. “Cả đội đã chơi rất tồi tệ. Hiệp đấu đầu tiên đơn giản là không thể chấp nhận được.

Tôi thực sự bất ngờ. Với tư cách là đội trưởng, thật đau lòng khi phải chứng kiến đồng đội bị lấn áp”, Gigi Buffon chua chát, sau trận thua 0-1 trước Sassuolo. Một chi tiết đáng chú ý để lí phong độ không tốt của Juventus đầu mùa là việc CLB đã chia tay một loạt những cầu thủ quan trọng như Andrea Pirlo, Vidal và Tevez trong kì chuyển nhượng mùa hè.

Nên nhớ, thành công của bốn mùa giải trước đó đến từ sự đóng góp của chiến binh khu trung tuyến Vidal, tiền đạo có thể ghi 20 mỗi mùa Carlos Tevez và bộ não Andrea Pirlo. Những tifosi nhìn sang Ngoại Hạng Anh, nơi nhà vô địch Chelsea cũng khởi đầu tệ hại y như vậy. Truyền thông đặt ra giả thiết về sự thoái trào của Bianconeri và ám ảnh mùa thứ hai của HLV Max Alegri.

Từ Aglianese, Real SPAL, Grosseto đến Sassuolo, Cagliari và Milan, chưa đội nào gắn bó với Max Allegri quá hai mùa; phải chăng là một điểm tương đồng với người đồng nghiệp Jose Mourinho – HLV chưa bao giờ dẫn dắt một đội bóng quá 3 mùa và mùa bóng thứ ba luôn rất tệ hại. Điểm tương đồng trong mùa giải đầu tiên của Max Allegri tại AC Milan và Juventus là đưa CLB tới chức vô địch Serie A. Mùa thứ hai của Max tại đội bóng thành Milano là một thảm hại, ông bị sa thải sau đó.

Lịch sử hoàn toàn có thể lặp lại tại mùa thứ hai của HLV Italy tại Juventus. Kể từ khi Serie A tính ba điểm cho mỗi trận thắng, không CLB nào vô địch khi đã thua 4 trong 10 trận đầu tiên. Vào thời điểm khó khăn đó, nói rằng Juventus sẽ vô địch chẳng khác nào đi kể chuyện cười. Những tifosi tin vào một cuộc lật đổ của những thế lực mới như Napoli, Fiorentina, Roma hay sự trở lại của cựu vương Inter.

Từ khi Serie A thi đấu theo thể thức vòng tròn, không có đội nào chỉ giành 12 điểm sau 10 vòng lại vô địch vào cuối mùa. Trong lịch sử, Juventus cũng chưa bao giờ giành được ít điểm đến thế sau 10 vòng. “Serie A là một chặng marathon, không phải cuộc đua 100 mét. Chúng tôi cần sự nhẫn nạn để tìm được nhịp điệu chơi bóng”, Max Allegri viết trên Twitter cá nhân vào thời điểm khó khăn đầu mùa.

Vòng đấu thứ 10, Juventus tới làm khách tại Mapei Stadium của Sassuolo. Đương kim vô địch Serie A bị đánh bại với tỷ số 1-0 bởi cú sút phạt hàng rào của Sansone phút 20. Hơn thế, trung vệ dày dặn kinh nghiệm Chiellini bị truất quyền thi đấu ở phút 39. Tuy nhiên, điểm sáng đã tới với The Old Lady. Mặc dù phải thi đấu thiếu người và bị dẫn trước sớm, CLB vẫn tung ra 9 cú sút và tạo ra 11 tình huống phạt góc. Vòng tiếp đó, Juventus thắng Torino 2-1.

Paul Pogba mở tỷ số trận đấu trước khi bị gỡ hòa ở phút 51. Phút 91, camera bắt được một hình ảnh rất gợi: Thủ môn Paoelli bên phía Torino cực phấn khích khi những cơ hội cứ trôi đi với The Old Lady. Đây có thể sẽ là lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, Juve bị cầm hòa trong trận Derby della Mole. Điều mong muốn của thủ môn đội khách không thể thành sự thực. Phút 90+3, Cuadrado ghi bàn ấn định tỷ số 2-1. Đây là lần đầu tiên trong mùa giải năm nay, Juventus thắng sát nút bằng bàn thắng ở những phút bù giờ. Những bàn thắng phút bù giờ luôn tượng trưng cho đẳng cấp của một đội bóng. Đẳng cấp của ĐKVĐ Juventus bây giờ đã được thể hiện.

Chặng Marathon “điên rồ”

“Đây là một mùa giải điên rồ”, Bonuci trả lời Mediaset sau chức vô địch lần thứ năm liên tiếp trong lịch sử. Điên rồ bởi CLB giành nhiều Scudetto nhất, Juventus, lại khởi đầu thảm hại như vậy. Trang nhất của tờ nhật báo thể thao lớn tại Italy, Tutto sport, bàng hoàng “Đây là Juve ư?” sau một chuỗi những trận đấu thất vọng. Điên rồ bởi Serie A, nơi mà 5 năm nay luôn là cuộc đua của riêng The Old Lady, nay đã có những kẻ thách thức là Inter Milan, Napoli, Fiorentina hay Roma.

Nên nhớ, sau 10 vòng đấu đầu tiên, AS Roma mới là đội dẫn đầu với 11 điểm nhiều hơn Juventus. Nhưng “điên rồ” theo đúng nghĩa hậu vệ Juve đã đề cập là việc CLB đã thắng 24 trên 25 trận sau đó. Mở màn bằng trận thắng Torino vào ngày sinh nhật của CLB, 01/11/2015. Kể từ đó, Bianconeri giành 73 trên tổng số 75 điểm tuyệt đối. Những đối thủ cạnh tranh đầu mùa đều giương cờ hàng.

Inter Milan bay cao đầu mùa nhờ hàng thủ chắc chắn, sau trận thua Lazio 1-2 trước kì nghỉ Giáng Sinh và năm mới đã tụt dốc. Hiện tại, Nerazzurri chỉ đứng thứ 4, cách top 3 khoảng cách 7 điểm. Trong khi, Serie A chỉ còn ba vòng đấu nữa. Trường hợp tương tự xảy ra với những ứng viên khác; Roma đứng thứ 3 và Fiorentina thứ 5.

Tại lượt đi, Napoli đánh bại Juventus 2-0. Lượt về là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bianconeri thắng 1-0 với bàn thắng duy nhất của Simone Zaza. Napoli bắt đầu trượt dốc. Kể từ trận thua Juventus, đội bóng miền Nam chỉ thắng duy nhất một trận trên sân nhà San Saolo. Thậm chí, trong 5 vòng đấu gần nhất, Napoli đã để thua tới 3 lần, chỉ hơn Frosinone (4 lần). Napoli vẫn trượt dốc, bất chấp họ đang sở hữu chân sút đứng đầu danh sách vua phá lưới giải đấu, Gonzalo Higuain. “Higuain không thể lặp lại một mùa giải như này được”, huyền thoại Maradona trả lời TV Station Piuenne. Cầu thủ Nam Mỹ đã ghi 30 bàn trong 32 trận đấu nhưng vẫn không thể giúp Napoli vô địch.

Ngay cả người hùng Higuain cũng không thể giữ được sự bình tĩnh trước chặng marathon điên rồ của Juventus. Anh bị cấm thi đấu 3 trận sau khi phản ứng trọng tài trong trận thua 1-3 trước Udinese. Và ngày trở lại thi đấu của tiền đạo Nam Mỹ là một ngày buồn. Napoli thua Roma 0-1 qua đó Juventus chính thức vô địch Serie A.

Đầu tháng 4, Napoli đã tẩy chay Mediaset vì hãng truyền hình Italy tiết lộ việc Higuain không ra hạn hợp đầu với CLB. Kể từ đó, Napoli không đưa bất cứ lời bình luận gì với báo giới, bao gồm cả việc Juventus vô địch. Bởi CLB hiểu rằng họ đã mắc nhiều sai lầm trước cơ hội soát ngôi Juve. Đồng thời, những kẻ nổi loạn của Serie A cũng chấp nhận sự thật không thể đối đầu trước chặng marathon “điên rồ” của Bà đầm già thành Turin. Juve luôn là nhà vô địch Italy.

[Viết cho Petro Times]

28 tháng Tư 2016

Từ việc Conte lấy vợ…

Ngày 10 tháng 6 vừa qua, HLV Antonio Conte và người bạn gái lâu năm Elisabeth Muscarello đã cùng trao nhau lời thề nguyện sống trọn đời dưới sự chứng giám của Chúa tại nhà thờ Custodian Angels, Torino. Có rất nhiều người không khỏi ngạc nhiên với quyết định kết hôn của một quý ông hào hoa, tài năng như Conte … ở tuổi 43.

Tại Italia, đất nước mà tình yêu chứ không phải sự chung thuỷ được tôn thờ và yêu quý, họ tôn vinh những gì thuộc về rung động trái tim và những cảm giác nhất thời như tình yêu đầu mãnh liệt của Romeo và Julet ở Verona, khi ấy Romeo mới 16 khi yêu nàng Juliet ở tuổi 14, tình yêu mãnh liệt tới mức đã phải khiến cho đại thi hào người Anh lấy nguyên mẫu để viết một vở nhạc kịch với cái tên “Romeo và Juliet”. Cả Conte và người vợ mới cưới cả chiến lược gia người Ý cũng không phải ngoại lệ. Năm 2009 khi nhận lời tham gia phỏng vấn báo chí Italia, Elizabeth thú nhận: “Khi tôi 15 tuổi thì có một anh chàng 21 tuổi dọn đến ở ngay gần nhà tôi. Anh chàng đó chính là Conte và thường hay trêu đùa tôi. Từ đó chúng tôi quen nhau. Khi Conte chuyển sang Juventus thì chúng tôi ít liên lạc hơn. Cách đây 9 năm, chúng tôi gặp lại nhau và tình yêu nảy nở”.

Nhưng yêu và kết hôn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau đối với người Ý. Những người trẻ tuổi ở đất nước hình chiếc ủng yêu tới điên cuồng với những lời thề non hẹn biển, với những chiếc khoá tình yêu trên cây cầu Milvio ở Roma hay cho bàn tay vào La Bocca della Verita để kiểm chứng cho trái tim của mình. Nhưng cũng tại nước Ý, có một con số thống kê khá đáng buồn “Trong vòng 20 năm qua, số vụ li hôn ở đất nước hình chiếc ủng đã tăng gấp đôi” (vậy nên các nhà lập pháp muốn rút ngắn thời gian của thủ tục ly hôn xuống còn một nửa so với hiện tại để phục vụ nhu cầu của người dân). Tình yêu chỉ dành cho những người trẻ và kết hôn cũng là một khái niệm khá xa xỉ ở đất nước có gần sáu triệu người đang sống độc thân nhất là khi bạn là một huấn luyện viên của Juventus.

Nhắc tới nghề huấn luyện viên là nhắc tới một công việc vô cùng vất vả, căng thẳng và mệt mỏi. Ông Valentic Gủardiola, cha của huấn luyện viên Pep Guardiola đã tâm sự trong cuốn sách “Barca đường tới vinh quang” của nhà báo Graham Hunter về những vất vả trong nghiệp cầm quân của con trai mình: “Cristana Guariola thường phải lái xe đón chồng vào lúc 11 giờ đêm khi anh vẫn miệt mài hướng dẫn các học trò cho trận cầu tiếp theo. Pep rời nhà vào mỗi buổi sáng lúc 8 giờ và thường về nhà vào lúc 4 hay 5 giờ sáng với mỗi trận đấu sân khách và 23 giờ đêm với những ngày làm việc bình thường”. Nếu ở Tây Ban Nha công việc HLV đã rất vất vả thì ở Ý lại càng vất vả bội phần vì người Ý họ nói về bóng đá suốt cả ngày, với họ bóng đá là tất cả, họ phát cuồng bóng đá như thể đó là một thứ tôn giáo họ tôn sùng và những thứ áp lực của dư luận, truyền thông tới những căng thẳng kịch tính của mỗi trận đấu cho tới kí kết đủ loại hợp đồng kí kết hoặc mua bán, thương tích của cầu thủ và cả những mối quan hệ cấp cao đủ làm những người khoẻ mạnh nhất phải kiệt sức. Vậy nên việc khó khăn bậc nhất đối với Antonio Conte là dành thời gian cho gia đình mình như thế nào, liệu người vợ có đủ cảm thông với người chồng khi mà họ chỉ được gặp nhau từ lúc 11 giờ đêm (có khi là 4 giờ sáng) tới 8 giờ sáng ngày hôm sau, liệu có đứa con nào chấp nhận một người bố không thể cùng nhau chơi đùa vào mỗi buổi chiều đi học về? Conte hiểu tất cả chứ, anh rất yêu Elisabeth Muscarello và bé Victoria, anh không muốn vợ mình phải đau khổ với quyết định cưới anh và anh nhận ra một điều: cả hai cần phải có thời gian để hiểu, cảm thông và chia sẻ những khó khăn với nhau. Thời gian đã chứng minh tất cả. Họ sinh ra là cho nhau. Trong suốt 9 năm yêu nhau Muscarello và Conte không để xảy ra bê bối nào. Năm 2007, tình cảm của họ được nâng tầm khi người đẹp này sinh cho Conte bé gái Victoria Conte.

Vượt qua bao thử thách, gian khổ, cuối cùng họ đã đến được với nhau. Dẫu biết nước Ý bây giờ đâu còn là thời đại Romeo và Juliet, khi mà tỷ lệ số người độc thân ở Italia tăng lên một cách chóng mặt (nghĩa là họ sẵn sàng FA còn hơn chết bi thảm như Romeo) nhưng tôi vẫn muốn chúc cho Conte và Elisabeth Muscarello sẽ sống hạnh phúc mãi mãi về sau như hồi kết có hậu cho một cuộc tình đẹp như trong những phim hoạt hình Walt Disney thời thơ ấu…

Trong tiếng Ý, lời chúc mừng phổ biến nhất trong đám cưới là Felice nozze. Vây nên Felice nozze di Conte!

[Viết cho Thể thao & Văn hóa]

14 tháng Sáu 2013

Thuần Việt

Mỗi thời có cách ăn, cách mặc khác nhau. Phong tục cũng từng thời khác nhau.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy bản sắc văn hóa dân tộc là gì ? Thuần Việt là gì ?

Câu hỏi to đùng trong đầu sau buổi tối được nghe anh Trần Quang Đức đàm đạo ?

15 tháng Mười một 2014

Về Trương Anh Ngọc

Nhanh thật, 1 năm bức ảnh này rồi, chụp cùng thần tượng của minh, chú Blv Anh Ngọc và chữ ký của chú trên cuốn “Nước Ý câu chuyện tình của tôi”, cũng là một trong những người ảnh hưởng tới quyết định theo nghiệp báo của tôi,

Cơ duyên như thế nào à, thì tham gia 1 cuộc thi viết trên fanpage của chú, đề bài viết về câu lạc bộ Arsenal ( hồi ấy Arsenal sắp sang Việt Nam ), viết rồi thì gửi đăng, được lọt lào top 2 bài hay nhất và phần quà ( về mặt tinh thần ) là một buổi càe nói chuyện bóng đá với chú ( đồng thời cũng là 1 món quà sinh nhật bất ngờ mình tặng ông bạn Giao Thong Tao cũng rất mê giọng bình luận của chú và anh em đang phấn đấu 2 năm sau thi Người truyền lửa trên K+ )

Nói là ngồi cafe nói chuyện bóng bánh với mọi người mà cả buổi toàn mình với chú ngồi nói chuyện với nhau về Italia ( hết bóng đá lại văn hoá, thần thoại Hy Lạp-La Mã hay cả Thiên chúa giáo, ẩm thực, thời trang đủ kiểu rồi sau đó không hiểu sao quay sang nói chuyện Huyền Chip – Xách Balô lên và đi ). Rất vui vì được có cơ hội nói chuyện không chỉ là thần tượng mà còn là 1 con người từng trải, đi nhiều, biết nhiều, vốn kiến thức hiểu biết rộng, sâu rất đáng nể, đáng học hỏi.

Đây cũng là 1 cột mốc minh đánh dấu như là lần đầu tập viết lách và cũng khởi đầu muộn nhưng cũng không sao, nhớ cả cái hồi điên cuồng viết viết viết về bóng đá Ý, văn hoá Ý. Coi như đây là 1 thời để nhớ.

Link bài viết dự thi Arsenal của mình, bài cũng lâu nhưng gửi tặng tất cả những người yêu bóng đá đẹp

Link kết quả xếp hạng bài viết của mình trên fan page Blv Anh Ngọc

12 tháng Mười một 2014

Thơ Lưu Quang Vũ

“Sớm mùa Đông tôi ra phố tìm em

Vẫn không hiểu vì sao em đã đến

Tôi mong em từ ngày thơ xa lắc

Tôi đợi em trên mọi ngã ba đường

Tôi gọi em khản giọng những đêm sương

Em thuở ấy nơi nào em có biết

Sao ngày xưa ta chẳng đến cùng nhau”

9 tháng Mười một 2014

Thư viện ở Hà Nội dịp hè: Nơi đông đúc, chỗ “đìu hiu”

Phần lớn độc giả nhí của Hà Nội đang đổ dồn tới thư viện thành phố trong khi các thư viện quận lại rất thưa vắng bạn đọc, dù địa điểm thuận tiện ngay khu dân cư.

Dịp hè, ngoài những địa điểm sinh hoạt, vui chơi bổ ích cho thanh thiếu nhi như trung tâm thanh thiếu nhi, Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội với các lớp năng khiếu, rèn luyện thể chất, kỹ năng sống và kỹ năng mềm…, các thư viện được đông đảo phụ huynh lựa chọn cho con tới trong dịp hè.

Quan sát thực tế cho thấy phần lớn độc giả nhí của Hà Nội lại đang đổ dồn tới thư viện thành phố Hà Nội tại hai địa điểm 47 Bà Triệu và 2b Quang Trung, Hà Đông. Trong khi đó, các thư viện quận lại rất thưa vắng bạn đọc, dù địa điểm thuận tiện ngay khu dân cư.

Nhộn nhịp thư viện thành phố

Rất nhiều gia đình Thủ đô dẫn con em đến Thư viện Hà Nội đăng kí thẻ đọc, mượn sách trong mỗi dịp hè. Vì vậy, số lượng độc giả tại Phòng Phục vụ Thiếu nhi (Thư viện Hà Nội) tăng mạnh dịp này. Chị Trần Thị Thanh Lam, Trưởng phòng Phục vụ Thiếu nhi cho biết: Mỗi ngày Phòng đón từ 250-270 trẻ đến đọc sách. Những ngày cao điểm, con số này lên tới 400 bạn nhỏ. Trong khi đó, mỗi ngày thứ Bảy trong năm học, Phòng chỉ đón tối đa 180 – 200 bạn nhỏ đến Thư viện.

Anh Đỗ Văn Quyết, cán bộ Phòng làm thẻ (Thư viện Hà Nội) chia sẻ: Cứ đến dịp hè, số lượng trẻ được bố mẹ đưa đến làm thẻ thư viện tăng gấp nhiều lần so với thời gian trong năm học. Trung bình mỗi ngày, anh Quyết làm thẻ thư viện cho khoảng 70 bạn nhỏ.

Vào dịp hè, phòng Phục vụ Thiếu nhi thường thực hiện nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực phục vụ các độc giả nhí, trong đó có các trò chơi nhận diện tác phẩm, tổ chức viết về trải nghiệm đọc sách… “Cuối tháng hè, Thư viện sẽ tổ chức chấm thi và trao giải cho những bài thi cảm động, chữ đẹp nhất và viết về nhiều sách nhất cho các em. Các hoạt động này đã góp phần khích lệ các em thêm yêu sách và mở rộng tâm hồn với thế giới xung quanh qua những trang sách”, chị Thanh Lam chia sẻ.

Những hoạt động hè của Thư viện Hà Nội nhận được những phản ứng tốt từ các độc giả nhí. Nguyễn Vương Linh, 8 tuổi hớn hở khoe: “Mùa hè năm trước, em về quê nhưng năm nay em đã xin phép mẹ để được ở nhà để lên thư viện thường xuyên”. Bên cạnh đó, rất nhiều gia đình ở xa vẫn lựa chọn Thư viện Hà Nội như một điểm sinh hoạt hè cho con cái. Gia đình chị Trần Mỹ Bình ở cách xa thư viện Hà Nội 9 km nhưng hầu như ngày nào hai con gái của chị cũng xin mẹ cho đến thư viện để đọc và mượn sách. Chị Bình tâm sự, rất may cơ quan chị ở gần thư viện nên mỗi buổi sáng, chị đều đi sớm hơn 15 phút, đưa con vào Thư viện rồi mới đến cơ quan. Chị Nguyễn Thúy Hiền, nhà ở quận Hai Bà Trưng cũng thường cho con trai lên thư viện 3 – 4 ngày/tuần…

Nỗi buồn thư viện cấp quận

Mùa hè này, hai chị em Nguyễn Như Phương, lớp 7 và Nguyễn Tâm Tuệ, lớp 5 dành phần nhiều thời gian ở Thư viện Hà Nội. Trước đó, phụ huynh của hai em cũng cho các em làm thẻ của thư viện quận Hoàng Mai ngay gần nhà. Tuy nhiên, các em chỉ tới vài buổi rồi bỏ hẳn. Em Nguyễn Như Phương giải thích: Thư viện quận Hoàng Mai rất ít độc giả, ít sách thiếu nhi hơn so với thư viện Hà Nội. Các em cũng không có bạn đọc chung nên buồn, không còn muốn tới thư viện nữa.

Chị Tạ Thị Thúy, cán bộ thư viện quận Hoàng Mai cho biết, hiện nay số lượng trẻ em tham gia sinh hoạt hè ở thư viện quận vẫn còn hạn chế. Cả thư viện chỉ có 6.000 đầu sách với đối tượng phục phục đa dạng, bao gồm cả sinh viên, nghiên cứu sinh và các bác hưu trí, nhưng sách dành cho thiếu nhi quả thực rất ít. Đây cũng chính là lí do mà thư viện quận Hoàng Mai không thu hút được đông đảo thiếu nhi tìm đến. Ngoài ra, không gian thư viện cấp quận chưa có không gian đọc dành riêng cho trẻ em như phòng phục vụ thiếu nhi như Thư viện Hà Nội nên việc trẻ em không “mặn mà” thư viện cấp quận không phải là điều bất ngờ.

Do đó, hầu hết trẻ em trong cụm dân cư ngay gần thư viện cũng không biết tới sự tồn tại của thư viện ngay ở nơi mình đang sinh sống. Em Đặng Hữu Long, 10 tuổi, nhà ở tổ 56C, phường Tương Mai, nhà em chỉ cách thư viện khoảng 100m và hàng ngày thường xuyên chơi đùa ở khuôn viên nhà văn hóa, nhưng không biết tới sự tồn tại của thư viện. Em chia sẻ: Bố, mẹ em cũng không khuyến khích em tới tham gia sinh hoạt hè ở thư viện quận.

Không chỉ vắng độc giả như thư viện quận Hoàng Mai, thư viện quận Đống Đa còn đang ở trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp và buộc phải đóng cửa. Chị Nguyễn Hồng Nhung, cán bộ thư viện quận Đống Đa giải thích: Trần bị ngấm, rất nguy hiểm cho độc giả nên thư viện buộc phải đóng cửa sửa chữa.

Thư viện quận gần nhà đóng cửa để sửa chữa đã khiến chị Nguyễn Thị Thanh (quận Đống Đa) không thể cho con sinh hoạt hè tại đây để thuận tiện việc đi lại. Hàng ngày, chị lại phải di chuyển xa hơn, đưa con tới thư viện thành phố sinh hoạt. Chị Nguyễn Hồng Nhung, cán bộ thư viện quận Đống Đa cũng chưa thể nói chắc chắn về ngày thư viện hoạt động trở lại. Để phục vụ nhu cầu cho số độc giả, thư viện chỉ còn giải pháp tình thế: Các em liên lạc với thủ thư trước khi tới mượn sách.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, nhu cầu đọc của các em rất đa dạng. Tuy vậy, trước thực tế “đìu hiu” của thư viện cấp quận, sự thiệt thòi lại thuộc về trẻ em. Hệ thống thư viện cấp quận cần tự chuyển mình để lôi kéo những độc giả nhí trở lại, để mùa hè thực sự là thời gian vui chơi bổ ích của các em.

Viết hồi đi thực tập (ảnh chụp cũng hồi đi thực tập)

https://bnews.vn/thu-vien-o-ha-noi-dip-he-noi-dong-duc-cho-diu-hiu-/47933.html

18699045_1300056963423916_248555579_o_1300056963423916

14 tháng Sáu 2017

Dũng cảm

Đôi lhi nhiều hứng thú, sở thích, đam mê quá mệt thật. Như kiểu “Lắm mối tối nằm không”, cuối cùng cũng chẳng đâu vào đâu cả.

Dũng cảm từ bỏ nhiều thứ và chọn lấy bản ngã của bản thân

9 tháng Mười một 2014

Khơi cái nguồn hứng khởi

Hôm nay học Cơ sở văn hoá do thầy Dũng bên Văn hoá học giảng dạy hay vô cùng. Ở trường mình luôn dành tình cảm cho môn Văn hoá học của thầy Quyến và Cơ sở văn hoá Việt Nam.

Lí do là gì ư ? Đó là cái cách các thầy khơi ra cái nguồn hứng khởi tìm tìm kiến thức của sinh viên. Được nghe các thầy nói chuyện chia sẻ những kiến thức quá ư là sướng.

Rồi tự nhiên lại thấy hơi hơi tủi thân vì phải thỉnh thoảng lắm mình mới tìm được một người nói chuyện kiến thức. Đó là người bạn thân Quân hay ông anh Duy Bình Phạm mỗi lần anh em ngồi cafe chém gió hay đôi lúc chả vì cái gì cứ vừa đi lượn lờ vừa nói chuyện. Từ chuyện bóng đá Tây Ta rồi đến những chuyện hậu trường vui vui như anh cầu thủ này đang ngoại tình hay ăn kem trước cổng, hay cả mấy chuyện bên đó họ đào tạo bóng đá trẻ ra sao. Hết bóng bánh lại nói chuyện lịch sử văn hoá, rồi nói chuyện thế sự, buồn buồn lại chém gió văn chương bình phẩm phê bình loại đường phố,… Thế chẳng bao giờ hết chuyện mà các buổi ấy chả hôm nào có nội dung trùng lặp với bữa trước 🙂

Rồi cả trên Facebook, mình thì không nghĩ đó là xấu xí đưa chuyện hay vô bổ. Vì ở đó mình thường xuyên có những cuộc nói về kiến thức, được phản biện rất vui.

Nhớ lại rằng đã hơn một lần mình đọc được ai đó hùng hồn nói rằng thế hệ chúng ta là thế hệ bỏ đi, hay thế hệ bị nhìn nhận một cách bất công. Mìng thì không nghĩ như vậy, mà nghĩ đó âu cũng là cái động lực để tự phát triển hoàn thiện bản thân. Và tự cảm thấy may mắn vì được sinh ở thời đại toàn cầu hoá khi mà tri thức được công khai trên Internet và được học hỏi những tinh hoa kiến thức Đông- Tây.

7 tháng Mười một 2014

Chuyện tử tế & Tử tế là

” Chuyện tử tế” , chương trình mới của Vtc quá hay. Và cả chương trình “Tử tế là”, những dự án đầu tiên ở Việt Nam về sự tử tế. Những hành động đẹp, những dòng chia sẻ chân thành về sự tử tế giữa người-người và cả sinh vật lẫn môi trường. Xem mà tôi thấy ấm lòng vô cùng.

Nhìn vào thực tế xã hội ta đó là một quy luật dĩ nhiên. Khi mà tình hình chung của chúng ta là hội nhập quốc tế, khi kinh tế tăng trưởng vượt bậc so với thời kì bao cấp đói khổ, và cả toàn cầu hoá, nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chất lượng sống về vật chất của con người càng ngày càng cao, cái ăn cái mặc,.. đều tăng. Duy chỉ những giá trị tinh thần đi xuống, con người ta càng ngày càng sống thực dụng càng cư sử thiếu văn hoá và ít quan tâm tới người khác, sinh vật và môi trường sao ?

Tôi không tin là vậy. Còn rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt quanh ta, tôi cũng thấy vui lây mỗi lần check danh sách những chiếc vòng tử tế là những dòng chia sẻ đáng yêu về những hành động tử tế dù chỉ là nhỏ nhất : dắt người già qua đường, chỉ đường cho người lạc lối hay nhường ghế cho người cao tuổi, phụ nữ có thai và người khuyết tật trên xe bus,…

Đó chẳng phải là những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa sao ?

5 tháng Mười một 2014

Sướng không thể tả nổi :3

10636212_690956351000650_425753885413898979_n

2 tháng Mười một 2014

Bốn năm sau

Đọc FB của ông bạn mà tự nhiên nhớ World Cup và tự hỏi bản thân 4 năm sau World cup mình sẽ ở đâu, và liệu có tiến bộ hơn so vs bây giờ nhiều không về những kiến thức, vốn sống, trải nghiệm lẫn những kĩ năng phụ khác

1 tháng Mười một 2014

Happiness is a choice, not a result

“Happiness is a choice, not a result.

Nothing will make you happy until you choose to be happy.

No person will make you happy unless you decide to be happy.

Your happiness will not come to you. It can only come from you.” – Ralph Marston

2 tháng Tư 2015

Charlie Chaplin

“Chúng ta muốn sống vì hạnh phúc của người khác, chứ không phải sự khổ đau. Chúng ta không muốn sự thù ghét và khinh miệt người khác. Sự hiểu biết khiến chúng ta trở nên cay độc. Sự khôn ngoan làm chúng ta cứng rắn và tàn nhẫn. Chúng ta suy tính quá nhiều và cảm nhận quá ít”- Charlie Chaplin ( The Great Dictator ) ( Hitler được cho là đã xem phim một mình và xem lại rất nhiều lần. )

2 tháng Tư 2015

Hamvas Bela

“Chỉ một lần. Luôn luôn chỉ một lần. Luôn luôn là lần đầu tiên, luôn luôn là lần cuối cùng. Không kiếm tìm luật pháp. Trở thành tự do. Không thích nghi. Quyết định. Không là thói quen. Không là ngẫu nhiên. Phiêu lưu. Nguy hiểm. Mạo hiểm. Sự dũng cảm…đứng trên ngưỡng. Trong bước chuyển liên tục. Sống như đang chết, hoặc chết như đang sống. Kẻ nào đạt được điều đấy, kẻ đó tự do. Và nếu tự do, nó thấy không gì xứng đáng bằng cái nhiều nhất. Yêu thương.” – Hamvas Béla

27 tháng Mười một 2014

Đào Duy Anh

“Người Việt Nam đại khái… cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang… ưa hư danh và thích chơi bời cờ bạc… Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hoà thì rất tài…. rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo…” __Việt Nam văn hoá sử cương, Đào Duy Anh

9 tháng Mười một 2014

Trịnh Công Sơn

“Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trước. Càng yêu ta càng thấy: có tình yêu thì khó mà mất tình thì quá dễ. Hôm qua mới yêu nhau đấy, hôm nay đã mất rồi. Mất sạch như người đi buôn mất hết vốn liếng. Cứ tự an ủi mình khi nghĩ rằng mình đau khổ thì có một kẻ khác đang hạnh phúc. Và biết đâu cái thời gian mình được yêu thì một người khác cũng đang đau khổ vô cùng. Nghĩ thế thì thấy cuộc đời bỗng nhẹ nhàng hơn và cũng dễ tha thứ cho nhau. Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề. Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác. Phụ đời và phụ người hình như cũng vậy mà thôi. Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng mình đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi. Tưởng rằng có thể quên dễ dàng một cuộc tình nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được. Mượn cuộc tình này để xóa cuộc tình kia chỉ là một sự vá víu cho tâm hồn. Những mảnh vá ấy chỉ đủ để làm phẳng lặng bên ngoài mà thôi. Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung. Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu…” – Trịnh Công Sơn

6 tháng Mười 2014

Valentine

Photo around my life : Buon San Valentino

10991452_745635592199392_7421578235056878320_n

Chụp tháng Hai 2015

Hội năm làng Mọc

31 tháng Năm 2015

Có việc qua hội 5 làng Mọc gặp toàn bạn cũ :3

Đến lúc về tới nhà mới nhớ ra là đã quên không chụp cùng nhau kiểu ảnh nào

31 tháng Ba 2015

Tình yêu sẽ đến

Photo around my life : Ngồi im.. tình yêu sẽ đến

10426689_673349416094677_1194556847217126912_n

Chụp ngày 30 tháng Chín 2014

Đạp xe

Photo around my life : Chụp ảnh cùng các anh chị Couch Surfing trong chuyến đạp xe đi Đông Hồ, Bắc Ninh. Tổng cộng cả đi lẫn về tới nhà hơn 100km.

Mệt, đói, khát, ( mà công nhận trưa nay ăn cơm ở chùa Bút Tháp cũng ngon ghê ta ) vẫn vui tươi phơi phới, cười tươi toe toét chụp ảnh ntn nè :3

P/s : thôi mn cho a Trí đk thể hiện lần này vs “nhân tố bí ẩn”

Chụp tại nhà nghệ nhân tranh Đông Hồ : Nguyễn Đăng Chế, Thuận Thành, Bắc Ninh ( 01/09/2014)

10622899_659069957522623_5138711413577508528_n

Lần đầu đạp xe đi chơi

1798511_744216839007934_8141162472757716310_n

Tháng Tám 2014

Lễ tạ pháp tại chùa Hưng Khánh

(Minh Khuê [vì hồi đấy thích bạn này, nhắn tin nói chuyện – nhưng quãng đầu đại học còn thích một bạn tên Thanh, ở Lạng Sơn, gặp lúc thi cao đẳng (có nói chuyện trên facebook, rồi ngừng), tồ tệch nên chẳng biết nói chuyện gì với người ta] nhờ viết)

Ngày 1/9/2014, tức 8/8/2014 Âm Lịch, là năm Phật lịch thứ 2558, tại chùa Hưng Khánh đã long trọng tổ chức lễ Tạ Phát.

Lễ tạ phát lần này quy tụ hàng ngàn tăng ni, phật tử từ các chùa trong địa bàn Hà Tây hoặc Hà Nội. Lễ Tạ Phát được hiểu là tạ chương trình thuyết pháp trong 03 tháng Hạ an cư theo quy định chung của GHPGVN. Trong khai pháp an cư có khai giảng pháp Hạ và kết thúc an cư là kết thúc kỳ giảng của 3 tháng an cư.

Buổi lễ diễn ra trong không khí nghiêm trang thắm tình đạo vị

Xin phép được giới thiệu thành công của buổi lễ thông qua một số hình ảnh sau đây :

Tháng Chín 2014

Phương

Ngay từ lần đọc đầu tiên, tôi đã nghĩ ngay tới “Chênh Vênh”. Đây mới là bài hát phù hợp nhất để dành cho tình yêu của Phương, không phải Kiên.

Chỉ là một phần nhỏ:

“Em yêu anh! Như yêu cha anh. Như em là chị, là mẹ của anh. Như em vẫn yêu anh từ xưa đến giờ. Từ nay, từ tối nay, em là vợ anh. Em sẽ đi cùng anh. Em sẽ đưa anh đến cửa của chiến tranh, xem nó ra sao. Nhưng khi buộc phải chia lìa không cưỡng được thì thôi”

Lý thì hát:

“Còn chần chừ chi? Hỡi anh!

Hôn em, ôm em cho nát chênh vênh

Ừ, tình là điên-khát– say

Hôn em, ôm em sao nát chênh vênh?”

Nhiều lúc, sức mạnh ngôn từ không là gì để diễn tả hết những thứ cảm xúc trong đầu. Chẳng thế mà ông Vũ Bằng hay có lối viết kiểu “Không thể tả được”.

Chuyện của hai người tôi chưa để sức để tả lại, chỉ xin âm nhạc vang lên, khơi mở phần nào đó.

14 tháng Mười một 2016

Lại là Phương

Song hành cùng quá trình viết tiểu thuyết của nhân vật Kiên là sự viết của Bảo Ninh. Suốt nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn luôn biết phải viết về cuộc chiến tranh tang tóc qua những người nữ. Có rất nhiều nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến tranh: Cô giao liên không tên, nữ cảnh sát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, người thương, thương binh Kiên gặp trên chuyến hỏa xa trở về Hà Nội,… Nhưng không thể có nhân vật nữ nào nổi bật bằng Phương, người Kiên yêu.

Phương 17 tuổi khác Kiên 17 tuổi vì cô biết chiến tranh là gì ngoài những khẩu hiệu và lý tưởng cao thượng. Ta không thể quên buổi tối Kiên và Phương đi tắm. Phương đã cố gắng trì níu quyết tâm của Kiên. Nhà văn Annatole France từng viết rất hay: Vì không muốn cho dân tộc Pháp tuyệt vong nên vị thần xứ sở đã nặn ra những người đàn bà khơi dậy những dục vọng bất tận. Người nữ khác với người nam. Và Phương cũng lặp lại hành vi giống loài: Bằng cơ thể mình cô trao cho Kiên, Phương những muốn cho Kiên thấy vị ngọt ngào của mối tình, trì níu bước chân anh.

Phương, cô gái lạc loài của thời đại.

18 tháng Mười hai 2017

Tuổi trẻ

– Việt Nam dạo này đá đúng như tuổi trẻ

– Là sao ?

– Là nhiệt huyết là vấp ngã, sai lầm, thành công đò đến những khi tưởng không thể và thất bại nhiều lúc tưởng chắc ăn.

( Lời nói chuyện điện thoại của ông bạn Giao Thong Tao )

Có lẽ là vậy.

Nghĩ nhiều lúc thấy đúng là bóng đá có tính nhân sinh. Soi vào đó để soi lại đời, soi lại cuộc sống.

Tuổi trẻ là một cơn mưa rào mùa hạ, bạn đã từng bị cảm lạnh nhưng sẽ rất muốn sống lại cảm giác đó lần nữa.

Có ông anh đã từng nói cưới mình, nếu có lúc nào đó tốt nhất để cuộc đời dìm mày xuống, đó là lúc trẻ.

Trẻ, người ta có thời gian, người ta có đủ cái đam mê lẫn máu điên để theo đuổi một niềm tin nào.

Trẻ, người ta có vấp ngã. Không chỉ một mà cực nhiều lần. Tôi nhớ hồi học cấp 3 có lần một ai đó lên đọc diễn văn trước trường đã nói một câu rất hay : “Để có ngày hòm nay, tôi đã vấp ngã không chỉ một mà nhiều lần”

Vấp ngã hay thất bại tôi không nghĩ đó là xấu. Chỉ là xấu và hèn kém khi bản thân không thể đứng lên sau nỗi đau thua cuộc kia. Bóng đá hay ngoài cuộc sống cũng vậy mà thôi. Cứ ôm mãi một bóng hình người cũ có ích chi đâu, cứ ôm khư khư cái lỗi cũ mà không nhìn ra có đáng đánh đổi cả một tủi nhục chỉ để đổi lấy cái sự không đổi khác đâu.

Tôi không tin lắm những lời nói láo lếu mang tánh khuôn sáo bài vở, tuổi trẻ ở đâu, đó đều là những mảng trải nghiệm của mỗi bản thân từng cá nhân.

11 tháng Mười hai 2014

Sinh nhật 2013

1/8 tới là sn mềnh r. Có bao nhiêu thứ mong muốn đk mua. Nào là cuốn sách của Arsenal, cuốn ” Bóng đá những góc khuất bí ẩn ” và cả cuốn ” Tôi là con lừa ” của Phương Mai nữa =.=

30 tháng Bảy 2013

Đi miền Nam

Sáng sớm mai là lên máy bay, bh đang ngồi học chút văn hóa miền Nam. Trước khi đến vùng đất mà mình chưa biết tìm hiểu thông tin, kiến thức về văn hóa, tập tục và cả clb bóng đá ( XMXT Sài Gòn ) là rất cần thiết

24 tháng Bảy 2013

Thời gian ngắn của Diego Simeone tại Catania

Trước khi tới Aletico Madrid, Diego Simeone từng có thời gian ngắn dẫn dắt Catania và giúp CLB trụ hạng thuyết phục. 5 tháng tại Serie A đã ảnh hưởng như nào tới sự nghiệp huấn luyện bây giờ của anh?

Đăng Thành xin giới thiệu bài viết của nhà báo nổi tiếng Grey Lea trên The These Football Times. [làm tạp chí Đăng Thành & Calcio, cũng là bài thi hết môn gì đó của thầy Mai Anh Tuấn]

Thật khó để phóng đại thành tựu của Diego Simeone trên cương vị HLV Atleico Madrid. Khi cựu cầu thủ Argentina thay thế Gregorio Manzano tại Vicente Calderon trong tháng 12 năm 2011, Los Rojiblancos đang đứng nửa trên của BXH La Liga.

Mặc dù giành Europa League và UEFA Super Cup một năm trước khi Simeone tới, vị trí thứ tư vào năm 2008 và 2009 tại La Liga là đỉnh cao của CLB trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Hơn nữa, mùa giải trước khi Simeone tới, Atletico Madrid đã xếp sau Valencia, Sevilla, Villarreal và Athletic Club. Đội bóng kết thúc ở vị trí thứ bảy, kém 38 điểm so với nhà vô địch Barcelona và chỉ hơn nhóm xuống hạng 15 điểm.

Thực tế, Atletico đã chen vào cuộc đua vô địch La Liga – vốn bất khả xâm phạm với những đội bóng không phải Barcelona và Real Madrid – bằng cách nâng cao chiếc cúp chiến thắng chỉ sau ba năm dưới triều đại của Simeone không phải là chuyện giật gân đơn thuần. Người đàn ông có biệt danh là “Cholo” đã giành Copa del Rey thứ mười của CLB, vô địch Europa League và UEFA Super Cup trong hai mùa đầu tiên dẫn dắt Aletico. Chưa kể, ông đưa đội bóng Tây Ba Nha lọt vào chung kết Champions League 2014. Nhưng ngôi vương La Liga mới là đỉnh cao. Sau tất cả, bạn không thể nói chức vô địch của Aletico chỉ là may mắn. Thực tế, đội bóng đã chiến đấu suốt 38 vòng của mùa giải, bất chấp liên tục chảy máu nhân tài và khó khăn về tài chính (liên quan tới Barcelona và hàng xóm Real Madrid). Đây là điều chưa hề có tiền lệ trong lịch sử giải đấu.

Simeone mới 45 tuổi và đây đã năm thứ tư của anh tại Madrid. Điều này rất dễ làm bạn quên mất Simeone đã từng huấn luyện năm CLB trước đó. Sự nghiệp cầm quân của anh bắt đầu ở quê nhà Argentina. Bốn mùa giải tại đây, ông làm việc tại bốn đội bóng khác nhau: Racing Club, Estudiantes, River Plate và San Lorenzo. Sự thành công trên cương vị HLV của cựu tiền vệ này có cả những thất bại. Chức vô địch cùng Estudiantes và River Plate đã tới sau thời gian cực kỳ đáng thất vọng tại San Lorenzo. CLB đứng thứ bảy dưới sự dẫn dắt của Simeone, mặc dù đã dẫn đầu mùa giải trước.

Nam Mỹ có thể đã góp phần 9 trong 20 chức vô địch World Cup, kể từ khi giải đấu bắt đầu năm 1930. Nhưng chất lượng của  những giải vô địch quốc gia tại châu lục này vẫn kém xa Châu Âu. Không có gì ngạc nhiên khi Simeone quyết định vượt Đại Tây Dương, năm 2011, để phát triển nghiệp huấn luyện.

Năm 1990, trong lần đầu tới Châu Âu, cầu thủ khi ấy là Simeone đã chọn Pisa. Cũng như thời còn chơi bóng, anh tiếp tục chọn Italy làm điểm dừng chân đầu tiên. Sau đó, người đàn ông 40 tuổi đã dành chỉ năm tháng tại Catania, miền đông Sicily. Nhưng quãng thời gian ngắn đó đã góp phần làm nên một HLV Simeone như ngày hôm nay. “Catania là một nơi đáng học hỏi”, cựu cầu thủ người Argentina khẳng định cuối tháng chín. “Tôi lớn lên giữa những khó khăn. Aletico của tôi thừa hưởng rất nhiều lòng dũng cảm và những ý tưởng từ Italy”.

Simeone được chỉ định dẫn dắt Elefanti tháng 1 năm 2011. CLB khi ấy đang ngấp nghé vị trí xuống hạng. Việc Catania sa thải người tiền nhiệm, Marco Giampaolo được coi là khắc nghiệt và quá sớm. Nhưng sự lựa chọn Simeone, thay vì những ứng viên người Ý như Franco Colomba và Claudio Gentile, là hoàn toàn hợp lý. Đội hình khi ấy của Catania gồm 12 cầu thủ Argentina – bao gồm Mariano Andujar, Alejandro Gómez và Pablo Álvarez, những người đã từng làm việc với Simeone tại Nam Mỹ.

“Tôi chưa bao giờ rời đi”, Simeone trả lời phỏng vấn tại buổi ra mắt CLB, liên quan tới tám năm anh gắn bó với bán đảo Italy trên tư cách  cầu thủ cùng Pisa, Inter và Lazio. “Tôi đã giữ liên lạc với đất nước và với Serie A, và tôi hy vọng sẽ mở một chu kỳ lâu dài cùng Catania”.

Than ôi, phát biểu trên không đúng trong thực tế. Nhưng dù sao, quãng thời gian tại Catanina cũng mang tới thành công lớn cho CLB và cả Simeone. Những kiến thức của Cholo đến từ đất nước và nền bóng đá Italy là vô giá.

Với Catania sa lầy, vật lộn trong cuộc chiến chống xuống hạng, Simeone không có quyền được khởi đầu chậm chạp để thích nghi. Từ buổi tập đầu tiên ngày 20/01 trở đi, mỗi ngày đều rất quan trọng. Chiến thuật và phong cách chơi bóng của Atletico hiện rất nổi tiếng. Los Rojiblancos đề ra một hệ thống bẫy pressing, phòng ngự như những chiến binh và hiệu quả trong phòng ngự phản công. Rất nhiều đội bóng đã cố sao chép lối đá của Aletico. Simeone là người thực dụng, hoàn toàn không giáo điều. Anh hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng cầu thủ trước khi đưa ra một hệ thống chiến thuật.

Tại Atletico, anh thường sử dụng sơ đồ 4-4-2. Nhưng tại Catania, anh đã dành nửa cuối mùa giải 2010-11 luân chuyển giữa hai sơ đồ 4-2-3-1 và 4-3-1-2 – đồng nghĩa sơ đồ 4-1-4-1 của người tiền nhiệm Giampaolo đã bị gạt đi. Việc làm này cho phép khôi phục vị trí của playmarker Adrian Ricchiuti, đã bị HLV Italy bỏ rơi trước đó. Ricchiuti được bố trí thi đấu như một trequartista. Nhiềm vụ của anh là kết nối tuyến tiền vệ và hàng công, đồng thời tạo cơ hội ghi bàn bằng những đường chọc khe sắc sảo cho Maxi Lopez, Gonzalo Bergessio hay Francesco Lodi ở phía trước.

Mặc dù Simeone đã chứng tỏ sự linh hoạt trong bố trí đội hình từ thời gian làm việc tại Catania, song anh vẫn khăng khăng không muốn “làm cho bản thân lỗi thời với những chiến thuật cứng nhắc”. Đồng thời, cựu cầu thủ Inter Milan khẳng định những nhà cầm quân chưa bao giờ có được sơ đồ ưu thích “một thực tế đơn giản, chúng ta phải thích nghi với những thứ hiện có, chứ không phải những thứ bản thân ưu thích”. Cách tiếp cận tổng quát của Aletico – đã trở nên nổi tiếng tại Tây Ba Nha – thể hiện rõ ràng trong thời gian Simeone dẫn dắt Catania.

Elefanti phòng ngự co cụm. Hai trong số những cầu thủ Ezequiel Schelotto, Giuseppe Mascara, Raphael Martinho và Alejandro Gómez,  được trông chờ đối phó khi đội nhà mất quyền kiểm soát bóng. Trong khi đó, Ricchiuti và tiền đạo trung tâm – thường xuyên không phải Lopez – di chuyển trở về khu vực giữa sân để ngăn chặn những đường chuyền trung lộ chứ không phải là pressing những trung vệ đối phương. Đây là chi tiết đáng chú ý trong cách chơi của Atletico vài mùa giải qua.

Catania, nói chung hạnh phúc, khi nhường bóng để đối thủ kiểm soát không gian. Rồi tăng tốc nhanh chóng để thực hiện những tình huống phản công. Các cầu thủ có thể không được đánh giá cao, nhưng xem Catania của năm 2011 giống như theo dõi Atletico năm 2014. Đều có những yếu tố như kỷ luật, mãnh liệt và gắn kết.

Trong 4 trận đầu tiên của Simeone, CLB chỉ thu về một điểm duy nhất. Những thất bại bạc nhược trước hai đối thủ cạnh tranh trong cuộc chiến trụ hạng là điềm báo cho những khó khăn của nghiệp huấn luyện trước mắt. Catania chỉ nhiều hơn vị trí 18 đáng sợ một điểm trong thời điểm đội bóng tiếp đón Lecce, giữa tháng hai. Nhưng với chiến thắng 3-2 đầy kịch tính, Simeone cuối cùng cũng nhận ra những dấu hiệu.

Sau đó, Catania đã giành chín điểm trong ba trận đấu trên sân nhà Stadio Angelo Massimino – bao gồm cả trận thắng 4-0 trước kình địch Parlermo. Nhưng phong độ sân khách của đội bóng vẫn đáng thất vọng, Elefanti chỉ kiếm được bốn trên tổng số 45 điểm tuyệt đối. Tuy nhiên, một sự thay đổi tích cực đã diễn ra. Catania hơn ba đội trong khu vực nguy hiểm bốn điểm, khi mà giải đấu chỉ còn 5 vòng.

Trước thời điểm Simeone nuôi dưỡng tinh thần mãnh liệt của đội bóng, Catania là một tập thể gồm những tài năng nhưng không được phát triển vì những rắc rối nội bộ dưới thời Giampaolo. Cholo sẵn sàng sử dụng chiến thuật của kẻ yếu thế (underdog) để nhường quyền kiểm soát bóng cho đối phương. Aletico cầm bóng trung bình 49%, một con số phi thường đối với đội bóng giành chức vô địch La Liga.

Simeone tạo ra một Cantania với tinh thần “chống đối” (us against them) đầy triển vọng; sẵn sàng lao vào bất cứ chỉ trích nào của giới truyền thông hoặc những quyết định bất lợi của trọng tài như là bằng chứng của việc người khác không muốn đội bóng đảo Sicilia thành công. CLB cũng phát triển thái độ không từ bỏ (never-say-die attitude) đáng ngưỡng mộ. Thái độ đáng ngưỡng mộ đó đến từ những chiến thắng trước Lecce và Genoa cùng hai trận hòa quan trọng trước Juventus và Bari. Những trận đấu của Catania ngày càng giống phong cách riêng của người thầy Simeone: Đầy tỉnh táo, sự hung hãn và cả những mánh khóe chiêu trò.

Vị trí an toàn của Catania được đảm bảo vào tháng năm với ba chiến thắng liên tiếp trước Cagliari, Brescia và Roma. CLB kết thúc mùa giải với 46 điểm, một cuộc tẩu thoát tuyệt vời. Mặc dù còn một năm hợp đồng, Simeone chính thức chia tay Cantania tháng sáu. Sau đó, ông trở về quê nhà Argentina một thời gian ngắn dẫn dắt Racing Club. Tháng 12, Cholo là HLV mới của Aletico Madrid.

Sẽ là đơn giản thái quá khi cho rằng những thành công tại Aletico hoàn toàn dựa trên những gì Simeone học được trong thời gian huấn luyện Catania. Hai đội bóng tuy có những khác biệt chiến thuật đáng chú ý – Elefanti sử dụng một số 10 cổ điển trong khi Aletico thì không – nhưng cùng chung một đặc tính về lòng dũng cảm và sự gắn kết.

Kinh nghiệm của Simeone tại Serie A đã cho anh chỗ đứng tại Châu Âu. Thật vậy, chỉ sáu tháng sau khi rời Sicily, Simeone được bổ nhiệm làm HLV Aletico. Mặc dù quyết định trên đến đến rất nhiều từ mối quan hệ của anh với đội bóng và thành công trong công việc huấn luyện tại Nam Mỹ, nhưng khoảng thời gian ngắn của Simeone tại Cantania chắc chắc cũng thuyết phục BLĐ rằng anh là sự lựa chọn đúng đắn.

Có lẽ, Simeone là một trong những HLV được đánh giá cao nhất trong thế giới bóng đá hiện tại. Rồi đây, khi Aletico không còn đủ lớn và anh quyết định rời đi để tìm một thử thách mới, một loạt những đội bóng sẽ xếp hàng để có được chữ ký cựu HLV Catania.

Bundesliga hoặc Premier League là những bến đỗ đầy tiềm năng. Nhưng cựu cầu thủ Argentina vẫn giữ tình cảm đối với những đội bóng cũ, Inter và Lazio, cũng giống như những gì ông đã làm với Aletico sau 150 trận khoác áo CLB. Simeone luôn luôn có những phát biểu tích cực về thời gian tại Italy – luôn là một hình ảnh đầy máu lửa nhưng cũng ranh ma trên cả cương vị cầu thủ lẫn HLV. Serie A cũng lâu rồi không gặp lại người bạn cũ Choco, tất nhiên, trên cương vị mới.

Tháng Năm 2016

Xem Arsenal

1014395_449607508468870_1339683504_n

64796_449745191788435_828741345_n

1 trong những điều khiến mình nhớ mãi buổi tối hnay k phải chỉ là những tấm ảnh, những tiếng hò reo tới đinh tai nhức óc trên khán đài hnay nhữg người bạn mới quen nhau qua tình yêu bóng đá mà còn về anh chàng RUNNING MAN. Người lớn thường hay nói rằng ” Đừng mơ mộng, truyện cổ tích không bao giờ có thật đâu “. Họ nhầm rồi, nó hoàn toàn có thật đó, phải k RUNNING MAN ?

18 tháng Bảy 2013

Trong lúc đá pes

Chiều nay đá Pes ngộ ra 2 điều :

1/ K bao giờ nên cho Torres đá ( Torres, yêu thì yêu thật nhưng đá ngu quá, k thể cho vào đk )

2/ Hãy tin Balotelli, chắc chắn sẽ thành công

Ngộ ra 2 điều này thì đã quá trễ :((

3 tháng Bảy 2013

Sự kiện hay ho

Đây là 1 sự kiện khá hay ho dành cho teen mình ( theo nhà sử học kiêm chính trị học Mai Xuân Quân )

2 tháng Bảy 2013

Xem Ý đá bóng

1-0 cho tuyển Ý rồi. Tự dưng nhớ lại nhận xét của người Đức về bóng đá Ý ” người Ý rất khó lường vì bàn thắng của họ luôn đến từ cõi hư vô “. Bàn mở tỉ số đã chứng minh rõ điều đó, chả ai ngờ, hơ hơ 🙂

30 tháng Sáu 2013

Huyền Chip (2)

Lần nào đọc tới đoạn này đều buồn cười quá :))

1013897_442269222536032_687788756_n

28 tháng Sáu 2013

Huyền Chip (3)

Lần nào đọc lại Xách balo lên và đi của chị Huyền Chip đều thấy thật dễ chịu thoải mái. Đọc truyện này trước khi ngủ là hợp lí nhất 🙂

G9

27 tháng Sáu 2013

Nhớ lại đợt thi lên cấp ba

Tuần sau là thi á ? Văn học chả đâu vào đâu cả, lộn cái bàn. Bạn nào phòng 18 hội đồng Hy Văn thi THPT Lê Quý Đôn giúp đỡ nhau nhá 🙂

Hnay thấy mấy bạn 98 tất tả chuẩn bị cho kì thi lớp 10 nhớ lại cảm giác ngày này 2 năm về trước 🙂

16 tháng Sáu 2013

Barca: đường đến vinh quang

Có nên trẻ trâu thức xuyên đêm đọc nốt cuốn sách mới mua ” Barca đường tới vinh quang ” không ?

Đọc sách lại nhớ tới những năm 80, 90 mà ông bà, cha mẹ hay nói, cái thời đại khan hiếm thông tin mà có khi Espana 82 kết quả trận đấu tới Việt Nam chậm hơn cả tuần. Còn bây giờ trong cái thời đại công nghệ thông tin bùng nổ 2013 khi mà tin tức từ nửa vòng Trái đất được tới mọi ngõ ngách của thế giới sau vài giây chỉ với một cú click chuột.

Tự nhiên trong cái thời đại loạn thông tin này, tôi lại muốn hoài cổ một chút và chợt nhận ra những cuốn sách THỰC hay ho gấp bội cái thứ sách ảo miễn phí trên mạng…

7 tháng Sáu 2013

Lừa đảo trên Facebook: Cần nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc

Chúng ta đang nhìn nhận quá đơn giản về cái nạn lừa đảo qua facebook.

1.

Chúng ta cần công bằng mà nhận định nạn lừa đảo qua Facebook diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Những hình thức phổ biến là lừa tiền, lừa tình và lừa đảo đánh cắp dữ liệu tài khoản mạng xã hội. Trong bài này, người viết không có tham vọng sẽ nêu lên tất cả mà chỉ tập trung vào hình thức lừa đảo nhằm đánh cắp tài khoản Facebook. 

Nếu bạn tra Google về nạn này thì sẽ tìm thấy một loạt những bài báo có tiêu đề theo motif: “Hãy cảnh giác với những loại lừa đảo trên Facebook”. Nhưng người dân biết “cảnh giác” sao đây khi những thủ đoạn càng ngày càng tinh vi và không có một hệ quy chuẩn như thế nào là lừa đảo trên facebook. 

Với những người dùng bình thường, không phải chuyên gia, cách tốt nhất để tránh bị lừa đảo là sử dụng những kinh nghiệm sống. Những trường hợp bản thân, hoặc người quen bị lừa hoặc qua báo chí phản ánh thì lần sau cạch mặt. Không bao giờ rơi vào bẫy lần nữa. 

Nhưng đây không phải một phương pháp tốt. Bởi lẽ, tội phạm lừa đảo luôn có những chiêu bài mới mẻ để đưa con mồi sập bẫy.  

2.

Đầu năm nay, có một page được những kẻ xấu lập ra dán mác một công ty ô tô danh tiếng thế giới để lừa đảo người dân. Hình thức cũng vô cùng mới mẻ: Chọn ra một người may mắn nhất đồn thời like và share bài viết để tặng một chiếc ô tô. Lý do được fanpage giả mạo đưa ra cũng chính đáng vô cùng: Mong muốn đẩy mạnh truyền thông tại Việt Nam thông qua kênh Facebook mới mẻ. 

Người dân mình chuộc đồ free lắm. Những liên hoan phim quốc tế mà phát vé miễn phí thì chen nhau giành lấy vé, dù chẳng đi xem hoặc ngồi ngủ gục giữa chừng trong rạp. Những quán trà sữa mới khai trương phát đồ uống miễn phí thì chen lấn, gây gổ hòng lấy được một cốc, dù hoàn toàn có khả năng mua với giá dao động khoảng 40.000 đồng. Của giời cho, tội gì mà không hưởng. Tới những thứ đồ bình dân như vậy dân mình còn ham, việc tặng miễn phí một chiếc ô tô thì còn khủng khiếp hơn rất nhiều. 

Cần công bằng mà viết, chẳng có người Việt Nam mà bất cứ ai thuộc quốc gia nào, đứng trước cơ hội đổi đời khó thoát khỏi lòng tham. Trong bộ phim nổi tiếng phim The grand Budapest hotel, hàng loạt những người không liên quan cũng tới dự đám tang của một quý bà xấu số nhằm “moi được” phần nào đó gia tài của người chết. 

Trong trường hợp trên, cần công bằng mà nhận định, khả năng hãng xe  này chi ra một số tiền tương đương giá trị của chiếc xe dành cho công việc truyền thông là hoàn toàn hợp lý. Và còn phương pháp truyền thông nào hiệu quả khi đánh vào tâm lý đám đông và chuộc thực dụng của người Việt bằng việc “hào phóng” tặng ai đó một chiếc ô tô hạng sang. 

Việc nghi ngờ một món quà từ trên trời rơi xuống của người dùng Facebook là cần thiết. Bởi lẽ, tới cả gói mì tôm mua ngoài chợ giá 3.500 đồng cũng là tiền do mồ hôi nước mắt của bạn hoặc gia đình làm ra. 

Thái độ cực đoan không tin bất cứ thứ tốt đẹp nào trên Faecbook nhằm tránh bị lừa của người dùng đôi khi không phải một phương án tốt. Bởi lẽ, vô số chương trình, cơ hội việc làm, du học hay hợp tác đầu tư có thể bị bỏ lỡ nếu cứ ôm  khư khư cái tâm lý thiếu niềm tin vào Facebook. 

3.

Mới đây, hãng Yahoo đã công bố có hàng chục vạn tài khoản khách hàng của hãng đã bị đánh cắp. Mạng xã hội Facebook có lâm vào trường hợp trên hay không? Những vấn đề lừa đảo đánh cắp dữ liệu của người dùng cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Không đơn thuần chỉ là những vị đánh cắp đơn lẻ mà là hiện tượng tấn công mạng. 

Vài tháng trước, sân bay Nội Bài của Việt Nam đã bị một nhóm hacker Trung Quốc tấn công và phát tán những nội dung phản động. Những vụ việc tấn công mạng nhằm ăn trộm ngân hàng hay ăn cắp những bí mật quốc gia đã từng xảy ra. Và liệu có ai dám chắc động cơ của những vụ việc đánh cắp tài khoản cá nhân Facebook đơn lẻ là gì? 

Vấn đề này cần nhìn nhận một cách nghiêm túc. 

Chỉ xin lưu ý bạn đọc lừa đảo trên Facebook chưa được dư luận quan  tâm đúng mực. 

3 tháng Mười một 2016

#go_to_school

#this_morning #go_to_school

914254_1208462819181230_1523280856_n

7 tháng Một 2016

Sách phải đọc 2015

– Ng đua thuyền

– Chúa ruồi ( ok )

– Mật mã da Vinci ( ok )

– Chùa Việt Nam ( ok )

– Triết học Phương Đông

– Sử thi Iliad

– Thần Người và đất Việt ( ok )

– Mật mã do thái

– Một giọt từ sự đoạ đầy

– Vũ điệu yêu

– Đam mê/Đình Khải ( ok )

– Vili tuỳ bút

– Thư gửi chính mình/ Hà Quang Minh

– Tây Du Ký

– tiểu sử Steven Gre Liver

– Abramovich Chelsea lược sử

– Phật giáo sử lược ( ok )

– History of God

– Tôi là con lừa

– Lịch sử mũ thuật thế giới

– Lịch sử triết học thế giới

– Văn minh TQ và Ả Rập/ Ng Hiến Lê

– Đạo mẫu Việt Nam ( ok )

– Kinh Koran

6 tháng Ba 2015

Năm nhất đại học

[thân với Ngọc Min, rủ nhau đạp xe quanh Hồ Tây]

10982744_743902709039347_8905703567125636711_n1273059_1476462559283053_5269610524001682856_o10420066_743306189098999_2741399732530642248_n10858420_744225755673709_1628083144369682550_n

Tháng Chín – tháng Mười một 2014

Ông từ

– Ông từ ở đền Quan Tranh Tuần ( Lạng Sơn ) có mắt sếch ngược, trông khá là dữ dằn

24 tháng Năm 2015

Đi nghe Hoàng Hối Hận

[Reading Circle, đi cùng Mai Anh Quân]

Nếu dân thích đọc tin rác. Nhà báo có nên sản xuất tin rác ???

Thế nào là TIN RÁC

30 tháng Năm 2015

Trở về

12424616_1705672289649043_2017305542_n

Trở về với Mẫu! Nước là Mẫu. Là cổ mẫu trong tâm thức người Việt #2015 #thánggiêng #Đi_lễ_đầu_năm

19 tháng Một 2016

Sách đêm

Sách đêm : Chẳng gì thú hơn là đắm mình vào một thế giới cổ tích thần tiên kiểu Harry Potter hay Peter Pan

Quyển sách mình đọc hôm nay là Nhân mã của Hà Thuỷ Nguyên, một cuốn trong dòng văn học giả tưởng mình khá thích. Giọng văn nhẹ nhàng là điểm cộng cho chuyến hành trình tới Ai Cập cho một nhiệm vụ ngàn năm sắp đặt của một cô bé lanh lợi, một thiên tài Thần Đồng và cả một chú ngựa có cánh Thần Thoại.

Đọc sách trong tiếng nhạc của bản Mùa xuân trong bản nhạc 4 mùa của Antonio Vivaldi thì thật khoái !

5 tháng Mười hai 2014

Nhặt nhạnh đem về vài bài tạp văn của Nguyễn Việt Hà từng đăng báo

  1. Quý ông ở phố bây giờ (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/quy-ong-o-pho-bay-gio/697021.antd

  1. Vỉa hè của phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/via-he-cua-pho/678736.antd

  1. Xin lỗi (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/xin-loi/695862.antd

Mở ngoặc, bài này rất giống bài “Đàn ông xin lỗi” mà nhà văn viết cho tạp chí TTVH & Đàn ông. Tới đây, xin được đóng ngoặc.

http://danongmagazine.vn/dan-ong-deo-dong-ho/

  1. Nhà ơi! (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/nha-oi/693059.antd

  1. Những bình luận viên “phủi” ngoài phố (Đăng trên An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/the-thao/nhung-binh-luan-vien-phui-ngoai-pho/685870.antd

  1. Ngõ trong phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/ngo-trong-pho/660767.antd

  1. Mặt của nhà vô địch (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/mat-cua-nha-vo-dich/688816.antd

  1. Người sang ở phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/nguoi-sang-o-pho/681531.antd

  1. Ăn ngon ở phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/an-ngon-o-pho/680153.antd

  1. Đọc báo ở phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/doc-bao-o-pho/674706.antd

  1. Phố của những mùa mất ngủ (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://antd.mobi/the-thao/pho-cua-nhung-mua-mat-ngu/684562.antd

  1. Khi đàn ông khóc (Đã đăng trên tạp chí Thể thao & Văn hóa – Đàn ông)

http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/khi_dan_ong_khoc-6.html

  1. Bóng đá trên phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/bong-da/bong-da-tren-pho/670528.antd

  1. Hỏi phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/hau-truong/hoi-pho/666328.antd

  1. Yêu ở ngoài phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/nhip-tre/yeu-o-ngoai-pho/663421.antd

  1. Hồ trong phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/nhip-tre/yeu-o-ngoai-pho/663421.antd

  1. Chơi phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/nhip-tre/yeu-o-ngoai-pho/663421.antd

  1. Lễ hội ở phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/hau-truong/le-hoi-o-pho/677169.antd

  1. Phố nói (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/loi-song/pho-noi/662064.antd

  1. Thợ may ở phố cũ (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/giai-tri/tho-may-o-pho-cu/664882.antd

  1. Dân phố du lịch (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/loi-song/dan-pho-du-lich/694516.antd

  1. Tay chơi ở phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/hau-truong/tay-choi-o-pho/671876.antd

  1. Nữ trang ở phố (Đăng trên báo An ninh Thủ đô)

http://anninhthudo.vn/doi-song/nu-trang-o-pho/667773.antd

  1. Bạn ở cùng phố (Đã đăng trên báo Người đưa tin)

http://www.nguoiduatin.vn/blog-nha-van-nguyen-viet-ha-ban-o-cung-pho-a20327.html

  1. Đàn ông ngồi chợ (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://dep.com.vn/Entertaiment/Nguyen-Viet-Ha-Dan-ong-ngoi-cho/34869.dep

  1. Khi đàn ông “dự yến” (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://www.nguoiduatin.vn/blog-nha-van-nguyen-viet-ha-khi-dan-ong-du-yen-a22269.html

  1. Họp lớp cũ (Đã đăng trên báo Người đưa tin)

http://www.nguoiduatin.vn/blog-nha-van-nguyen-viet-ha-hop-lop-cu-a23287.html

  1. Biệt thự ở Đà Lạt (Đã đăng trên báo Người đưa tin)

http://www.nguoiduatin.vn/blog-nha-van-nguyen-viet-ha-biet-thu-o-da-lat-a24167.html

  1. Đàn ông đọc võ hiệp (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/dan-ong-doc-vo-hiep/

  1. Một màu của nhạc (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/mot-mau-cua-nhac/

  1. Trượng phu nhỏ lệ (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/truong-phu-nho-le/

  1. Đàn ông có con đi học (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/dan-ong-co-con-di-hoc/

  1. Có một mùa hè như thế (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/co-mot-mua-he-nhu-the/

  1. “Tam thập nhi lập” (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/tam-thap-nhi-lap/

  1. Đàn ông xây nhà (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/dan-ong-xay-nha/

  1. Đàn ông uống Tết (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/dan-ong-uong-tet/

  1. Nhớ đông Hà Nội (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/nho-dong-ha-noi/

  1. Lồ lộ hung hiểm (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/lo-lo-hung-hiem/

  1. Đàn ông đeo đồng hồ (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/dan-ong-deo-dong-ho/

  1. Trung niên sinh nhật (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/trung-nien-sinh-nhat/

  1. Chính danh đàn ông (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/chinh-danh-dan-ong/

  1. Yêu lại vợ cũ (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/yeu-lai-vo-cu/

  1. Đàn ông óng ánh (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/dan-ong-ong-anh/

  1. Bạn học phổ thông (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/ban-hoc-pho-thong/

  1. Tết ở Hà Nội (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/tet-o-ha-noi/

  1. Anh hùng tuyệt lộ (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/anh-hung-tuyet-lo/

  1. Quý ông thành đạt (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/quy-ong-thanh-dat/

  1. Chọn chồng (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/chon-chong/

  1. Đàn ông viết tạp văn (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/dan-ong-viet-tap-van/

  1. Đàn ông hoài cổ (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/dan-ong-hoai-co/

  1. Bán mình (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/ban-minh/

  1. Ái ly biệt khổ (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/ai-ly-biet-kho/

  1. Ma nữ ngây thơ (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/ma-nu-ngay-tho/

  1. Đàn ông cầm chầu (Đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn ông)

http://danongmagazine.vn/dan-ong-cam-chau/

15 tháng Tám 2016

Hà Thủy Nguyên

Không hiểu nổi cả tuần này không đọc được gì mà chỉ toàn đọc đi đọc lại Bên kia cửa sổ của Hà Thuỷ Nguyên.

Viết cũng tạm ổn, các câu các từ tuy không thực sự đẹp nhưng vẫn có cái gì đó cuốn hút mình.

Phải chăng là sự đồng cảm tâm hồn với tác giả, của những kẻ trong cái thế hệ lạc lõng ấy sao … ?

16 tháng Một 2015

Niềm tin

Lật đọc vài trang Thép đã tôi thế đấy lại nhớ tới hôm thi văn Đại học.

Nhớ như in đề bài về Lorca, mình thì hùng hồn viết triết lý : ” Viết tới đây, tôi nhớ thế, nhớ Nikolai Ostrovsky, nhớ rằng nhà văn người Liên Xô ấy đã từng viết trong ‘Thép đã tôi thế đấy’ rằng : ‘Chết mà biết mình chết vì một sự nghiệp gì thì chết cũng đáng lắm chứ. Người ta sẵn sàng đi tới cái chết một cách bình thản và kiên nhẫn khi nhận ra có chính nghĩa bên mình. Chính cái đó làm con người ta trở nên anh hùng đó’. Thật vậy, anh hùng, anh hùng Lorca “.

Đọc chút ít về Lorca ( tìm hiểu bóng đá về TBN tiện thể học chút gọi là về văn hoá nơi ấy).
Luôn tự hỏi tại sao ông lại chấp nhận một kết cục bi thảm được biết trước, sao không tị nạn sang Mêxico khi còn cơ hội lựa chọn. Rồi nhớ tới bao người sẵn sàng đi tới sự chết dù tiên liệu trước thảm kịch ấy. Vậy lời giải cho việc đó là gì ?

Là niềm tin. Một niềm tin mạnh mẽ tựa niềm tin vào một tôn giáo. Ở đây với Lorca là niềm tin sắt đá ở hoà bình trong nội chiến TBN, vào một đất nước mà con người ta chung sống hoà bình.

John Lennon ( người đã từng hoạt động đấu tranh phản đối chiến tranh ở Việt Nam những năm 70 ) đã hát như thế này trong bài hát Imagine

“Imagine all the people

Living life in peace…”

Nhưng đâu đó trên thế giới này vẫn còn đó những trận chiến. Những xung đột ở Trung Đông, ở dải Gaza, những hành động phi nhân đạo của nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS hay cả giao tranh miền đông Ukraina. Và cả những cuộc chiến, những cái chết chưa được truyền thông lên tiếng, còn đâu đó những cuộc chiến sắc tộc giữa các bộ tộc Phi châu chăng ? Một thế giới đảo điên, và không lấy một ngày bình yên…

17 tháng Mười một 2014

Vi Thùy Linh

Vili tuỳ bút đọc qua vài đoạn trích thật là phê. Đọc Vili mà ngỡ như tìm thấy đúng cái bản ngã nơi mình trong cái mê cung nghệ thuật kia.

Vậy nên sẽ đầu tư 1 cuốn 🙂

31 tháng Mười hai 2014

Hết năm 2014

Lại một năm sắp trôi qua. Cũng giờ này năm ngoái post lên fb những cột mốc dấu ấn của một năm. Năm nay cũng vậy.

2014 với những khó khăn vất vả và cũng cực nhiều niềm vui trải nghiệm mới đã trôi qua.

Là World Cup 4 năm đợi chờ với những câu chuyện thú vị, là kì thi đại học cam go, là những trải nghiệm những chuyến đi thú vị, là những bài viết mới về nhiều góc cạnh mới, là những cuốn sách tuyệt vời, là những công việc sự kiện được tham gia.

Một năm với nhiều kỉ niệm ấy lại sắp qua rồi. Tạm biệt 2014 !

31 tháng Mười hai 2014

Học Văn học Châu Á

[anh Kiên Lê, Doãn Long, Nguyễn Gia Long, Lê Ngọc Tuấn (bốn người học Viết báo 3) và tôi; ở lớp Viết báo 3 tôi để ý một chị tên Trang, bạn học cấp hai của Hạnh, mà chưa nói chuyện bao giờ (nhưng tôi thích một chị Trang ở Viết văn hơn, quê Hải Phòng, hay ngồi cùng bàn nói chuyện)]

10372530_434626340028301_7377211372772653253_n

14 tháng Một 2015

Thư gửi facebook

Thưa quý anh chị

Tung hoả mù gây sốc, phát biểu như lãnh tụ, ăn nói kênh kiệu, khinh khỉnh sự đời như bực cao nhân-đó là những gạch đầu dòng cơ bản cho những ai muốn hưởng cảm giác nổi tiếng kiểu Kenny Sang trên Facebook.

Bạn có tin điều nêu trên không? Tôi lúc đầu chả tin đâu, nhưng cái tò mò trong tôi thôi thúc nên thử một lần. Thế là tổng cộng 7 stt được post lên Fb cá nhân chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Đó là những stt ngắn gọn, dễ hiểu, đạt đủ các tiêu chí cơ bản nêu trên, và đều có một điểm chung mà trước khi viết tôi phải nghĩ nát óc xem xét nên viết kiểu gì cho… ngu nhất (!)

Tại sao lại phải “Ngu”? Viết ngu sao cho từ đứa trẻ con cũng thấy sai lè lè. Viết ngu để ai ai trên FB cũng phải giận sôi máu, tức tốc vào ngay phần cmt để mạt sát và cho chủ nhân của dòng trạng thái ấy một bài học. Phẫn nộ hơn, những người chơi FB nóng mặt mà cũng đăng đàn dư luận chỉ trích cái phát ngôn cực “ngu” kia. Ô hay, bỗng chốc, người chủ nhân của những phát biểu rất “ngu” ấy lại trở nên rất nổi tiếng, hết mực quan trọng để cho nhiều người được dịp có cơ hội dạy dỗ lại kẻ sai lệch kia, để những người dùng FB khác cũng phải gật gù tâm đắc vì hành động cao cả của những “bực trí thức” sẵn lòng hy sinh cái vốn thời gian ít ỏi lướt wed mỗi ngày của mình để khai sáng kẻ tối tăm u mê lầm đường lạc lối kia.

Và như thế, bạn đã hoàn thành những bước đi đầu tiên để có được sự nổi tiếng kiểu Kenny Sang rồi đấy.

Facebook cho ta sự ảo tưởng về tầm quan trọng lẫn vị thế xã hội của bản thân. Tiếp gót và thành một Kenny Sang mới cũng dễ lắm nếu ta không đủ tỉnh táo và bản lãnh để trục ảo…

Hẹn gặp ở kỳ sau!

28 tháng Hai 2015

Học thể dục 2013

12376175_887165298046420_6364209366603079186_n

Sinh nhật

Sinh nhật năm nào cũng như thế. Những mong muốn, hy vọng vào ngày sinh nhật đều là tưởng tượng, chả thể nào xảy ra đâu. Mày biết là thế mà Thành

[hồi đấy tôi thích một bạn tên là Phương, nhà ở Khâm Thiên; bạn ấy cũng thích tôi (nhờ đọc đoạn nói chuyện trên facebook), nhắn tin được vài hôm thì không thấy hồi âm, cũng không gặp lại được]

1 tháng Tám 2012

Fomosa

nn

Tôi lờ mờ đoán được những ẩn ý của báo Ngày Nay khi viết như vậy. Những bài viết chưa nêu ra hết những tầng sâu ý nghĩa.

Với Fomosa, nên đặt câu hỏi rằng họ là kẻ thắng hay người bại

14 tháng Mười 2016

Phim Người trở lại

Trái với những nghi ngờ của tôi về một bộ phim tuyên truyền chính trị thời chiến, đây thực sự là bộ phim rất nhân bản, rất đời.

“Người trở về” sau cuộc chiến tranh Việt Nam ấy, sao lại trở về trong thời điểm ngang trái vậy.

Giấy báo tử được gửi về 1 năm trước, người nhân tình xưa đã thành hôn, những di sản chiến tranh còn ở lại.

Sống sót để trở về từ cuộc chiến, người ấy liệu có hạnh phúc? Phải chăng đừng trở về thì hơn.

Câu chuyện về một cuộc đời người con gái hậu chiến, rất đời

28 tháng Mười 2015

Chép bài tập

Hết nghe Tchaikovsky, lại nhạc Beethoven vs 4 mùa của Vivaldi. Hy vọng nghe nhạc có hưng phấn chép Pháp luật đại cương 😦

28 tháng Mười 2014

Phim Under Tuscana sun

“Life offers you a thousand changes… all you have to do is take one”. Poster của Under Tuscan sun viết như vậy.

Với nhân vật chính của bộ phim. Cô có sự lựa chọn khác biệt sau cuộc hôn nhân đổ vỡ: Tới Italia.

Ban đầu là một chuyến đi để refesh bản thân. Sau đó là quyết định gắn bó với vùng đất miền trung nước Italia. Lựa chọn đưa cô đến một cuộc sống hoàn toàn khác lạ.

Hành trình tìm kiếm hạnh phúc, nó không đơn giản là một công thức chung cho tất cả, đó là gia vị cuộc sống riêng tư của một cá nhân.

28 tháng Mười 2015

Phim PK

Phim là câu chuyện về người ngoài hành tinh đi xuống Trái Đất để phục vụ công việc khám phá. Nhưng không may cho anh là thiết bị liên lạc của anh bị người Trái Đất đánh cắp. Anh phải tìm lại nó.

Nhưng anh quá nhọ bởi không biết kiểu gì anh rơi ngay xuống Ấn Độ, đất nước có dân số đông thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Đồng thời đây là nơi có số lượng tôn giáo, tư tưởng lớn nhất thế giới.

Từ sau đó cuộc hành trình tìm lại máy liên lạc của PK (Biệt danh được một cô gái Trái Đất đặt cho anh) được kết nối với những xung đột tôn giáo mà anh nhận được khi ở Ấn Độ.

29 tháng Mười 2015

Phim The Interview

Láo xược, xuyên tạc sự thật, bôi nhỏ lãnh tụ tối cao- Truyền thông Triều Tiên (North Korea) đã viết như vậy về The Interview.

Sau khi bộ phim này được hoàn thành, Sony đã bị một nhóm hacker tấn công làm tê liệt hoạt động của hãng trên toàn thế giới. Những kênh thông tấn uy tín Phương Tây như BBC hay CNN dự đoán đây là một mưu đồ chính trị của chính quyền Triều Tiên nhằm trả đũa bộ phim hài, chính trị này.

Tuy vậy, vì nhiều lí do, bộ phim không được chiếu tại các cụm rạp mà được phát hành dưới dạng DVD.

Kim Jong Un hát Fireworks của Katy Perry, hâm mộ Justin Bierber, đam mê bóng rổ, bề ngoài rắn rỏi nhưng bên trong là một chàng trai trẻ nhạy cảm với áp lực kế vị sự nghiệp lãnh đạo của người cha vĩ đại- Tất cả những biểu tượng giải thiêng của vị lãnh tụ Triều Tiên ấy đều có trong The Interview.

30 tháng Mười 2015

Bài phỏng vấn lời chúc năm mới

[làm cùng HUC media]

Tết là thời điểm người người trao gửi nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Vậy còn những HUC-er, họ có lời chúc gì tới những người thân thương trong dịp năm mới

1, Lê Thị Vân Anh – Quốc tế 3 :

Năm mới chúc cho những người thân yêu của mình có một sức khoẻ tốt và được sống hết mình với đam mê

2, Đặng Huyền Ly – VHH6B

Năm nay là năm tuổi của bố nên con muốn gửi những lời chúc yêu thương nhất tới bố J. Chúc bố một năm mới nhiều sức khỏe, nhiều may mắn, nhiều nhiều thành công và đặc biệt là kiếm được nhiều xiền ( ^^ hihi )

Luôn hạnh phúc với gia đình nhỏ của chúng ta bố nhé

Yêu bố nhiều nhiều !

3, Nguyễn Thuỳ Linh

Cảm ơn bố mẹ vì những yêu thương mà suốt 18 năm qua đã trao gửi con mà tính suy.

Chúc bố mẹ mãi luôn vui vẻ và hạnh phúc nhé

Con yêu bố mẹ nhiều

4, Nguyễn Đăng Thành – Viết báo 4

Mọi điều tốt đẹp nhất trong năm mới tôi xin gửi tặng những người thương yêu.

Cảm ơn đời đã cho tôi sống để yêu thương !

5, Nguyễn Hải Nam – Quốc tế 3 :

Kính chúc ông bà sống thật lâu vui vầy cùng cháu con, chúc bố mẹ làm ăn phát đạt tiền vào như nước .

Chúc những người bạn của tôi đẹp trai hơn xinh gái hơn , đặc biệt là nhóm bạn bè của tôi ngày càng vui vẻ và yêu mến nhau.

13 tháng Một 2015

Phỏng vấn kế hoạch Valentine

[làm cho HUC media]

Valentine sắp tới gần rồi, hãy cùng xem kế hoạch cho ngày đặc biệt ấy của các bạn sinh viên nhé.

1, Đoàn Hồng Ngọc – Văn hoá học 5B

Valentine mình muốn ở nhà giành thời gian cho cha mẹ, những người suốt 19 năm qua đã trao cho mình nhiều tình yêu mà không không cần nhận lại.

2, Nguyễn Hữu Thành – Quốc Tế 3

FA nên mình sẽ ngồi nhà cày sub nốt cho mấy bộ phim và … lập đàn cầu mưa ( hehe đáng đời bọn có gấu )

Và chờ đợi cho tới Valentine trắng cùng ZICK Team.

3, Ken Bin

Hôm ấy tớ muốn dậy thật sớm,  rồi cùng ấy đi đâu đó với nhau xa xa 1 chút.  Cùng nhau chuẩn bị bữa ăn nhỏ . Đi tìm view đẹp và sẽ chụp cho cô nàng của tôi những bức ảnh đáng yêu nhất .

4, Nguyễn Gia Long – Viết báo 3

Mình muốn sự bất ngờ cho cô gái của tôi. Làm những điều siêu đặc biệt. Tất cả là để nói tôi yêu cô ấy nhường nào

5, Nguyễn Ngọc An Khanh – Bảo Tàng 34 :

Valentine tớ thích những hoạt động cùng nhau, rất tình cảm và ý nghĩa.

Mình và bạn í sẽ cùng nhau làm bánh kem ( vì bọn mình đều thích măm măm mà ) và tất nhiên làm cho cả gia đình nữa.

Valentine đẹp nhất là ở cùng những người ta yêu thương

16 tháng Một 2015

Thánh Gióng có tắm hồ Tây?

Vài gạch đầu dòng ý kiến tôi xung quanh vụ tranh cãi liệu Thánh Gióng có tắm hồ Tây không?

1, Tôi khẳng định đây không phải lịch sử mà là truyền thuyết.

Và thật vô lý khi có những ngòi bút ngâng cao quan điểm cho rằng đây là sự sai lệch về kiến thức lịch sử.

Đây hoàn toàn không phải lịch sử mà là truyền thuyết được dân gian truyền miệng. Có thể ví dụ ngay như thời Hùng Vương là một thời đại khá mơ hồ của đất Việt. Đồng thời phương Bắc không có giặc Ân nào đồng đại với thời Hùng vương đem quân đánh Nam Việt,…

2, Tính dị bản của truyền miệng

Chắc không phải nói gì nhiều

3, Về giáo dục: Nên cho học sinh những cái nhìn nhiều chiều

Thay vì ném đá chi tiết Thánh Gióng tắm hồ Tây này những nhà giáo dục nên dạy học sinh cách chấp nhận sự đa dạng văn hoá và cả những góc nhìn nhiều chiều hơn về sự việc, vấn đề, đừng rập khuôn, máy móc một chiều.

Hãy dạy học sinh làm người chứ không phải làm máy móc

4, Giới truyền thông

Đúng thật, giới trẻ, học sinh là mảnh đất màu mỡ cho giới truyền thông. Họ vẽ ra một hình ảnh xấu về những người trẻ hiện nay vô ơn, bạo lực.

Họ đánh giá qua việc học lịch sử trên lớp và phần trăm thí sinh ứng thi môn học này và điểm số để chứng minh tuổi trẻ Việt mù sử, vô ơn với quá khứ. Vụ viện Thánh Gióng vừa qua là một cơ hội tốt truyền thông chỉ trích những hiểu biết sai lệch về lịch sử nước nhà.

Liệu có hay không những điều tôi viết, mọi người cùng thảo luận.

19 tháng Ba 2015

Cái ác

1.

Tháng trước, tôi lơ mơ được nghe mấy từ khóa “Vụ thùng xốp”. Không hiểu đó là vụ gì nhưng chẳng muốn giở báo ra xem, càng ngày tôi càng tránh đọc báo hay vào facebook – nơi mà những tin cướp giết hiếp, những bình luận tàn nhẫn của cư dân mạng sẽ liên tục và bền bỉ định cư rất lâu trong đầu tôi. Con người chứa đầy những thứ đó có thể bất cứ lúc nào, gây tội ác tàn nhẫn, mọi rợn.

Nhưng cần chấp nhận sự dung tục ở đời như chấp nhận nước để uống và không khí để thở , tôi mở báo ra tìm. Hung thủ giải thích động cơ đơn gản và bình thản: Cướp của.

Giết người chặt xác phi tang, giết người đốt thây, giết người xẻ thịt,… xảy ra ở nông thôn và thành thị, các nước văn minh và những bộ lạc man di. Một cách khốn khổ và thành thật, tôi muốn nói cho bạn: Những tội ác như trên sẽ vẫn tiếp tục.

2.

Dạo trước, tôi có một bài tập nhóm bàn về tội ác ấu dâm. Ngay từ ban đầu, với hết mức dũng cảm hoặc là trơ trẽn, tôi phản bác ngay đầu đề Con quỷ ấu dâm và liên tục nhấn mạnh phạm nhân là con người, tước quyền được làm người của họ là điều đáng xấu hổ.

Phát ngôn của tôi, nếu tiếp tục, rất dễ sa vào con đường lý thuyết suông như bình luận gia họ Đặng nổi tiếng. Ông ta viết không sai nhưng đời không đơn giản kiểu hai lần hai là bốn. Tội ác sẽ sinh ra tội ác. Nếu họ Đặng là người thân của nạn nhân ở trên, chắc ông ta vẫn sẽ trả lời với những điều mình viết một cách đạo đức đầy mình: Các bước Tha thứ – Hòa giải rồi mấy tác dụng có ích với sức khỏe, tinh thần của việc tha thứ cho kẻ khác.

Người cha của cô gái hoàn toàn có thể dùng cây sắt dập chết thủ phạm – hình phạt bằng đúng những gì nạn nhân phải chịu đựng. Những hình phạt của đạo đức, tôn giáo, luật pháp lúc đó chẳng là gì, lạc thú của sự trả thù, của cái ác mới là kẻ chiến thắng.

(…)

Tôi biết nhiều người quen đọc tới đây sẽ hết chịu nổi và tới tận nhà, tát tôi, nhổ toẹt vào mặt kẻ đáng khinh này và thét lên:

(…)

Tôi từng được đọc/nghe nhiều nhiều ý phàn nàn về lối hành xử của Ánh sau khi lật đổ nhà Tây Sơn.

Huệ đã chịu sự trừng phạt vì tội ác của mình đã gây ra cho gia tộc Nguyễn của Ánh. Đặt mình trong hoàn cảnh của Ánh, khi những người thân nhất bị thảm sát và bản thân từng suýt xuống âm ty, chắc ông sẽ trả lời đúng như những gì mình viết một cách đạo đức đầy mình. Mấy bước Tha thứ – Hòa giải rồi giảng mấy tác dụng có ích với sức khỏe, tinh thần của việc tha thứ cho kẻ khác. “Đạo đức rụng rồi lại mọc, đạo đức có thể ngoe nguẩy một mình, còn toàn bộ sự sống chuồn mất” (Nguyễn Huy Thiệp).

Tôi biết nhiều người quen đọc tới đây sẽ hết chịu nổi và tới tận nhà, tát tôi, nhổ toẹt vào mặt kẻ đáng khinh này và thét lên:

12 tháng Hai 2017

Hà Nội lúc không giờ 

“Năm rồi trong cơ quan nhiều người xây nhà riêng và đều dốc lực hoàn thành để kịp nhập trạch trước Tết Nguyên đán. Chuyển vào nhà mới tầng cao phòng rộng lại có tường bao cách biệt với đời y như thể chuyển sang một thời đại khác. Thế nhưng, như tôi, tuổi đã chừng này còn thời nào nữa ngoài thời đã qua.”

“Cũng là một tháng chạp chỉ hăm chín ngày, và cũng gần suốt cả tháng nắng nôi tựa như mùa hạ, đào Nhật Tân nở tung hết cả, rồi cũng gió bấc lùa về đến trước ngày cúng ông Táo. Trời rét đậm, một đợt giá rét dài đến thấu Rằm.”

“Cái mùa xuân năm nao xa lắc xa lơ thời trước chiến tranh ấy đã ra ngoài mọi trí nhớ, và không một giấc chiêm bao nào còn có thể với tay về.

“Nhưng mà dù vậy, Hà Nội mùa xuân đó vẫn đâu đây trong trời đất và vẫn thường nhập hồn về với mùa xuân của thành phố hôm nay vào đúng những nửa đêm, lúc không ngờ.”

25 tháng Mười một 2016

Phan Khôi 1928

[giai đoạn bắt chước Phan Khôi]

1. Bác cái thuyết “nước Pháp giúp nước Nam về hồi cuối thế kỷ XVIII”

biện luận

bổn báo

sai lầm thái quá

tỏ ra trình độ học thức có lẽ còn thấp kém thua một kẻ sơ học,

có người nói bướng thì phải có người cải lại.

Dầu vậy, một chút chơn thực cũng đủ đánh đổ muôn vàn cái giả dối.

biên chép sơ lược quá

C.D – Đông Pháp thời báo, Sài Gòn,  s.720 (15.5.1928); s.721 (19.5.1928)

2. Lời cảm tạ của C.D. đạt cho ông Huỳnh ích Lợi, cựu giáo viên, điền chủ Vĩnh Long

cái tệ nhổ bậy phun càn trên con đường ngôn luận
cái câu nói lỡ của mình

“Tự khi” = se faire d’illusion = To make illusion  (Đăng Thành, ở đây có thể hiển là không ngay thắng)
C.D – Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, s.731 (14.6.1928)

[trở lại bài báo thứ nhất]

cái óc non nớt của con cái nhà Nam,

tuyệt nọc

“Cái…. thuyết “nước Pháp giúp nước Nam” kia đã tràn ra trong nước ta ít nữa là ba mươi năm nay, đã ngấm vào trong cái óc non nớt của con cái nhà Nam, rất đỗi hạng người viết báo làm sách mà còn bị nó phỉnh phờ, thế thì bây giờ nếu dụng công mà viết ra mươi, mười lăm bộ sách để mà bài trừ nó cũng còn chưa tuyệt nọc thay huống chi mới chỉ có vài bài của tôi và một bài của ông Huỳnh ích Lợi, đã thấm vào đâu! Cho nên chúng tôi nói nữa. Chúng tôi biện bạch mãi, dầu ai nói rằng việc nầy “không cần biện bạch”.

“Tôi giận lắm, tôi tức lắm, tôi lấy làm xấu hổ lắm, là vì các thuyết ấy nó đã phỉnh gạt đến người Tàu! Mà không những một mình tôi, xin độc giả xem mấy đoạn sách sắp kể dưới này rồi ai nấy cũng phải giận, cũng phải tức, cũng phải lấy làm xấu hổ như tôi vậy.”

cái đó láo quá, bậy không còn chỗ lựa!

lòng công bình              

(Đăng Thành, là công bằng + bình đẳng. Trong Kinh Thánh bản Việt ngữ do ông Phan Khôi một tay dịch thì khái niệm “công bình” thường xuất hiện.) http://m.wol.jw.org/vi/wol/d/r47/lp-vt/2011128

[bản dịch Kinh Thánh 1925 là tác phẩm tập thể]

“Tôi cho nước Nam ta mất là đáng số. Rủi gặp cái hồi các nước Âu châu đương cần đi kiếm đất thực dân, mà mình lại yếu hèn, không cự địch nổi, không mất với nước Pháp thì cũng mất với nước khác, sự đó tôi không than vãn gì. Tôi giận là giận cho người ta vu rằng tại nước Nam vong ân bội nghĩa cho nên nước Pháp mới gia binh!

“Tôi cũng sẵn lòng mà dung thứ cho nước Pháp nữa. Nước Nam ngu và yếu thì nước Pháp cứ việc mà chinh phục đi, sự đó tôi không trách móc gì. Tôi tức cho chiếm cứ nước người lại còn đặt lời vu cáo!”

“Phép chép sử hai chiến quốc nào, phải lấy sử liệu của cả hai nước ấy làm gốc. Như người Tàu chép chuyện Pháp chiếm lãnh Việt Nam đây, tất phải căn cứ ở sách Pháp và sách Việt Nam. Song trong khoảng trăm năm nay trừ ra bổn sử chữ quốc ngữ và chữ Pháp của Trương Vĩnh Ký, Việt Nam có ai chép cái gì bằng chữ Hán đủ làm tài liệu cho người Tàu tham khảo đâu, trách nào họ chẳng vớ lấy chỉ một mình sách Pháp! ấy thế mà hễ mở mồm ra là khoe: nào là con rồng cháu tiên! nào là lịch sử bốn ngàn năm! nào là đồng bào hai mươi triệu!

“Tôi sẽ lục ra đây ba điều. Mỗi xong một điều thì tôi có lời phụ án để cho rõ hơn, hoặc để chữa lại những chỗ nào mà tôi biết chắc là họ lầm. Còn những chỗ khác thì cứ để vậy, tôi chưa tin vội mà cũng chưa đoán vội. Đợi đến chừng nào, hoặc chính mình tôi, hoặc người khác tìm ra đủ chứng cớ ở các nơi khác để so sánh với nhau rồi mới đoán định những chỗ ấy là chơn hay là ngụy được. Theo phép sử học phải làm cẩn thận như thế.

Ba điều dưới nầy tôi chép y theo nguyên văn. Chỉ bỏ bớt những chữ rườm rà và chỗ nào không gọn ghẽ mà thôi.”

14 – 15 tháng Mười một 2016

Mắc cạn

“Suốt chiều đó, tối đó, rồi thông đêm, dòng điện không hồi lại. Ngoài trời, mưa khi tạnh khi sầm sầm như thác đổ. Trong bóng tối nhòa mịt của căn phòng, dọc trên đi văng, hai người chẳng ăn, hầu như chẳng uống, hầu như không một lúc nào duỗi ra để có thể tạm rời nhau. Họ riết lấy nhau, chẳng thốt một lời, im lìm mê lịm gần như chết ngất. Có nhiều khúc lặn, cùng nhau bặt thiếp đi nhưng như là sợ lỡ đà nên lại vồi vội cùng nhau hồi tỉnh, lại cùng nhau nín thở sa nữa vào cơn mộng du âm thầm hối hả, nóng bỏng và co giật, rực lên như lửa, mà đời họ chưa từng…”

26 tháng Mười một 2016

Tản Đà

Chuẩn bị buổi nói chuyện của nhóm (bài điều kiện, môn Văn học Việt Nam trước 1945 của cô Trần Hồng Liễu) 

Câu 1: Nhà thơ giao thời là gì? (Hỏi nhà nguyên cứu văn học)

Không phải chỉ có nhà thơ giao thời mà còn có nhà văn giao thời là những con người sống trong khoảng thời gian 1900-1930 (Sự xung đột văn hóa Việt Nam – Pháp).

Theo cố PGS Văn học Trần Đình Hượu thì: “Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, giai đoạn 1900- 1930 là giai đoạn văn học có tính chất giao thời. (…) Văn học của cả giai đoạn 1900 – 1930 có tính chất giao thời. Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần. Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc.”

Câu 2: Là một NPBVH ông có thể cho biết đôi nét về Tản Đà và những thay đổi lớn tác động đến Tản Đà được không?

Thứ nhất: Đôi nét về Tản Đà. (1889-1939). Ông sinh ra trong gia đình phức tạp, nhiều đời trước làm quan nhà Lê. Sau khi hết  Huệ lại Ánh lên, các cụ quyết không ra làm quan. Song tới đời bố thì túng thiếu quá nên phải làm quan triều nhà Nguyễn. Đời Tản Đà ông cũng đi thi nhưng đen quá. Thi 3 lần không đỗ. Quá tam ba bận. Ông bỏ nhà đi.Năm 1916 chính thức xuất hiện trên làng dư luận và lập tức nổi tiếng.

Những thay đổi lớn đối với Tản Đà là: Thi trượt 3 lần + Thất tình lần đầu và người đẹp bỏ đi lấy chồng + Đọc sách Thái-Tây + Gặp gỡ nhà tư sản Bạch Thái Bưởi.

Là cuộc gặp mặt nhà tư bản Bạch Thái Bưởi. Ông Bưởi sau đó nổi tiếng với việc kinh doanh in ấn. Văn cũng để lấy tiền.

Thực chất, ở Sài Gòn lúc đó, ngành in ấn đã quá phát triển. Đã có vô vàn những ký giả, văn sĩ viết để lấy tiền. Bắc Kỳ đi chậm hơn Sài Gòn trong lĩnh vực in ấn cộng với đầu óc Nho sĩ hủ lậu nên mới bị choáng khi ông Tản Đà viết văn/thơ kiếm sống.Cái câu mọi người hay nói về Tản Đà như người đầu tiên dùng văn để kiếm sống cần được xem xét lại. Về cơ bản, tôi thấy cái việc làm đấy của ông Tản Đà cũng khá bình thường, không đáng kể như người ta từng tâng lên.

Anh rể Nguyễn Thiện Kế ái ngại tình cảnh của Tản Đà (Thi trượt, bị thất tình lần đầu tiên và người đẹp bỏ đi lấy chồng, ông thì quẫn trí bỏ đi bụi) nên đã quyết định đưa ông về Nam Định giới thiều với nhà tư sản nức tiếng thời bấy giờ là Bạch Thái Bưởi. Nhưng tất cả những nỗ lực của anh em, bạn bè và người thân chỉ có thể làm cho nỗi đau của chàng trai trẻ tạm thời lắng xuống chứ không thể xoa dịu được nỗi đau tinh thần quá lớn của chàng trai mới bước vào đời.

Hai người bạn mới gặp đã như quen, cùng vào dãy Hương Sơn, ngọn Chùa Tiên, đêm ngày uống rượu, làm thơ, đọc sách, thưởng trăng, sống theo lối “tịch cốc”. Lúc này lần đầu tiên ông đọc Tân thư, sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tìm hiểu về cách mạng Tân Hợi. Nhiều bài thơ và tư tưởng đặc biệt của ông ra đời trong giai đoạn này.

Câu 3: Từ những thay đổi trong cuộc sống ấy đã ảnh hưởng tới khuynh hướng sáng tác trong thơ Tản Đà như thế nào?

Cái quan điểm đề cao cái tôi của ông Tản Đà cũng cần xem xét lại.

Trước đó, dưới chế độ quân chủ, trí thức vẫn có cái tôi rất lớn kiểu Nguyễn Công Trứ.

Và thế kỷ 19, một loạt trí thức Việt Nam đã được tiếp cận những cuốn sách Thái-Tây được dịch sang Hán văn thông qua con đường Nhật Bản. Trong đó, nổi bật là tư tưởng tôn trọng sự tự do tư duy – động cơ của sự tiến bộ tri thức.

Câu 4: Còn theo ông, tác phẩm được cho là dấu mốc đánh dấu sự giao thời trong thơ Tản Đà?

Xin được ngắt lời ông MC mấy điều về sự chỉ trích ông Tản Đà của Nhất Linh.

  1. Tự lực Văn đoàn chỉ trích Tản Đà.

Tôi xin cải chính lại. Phong hóa tuần báo chủ trương đổi mới và có những bức tranh châm biếm những nhân vật bị cho là cổ hủ.

Tản Đà bị chỉ trích là quá đúng. Ông ấy là đồ cổ, không thể sống cùng chúng tôi. Một là Tự lực Văn đoàn tồn tại. Hai là các trí thức hủ lậu tồn tại. Chỉ một trong hai có thể tồn tại. Không thể nào sống chung được.

Không chỉ có ông Tản Đà mà ba trong 4 thành viên của Bộ tứ siêu đẳng Quỳnh-Vĩnh-Tố-Tốn là Phạm Quỳnh (Dù ông có gốc Cựu học nhưng rất Tân học. Tốt nghiệp trường thông ngôn), Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Tố.

Phong hóa châm biếm Tản Đà thoái hóa là vì từ quãng năm 1926-1933 ông làm chủ An Nam Tạp chí (Một trong những nỗ lực cuối cùng để phổ biến Nho giáo của thế hệ Cựu học cuối cùng). Vì ít người nên một mình ông phải một mình gánh team, viết lách ký chi chít Tản Đà. Nhưng đen nỗi, tạp chí xuất hiện đúng lúc gặp thời báo chí của những anh Tây học đang bán chạy.

Không những thế, tạp chí này còn bị đình bản lên đình bản xuống. Năm 1926, đang được 4 số bị chính quyền đình bản. Năm 1930, ông quyết tái bản An Nam Tạp chí, được hai số lại tiếp tục bị đình bản. Quá tam ba bận, Tản Đà vẫn quyết tâm tái bản tháng Tư 1931, tồn tại được tới số cuối năm 1933 thì bị đình bản. Ông Tú Mỡ – một người theo Cựu học trước khi đến với Phong hóa đồng thời là bạn thân của Tản Đà – đã giễu cợt sự ra đi của An Nam Tạp chí bằng một bài điếu văn trên báo Phong hóa (Số

Nội dung châm biếm không gay gắt. Thậm chí nên nhớ Khái Hưng là bạn vong niên của ông Tản

Sau này khi ông Tản Đà mất thì Tự lực Văn đoàn có đăng đàn hai bài của Khái Hưng và Xuân Diệu trên báo Ngày nay (Số 166, Năm thứ tư, Thứ bảy ngày 17 tháng Sáu 1939).

Giá vẫn giữ nguyên như số thứ nhất (Ra ngày 30 tháng Một 1935) là 10 xu. Chủ bút là Thạch Lam (Từ số 02 tới khi tạp chí bị đình bản vào số 224, ngày 07 tháng Chín 1940).

2. Nhưng tới cả khi ông Tản Đà vừa chân ướt chân ráo bước vào làng báo, làng văn thì ông đã bị đánh tơi bời. Ông Phạm Quỳnh đã đăng đàn trên Nam Phong Tạp chí (Quyển 02, Số 07, Tháng Một 1918) đã chỉ trích Tản Đà.

“Có sức tự tin mạnh mẽ quá, thấy mà sợ thay cho ông (…) Nếu không thì sao ông khinh mạn quốc dân đến nỗi đem tính danh thân thế ông mà bắt quốc dân truyền tụng trong sáu mươi trang giấy”.

Cho rằng văn thơ của ông cũng bình thường thôi, làng dư luận thì cứ nâng bi tâng bốc mãi khiến ông phổng mũi mà tưởng thật, tưởng mình là áng văn chương có hạn lưu truyền trong lịch sử quốc văn.

Đi tới câu hỏi chính: Tác phẩm đánh dấu sự giao thời trong thơ Tản Đà.

Câu 5: Vậy, trước đó khuynh hướng sáng tác trong thơ Tản Đà như thế nào?

Trước đó, ông Tản Đà theo Cựu học nhưng đã tiềm ẩn cái Tôi rất lớn. Sau này thì ông làm văn, làm báo chuyên nghiệp. Ví dụ là một bài “Tự trào sau khi hỏng thi ở trường Nam Định 1912”

“Thơ lưng chất nặng tay buồn rỗi

Bán áo mà mua giấy viết ngông.”

Câu 6: Ông có thể cho chúng tôi những hình dung rõ nhất về sự khác biệt của Tản Đà so với các nhà thơ giao thời lúc đó?

Trên tạp chí Ngày nay do Thạch Lam chủ bút (Số 166, Năm thứ tư, Thứ bảy ngày 17 tháng Sáu 1939), ông Xuân Diệu có bài: “Công của thi sĩ Tản Đà”.

Là người thi sĩ đầu tiên mở đường cho thơ hiện đại Việt Nam. “Là người đầu tiên có cam đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đàng hoàng , bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái TÔI”.

Ông Xuân Diệu nói tới những tạp chí Nam Phong Tạp chí hay Đông dương Tạp chí (Của Nguyễn Văn Vĩnh & Phạm Quỳnh) chỉ là nơi người ta sưu tầm thơ văn cổ, khô khan nhưng trang trọng, được mọi người bắt chước. Các thi sĩ thi đấu dẫm lên những dấu chân của các cụ đi trước.

Ông XD viết tiếp: Giữa lúc đó, Tản Đà mang tới một hồn thơ. “Lần đầu dám mơ mộng, dám vẩn vơ dám cho trái tim và linh hồn được sống cái đời phóng thoáng riêng” (Chứ không bị gò ép bởi những lễ nghi của đám cựu học).

“Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai

Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi

Nửa năm tiên cảnh

Một phút trần ai

Ước cũ duyên thừa có thế thôi

Đá mòn rêu nhạt

Nước chảy hoa trôi

Cái hạc bay lên vút tận trời

Trời đất từ nay xa cách mãi

Cửa động

Đầu non

Đường lối cũ

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi”

(Tống biệt – nằm trong vở tuồng Thiên Thai, từng được diễn ở rạp Nguyễn Đình Cao (Hải Phòng) và rạp Thắng Ý (Hà Nội) năm 1917, sau được in lại trong tập Khối tình con II năm 1918)

Phải tới những năm 30s, phong trào thơ mới mới bắt đầu với bài thơ Tình già của ông Phan Khôi (Đăng trên tuần báo Phụ nữ Tân văn, số 22, ngày 10 tháng Ba 1932). Ông Phan Khôi cũng là một người giao thời (Trước đó, ông theo Cựu học).

Nhưng Tản Đà là người khá sớm khẳng định những nét mới trong thi ca. Bởi từ năm 1916 khi ông mới xuất hiện trên tuần báo Đông dương Tạp chí của ông Nguyễn Văn Vĩnh, ông lập tới nổi tiếng trong làng báo đương thời bởi cái mới, cái lạ. Năm 1916, tập thơ đầu tiên của ông Tản Đà mang tên Khối tình con quyển I.

Ông Phạm Quỳnh (Nhỏ hơn Tản Đà 3 tuổi, trong lúc Tản Đà chán đời thì ông Phạm Quỳnh đã làm việc ở Viện Viễn đông Bác cổ năm 16 tuổi. Nhưng phải tới Nguyễn Văn Huyên thì mới có người Việt Nam là chuyên viên cao cấp của Viện đó), năm 1918 – tức là hai năm sau khi tập thơ ra đời và một năm sau ngày thành lập Nam Phong tạp chí đã viết bài phê bình tập thơ đăng trên tờ tạp chí của ông.

Trong Nam Phong Tạp chí (Quyển 2, số 07, Tháng Một 1918) ông Phạm Quỳnh (ký rõ Phạm Quỳnh) đã viết bài “Mộng hay mị?”nhằm chủ ý phê bình tập văn Giấc mộng con I của ông Tản Đà thì có nói qua về tập thơ Khối tình con như sau: “Có giọng mới, có ý lạ, quốc dân nhiều người cổ vũ (…)

Ông Phạm Quỳnh đã có một câu khá độc dành cho Tản Đà: “Người ta, phi người cuồng, không ai trần truồng mà đi ngoài phố. Nhà làm sách cũng vậy, không ai đem cái thân thế mình mà làm chuyện cho người đời xem”

Câu 7: Với những sáng tác của Tản Đà (đặc biệt là các sáng tác trong giai đoạn giao thời) chắc chắn điều này có ảnh hưởng lớn đến khuynh hướng sáng tác sau này. Ông đánh giá như thế nào về khẳng định trên?

9 tháng Tư 2017

Mê Tông Chi Quốc

Ở trường cả ngày, giờ ở nhà tự thưởng được nằm thư thái đọc sách. Từ hôm qua đọc Mê Tông Chi Quốc thích không thể tả nổi.

Nói tới đọc sách thi thoảng lại có người hỏi mình dạng câu hỏi kiểu thời đại này vẫn mua báo giấy và đọc sách in à ? Mình chỉ cười, vì với mình từ khi bắt đầu đọc sách ( cách đây khoảng 1 năm ) thì mình vẫn duy trì thường xuyên 1-2 giờ mỗi ngày bất kể bận bịu gì cũng sắp xếp thời gian đọc sách.

Sách với tôi không phải chỉ toàn chữ như bọn mọt sách, sách mở ra cho tôi cả 1 thế giới, cho tôi thêm nhiều kiến thức và cho tôi thêm tình yêu những chuyến đi, đi đi nữa đi mãi, cuộc đời tôi chỉ có khát vọng như một kẻ du mục lang thang hát nghêu ngao đi khắp cả thế gian.

Ừ thì nhiều người nói đó là bịnh lập dị, lập dị y chang cái hình mẫu Nguyễn Tuân mà văn tôi luôn theo đuổi. Nhưng sách vẫn mãi là một thứ tôi không bao giờ muốn bỏ. Đọc, đọc nữa, đọc mãi…

“I read; I travel; I become” – Derek Walcott

25 tháng Mười 2014

Bản Lác

926212_984813121566018_1722804156_n12424852_1640840509514364_1067022488_n(1)

6605_894684463961170_5030694850864130679_n_894684473961169

Tới bản Lác, đúng là đông như kiến, toàn khách du lịch, chả thấy được điều gì! May quá, cả bọn mò được một đường đi rất vắng (Cả tiếng chỉ gặp vài lượt xe). Cảnh quá đẹp, còn hoang sơ. Ước gì vài năm nữa nó vẫn như thế này. Tôi muốn rồi sẽ đưa cô ấy tới nơi đây. Post lại ảnh này nhớ tới một bài viết của TS Đặng Hoàng Giang: “Rồi tất cả sẽ thành Đồ Sơn”. Rồi với cái đà thương mại hoá du lịch cộng sự quản lý yếu kém. Tất cả sẽ thành những thảm hoạ du lịch!

9 tháng Một 2015

Chủ nghĩa giáo hoàng

Nhiều giáo dân Công giáo tự xem mình là người theo chủ nghĩa giáo hoàng (papists)

29 tháng Tư 2015

Đọc sách

Nguyễn Bính nói rất hay bằng thơ: “Nhà ta coi chữ hơn vàng/ Coi tài hơn cả giàu sang ở đời”

Đại văn hào Mark Twain nói: “Hãy cẩn thận khi đọc sách về sức khỏe. Bạn có thể bỏ mạng vì một lỗi in ấn”

24 tháng Tư 2015

Xấu xa

Nhà văn, nhà thơ Pháp Francois Coppée (1812 – 1908) đã từng chiêm nghiệm: “Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ.

13 tháng Tư 2015

Cười

“An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang.”- Nguyễn Văn Vĩnh

“Có lẽ sứ mạng của những ai yêu nhân loại là làm cho con người cười nhạo chân lý, là làm cho chân lý bật cười, vì chân lý duy nhất là học cách giải thoát chúng ta khỏi sự điên cuồng đam mê chân lý.” Umberto Eco

10 tháng Năm 2015

Lan man về Nỗi buồn chiến tranh

[lập dàn ý để trình bày bài điều kiện môn Văn học Việt Nam sau 1945 của thầy Mai Anh Tuấn]

14915041_2149648001926046_866452645_n_2149648001926046

Tờ báo danh tiếng của Anh Quốc, The Guardian, khi đưa ra giới thiệu về những cuốn sách về Việt Nam đã đưa ra ba cái tên sau đây: Những thiên đường mù của Dương Thu Hương (Paradise of the Blind), Vietnam: Rising Dragon của Bill Hayton, ký giả kỳ cựu của BBCNỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.

Trong khi chúng ta đang nói chuyện về cuốn sách này, Bảo Ninh vừa trượt giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tóm tắt rất nhanh: Cuộc sống thời hậu chiến của một cựu binh Bắc Việt tên Kiên.

NHÌN NHẬN LẠI CHIẾN TRANH

Trong khi với văn học 45-75, chiến tranh là hào hứng khí thế. Là “đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Ông, với tư cách một người lính ra trận. Sư đoàn 27 có 500 người chỉ có 5 người sống sót trở về. Ngay cả Kiên cũng phát ngôn: “Sao vậy phương. Chiến tranh. Đây mới là sống”

Diễn ngôn chiến tranh của Bảo Ninh là

“Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người.”

“Anh say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên. Anh không yêu mẹ, không yêu cha, không yêu tình yêu của em. Anh khăng khăng: Tôi đi chiến đấu, tôi là con người trung thực, tôi trong sạch và tôi không muốn em nhơ nhuốc. Không có gì mới cả”.

“Hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại có chút xương”.

Khi mới ra đời cho tới nay, Bảo Ninh cùng tác phẩm của ông đã bị đánh rất dữ.

Trên tạp chí Cộng Sản, TỪ ĐÂU ĐẾN NỖI BUỒN CHIẾN TRANH? của TRẦN DUY CHÂU (Số 10/1991.Tháng 10). Đọc đây để cùng cười.

“Dường như có ý muốn xóa nhòa ranh giới giữa chiến tranh cứu nước và chiến tranh xâm lược”.

“Tác giả Nỗi buồn chiến tranh còn muốn giết chết hẳn những người đã vĩnh viễn nằm xuống để cho “dân tộc quyết sinh”.

“Đó là sự khai tử của một ngòi bút quá nhẫn tâm đã coi họ là vật hy sinh mù quáng cho những cuồng vọng của con người. Và hãy nhìn vào những gia đình liệt sĩ, những thương binh, bệnh binh… họ sẽ như thế nào khi m

Cấm sách

Vậy nên không có gì lạ khi phải tới tận 10 năm sau khi ra mắt bản tiếng Anh, sách mới được phổ cập với đại chúng.

“Không có lịch sử, chỉ có các diễn ngôn”.

   Trước hết cần điểm qua đại lược đôi nét về khái niệm diễn ngôn. Theo từ điển New Webster`s Dictionary thì diễn ngôn được định nghĩa gồm hai nghĩa. Một là sự giao tiếp băng tiếng nói (trò chuyện, lời nói, bài phát biểu); hai là sự nghiên cứu tường minh, có hệ thống về một đề tài nào đó (luận án, các sản phẩm của suy luận, ví dụ “Discours de la methode…” của Descarte, vì trong tiếng Latin từ đó đồng nghĩa với từ “Dissertatio de…”). Cả hai nghĩa đó đều chỉ thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ, nhưng chưa nói đến cái nghĩa hiện đại là hình thức của ý thức hệ và quyền lực, cũng chưa đề cập giao tiếp phi ngôn từ, như cử chỉ thân thể, sự mô phỏng động tác, sự thay đổi tư thế của thân thể, trang phục, nghi thức…Đồng thời cả một lĩnh vực rộng lớn là nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, múa nhảy, âm nhạc, thi ca đều nằm ngoài định nghĩa đó.

Trần Quang Đức: “Những gì chúng ta làm cố gắng dựng lại tiệm cận của lịch sử”.

Có các sự kiện lịch sử. Bây giờ, ngay cả với những công nghệ tối tân nhất (Camera, máy ảnh) thì liệu có công bằng. Vụ xả súng vào Charle Ha là một ví dụ. Có thật là IS (truyền thông phương Tây).  Có một bài rất hay, rất dài trên The Guardian, họ chứng tỏ từ khi có khủng bố, truyền thông phương Tây ăn nên làm ra hẳn.

(Nên nhớ, ngay cả những báo lớn phương Tây cũng không công minh. Nên nhớ, trong cuộc bầu cử đảng Dân chủ, New York Times và Washington post nâng bi (tâng bốc) Trump rất dữ. Mà bây giờ, ai cũng biết. Họ chỉ trích gã này thôi rồi.

DIỄN NGÔN TÌNH YÊU VÀ TUỔI TRẺ TRONG CHIẾN TRANH

“Cả thế hệ anh đã lao vào trận chiến một cách hăng say, một cách hung dữ, đã làm đổ máu mình, đổ máu người. Hàng đọng máu”. (Thế hệ trẻ khi chưa được nhìn nhận đầy đủ những góc độ của chiến tranh).

“Hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại có chút xương. Mà những người được phân công nằm lại gác rừng le là những người đáng sống nhất”.

“Em yêu anh! Như yêu cha anh. Như em là chị, là mẹ của anh. Như em vẫn yêu anh từ xưa đến giờ. Từ nay, từ tối nay, em là vợ anh. Em sẽ đi cùng anh. Em sẽ đưa anh đến cửa của chiến tranh, xem nó ra sao. Nhưng khi buộc phải chia lìa không cưỡng được thì”

(Kết quả ai cũng biết, Phương bị hãm hiếp, trước mặt Kiên. Sự khốn nạn của chiến tranh được bày ra ngay từ đầu). Khốn nạn. “…Hai đứa mình, Kiên ơi…Có thể đến khi chết đi vẫn còn trong trắng…Vậy mà chúng mình yêu nhau biết là ngần nào”.

Nhớ lại, tình yêu luôn “điên”, “khát”, “say” (chữ của Lê Cát Trọng Lý).

“Nghĩa vụ của một con người trước trời đất là sống chứ không phải hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ (…), mong con hãy cảnh giác với tất cả những sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy.”

Tình yêu hậu chiến

“Một mối tình dị tính, một mối tình quái ác, đầy tổn thương, làm khô cong trái tim anh, làm anh ngầm đau từng ngày”

Với những chấn thương ấy.

SỰ LÃNG QUÊN

“Cùng là một trang cuộc đời nhưng mà là hai thế giới, hai thời đại…”

Sau cuộc chiến những người lính – trước đây như idol trong lòng mọi người, như những người nổi tiếng, ngôi sao sáng trong đời. Họ bỗng dung bị dư luận và mn bỏ rơi. Vẻ đẹp, sự hào nhoáng của những ngôi sao với đám đông.

Xét vào bối cảnh hiện tại, Ngọc Trinh thể hiện bi kịch này rõ nhất qua tâm sự: “Tôi chỉ sợ mình xấu đi và bị lãng quên”.

“Đồ rác rưởi, một thằng cha đầy tự hào chiến thắng đấy. Thật đúng là thắng lợi của bọn dã man, bọn ăn lông ở lỗ, bọn nhà quê An Nam mít đối với văn minh và tiến bộ. Đồ rác rưởi”.

“Thời kỳ mà từ đây bắt đầu địa ngục đời thường, địa ngục của thời thái bình an lạc”.

(…)

Thị trường luôn tái tạo các ngôi sao để thổi gió vào ngọn lửa khao khát tuổi trẻ, sắc đẹp và sự hào nhoáng của đám đông.

CHẤN THƯƠNG

Kinh nghiệm của Kiên không chỉ là nỗi đau đớn chiến tranh.

Nguyên tắc đặc biệt của sự chấn thương là nhân vật chủ thể luôn chống cự để đưa ra lời phản kháng. Nguyên nhân không chỉ vì ký ức chấn thương luôn kháng cự động tới chủ đề này thông qua cơ chế tâm linh của sự đàn áp. Vậy nên, người này có thể sống sót qua sự kiện ấy. Bởi lẽ ngôn ngữ, sau cùng, vẫn không đủ khả năng để nắm bắt độ lớn của những trải nghiệm.

Ví dụ, kinh nghiệm của người lính khi bị đối diện với những cái chết bất ngờ và hàng loạt xung quanh mình, người chịu đựng cảnh tượng này trong một trạng thái chết lặng và chỉ có thể sống lại nó trong những cơn ác mộng được tái diễn, là một hình ảnh trung tâm và trở đi trở lại của chấn thương trong thế kỷ của chúng ta. Như là hệ quả của sự xuất hiện ngày càng gia tăng của những kinh nghiệm chiến tranh phức tạp và phản ứng trước những thảm họa khác, các bác sĩ và chuyên gia tâm thần học đã bắt đầu định hình lại những suy nghĩ của mình về các kinh nghiệm thể chất và tinh thần, bao gồm cả một phạm vi rộng, đa dạng của những kinh nghiệm khác mà gần đây được đặc biệt lưu ý như hiếp dâm, lạm dụng trẻ em, tai nạn ô tô và công nghiệp, v.v…- những kinh nghiệm bây giờ thường được hiểu như là hệ quả của tình trạng rối loạn tâm lý hậu chấn thương (post-traumatic stress disorder).

Theo định nghĩa phổ biến nhất, chấn thương mô tả một kinh nghiệm choáng ngợp về những sự kiện đột ngột hay thảm họa mà phản ứng đối với sự kiện đó thường xuất hiện dưới dạng ảo giác và các hiện tượng mang tính chất xâm nhập thường bị trì hoãn và tái diễn một cách không kiểm soát được

“Nhìn thẳng vào cuộc chiến”

“Không có người chiến thắng. Chỉ là thất bại. Mất mát”

“Học được gì từ tình nhân ái, tình người”.

“Định nghĩa hoang mang”.

Phương và Kiên. Họ có lựa chọn khác. Bi kịch không đơn giản như vậy. Như bảo Ninh, Kiên chàng trai cùng thời.

“Anh chỉ có thể sống và chỉ có thể vui lòng chết trong hàng ngũ những người lính thường mà một trong những đặc trưng góp phần tạo lên sức mạnh vô địch của họ ở mọi chiến trường là tính chất nghĩa quân nông dân giản dị, dịu hiền có cách nhìn đời nhân hậu và rõ ràng sẵn sàng chịu mọi tai họa của chiến tranh tuy nhiên không bao giờ là những người chủ chiến…”

“Bản chất con nhà nông thích hợp tuyệt đối với cảnh địa ngục chiến hào”

7 tháng Mười một 2016

Sụp đổ

Tôi chưa đọc Tạ Chí, và đồng thời tôi không biết đọc. Đọc cho hết Tạ Chí thì cũng không phải là đọc cho hết chữ nghĩa cuối cùng khi tôi nhìn công đọc của Nhị Linh. Chữ nghĩa mãi chỉ là chữ nghĩa nếu ta không từ đó sinh thành một điều gì và không hiểu, như Phạm Công Thiện đối đáp Nietzsche sẽ mãi là không hiểu, một kẻ thất bại. Đọc là gì? Tôi đã hỏi và tôi đã tự trả lời, nhiều lần. Nhưng mà đọc không phải là sự đọc theo tuần tự từ trên xuống dưới từ đầu đến chí cuối. Pierre Bayard, một con người rất đáng kể mà tôi muốn tìm hiểu thêm và đồng thời phải có điều bắt buộc là Pháp ngữ, cho rằng thật ngớ ngẩn khi mọi người, đám ký giả, cho rằng tất tần tật sách ông là nghiêm túc. Đâu có, Bayard có những đọc không-nghiêm-túc thậm chí lừa phỉnh đùa chơi, một hình thức như tôi thấy, sàng lọc độc giả. Một người không biết đọc ngay lập tức sẽ trọng thương tẩu hỏa nhập ma mà cứ nghĩ mình đang được truyền nguồn năng lực tối thượng. Tôi đã không thường xuyên note lại mỗi khi đọc nữa, việc đó quá tốn thời gian, nhưng có thể k hông, nó là hữu hiệu với những trao đổi của chính mình với tác giả, và có những cuốn sách tôi tiếc cái công đã note rất nhiều và thậm chí viết rất dài về nó như của McHale, nó không xứng đáng đến cái tôi muốn. Nho giáo và Phật giáo như một sự lựa chọn của miền Bắc và miền Nam trong công cuộc hiện đại, ấy là thứ tôi muốn nhưng tôi nhận được quá ít. Tôi quá kỳ vọng vào một người Mỹ mà không biết, không phòng thủ. Một cái xác thối đang được tôi xử lý mà vẫn ngỡ nó sạch sẽ. Nietzschie viết về người điên, kẻ đi khắp chốn hoảng sợ thông báo với mọi người rằng Chúa đã chết, như một khái niệm đã chết, bởi chính bọn chúng, những con người hiện đại; nhưng có phải Nietzsche muốn nói đến sự chết. Tôi không nghĩ như vậy. Tôi không nghĩ rằng những bọn luôn hô hào trên facebook về sự đọc tinh hoa hay post stt đau đời là lũ đọc được những gì đó, có thể chỉ là hớt ván mà thôi. Tôi không thể tin được khi ai đó nói với tôi về Nietzsche nữa, ông đã bị nói quá nhiều với cùng một sắc thái về sự chết của Chúa. Đó có thể là đọc sai không? Khi dùng từ “Có thể” tức là tôi đang không chắc điều mình nói. Nền tảng đang rỗng và cần liên tục, bền bỉ, bồi đắp, tôi tự nhận mình là một kẻ lười nhát ngủ xuẩn pha chút mơ mộng đầy ảo tưởng. Tôi sẽ sụp đổ. Cái nền rỗng đó không thể đứng lâu được. Tôi sẽ sụp đổ. Cái nền đó phải là nền vững. Sự đọc đó, rồi sẽ không có người định hướng. Nó sẽ sụp đổ. Tự lực ngay từ cái tôi đã mang một hàm nghĩa to lớn. Ở xứ sở tôi, làm báo có thể tự lực được không? Hoàng Hối Hận, người tôi nhìn nhận là một nhà báo qua n trọng của thập niên 2010s với hơn 60 số báo đầu tiên của Ngày Nay, là một kế hoạch của Ban Tuyên Giáo. Phạm Quỳnh, trí thức quan trọng của thế hệ 1907, cũng có chống lưng và một sự nghiệp chính trị không kém lừng lẫy. Tự Lực Văn Đoàn thì không? Họ lạnh lùng tự lực mà đoạn tuyệt. Những con người tự lực đó đều phải nhận kết cục tồi tệ. Khái Hưng chết năm 1947, Hoàng Đạo đột tử một năm sau đó, Nhất Linh đoạn tuyệt năm 1963 như viết dấu chấm cho một sự nghiệp tuyệt đẹp dở dang. Đọc cũng cần tự lực. Rồi sẽ ra sao khi tôi qua cái tuổi 20 mà không thể tự lực được. Tự lực trong sự đọc cũng như tự lực ở đời. Nói thì dễ mà làm thì khó. Với sự đọc ngu dại thuở ban đầu, tôi mới chỉ thực sự chăm chú vào đọc hơn một năm nay, và tôi cũng không hiểu thầy Mai Anh Tuấn có ý gì khi nói đến việc đọc nghiêm túc, tôi không hiểu và cũng sẽ không cố hiểu, vì hành động đó có thể là sự đọc sai. Nietzsche không đơn giản vậy, ông sẽ nói về việc cần xử lý xác chết, không thể để mùi tử khí hôi thối ám cái chốn này. Và Chúa đã chết rồi, chúng ta phải xử lý tốt đám tang Chúa và sẵn sàng cho một cuộc đời phi thiêng, một đời không có Chúa ở bên. Tôi cho rằng đám đông dẫn lối dư luận trên facebook đơn thuần chỉ cố nhét cho vừa những thứ mốt nhất cho hợp với phương cách tuyên truyền của chúng. Ôi vô đạo làm sao, vô luân làm sao, một tội ác thực sự. Chữ nghĩa, bọn chúng cứ kêu gào lên rằng chữ nghĩa rẻ mạt, nhưng chữ nghĩa đã làm chúng tha hóa, chữ nghĩa chúng viết ra không đáng một đồng bạc cắc nào hết. Tôi dần thấy mình không còn có thể trên chốn đó nữa. D khuyên nên tìm những người đồng chí chung tư tưởng. Chúng có nhiệt huyết, nhưng đó là thứ máu nóng của một tuổi trẻ bốc đồng muốn được mọi người nhìn thấy mà ghi công danh. Tôi không có đồng chí. Tôi đã một mình. Một mình không làm tôi nản lòng, tôi sợ người người nờm nợt hô hào la ó hơn rất nhiều. Không hiểu đám văn sĩ có thấy xấu hổ ê chề không khi chữ nghĩa đã lên mặt giấy cho người đời xem, cái đời này đã thành của công khai?

17 tháng Tám 2017

Đón Del Piero

Nửa năm trước. Trong lúc đợi để lên sân bay đón Alex Del Piero tới Việt Nam

12317383_158261057867235_194725107_n

22 tháng Mười hai 2015

Giáo dục khai phóng

VỀ GIÁO DỤC KHAI PHÓNG

1. Định nghĩa:

Nền giáo dục khai phóng là việc giáo dục các môn học khai phóng, phân biệt với giáo dục nghề chuyên môn.

2. Mô tả

– Nền giáo dục khai phóng có lịch sử từ thời trung cổ.

– Thời đó, chương trình giáo dục khai sáng có hai phần.

+ Phần đầu, tam khoa, bao gồm Ngữ pháp, thuật Hùng biện, và Luận lý.

Mục đích là dạy nghệ thuật đọc và viết, nghệ thuật nghe và nói, và nghệ thuật tư duy hợp lý.

+ Phần còn lại, cao đẳng tứ khoa, bao gồm Số học, Hình học, Thiên văn học, và âm nhạc

– Mục đích của nền giáo dục khai phóng là phát triển những con người tự do biết cách sử dụng trí tuệ của mình và có thể độc lập suy nghĩ.

3. Thực trạng

Được áp dụng nhiều tại phương tây (Là Mỹ và Châu Âu)

Gần như không ở Việt Nam

4. Những vấn đề nổi bật

– Bây giờ dạy kĩ năng nghề nghiệp hoặc đào tạo những nhà khoa học cho từng chuyên ngành mới là ưu tiên của hệ thống giáo dục hiện tại. Không phải giáo dục khai phóng.

Giáo dục khai phóng không đáp ứng nhu cầu sản xuất những con người làm việc ở những lĩnh vực chuyên biệt (như anh là mảng thể thao, anh kia ở mảng văn chương, anh nọ thì làm công nghệ. Đại loại thế).

– Nhưng về lý thuyết, nó phù hợp với con người việt trẻ Việt Nam – những người không sinh ra và lớn lên trong và khoảng thời gian sau cuộc chiến tranh; đồng thời cũng không phải trải qua thời kỳ bao cấp hay thời gian mà văn hóa Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Liên Xô.

Những người trẻ bây giờ đã có cơ hội tận hưởng những nền văn hóa hoàn toàn khác, hoàn toàn mới mẻ.

Trong đó, đặc biệt là văn hóa Mỹ hay văn hóa Tây Phương.

Vậy nên, cái tôi trong những người trẻ đó rất lớn, đã dần phá rào ra khỏi những giá trị cũ những quan niệm cũ.

– Nhưng liệu nền giáo dục khai phóng có đi ngược lại những truyền thống?

“Truyền thống” là gì?

Hay nói đúng hơn truyền thống giáo dục của xứ nông nghiệp như Việt Nam là sao?

Văn hóa Việt Nam không ngợi ca cá nhân, nó dành cho tập thể.

Đồng thời, người Việt có một đặc tính rằng rất bám vào lịch sử (okay, nhưng quốc gia nào mà chẳng bám vào sử); không; từ “bám” nghe nhẹ quá. Phải là quỳ dưới lịch sử, truyền thống. Lấy những giá trị đó làm hệ quy chiếc cho cả nhiều thế hệ sau.

“Làm như này là đi ngược truyền thống” đại loại là thế.

Đừng tưởng có thể nói rằng: Yolo mặc kệ các cụ, tôi cứ làm ý tôi.

Người Việt rất trọng “lão”.

Nhưng nền giáo dục dành cho những con người trẻ.

Cuối năm 2016

Chèo 48h

11143324_1703498576538666_4566846124219673591_n

“Hóa trang nhân vật Chèo khó lắm.”.

Lúc trước tôi cũng từng nghĩ thế, nhưng tới khi hóa trang thì thấy đúng thật các mẹ ạ.

Phấn bôi bôi vào mặt trắng hơn cả Ngọc Trinh, may mình kiên quyết cưỡng chế không bôi son không thì môi đỏ hơn Bạch Tuyết.

Hóa trang xong là lúc chụp ảnh.

Uốn éo các kiểu, quạt vèo ra chữ tỏ vẻ trí thức. Mắt nhìn thẳng. Ngực ưỡn ra, đầu nghiêng nghiêng. Anh pho to grap phờ lẩm bẩm: “Tốt, diễn hơi bị deep đấy. Chụp!!”

Ra được cái ảnh để các mẹ vào like cũng cả là sự kì công đấy.

Đùa tý thôi chứ như vậy cho thấy để xây dựng được một nhân vật trong Chèo quả thực không đơn giản chút nào. Thế mới thấy được sự vất vả, lao động nghiêm túc của các nghệ sĩ. Điều này giúp tôi cảm thấy trân trọng và yêu quý hơn bộ môn nghệ thuật dân tộc này

[khổ cuối chị Thảo Đinh viết, còn tôi thật sự nghĩ như đoạn trên; tôi trước đây giống Trần Phương ở một nét: vào chùa không phải để thắp hương cũng như hoạt động xã hội không phải để giúp xã hội, mà giúp mình; tôi làm cộng tác viên Chèo 48h là vì chị Quỳnh rủ (tôi thích chị ấy từ đầu năm nhất, mà người ta có bạn trai rồi, nên tôi giữ tình cảm trong lòng)]

Tháng Chín 2015

Thử gửi từ Smartphone: Từ khi cậu chủ chơi facebook

12325249_936872133075736_595704213_n_936872133075736

Thưa quý anh chị,

Tôi là một chiếc smartphone. Thời gian đầu khi được mua về, ngoài nhắn tin, gọi điện, cậu chủ chỉ cần tôi những lúc gửi mail. Đó là khoảng thời gian đầu nhàn hạ đầy hạnh phúc. Tuy nhiên mọi chuyện thay đổi khi cậu chủ lập tài khoản Facebook.

Nghe qua những cuộc trò chuyện của cậu chủ, tôi lờ mờ tiếp nhận được một vài thông tin cơ bản về facebook. Đại để đây là một trang mạng xã hội được thành lập vào năm 2004 bởi  Mark Zuckerberg, khi ấy là sinh viên đại học Harvard, Hoa Kỳ.

Tôi là smartphone nên việc ghi nhớ những con số không phải là vấn đề quá khó khăn. Theo số liệu thống kê trong tháng 1/2016 của Expanded Ramblings, Facebook mỗi ngày có khoảng 1,1 tỷ tài khoản hoạt động thường xuyên.

Dân số trên trái đất này là khoảng 7,3 tỷ người. Điều này đồng nghĩa khoảng 15,1% dân số toàn cầu hằng ngày hoạt động thường xuyên trên Facebook.

Cậu chủ của tôi cũng không phải ngoại lệ khi cuốn vào thế giới Facebook đó.

Nói tới đây thôi thì sự việc sẽ chẳng có gì, sẽ chẳng khiến smartphone tôi đây đăng đàn vừa để kêu than, vừa để tự chia sẻ nỗi lòng bấy lâu.

Tôi biết mình là smartphone. Số phận của của tôi và những người anh em smartphone khác khi được tạo ra là phục vụ lợi ích và nhu cầu con người.

Nhưng cậu chủ quá đáng lắm! Vắt kiệt sức lực của smartphone tôi đây.

Hễ không có việc cấp bách là cậu chủ lại bật tôi lên, mở ngay phần mềm Facebook.

Thời gian đầu khi lập tài khoản, cậu chủ dành khoảng nửa tiếng đồng hồ mỗi ngày để lên Facebook. Nhưng càng ngày, thời gian sử dụng của cậu chủ càng nhiều.

Tôi là smartphone. Tôi có quyền được nghỉ ngơi thay vì dăm phút cậu chủ lại lôi tôi dậy rồi sử dụng tới kiệt sức.

Vạch pin báo đèn đỏ, chỉ còn 20% pin thôi. Nhưng cậu chủ vẫn chưa ngưng nghỉ, vẫn tiếp tục “hành hạ” tôi, nhiều lúc tới khi đã cạn sạch pin – thời điểm tôi kiệt sức và hôn mê sâu. Chỉ khi nào được tiếp sức bằng nguồn năng lượng điện từ ổ sạc, tôi mới dần dần được hồi tỉnh.

Tôi có lần được nhìn thấy những bức tranh của một họa sĩ người Ba Lan tên Pawel Kuczynski. Ông có vẽ một bức tranh về facebook như thế này.

Một gã lang thang, nhà có thể không có, chỗ nghỉ ngơi qua đêm có thể tạm bợ, nhưng gã vẫn luôn có mạng Facebook, nơi còn có gần 1,1 tỷ tài khoản truy cập mỗi ngày trên toàn thế giới. Những khung cửa sổ nhà ai vẫn sáng đèn, dù là ban đêm.

Ít ra, với smart phone tôi đây, gã có vẻ không cô đơn. Ông chủ tôi cũng như vậy mà. Đêm chẳng ngủ, thức tới sáng sớm lướt lướt màn hình new feed, gõ gõ inbox với tài khoản nào đó. Rồi sáng thức dậy, quy trình như vậy lặp lại.

Cô bạn gái của cậu chủ chê: “Dạo này anh xuống sắc quá, gầy đi nhiều quá”. Tôi chỉ là smart phone, không có quyền được can dự vào chuyện tình yêu của cậu chủ.

Nhưng việc cậu chủ quá thường xuyên sử dụng facebook có thể phần nào là nguyên nhân đấy: Thức khuya, dậy sớm, nghỉ nghỉ ít, người mệt mỏi, ăn uống uể oải rồi chán ăn.

Lắm lúc tôi muốn nói với cậu chủ: “Chỉ là mạng facebook thôi, nghỉ ngơi đi”. Hôm nay cũng là thời điểm tôi muốn nói vậy.

Nếu tôi cất tiếng nói thật sự, có lẽ cậu chủ cũng chẳng nghe đâu. Vì bây giờ cậu đang bận “dạy dỗ lại những kẻ kia” cùng một nhóm không nhỏ những tài khoản facebook khác.

Đối tượng cậu chủ muốn “dạy dỗ lại” là một nhà báo đã đăng bài bôi bác Hậu duệ mặt trời, bộ phim yêu thích của cậu, và những người ủng hộ gã.

“Đọc thì hay lắm, nhưng các mẹ bị lừa phỉnh rồi. Ông ngụy biện giỏi lắm, đánh tráo khái niệm”, cậu chủ hằn học gõ những dòng này trên facebook, tất nhiên với sự ủng hộ của cộng đồng fan ruột bộ phim.

Đây không phải lần đầu tiên cậu chủ “quyết tử”, “muốn dạy dỗ” lại những kẻ khác trên facebook.

Giữa năm ngoái, cậu chủ đã cùng cộng đồng các bà mẹ đứng lên vì chân lý tẩy chay Hồ Ngọc Hà sau khi truyền thông đưa tải thông tin nghi vấn nữ ca sĩ đã cướp chồng người khác.

Cộng đồng đã chiến đấu để “dạy dỗ lại những kẻ kia” bao gồm nữ hoàng giải trí Việt và cả những người ủng hộ cô. Rồi cả một chiến dịch công phu được tạo ra với hashtag #Hoadonkhongha để tẩy chay những sản phẩm mà Hồ Ngọc Hà là đại diện hình ảnh.

Cậu chủ hồi hộp, bức xúc, thích thú và viên mãn, hả hê với cảm giác được “dạy dỗ lại những kẻ kia”.

Đây có lẽ là một trong số những lý do khiến cậu chủ ngày càng truy cập Facebook mỗi ngày, đồng nghĩa với việc vắt kiệt sức của smartphone tôi đây.

Để tự gõ được những dòng tâm sự này, tôi cũng mất khá nhiều sức lực. Và có lẽ không nên cố quá vào lúc này. Tôi là smartphone, tôi cũng cần được sạc pin và nghỉ ngơi.

Hẹn gặp lại quý anh chị trong các thư sau.

Đầu năm 2016

ROBERTO MANCINI – NGƯỜI CỦA HAI CHIẾN TUYẾN

[Đăng Thành]

Ngồi ngơ ngẩn trên khán đài A ở sân Stadio Olimpico ngân nga theo mấy câu hát tiếng Ý sao mà da diết của Antonello Venditti trong lúc chờ đợi trận đấu của đội bóng con cưng Lazio với Sampdoria. Bất chợt nhớ lại hình ảnh một cựu tiền đạo người Ý xuất sắc được từng thi đấu trong màu áo cả hai câu lạc bộ Sampdoria và Lazio: Roberto Mancini!

Roberto Mancini sinh ngày 27-11-1964 (một Nhân Mã chính gốc) tại Jesi-Ancona-Italia. Ông bắt đầu chơi bóng chuyên nghiệp vào năm 17 tuổi cho câu lạc bộ Bologna mùa giải 1981-1982.

Chính lối chơi bóng thông minh và phong độ ấn tượng trong mùa 1981-1982 (9 bàn/30 trận), ông đã được Sampdoria mua về với giá 2.2 triệu Euro năm 1992. Ở đây, ông đã chơi những ngày tháng đẹp nhất cuộc đời cầu thủ của mình góp phần không nhỏ vào thời kỳ thành công của đội bóng thành phố cảng Genova với 4 chiếc Coppa Italia, 1 danh hiệu Supercoppa Italian năm 1991, chiến thắng tại UEFA Cup Winner’ Cup mùa 1989-1990 và đỉnh cao là chiếc cúp Scudetto lịch sử mùa 1990-1991. Mancini chơi tất cả hơn 550 trận cho Sampdoria ghi được 132 bàn thắng trở thành một trong những chân sút vĩ đại bậc nhất lịch sử đội bóng thành phố cảng Genova.

Năm 1997, Mancio đến với Lazio lúc đó đã 33 tuổi nhưng ông đã chứng tỏ được giá trị của bản thân và trở thành trụ cột của đại bàng vùng Lazio với những đóng góp to lớn vào 2 chiếc cúp Coppa Italia (mùa 1997-1998 và 1999-2000), Supercoppa Italian 1998 và đỉnh cao là chiếc cúp Scudetto lần thứ 2 lịch sử đội bóng mùa 1999-2000 sau 27 năm sống trong chờ đợi mỏi mòn của các Laziale.

Một huyền thoại của Calcio, một chàng trai trẻ người Ý với mái tóc bồng bềnh lãng tử những năm 80, 90 của thế kỉ trước, một huấn luyện viên tài giỏi đã đưa Manchester City tới ngôi vô địch giải Ngoại Hạng mùa trước, mọi người ở Ý đang rất nhớ ông đó, ông có biết không?

Không biết liệu Mancini có đang theo dõi trận đấu này qua sóng tv tại Manchester không, liệu ông sẽ ủng hộ ai đây, Sampdoria hay Lazio?

https://www.facebook.com/blogbongda.vn/photos/a.262052413911494/381073435342724

12 tháng Năm 2013

Ông Nguyễn Lân Bình trả lời

Gửi các bạn sinh viên trường ĐH Văn hóa Hà Nội.

Tôi nhận được ý kiến qua bạn Bá Hữu, là bạn cùng học với các bạn, trao đổi quan điểm của mình với nhau, sau khi đọc hai câu trả lời về con người và sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, qua bạn Bá Hữu.

Tôi rất mừng và thấy ngay những giá trị nhất định của việc trao đổi những suy nghĩ về một vấn đề nghiêm trọng (theo tôi) của lịch sử.

Để khép kín (tạm thời) một vòng sự kiện, tôi xin được phúc đáp ý kiến các bạn theo thứ tự mà tôi đã nhận được qua mail, kể cả bạn nào đó trong số các bạn không cần sự phản hồi, tôi cũng xin nêu quan điểm của mình.

Trong trường hợp, nếu các bạn cho phép, tôi sẽ đưa các trao đổi này lên trang web Tannamtu.com.

1. Bạn Nguyễn Thị Liên, khoa Viết văn.

Việc các nhân sỹ VN cuối TK. 19, đầu TK. 20 quyết tâm vận động người dân sử dụng chữ Quốc ngữ, ngoài những mục đích như tôi đã trình bày trong các bài viết của mình, còn mang theo những giá trị cần phải khẳng định, đó là:

– Người Việt có tiếng nói riêng, vậy tại sao tiếng nói đó lại phải thể hiện thông qua loại chữ viết của người Hán? Đặc biệt, người Hán đã duy trì qua rất nhiều thế kỷ việc đô hộ VN, và tìm cách đồng hóa dân tộc Bách Việt. Trong những mục đích khi xâm lược một quốc gia, một dân tộc của các thế lực ngoại bang, thì mục tiêu cuối cùng trong quá trình thôn tính, phải là văn hóa, mà chữ viết là máu để nuôi một cơ thể văn hóa.

– Thứ nữa, đã có không ít những thế lực dấu mặt, từng ngụy biện lý do rằng dân tộc này phải duy trì việc sử dụng Hán văn, rằng Hán văn mới là thứ chữ viết “truyền thống”…. Nhưng không ai không đồng ý rằng, chữ viết tiếng Việt hiện nay, thứ chữ được phiên âm qua chữ cái La Tinh, dễ học, dễ tiếp thu hơn cả trăm lần loại chữ hình tượng là chữ Hán.

2. Bạn Nguyễn Đăng Thành VB4.

– Cách nghĩ, quan niệm và cách nhìn một người thành đạt trong xã hội, đặc biệt là sự thành đạt trên đường công danh trong các thể chế chính trị khác nhau, hoàn toàn tùy thuộc vào nhãn quan chính trị, xã hội của người bộc lộ quan điểm.

Những danh nhân vĩ đại như nhà văn người Pháp Victor Hugo, nhà viết kịch người anh William Shakespeare, nhà vật lý người Đức Albert Einstein, nhà minh quân có công nhất trong lịch sử Nhật Bản là Minh Trị Thiên Hoàng, nhà soạn nhạc thiên tài người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky….. Khi chúng ta đặt họ ở vị trí là người thành đạt, không ai nghi ngờ.

Theo cá nhân tôi, những người làm chính trị, hoặc dấn thân vào cuộc đời chính trị, rất khó để đặt vào vị trí của kẻ thành đạt. Thực tế đã chứng minh, có quá nhiều những trường hợp, khi đứng ở trong dòng chảy của bối cảnh xã hội chính trị họ tồn tại, họ đã từng là gì gì đó, nhưng sang một bối cảnh lịch sử khác, họ là hiện thân của sự ngược lại.

Thậm chí ngay trong giai đoạn tồn tại trong cùng một thể chế chính trị, danh nghĩa cá nhân của không ít người cũng bị đảo ngược 180o chỉ sau một quãng thời gian không dài. Không loại trừ còn bị gọi là kẻ tội đồ.

Có thể nói, khái niệm về thành đạt trong trường hợp Phạm Quỳnh mà bạn dùng, là một sự mỉa mai.

– Khi trao đổi về những vấn đề lịch sử chính trị, bạn nên chú ý tới chi tiết liên quan đến niên biểu. Năm 1907 là ĐKNT, PQ chưa xuất hiện trên diễn đàn XH. PQ bắt đầu tham gia BBT tờ báo lớn nổi tiếng in thuần bằng tiếng Việt là năm 1913 với tờ Đông Dương Tạp Chí. PQ bắt đầu có tiếng là năm 1917 với Nam Phong Tạp Chí.

3. Bạn Nguyễn Minh Anh, VB5.

Bạn có thể gửi một câu hỏi khác, nếu có.

4. Trần Thị Hồng Vân, VB4.

– Tôi hiểu đầy đủ điều mong muốn của bạn về tính tranh luận và tương tác đối với một đề tài lớn, nó sẽ sinh động hơn rất nhiều. Tôi đã cố tình không đưa những ý kiến của người đọc từ khắp 5 châu lên trang, chỉ vì hầu hết đều là những ý kiến ca ngợi. Vì nghĩ vậy, nên không vô cớ, ngay vào đầu, tôi đã bộc lộ sự hàm ơn trước sự quan tâm của các bạn với đề tài này.

Thực tế, xin được lưu ý bạn, rằng kiến thức hiểu về NVV rất giới hạn vì nhiều lý do lịch sử như:

NVV trong từng giai đoạn bị các chế độ chính trị bài xích vì ông lên án họ theo cách, vạch rõ, nói thẳng những điều bất hợp lý của các hệ thống xã hội và sự thiếu khoa học trong các khuynh hướng tư tưởng, nên họ đã từng cấm ông viết tiếng Việt thời kỳ này, lại vừa tìm cách “bỏ quên”, không nhắc đến những di cảo mang tính tư tưởng của ông ở thời kỳ khác.

Đây là lý do (theo tôi) đã cản trở sự nhận biết của XH về NVV, cho nên, những gì tôi trình bày trước công chúng, hầu hết dư luận đều cho rằng, không biết, hoặc biết rất ít……!

Tôi cay đắng ở góc nhận thức của XH, rằng việc ô. NLB nói nhiều về NVV, vì ông ta là cháu nội mà! Đó là một cách nhìn vô cùng đáng tiếc, và với tôi đó cũng là luận điệu để “Họ” né tránh việc phải có trách nhiệm.

Nhưng đó lại chính là nguyên nhân dắt tôi bền bỉ đi trên con đường phục dựng chân dung thực của một con người, nhất là người đó lại là một người hoàn toàn trong sạch như mọi người biết: Bắc đẩu Bội tinh không cần, làm Bộ Trưởng càng không cần. Vậy, vì sao lại dám nói và viết rằng ông theo Pháp để hưởng vinh hoa, phú quý? Khi từ giã cuộc đời, 100% bàn tay trắng! Vậy NVV đã cần gì, và muốn gì?

Từ ngày đó, NVV những muốn VN sẽ đi theo con đường như Minh Trị Thiên Hoàng. Ông muốn tạo dựng một quốc gia, một dân tộc sẽ tồn tại và phát triển bởi trí tuệ. Ông chắc chắn rằng, khi giành được thắng lợi trong cuộc sống này bằng trí tuệ, nó sẽ vững bền và nó sẽ có cơ sở trở thành quốc gia hùng cường.

Ông chốnglại việc giành thắng lợi bằng bạo lực, vì ông lý giải rằng: “đất nước này đã mất quá nhiều máu và xương rồi, hơn nữa nếu dùng bạo lực mà thắng được, rồi thì cũng không chắc sẽ giữ được thắng lợi lâu dài, vì thắng lợi rồi, phải biết cách xây dựng, mà muốn biết cách xây dựng thì phải có kiến thức, mà muốn có kiến thức thì phải học, mà muốn học thì phải có cái chữ của mình….”. Ngày đó, chúng ta chưa có chữ!

Thật hay vì các bạn đã dành thời gian nghĩ tới vấn đề NVV. Tôi biết các bạn rất khó khăn trong nhiều lĩnh vực, không phải chỉ lo bài vở, mà còn muôn vàn những nỗi lo toan khác, nhưng các bạn vẫn quan tâm đến việc này. Tôi biết ơn các bạn!

Các bạn hãy yên tâm, nếu các bạn tin tôi, nếu thấy tôi có thể giúp được các bạn điều gì đó, xin cứ tự nhiên. Tôi luôn muốn làm mọi người hài lòng.

Mong các bạn mạnh dạn!

Chúc cho mọi sự tốt lành!

Nguyễn Lân Bình.

29 tháng Năm 2017

Mail gửi ông Nguyễn Lân Bình (1)

Kính gửi ông Nguyễn Lân Bình

Tôi là Nguyễn Đăng Thành, sinh viên khoa Viết văn – Báo chí (ĐH Văn hóa Hà Nội). Tôi vô cùng cảm ơn ông đã hồi đáp bài nhận xét của tôi, dù bản thân tôi chỉ là một sinh viên chứ không phải nhân vật có tiếng nói trong xã hội.

Đọc bài hồi đáp đó, tôi mới nhận ra mình đã không viết rõ hai điều làm ông hiểu sai ý tôi.

Vậy tức là tôi đã không cẩn thận trong việc viết, tức là tôi đã sai. Nhưng viết mail này, tôi cốt không phải muốn cố nói bướng, khăng khăng giữ quan điểm của mình là đúng. Tôi một lần nữa cảm ơn ông vì đã chân thành trả lời tôi và chỉ ra chỗ còn sai sót.

Trong mail này, tôi sẽ làm 2 việc: (1) Xin phép bổ sung hai ý tôi đã không viết rõ ra thư trước. (2) Gửi ông một tài liệu về Nguyễn Giang tôi tìm thấy đã lâu và xin được hỏi ông đôi điều về Nguyễn Giang.

—————-

Thứ nhất, tôi đã viết Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh là trí thức thế hệ 1907. Ông than rằng tôi không nhớ lịch sử vì 1907 là năm ra đời Đông Kinh Nghĩa Thục mà “Đông Dương tạp chí”, nơi Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh cùng làm việc, ra đời năm 1913.

Thực tình, đó là quan điểm phân chia của học giả Trịnh Văn Thảo trong công trình “Ba thế hệ trí thức người Việt” (NXB Thế giới, 2013). Ông Thảo xếp họ vào thế hệ 1907 vì đó là những con người sẽ bước vào độ tuổi có lý trí ở cột mốc 1907 với biến động Đông Kinh Nghĩa Thục – khi những Nhà Nho Bắc Kỳ đã quyết tâm làm một cuộc cải cách giáo dục: Sự học truyền thống bản địa kết hợp sự học hiện đại Tây phương.

Và đây là đặc điểm chung của những con người cùng thế hệ, trích dẫn cũng từ sách ông Thảo: “Vượt lên trên các tiêu chí sinh học về tuổi tác, thuật ngữ ‘Thế hệ’ đặc biệt phù hợp khi dùng để chỉ một tập hợp các cá nhân có chung những trải nhiệm sáng lập và hiểu biết về cùng những hình thái ban đầu của việc xã hội hóa”.

Và ông Trịnh Văn Thảo đã gọi họ (trí thức thế hệ 1907) là thế hệ trí thức của cả hai thế giới (Bản địa truyền thống và Tây phương hiện đại).

Thứ hai, do sự sơ xuất của tôi đã không làm rõ nhận xét của Phan Khôi về Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh.

Viết ra mà người đọc không hiểu được cái ý tôi định nói thì việc ông “mỉa mai” tôi cũng không phải vô lý.

Trong bài “Ông Nguyễn Văn Vĩnh trong mắt tôi” (Sông Hương, Huế, số 1, 1/8/1936, trang. 6 & 9), Phan Khôi đã nhận xét ông Vĩnh, với hai phương diện Chính trị – Văn hóa, là con người hào kiệt đầy khí phách tự lập.

Còn ông Phan Khôi, trong bài “Cảnh cáo các nhà ‘học phiệt’” (Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 62, 24/7/1930), đã khinh khi, phê phán ông Phạm Quỳnh trên phương diện học thuật, chứ không phải phương diện chính trị.

Trước tiên, tôi bàn về bài của Phan Khôi về ông Nguyễn Văn Vĩnh.

Phan Khôi nhận xét vậy vì cảm phục tâm thế của ông Vĩnh: Không ham mê chức quyền trong bộ máy quản lý thuộc địa.

Và ông Vĩnh lại còn “hô hào cho người nước ta học quốc ngữ, ông đã khai sơn cho nghề làm báo và cải thiện nghề nhà in xứ ta, ông đã dịch nhiều sách tây ra tiếng mẹ đẻ, ông đã trước hết lập cho tiếng ấy một lối văn giản dị”.

Chừng đó thứ, Phan Khôi cho rằng, quốc dân có lý do để tôn kính ông, một cách vừa phải.

Trong bài trả lời trước, tôi có đề cập tới việc người dân Hà Nội gọi ông là “Nguyễn bán nước”. Đó không phải một quan điểm chủ quan vu vơ của tôi mà từ ghi nhận của một trí thức thuộc địa Bạch Diện trong cuốn sách mới công bố “Hà Nội xưa và nay” (NXB Hà Nội, 2015). Phan Khôi, trong bài đã dẫn cũng ghi nhận điều này: “Yêu ông Vĩnh, ngày nay (1936) người ta đòi dựng đồng tượng cho ông; nhưng mười năm về trước, ghét ông Vĩnh, người ta đã lên án ông là phản quốc, là bán nước!”.

Ông Bạch Diện, tôi đã đề cập trên, là trí thức bắt đầu nghiệp văn, nghiệp báo những năm 1920s ở Thực nghiệp dân báo và là một trong những thành viên đầu tiên của Việt Nam Quốc Dân Đảng thời Nguyễn Thái Học.

Tiếp theo, tôi bàn tới ông Phạm Quỳnh, chỉ dám xét riêng trên phương diện con người chính trị.

Đây là những ý của tôi về ông Phạm Quỳnh đã nêu ở bài trước. “Phạm Quỳnh là một trí thức Tây học bản địa. Tuy nhiên trong thời thuộc địa, những người như ông không có vị trí cao trong bộ máy quản lý”.

Chế độ thuộc địa đã gây sự đứt gãy trong xã hội Việt Nam. Mối quan hệ trí thức và quyền lực (Như việc thời quân chủ, Nho sĩ đỗ đạt cao sẽ làm quan lớn) bị đứt gãy. Ông Trịnh Văn Thảo, trong cuốn sách đã dẫn, cùng quan điểm: Những trí thức được đào tạo ở trường thuộc địa thì chỉ ở vị trí trung gian giữa “tột đỉnh” (Toàn quyền, quan khâm sứ, ty trưởng) và đáy cùng xã hội.

Tôi còn viết tiếp: “Nói gì đến việc leo lên vị trí rất cao của triều đình Huế. Gia đình Ngô Đình Diệm (Bắt đầu từ đời cha) mới là những người có nhiều thuận lợi nhất để thăng tiến: Người Công giáo, xuất thân Hán học và ở Trung kỳ”.

“Cho nên, việc Phạm Quỳnh từ một trí thức không tiếng tăm lên chức vụ đó thực sự đáng nể”

“Phạm Quỳnh là trí thức quan trọng của thế hệ trưởng thành và trở nên quan trọng năm 1907 bởi vì đã gây dựng quanh ông ta (tức Nam Phong tạp chí) những gương mặt xuất sắc”.

Qua mấy dòng trên tôi đã viết, ông đọc chắc cũng nhận ra, cái lòng khâm phục của tôi với con đường quan phương của Phạm Quỳnh. Từ một anh trí thức ít danh tiếng, lép vế so với Nguyễn Văn Vĩnh khi cùng làm việc ở Đông Dương tạp chí, lên tới chức Thượng thư triều Nguyễn.

—————————

Với tôi, Nguyễn Giang là một người đặc biệt, không chỉ trong vai trò dịch giả, mà còn là nhân vật lịch sử quan trọng bậc nhất để hiểu chế độ Quốc gia Việt Nam.

Nguyễn Giang là chủ nhiệm của nhật báo “Bình minh” từ 03/1945 tới 08/1945.

Thư viện quốc gia có lưu trữ báo “Bình minh” nhưng xảy ra hai vấn đề. (1) Các số báo bị thiếu rất nhiều, thậm chí không có cả số 1. Đặc biệt, những số thiếu (từ số 09 tới số 124) mới chính là khoảng trống lịch sử, khi các tờ báo ở Hà Nội đều tạm dừng để nghe ngóng tình hình trước khi xuất bản trở lại. (2) Do đây là tài liệu quý hiếm nên sinh viên như tôi không mơ gì được tiếp cận.

Ông là cháu ruột của Nguyễn Giang, lại là người gìn giữ nhiều hiện vật quý của gia đình, nên tôi nghĩ rằng ông có những số báo “Bình minh”.

Tôi vô cùng xin lỗi vì sự đường đột này của mình nếu đề nghị của tôi khiến ông khó chịu. Nhưng tôi xin phép ông được tiếp cận với những số báo “Bình minh”. Tôi sẽ chỉ chụp ảnh lại hiện vật và cam kết không chạm vào hay làm dư hỏng số báo.

Dưới đây, tôi xin được gửi ông và gia đình bài nói chuyện của Nguyễn Giang về Đại chúng Học viện năm 1951. Đồng thời, mong được ông cung cấp thêm thông tin về Nguyễn Giang khoảng thời gian hồi cư về Hà Nội, 1947-1954 (Đại chúng Học viện hoạt động ra sao, Nguyễn Giang có dịch vở kịch nào nữa không? Có tham gia viết báo không? NXB Hoành Sơn đã in những đầu sách gì? Nguyễn Giang thân thiết với trí thức nào?)

Một lần nữa, thành thật xin lỗi ông vì sự đường đột quá đáng này và xin chân thành cảm ơn ông.

Hy vọng, trong tương lai, các trước tác Pháp văn của Nguyễn Văn Vĩnh sẽ được dịch và in rộng rãi. Hy vọng, các trước tác dịch thuật bi kịch của Nguyễn Giang sẽ được tái bản. Xin chúc ông cùng gia đình sức khỏe và may mắn trong cuộc sống.

Đăng Thành.

30 tháng Năm 2017

Mail gửi Nguyễn Lân Bình (2)

Cháu cảm ơn bác Nguyễn Lân Bình đã trả lời thư của cháu.

Cháu không rõ các nhà nghiên cứu hiện nay có tránh né Nguyễn Văn Vĩnh hay không? Hay như lời trích của Trần Hòa Bình. Cháu không rõ nước ta có thực sự câu nệ bằng cấp hay đó chỉ là ý kiến của Trần Hòa Bình phóng chiếu vào cách nhìn xã hội.

Nguyễn Văn Vĩnh không bằng cấp. Cháu từng viết trong so sánh với nhà khoa học thế hệ sau là Nguyễn Văn Huyên. Nhưng không thể đánh đồng nnhững người có bằng cấp mà không xứng đáng với tấm bằng đó với những người nỗ lực học tập.

Nguyễn Văn Vĩnh rất thiệt thòi so với Nguyễn Văn Huyên, người được học hành bài bản ở cái nôi của dân tộc học Pháp với những thầy giáo rất lớn. Những phương pháp nghiên cứu và lý thuyết khoa học hiện đại lúc bấy giờ là điểm mạnh của Nguyễn Văn Huyên so với Nguyễn Văn Vĩnh.

Còn trong lời giáo sư Phan Huy Lê, ta hãy nhớ lại bài viết của Phan Khôi: Nguyễn Văn Vĩnh không viết văn thì làm sao gọi ông là nhà văn được.

Nguyễn Văn Vĩnh viết nhiều và trước tác của ông ở nhiều mảng nhưng Nguyễn Văn Vĩnh không thể trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Nguyễn Văn Vĩnh có những mảng đi rất sâu và có những vấn đề khác thì không. Nguyễn Văn Vĩnh đâu thể là quý ngài biết tuốt.

Bác bảo Nguyễn Văn Vĩnh nhìn nhận khó khăn vì trước tác của ông đa dạng và cái học của chúng ta hạn hẹp sẽ gây thiên kiến. Vậy thì ai có thể đủ uyên thâm kim cổ đủ mọi lĩnh vực để nhìn nhận?

Ta cần có phương án hành động thay vì không làm gì. Cắt nhỏ trước tác của cụ Vĩnh ra thành nhiều lĩnh vực (Bác Nguyễn Lân Bình đã giúp đỡ thằng cách chia bộ sách Lời người man di hiện đại thành nhiều tập).

Bác viết rằng: “Nói đến sự nghiệp của ông mà không gắn với việc quảng bá, đề cao, cũng như hoàn thiện hóa chữ Quốc ngữ, thì đó mãi mãi là một khiếm khuyến lịch sử không thể chấp nhận”. Cháu hiện tại không phản đối nhưng cũng không đồng tình. Có lẽ ta sẽ nói này sau.

Nhưng ta phải kiên quyết chia nhỏ trước tác Nguyễn Văn Vĩnh ra để phân tích. Không thể nương vào tầm vóc của cái công hô hào quốc dân sử dụng chữ quốc ngữ mà cho rằng mặt nào trong vốn trước tác của ông cũng lớn.

Sau khi ta tách ra để phân tích xong, ta tập hợp lại để có hình ảnh hoàn chỉnh Nguyễn Văn Vĩnh.

Mỗi lĩnh vực thì cần có những nhà nhà nghiên cứu đánh giá.

Ví dụ: Tập 1 cụ Vĩnh viết về Phong tục thiết chế người Annam thì cần những nhà dân tộc học, nhân học vào cuộc. Rồi những nhà ngôn ngữ học sẽ đánh giá ở khía cạnh những bài nghiên cứu ngôn ngữ học của Nguyễn Văn Vĩnh.

Cháu nói thêm đôi điều: Bác đã đi quá xa khi nói đến tư tưởng Đại Hán, nếu không muốn nói là quy chup. Chúng ta sẽ nói thêm về tiếng Việt tức ngôn ngữ Việt Nam.

Ngôn ngữ Việt Nam, kể cả khi người Việt sử dụng văn tự chữ Hán, cũng không phải là ngôn ngữ Trung Quốc. Ngôn ngữ và Chữ viết không hề là một.

Lý do tồn tại của chữ viết là để biểu hiện ngôn ngữ. Vấn đề ở đây là người Việt thay hình thức biểu đạt từ văn tự Hán sang văn tự khác. Nhà ngôn ngữ học Saussure đã viết rất rõ: Chữ viết che mất bộ mặt thực của ngôn ngữ. Ở đây là tiếng Việt được 1 cộng đồng người sử dụng. Ta dùng văn tự Hán không có nghĩa ta sử dụng ngôn ngữ Hán.

Cần phải xác định rõ Nguyễn Văn Vĩnh đã hô hào phổ biến văn tự latinh chứ không phải hô hào quốc dân sử dụng ngôn ngữ mới.

Ngôn ngữ được một cộng đồng người Việt sử dụng và cá nhân không hề tác động làm thay đổi ngôn ngữ như Saussure đã viết. Ở đây, Nguyễn Văn Vĩnh không hề tác động làm thay đổi tiếng Việt tức ngôn ngữ Việt Nam.

Cháu chúc mừng bác đã cơ bản hoàn thành thành cuốn sách mới về Nguyễn Văn Vĩnh. Chúc bác và gia đình mạnh khỏe.

​Đăng Thành​

22 tháng Mười một 2017

Mail gửi Nguyễn Lân Bình (3)

​Gửi bác Lân Bình

Cháu đã đọc cả hai bài bác gửi và bài viết của Kiều Mai Sơn. Có mấy vấn đề sau xin biên ra đây.

1.

Thái độ quy chụp của Kiều Mai Sơn đối với những người nghiên cứu. Dù thế nào, Kiều Mai Sơn vẫn chỉ là nhà báo.

2.

Thái độ của Nguyễn Văn Vĩnh

Kiều Mai sơn lấy bia đỡ đạn là “những người yêu nước”. Yêu nước cũng có dăm bảy kiểu, có nhiều sự lựa chọn.

Nguyễn Văn Vĩnh với chính trị, dù không kịch tính như Phạm Quỳnh, nhưng cũng rất thú vị. Nhưng đây là ý kiến của cháu: Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà nghiên cứu khoa học xã hội xuất sắc thời đó, kể cả vin vào chuyện mối quan hệ giữa ông Vĩnh và người Pháp để cố vùi ông xuống thì chẳng thể vùi được tư thế học giả.

Quái lạ, tại sao nhà báo chỉ chăm chăm đi bàn những thứ ngoài lề mà không nhìn thấy cần tập trung bàn sâu chuyên môn Nguyễn Văn Vĩnh. Đấy mới là điểm đáng nói. Hoặc giả, họ không có khả năng bàn chuyên môn?

3.

Chuyện này cháu muốn trao đổi riêng với bác Nguyễn Lân Bình. Nguyễn Văn Vĩnh được tiếng là người đọc rất nhiều nhưng mình có thể lần mò để biết cụ thể ông Vĩnh đã đọc những sách gì không ạ? Vì điều này góp rất nhiều vào việc nghiên cứu sâu nhân vật, và suy rộng ra là trí thức thế hệ đó đã tiếp cận những cuốn sách như thế nào?

Đặc biệt là những cuốn sách dân tộc học, xã hội học lý thuyết của người Pháp? Nguyễn Văn Vĩnh đã từng đọc chưa? Tất nhiên, vốn Pháp ngữ siêu đẳng của ông đủ để ông đọc sâu được những sách lý thuyết để có thể có những kiến giải về văn hóa Việt Nam.

Trân trọng

Đăng Thành

28 tháng Mười hai 2017

Alo

(mail gửi Mai Anh Quân)

Tôi nghĩ cái này ông quan tâm. Tôi có trao đổi email với cháu của Nguyễn Văn Vĩnh.

Tôi có suy nghĩ này: Nguyễn Văn Vĩnh hô hào quốc dân học chữ quốc ngữ (không cần bàn cãi) nhưng có tạo được ảnh hưởng không? Mà làm sao biết được ảnh hưởng đấy. Thật ra, bàn đến ảnh hưởng là rất rất khoai. Nhưng tôi nghĩ cần tách bạch ra, với lại tôi cũng cần trách nghiệm với bài viết của mình :p

Thực tế, có vô số người bỏ công sức ra mà phần thu lại/hiệp quả không được là bao. Thí dụ: anh chàng mài sắt bao nhiêu lâu mới thành kim nhưng kim của anh ta vẫn chỉ có giá trị trao đổi ngang với cây kim được sản xuất hàng loạt.

Mà hơn nữa, thời đó, quyền thuộc địa cũng khuyến khích người dân học chữ quốc ngữ và hệ thống trường học được mở rộng. Người dân biết học chữ quốc ngữ sẽ có lợi. Rồi những nhóm trí thức như Phạm Quỳnh với Nam Phong. Thực ra, tôi không nghĩ Phạm Quỳnh là trí thức lớn nhưng ông này là trí thức quan trọng, tạo ra xung quanh mình một tờ báo toàn trí thức máu mặt thời bấy giờ :p Phạm Duy Tốn này, Nguyễn Văn Tố, Phan Khôi, Trần Trọng Kim,… Rồi mấy anh trẻ như Nhất Linh hồi 20 cũng lăng lăng viết cho Nam Phong.

Ý của tôi là như vậy. Tôi hoài nghi vào những gì người ta hô hào về Nguyễn Văn Vĩnh. Thực ra, tôi thấy ông Vĩnh rất giống ông Phan Châu Trinh, bị người ta vin vào bằng chỉ một câu nói/quan điểm. Phan Châu Trinh: Khai dân trí, chấn dân quốc. Nguyễn Văn Vĩnh: Nước Nam ta sau này hay hay dở cũng nhờ chữ Quốc ngữ.

Ông hiểu ý tôi chứ. Mình biết công sức người ta bỏ ra rồi. Nhưng bỏ nhiều công sức chưa chắc đã tạo được một hiệu quả tương xứng. Rất nhiều người bị đánh lừa bởi thế.

Chuyện này rất quan trọng. Ít ra, tôi lần mò để tới được Tự Lực văn đoàn cũng phải trải qua vài nhân vật kiểu này.

Làm gì?

Tôi vừa viết bài này. Nó chỉ là ý tưởng của tôi. Tôi vẫn đang loay hoay với Tứ Ly. Nhất Linh và Nguyễn Văn Huyên đều sinh năm 1906. Tôi thực tế chưa biết mình sẽ tìm thấy gì ở Tứ Ly ông à. Chỉ biết là quan trọng lắm để nhìn Tự Lực văn đoàn, để hiểu Phong Hóa là gì.

(…)

Làm quen với giọng văn Tứ Ly mới thấy Tứ Ly mỉa mai, nói cạnh rất khó chịu. Tôi đồ lắm ông bị Tứ Ly nói mỉa phát rồ lên chỉ muốn cầm ghế đập vào mặt hắn. Nhưng ruốt cuộc, kẻ thù vẫn không đấu lại hoặc là né Tứ Ly. Sau Phong Hóa, chưa từng tờ báo nào lại mỉa mai được như thế. Đa số họ đều rơi vào việc chửi thậm tệ. Nhưng thế thì còn nói làm gì :p

Nhưng bọn này sẽ phản bác lại bằng cách đánh nhân vật non nớt nhất của nhóm là Thạch Lam. Khổ thân. À, loạt bài đều của Thạch Lam trên Phong Hóa rất cute. Là loạt ký sự “Một năm ở cao đẳng” ký tên Việt Sinh. Em út của tờ báo :p

​***​

​Tôi đang nghĩ: Mình sẽ đứng ở đâu để nhìn Tự Lực văn đoàn. ​Sẽ rất ngu nếu chọn ở kè kè ngay sát sườn. Như thế, mình đâu thể bao quát xung quanh Tự Lực văn đoàn. Đâu thể nhìn ở một phạm vi rộng hơn. Mở rộng không gian và thời gian. Phải cố nhìn ra cấu trúc của Tự Lực văn đoàn. Tứ Ly ở đâu trong đó. Ca này là khó xơi nhất. Tôi nghĩ, việc này cũng tương tự nhiệm vụ của sử gia. Nếu ông nhìn vào Tự Lực văn đoàn, ông cũng sẽ rời bỏ đơn thuần đọc những cuốn sách lẻ, ông cũng phải tự cấu trúc họ. Ông phải đặt Tứ Ly ở chỗ này, Nhất Linh ở chỗ này. Khái Hưng chỗ kia.

Cách dễ dàng nhất để không hiểu Tự Lực văn đoàn là vin vào tâm thế của Nhất Linh: “Lạnh lùng” mà “Đoạn tuyệt”.

***

À, không phải ngẫu nhiên tôi nói với ông về Đốt đâu. Hai thành viên quan trọng nhất của Tự Lực văn đoàn đều đọc Đốt. Khái Hưng viết Đẹp và Băn khoăn. Nhất Linh viết Bướm trắng. Hoàng Đạo có đọc Đốt không?

Quá trình tiếp nhận Đốt ở Việt Nam không tầm thường tí nào.

Các nhà nghiên cứu đã nói đến lớp trí thức hậu thế muốn chôn Tự Lực văn đoàn rồi. Như Trần Dần (ở miền Bắc) và Thanh Tâm Tuyền (miền Nam trước 75). Cả hai người này đều đọc Đốt và có những tiểu thuyết từ những cuộc đọc Đốt.

***

Thế thôi, xóa phần Đốt đi. Tôi sẽ chỉ nghĩ đến những đoạn trên. Đốt là ca quá khó. Mà tôi đã đọc xong hết Đốt đâu :p Nhiều lắm. Phải mấy chục quyển. Đó là chưa tính các tác phẩm đăng báo của Đốt. Ông tưởng tượng Phan Khôi viết đăng báo nhiều như thế nào thì Đốt viết hơn gấp nhiều lần. Vì Đốt viết để trả nợ. Hoàn cảnh thật :p

Thế nhé. Viết ra thế này tôi nghĩ thoáng hơn. Nhưng vẫn chưa biết sẽ tìm thấy gì ở Tứ Ly. Bất ngờ thật. Như là chui vào đường hầm mà không biết có gặp mỏ vàng không.

23 tháng Mười một 2017

Tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2016: Văn Toàn: Vẻ đẹp của cái khó

Tin tưởng sử dụng Văn Toàn trong sơ đồ 4-1-4-1 và 4-4-1-1 là sự lựa chọn khó khăn và mạo hiểm của HLV Hữu Thắng. Nhưng đổi lại, những đường lên bóng của tuyển Việt Nam sẽ vô cùng khó lường.

Ảnh: Dưới thời HLV Hữu Thắng, Văn Toàn có số đường kiến tạo ngang ngửa Thành Lương và Văn Quyết, chỉ xếp sau Xuân Trường – Nguồn: Minh Tú/Báo Thanh Niên

1.

Cần khẳng định, Văn Toàn là một trong những cầu thủ tấn công hay nhất của ĐTQG dưới thời HLV Hữu Thắng. Cầu thủ quê Hải Dương là chân chạy cánh trái kèo.

Anh có xu hướng bó vào trung lộ để phối hợp tấn công với đồng đội bằng nhãn quang chiến thuật tốt. HLV Hoàng Anh Gia Lai, Nguyễn Quốc Tuấn bổ sung: “Toàn có điểm mạnh là tốc độ và lối chơi vô cùng lắt léo”.

Trong trận thắng Myanmar 2-1, nếu may mắn hơn thì chúng ta đã có bàn thắng sớm của Văn Toàn. Phút thứ 9, anh đi bóng đâm thẳng trung lộ, xâu kim qua một hậu vệ đối thủ nhưng đáng tiếc cú sút sau đó bị cầu thủ phòng ngự còn lại can thiệp dẫn tới bóng đi vọt xà.

Đồng thời, khả năng đi bóng hút người của Văn Toàn trong trận đấu này đã được thể hiện. Đồng đội được được hưởng lợi nhất từ việc này là Văn Quyết, chơi dưới tiền đạo cắm Công Vinh trong sơ đồ 4-4-1-1. Tiền đạo của Hà Nội T&T liên tục dạt biên nhằm tận dụng khoảng trống mà Văn Toàn để lại. Tuy không đóng góp trực tiếp vào hai bàn thắng của Việt Nam nhưng tầm ảnh hưởng của Văn Toàn lên thế trận tấn công của cả đội là rất rõ ràng.

Về phía HLV Hữu Thắng, ông luôn thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ tuyệt đối với anh.
Một trong những việc đầu tiên chiến lược gia xứ Nghệ làm sau khi nhậm chức HLV trưởng ĐTQG là triệu tập Văn Toàn. Bất chấp cầu thủ thuộc biên chế Hoàng Anh Gia Lai chỉ mới 20 tuổi và đang trải qua chuỗi trận tịt ngòi kéo dài tận chục vòng tại CLB.

Vua phá lưới của giải U19 Đông Nam Á năm 2014 liên tục được HLV Hữu Thắng sử dụng trong những trận đấu chuẩn bị cho AFF Cup. Chỉ sau 7 tháng, anh đã chiếm được suất đá chính ở vị trí hành lang cánh trái của Huy Toàn. Tiền vệ của SHB Đà Nẵng thi đấu xông xao, tì đè tốt hơn Văn Toàn. Trong một khoảnh khắc xuất thần, Huy Toàn có thể sút xa cháy lưới Indonesia tại SEA Game 2015. Nhưng anh thi đấu quá công thức, quá an toàn, quá công nhân và không có khả năng một mình xoay chuyển thế trận như Văn Toàn.

2.

Tuy nhiên, trong những trận đấu dưới thời HLV Hữu Thắng, Văn Toàn không đóng góp nhiều vào mặt trận phòng ngự. Do vị trí sở trường là tiền đạo cánh nên khi được xếp đá tiền vệ cánh trong sơ đồ chiến thuật 4-1-4-1 và 4-4-1-1 tại ĐTQG, anh có cảm giác vị trí không tốt.

Văn Toàn áp sát đối phương không hiệu quả và thường đứng sai vị trí khi Việt Nam tham gia phòng ngự. Đặc biệt nguy hiểm, anh bó vào trung lộ để hở khoảng trống mênh mông ở cánh cho Đình Đồng. Đối phương chỉ cần một pha bấm bóng là có thể loại bỏ Văn Toàn và hậu vệ cánh của đội tuyển sẽ rơi vào những tình trạng một chọi một hay hai đánh một. Chẳng thế mà HLV Indonesia, Alfred Riedl nhận định: “Đá với Việt Nam là hiểu rằng sẽ có nhiều cơ hội phản công”. May mắn, Myanmar đã không thể tận dụng khoảng trống để ghi bàn.

Thứ hai, Văn Toàn gặp vấn đề về thể lực. Thân hình của Hoàng Anh Gia Lai rất mỏng cơm. Trước các cầu thủ Myanmar, dù không tổ chức trận đấu tốt nhưng dai sức, anh liên tục bị phạm lỗi và đánh nguội. Đỉnh điểm là khi Hữu Thắng buộc phải thay Đình Đồng. Bởi trước đó, Văn Toàn bị tới ba cầu thủ đội bạn quây và có dấu hiệu chấn thương nhẹ sau đó.

3.

Sử dụng Văn Toàn không chỉ là sự lựa chọn khó khăn cho ông Hữu Thắng mà của tất cả HLV từng dẫn dắt anh.

Tại lò HAGL – Arsenal JMG, Văn Toàn từng nằm trong sổ đen vì anh quá còi cọc, quá nhỏ bé với bạn bè đồng chăng lứa. HLV đội trẻ, Guillaume Graechen đã phải can thiệp và dùng uy tín để cam kết Toàn sẽ trở một cầu thủ lớn nhằm giữ anh ở lại với CLB.

Mùa giải V-League vừa rồi, HLV HAGL, Nguyễn Quốc Tuấn đã phải đau đầu khi chứng kiến Văn Toàn tịt ngòi suốt 1600 – đối lập với hình ảnh ngòi nổ của tuyển U19 thời Guillaume Graechen. Cuối cùng, ông vẫn tin tưởng anh và đẩy Toàn lên đá tiền đạo cánh. Hiệu quả đến tức thì. Văn Toàn tỏa sáng với hàng loạt pha kiến tạo và làm bàn giúp đội bóng trụ hạng thành công. Anh là chân chuyền số hai V-League 2016 với 7 pha kiến tạo, chỉ thua Nghiêm Xuân Tú của Than Quảng Ninh.

Niềm tin của Hữu Thắng vào Văn Toàn cũng được đền đáp như hai người đồng nghiệp tại Hoàng Anh Gia Lai. Bốn trận đầu tiên tại tuyển Việt Nam, anh đã ghi tới ba bàn. Đồng thời, Văn Toàn là người kiến tạo nhiều thứ hai cho ĐTQG dưới thời Hữu Thắng với 4 lần chuyền bóng cho đồng đội lập công, chỉ sau Xuân Trường.

Đừng quên, HLV Hữu Thắng rất “mát tay” trong việc phát triển tài năng trẻ. Quế Ngọc Hải, Ngô Hoàng Thịnh, Nguyễn Trọng Hoàng – trụ cột của ĐTQG hiện nay – đều là những viên ngọc thô được chiến lược gia xứ Nghệ phát hiện và nâng tầm.

Người hâm mộ, thêm một lần nữa, hãy hiểu sự lựa chọn Văn Toàn của Hữu Thắng là vẻ đẹp của cái khó.

[không được đăng báo]

21 tháng Mười một 2016

Viết cộng tác với Đại đoàn kết

Trước trận Nhật bảnU19 chờ đợi bất ngờ Báo Đại đoàn kếtbài hôm 5-10bao ngay 22-10-2016Đại đoàn kết 10 - 11 -2016Đại đoàn kết 15 - 11 - 2016đại đoàn kếtNgày 5 - 12 -2016 Đại đoàn kết - Cần niềm tin của người hâm mộTuyển Việt Nam - Thời của những người trẻ 08-10-2016Than quảng ninh

Trường học cho LGBT

NÊN MỞ TRƯỜNG HỌC DÀNH RIÊNG CHO CỘNG ĐỒNG LGBT TẠI VIỆT NAM

Đầu tiên, họ cần được bảo vệ khỏi những kỳ thị, bạo hành của học sinh khác. Theo nghiên cứu của UNESCO, học sinh LGBT tại Việt Nam bị bạo hành dưới nhiều hình thức. 70% bị đe dọa bằng ngôn từ, nhiều nhất trong số các nước cùng khảo sát là Úc, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật, Hàn, Thái Lan.

Đặc biệt, 18% học sinh LGBT tại Việt Nam thừa nhận đã bị xâm hại tình dục. Di chứng của chấn thương do bị xâm hại tình dục không biến mất theo thời gian. Nó vẫn ở đó, luôn là vết thương không bao giờ lành.

Thứ hai, tại trường học riêng cho cộng đồng LGBT, họ sẽ có cơ hội sống thật với chính bản thân mình – điều không dễ dàng nếu học tại một ngôi trường bình thường.

Tiếp theo, những ngôi trường bình thường chỉ phục vụ nhu cầu cho hai giới học sinh Nam – Nữ như phòng vệ sinh, phòng tắm, phòng thay đồ. Những học sinh LGBT cần một không gian khác.

Nhưng chính BGH trường cũng không có biện pháp ngăn ngừa tình trạng trên. Theo nghiên cứu của Trung tâm ICS (Tổ chức Bảo vệ quyền của người đồng tính), 100% trường học tại Việt Nam không có những chính sách chống kỳ thị, bạo hành và xâm hại học sinh LGBT.

Mong muốn sự thay đổi nhận thức của xã hội Việt Nam đối với cộng đồng LGBT trong khoảng thời gian ngắn là không khả thi. Đồng thời, nhà nước cũng chưa có những chính sách bảo vệ họ.

Những học sinh LGBT tại Việt Nam không thể tiếp tục hứng chịu những kỳ thị, bạo hành và xâm hại tình dục. Vậy nên cấp bách cần xây dựng một trường học dành riêng cho LGBT của tư nhân.

Cuối năm 2016

Thử việc ở Note Coffee

Thân gửi quản lý The Note Coffee.

Tôi là Nguyễn Đăng Thành, hiện đang là sinh viên năm tư Khoa Viết văn – Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội.

Hôm nay, tôi đã tới thử việc ca sáng ở quán từ 7h-12h. Tôi đã theo dõi theo dõi công việc của một nhân việc phục vụ tại The Note Coffee. Đồng thời, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ của anh chị và các bạn nhân viên có kinh nghiệm.

Nhận thấy phục vụ bàn tại The Note Coffee là một việc rất khó (do đặc thù quán muốn xây dựng văn hóa riêng tạo sự gần gũi, thân thiện với quý khách hàng) nhưng tôi nhận thấy tôi có thể bắt đầu làm việc.

Một lần nữa, tôi cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị, các bạn trong thời gian thử việc. Đồng thời, tôi xin lỗi các anh chị, các bạn nếu tôi đã gây ra những sơ suất

Dưới đây, tôi xin gửi ảnh khách hàng.

Trân trọng cảm ơn.

Đăng Thành

23319510_533177470363929_800242211143845481_n

11 tháng Mười một 2017

History Open 2016: Con trai lịch sử rủ nhau đá phủi

“History Open sẽ khuyến khích tinh thần thể thao của sinh viên khoa lịch sử nói riêng và trường Nhân Văn nói chung”, ban tổ chức cho biết.

History Open 2016 là giải đấu bóng đá phủi lần đầu tiên được liên chi đoàn khoa Lịch Sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn tổ chức.

Sinh viên Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn nói chung và khoa Lịch Sử nói riêng vốn nổi tiếng về vốn kiến thức học thuật và những công trình nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh mục đích chính học tập và nghiên cứu, con trai khoa Lịch Sử cũng rất hăng hái tham gia những hoạt động thể thao như bóng đá.

History Open 2016 là giải đấu bóng đá phủi lần đầu tiên được liên chi đoàn khoa Lịch Sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn tổ chức.

Giải đấu có sự góp mặt của sáu đội bóng chia làm hai bảng, đá theo thể thức vòng tròn tính điểm. Từ đó, ban tổ chức History Open 2016 chọn ra hai đội nhất của mỗi bảng vào chơi trận bán kết.

K60 và K58 Lịch Sử cùng Cán bộ Khoa Lịch Sử nằm cùng bảng A. Bảng B có sự góp mặt của K57, K59 Lịch Sử và đội bóng khách mời đến từ khoa Triết học.

Đội giải nhất sẽ nhận giải thưởng 800.000 đồng. Đội giải hai và đồng giải ba nhận lần lượt 500.000 và 300.000 đồng. Giải thưởng cá nhân cho vua phá lưới giải History Open 2016 là món quà trị giá 200.000 đồng.

Mai Anh Quân, thành viên K60 Lịch Sử chia sẻ: “Tôi rất hào hứng về giải đấu, đồng thời đặt mục tiên đưa đội bóng lọt tới chung kết”.

Giải đấu History Open diễn ra từ ngày 23/04 tới ngày 14/05 tại sân bóng Sơn Trang 2, số 1 Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy, Hà Nội.

[cộng tác với Bóng đá phủ]

25 tháng Tư 2016

GIẢI HISTORY OPEN 2016 CỦA SINH VIÊN LỊCH SỬ

K57 Lịch Sử – Triết Học: KỊCH TÍNH PHÚT CHÓT

Tinh thần quyết tâm cùng sự cổ vũ nồng nhiệt của các cổ động viên – tất cả đã tạo nên một trận mở màn của bảng B giải History Open 2016 vô cùng kịch tính.

History Open 2016 là giải đấu bóng đá phủi do liên chi đoàn khoa Lịch Sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn lần đầu tiên được tổ chức.

Giải đấu có sự góp mặt của sáu đội bóng chia làm hai bảng đá theo thể thức vòng tròn tính điểm. Từ đó, giải đấu chọn ra hai đội nhất của mỗi bảng vào chơi trận bán kết.

K60 và K58 Lịch Sử cùng Cán bộ Khoa Lịch Sử nằm cùng bảng A. Bảng B có sự góp mặt của K57, K59 Lịch Sử và đội bóng khách mời đến từ khoa Triết học.

Trận đấu giữa K57 Lịch Sử và đội bóng khoa Triết học là trận cầu đầu tiên của bảng B. Cả hai đều mong muốn một kể quả có lợi để nuôi hy vọng giành vé tới vòng bán kết.

Khởi đầu, K57 Lịch Sử đã chủ động dâng cao đội hình gây sức ép mạnh mẽ lên hàng thủ của các cầu thủ Triết học.

Đội chủ nhà sử dụng sơ đồ 2-3-1 cùng bản lĩnh kinh nghiệm trận mạc dày dạn nên làm chủ thế trận trong khoảng 15 phút đầu.

Đóng vai trò chủ chốt trong lối chơi của cả K57 Lịch sử là Nguyễn Tuấn Tâm. Anh đảm nhiệm vị trí hậu vệ thòng. Với lối chơi thông minh, khả năng phán đoán vị trí tốt; Tuấn Tâm luôn xuất hiện kịp thời để bắt bài và bẻ gãy những pha tấn công của các cầu thủ bên kia chiến tuyến.

Đội bóng khoa Triết học có đến 8 cầu thủ năm nhất, kể cả dự bị. Điều này không khó hiểu khi họ nhập cuộc với tinh thần vô cùng thoải mái, tự tin.

Điều này đã giúp các cầu thủ bình tĩnh hóa giải từng đợt tấn công của K57 Lịch Sử rồi ngay lập tức tổ chức phản công.

Thành quả của lối chơi này đến ở phút 16. Trong một pha bóng lộn xộn trước vòng cấm Triết học, bóng bất ngờ được phá lên cho cầu thủ số 3. Anh xử lí một nhịp qua người, rồi chuyền cho số 14 để băng lên, lạnh lùng đặt lòng vào góc trái khung thành thủ môn K57 Lịch Sử.

Bàn thắng này đã thổi bùng sự hưng phấn cho các cầu thủ Triết học. Tận dụng sự mất tập trung sau bàn thua của K57 Lịch Sử, họ đã tổ chức hàng loạt pha hãm thành từ đánh đầu, sút cận thành cho đến sút xa.

Đáng tiếc, không có hội nào được chuyển hóa thành bàn thắng. 1-0 là kết quả của hiệp đấu đầu tiên.

Cầu thủ nổi bật nhất trong lối chơi đó chính là Xuân Khải. Trong sơ đồ 3-1-1-2 được đội bóng khoa Triết học áp dụng; Khải vừa giữ vai trò là cầu thủ đầu tiên che chắn cho hàng thủ đội nhà, vừa là cầu thủ kiến thiết với những đường tỉa bóng thông minh. Đồng thời, anh cũng sở hữu những pha đi bóng lắt léo rất khó chịu.

Sang hiệp 2, thế trận trở nên cân bằng hơn khi các K57 Lịch Sử đã lấy lại tinh thần sau giờ nghỉ giữa hiệp.

Phút 36, trong một pha lộn xộn trong vòng cấm, một cầu thủ Triết học để bóng chạm tay. Trên chấm phạt đền, Đường Xuân Tính gỡ hòa cho đội nhà.

Nhưng bước ngoặt của trận đấu diễn ra ở phút 37. Khải chấn thương sau một pha solo qua 3 cầu thủ K57 Lịch Sử.

Sự vắng mặt cầu thủ quan trọng nhất đã khiến lối chơi của đội Triết học thiếu đi sự kết dính.

Tận dụng cơ hội, K57 Lịch Sử có rất nhiều cơ hội ghi bàn. Nhưng rất tiếc, với sự trợ giúp của cả cột dọc và xà ngang, tất cả chỉ dừng lại ở cơ hội. Thậm chí, trong tình huống cuối cùng của trận đấu, bóng đã chạm cột dọc đội Triết học, lăn trên vạch cầu gôn rồi đi ra ngoài trước sự tiếc nuối của người hâm mộ.

Không có bàn thắng nào được ghi thêm, hai đội đành hài lòng với trận hòa đầu tiên của giải và chia nhau hai vị trí dẫn đầu của bảng B.

Ở bảng đấu còn lại, K60 Lịch sử đã đánh bại Cán bộ khoa Lịch sử với tỉ số 1-0. Qua đó, các cầu thủ năm nhất đã dẫn dầu bảng A.

Tại lượt trận tiếp theo, K60 Lịch Sử sẽ đối đầu K58 Lịch Sử và K57 Lịch Sử gặp K59 Lịch Sử. Đây là những trận cầu quan trọng giành những tấm vé vượt qua vòng bảng của giải bóng đá History Open 2016.

Những trận cầu của giải đấu diễn ra tại SVĐ Sơn Trang 2, số 1 Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy, Hà Nội.

[cộng tác với Bóng đá phủi]

24 tháng Tư 2016

Từ derby Anh Quốc tới xứ Việt

MU- Liverpool mùa này. Nhớ tới kì 1 tôi học cùng lớp tín chỉ với 2 ông bạn fan đối địch đầy thú vị ấy.

2 ông này là chơi rất thân với nhau ( nghe kể là từ cấp 2 ), mà thật, giời cũng khá khéo léo ghê, sắp xếp 2 người với nhiều nét tánh cách đối lập nhau thành thân. Một ông béo-một ông gầy. Một ông giọng trong nghe như chưa vỡ- một ông giọng ồm ồm. Và quan trọng là một fan Liverpool- một fan Quỷ đỏ Manchester, 2 nửa kình địch kinh điển trong bóng đá.

Mình thi thoảng cũng đi đá pes với 2 ông bạn ấy. Trùng hợp hơn nữa đá Pes cũng rất hay chọn đội yêu quý, mà hay ho hơn nữa là đá đúng cái lối chơi đời thực của clb ấy.

Ông fan Liverpool đá đúng chất thời này của Brendan Rodgers, cũng chuyền ban ngắn và kỹ thuật. Còn ông MU kia đúng chất Sir Alex, tạt cánh, phản công, chọc khe thần sầu. Nhiều khi anh em tự phong cho ổng danh hiệu “thánh chọc”.

Các trận Pes giữa 3 ae đều rất điên ( vì tất cả đều không có khái niệm phòng ngự là gì ) đá tấn công hết mình. Có trận mình ăn 2-0 hiệp 1 mà hết giờ bị thua ngược 5-4 ? Chơi với nhau khá vui.

Mình có lần hỏi vui 2 ổng :

– ” Fan Mu – Liverpool thế mà hổng choảng nhau bao giờ à”

Ông fan MU chỉ thở dài :

– ” Đó là cái thời bên kia còn mạnh cơ, bây giờ cũng “nát” nhiều rồi, ghét làm gì phải tội”

Tới đó là không thể nhịn được cười góp vui với người anh em troll ông MU kia.

Xét lại thấy bóng đá thực sự đời quá, đời như câu chuyện về đôi bạn thân ủng hộ những clb đối địch kia, đời như mẩu đối đáp hài hước kia.

Bóng đá là cuộc sống. Phải đúng không sai.

14 tháng Mười hai 2014

Milano

Nhân trận Lazio-Inter post lại một bài viết cách đây hơn 1 năm, lúc tôi còn là btv và là sáng lập kiêm cây viết cho chuyên mục văn hoá Ý : Góc Rome trên fanpage Lazio VN

Lại nhớ cái thuở hàn vi đẹp đẽ. Được cộng tác cùng đội ngũ các bậc đàn anh trong giới Tifosi mình học hỏi được rất nhiều, nhớ xem nào, anh Bình, anh S.A.G, anh Việt ad, anh Hoàng Lão Tà, anh #Chúatểnúilưngchừng

Xét lại thấy đấy là thời hoàng kim của page chả khác nào thời Nghêu Thuấn bên TQ :)) Nhưng đáng tiếc là làm được vài tháng là bỏ, vì để ôn thi và cũng vướng lịch hoạt động ở VOTP 2013.

Mình còn nhớ lúc nói với các anh đề nghị rút khỏi đội ngũ quản trị, anh Bình có nói : “Cố lên, rồi thi xong nhớ quay lại giúp ae nha”.

Bây giờ thấy sao tội lỗi quá, biết là đang làm nhiều việc quá nhưng thất hứa vẫn là thất hứa.

Ôn lại những chuyện thưở cũ mà bồi hồi xúc động không tả nổi

Share một post trên trang facebook S.S LAZIO 1900 – Vietnam, 7 tháng Năm 2013

Mlano

Xin mời các bạn tới kinh đô thời trang Milano để đón xem trận đấu kịch tính giữa 2 đội bóng kết nghĩa Inter Milan vs Lazio. Trước tiên chúng ta đi vài vòng tìm hiểu về thành phố thú vị này nhé ! Let’s go !!!

Nổi bật ở thành Milano là thánh đường cổ Duomo được xây vào năm 1386 hấp dẫn du khách với những ô cửa sổ bằng kính màu tuyệt đẹp, những bức tranh tuyệt tác của những họa sĩ hàng đầu Italy. Nhà hát La Scala, khánh thành vào năm 1778, được mọi người ca tụng là nhà hát opera hàng đầu trên thế giới.

Những du khách khắp thế giới còn coi Milan là “thiên đường mua sắm” với vô số chợ, cửa tiệm, trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, và các phòng trưng bày uy tín nhất thế giới. Khu thương mại chính ở Milan là Fashion Quadrangle nằm giữa các quảng trường Duomo, Cavour, và Sanbabila tràn ngập hàng hóa với những thương hiệu thời trang nổi tiếng khắp thế giới như Versace, Prada, Gucci, Ferragamo, Cavalli… Những mặt hàng này hoàn mỹ, tinh tế, và được chăm chút đến từng chi tiết. Du khách có thể ngắm nhìn thỏa thích và mua được rất nhiều thứ: sách, hoa, rượu, sô-cô la, các đồ điện tử. Và nổi bật hơn cả là lĩnh vực thời trang Milano gắn liền với tên các nhãn hàng lừng danh như: Armani – chuyên vẽ mẫu các bộ đồ com lê, Gucci – nổi tiếng về giày dép và ví, túi xách tay bằng da, Benetton – chuyên về đồ len. Mọi người nhanh tay đi shoping nhá :)))

21 tháng Mười hai 2014

SEMINAR Văn hoá :

Nhớ lại cô giáo chủ nhiệm tôi những năm trung học, một người khá am hiểu âm dương lí số đá từng nói :

” Dân Việt không phải không tôn giáo. Mà tôn giáo đó chính là Đạo Mẫu, chỉ có điều họ không nhận ra thôi ”

30 tháng Mười hai 2014

Kịch bản phóng sự: Ăn uống ở Hà Nội với Lozi và Foody

(5 phút)

Phần dẫn nhập (khoảng hơn 30 giây)

Bạn đang băn khoăn mỗi lần đi chơi với bạn bè và người ấy? Đừng lo, vì đã có Foody và Lozi.

(Tới đoạn “băn khoăn” thì hình ảnh sẽ là 1 đoạn clip vò đầu bứt tai trong link em gửi của youtube Foody).

Giới thiệu Foody và Lozi:

Lozi và Foody là hai ứng dụng về ấm thực được những trẻ đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây.

Hình ảnh sẽ là màn hình chiếu tới Facebook của Foody và trang ứng dụng của Lozi.

Hãy cùng đoàn làm phim khám phá nhé.

Hình ảnh chạy là nhóm mình tiến vào tiệm cafe.

Phỏng vấn

Không cần quá nhiều lời dẫn. Chủ yếu là để những người được phỏng vấn nói lên.

Mỗi phỏng vấn sau khi cắt không được quá 30 giây.

Phỏng vấn 2 tới 3 nhân viên hoặc chủ cửa hàng.

Phỏng vấn 2 tới 3 người hoặc nhóm người tới ăn.

Hỏi những người

Đan xen những bài phỏng vấn những khách hàng và quản lý quá café (tên nhân vật được ghi vào giấy của chị Bảo Lành hay sao í). Anh quản lý quán café kia tên Vũ Hải Phong.

Giai đoạn này thì em nghĩ nên hạn chế lời dẫn và để nhân vật được phỏng vấn tự kể câu chuyện của mình và sự tiện lợi của ứng dụng này.

Rồi đan xen những lời phỏng vấn là những hình ảnh từ hai ứng dụng trên.

Đan xen những cảnh phóng vấn là những cảnh ăn uống

Kết luận

5 tháng Tư 2016

Hoài niệm Hà Nội những năm 80

[môn của thầy Mai Anh Tuấn; không đi sự kiện mà ngồi nhà bịa tin nên làm bài tập sai bét]

Những hình ảnh thủ đô Việt Nam thời kì bao cấp được ghi lại trong triển lãm Phóng viên tại Hà Nội những năm 80 của nhà báo Michel Blanchard.

Michel Blanchard là phóng viên quốc tế duy nhất ngoài khối Xã hội chủ nghĩa thường trú tại Việt Nam lúc đó. Ông nguyên là trưởng đại diện Văn phòng hãng thông tấn AFP tại Việt Nam giai đoạn 1981-1983.

AFP có trách nhiệm cung cấp với thế giới thông tin đầy đủ nhất các mặt của đời sống kinh tế – xã hội – chính trị tại Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh.

Bên cạnh công việc, Michel Blanchard thường dạo chơi bằng xe đạp trên khắp các con phố Hà Nội để chụp ảnh vào những ngày rảnh rỗi. “Bất cứ khi nào có thể tôi đều đi dạo trên phố, quan sát cuộc sống của người dân nơi đây”, ông chia sẻ. Từ những lần dạo phố đó, nhiều bức ảnh trong triển lãm Phóng viên tại Hà Nội những năm 80 được ra đời.

“Cuộc sống khi ấy còn khó khăn, tuy nhiên ta thấy yêu những điều giản dị bé nhỏ trong cuộc sống: Những hàng quán ven đường, những cuộc đi dạo quanh hồ. Chúng ta trân trọng tất cả những điều làm nên vẻ đẹp của Hà Nội.”, Michel Blanchard trả lời phỏng vấn Café sáng VTV3.

Nhiều người tham dự triển lãm để hoài niệm những năm tháng tuổi thơ. Nhiều người trẻ đến đây để được tận mắt nhìn lại một thời đã qua ở một góc phố nhỏ Hà Nội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ: “Hà Nội thời kỳ đó gần như không có bóng dáng của xe máy, của ô tô, một thời kỳ chỉ có tàu điện và xe đạp. Nhưng Hà Nội rất đẹp, rất tươi vui cho dù đất nước vẫn còn bị bao vây, cấm vận. Đây là một ký ức đẹp trong tim của những người ở thế hệ chúng tôi đã trải qua”.

Lê Văn Trường, một người xem trẻ cho biết: “Ngày xưa mình được nghe bố mẹ, ông bà nói về thời bao cấp. Những bức tranh trong triển lãm gợi mình về một Hà Nội thanh bình, không xô bồ như hiện tại”.

Trong suốt nhiệm kì thường trú tại Việt Nam, Michel Blanchard luôn mang theo bên mình chiếc máy ảnh.

Ông chia sẻ về niềm đam mê chụp ảnh: “Tôi được tặng chiếc máy ảnh đầu tiên trong đời khi tôi 14 tuổi, và tôi đã luôn luôn yêu thích chụp ảnh. Mỗi khi khám phá một đất nước, một nơi chốn, một sự kiện, tôi không thể cưỡng lại nhu cầu lưu giữ khoảnh khắc đó”.

“Sự vĩ đại của nhiếp ảnh là biến một khoảnh khắc thành vĩnh viễn. Chúng ta cần trân trọng những tác phẩm này, đây là một phần lịch sử bằng hình, giúp lưu truyền để thế hệ sau có thể hiểu về một thời kỳ đã qua của đất nước”, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết.

Triển lãm ảnh Phóng viên tại Hà Nội những năm 80 diễn ra tới hết ngày 30/4 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội.

13 tháng Tư 2016

Câu chuyện Nguyễn Trãi

Ảnh hưởng văn hóa của Nguyễn Trãi trong thế giới mạng Internet toàn cầu là khá khiêm tốn và hạn chế

1, Với Google (thanh công cụ tìm kiếm lớn nhất trên phạm vi toàn cầu)

Có tất cả 660.000 kết quả về từ khóa “Nguyễn Trãi” trên thanh công cụ tìm kiếm Google.

So sánh với từ khóa “Lê Lợi” có tới 1.360.000 kết quả trên Google, từ khóa “Lê Thái Tổ” có tới 1 triệu 200 ngàn kết quả trên trang Google

Ngay cả vị tướng Lê Lai có công cứu Lê Lợi cũng có kết quả tìm kiếm trên Google là 1.120.000 kết quả

 Trong những từ khóa liên quan tới cuộc kháng chiến Lam Sơn thì từ khóa Nguyễn Trãi trên Google thấp hơn rất nhiều so với 2 nhân vật vua Lê Lợi và tướng Lê Lai (nhiều gấp đôi so với kết quả tìm kiếm Nguyễn Trãi)

Đồng thời từ khóa “Vụ án Lệ Chi Viên” có 764.000 kết quả trên Google.

 Dấu ấn Nguyễn Trãi hiện tại trên thế giới phẳng được nhắc nhiều tới vụ án Lệ Chi Viên, nhắc nhiều tới bi kịch cuộc đời.

2, Trên trang Google thì tìm kiếm đầu tiên về Nguyễn Trãi là về Đại học Nguyễn Trãi (ở Đội Cấn) – Mua từ khóa SEO trên Google. Google Map

Trên trang công cụ tìm kiếm Cốc Cốc thì kết quả tìm kiếm đầu tiên của “Nguyễn Trãi” là…Galaxy – Nguyễn Trãi(https://www.galaxycine.vn)230 Nguyễn Trãi, Quận 1, Hồ Chí Minh (!). Tiếp đó là Wikipedia về Nguyễn Trãi và

2, Trên Youtube: (Trang wed chia sẻ video lớn nhất thế giới)

Từ khóa Nguyễn Trãi

Search từ “Nguyễn “ thì kết quả đầu tiên không phải Nguyễn Trãi mà là Nguyễn Đình Vũ, Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Cao Bảo Nguyên,.. (hoạt động trong Vpop)

Search từ “Nguyễn T” thì từ khóa đầu vẫn không phải Nguyễn Trãi mà là Nguyễn Thiện Nhân. (The Voice kid)

Search “Nguyễn Tr” từ khóa đầu là Nguyễn Trương Thế Thanh (Giọng hát Việt nhí 2015)

“Nguyễn Tra” đầu là Nguyễn Trang Diễm My (Giọng hát Việt mùa đầu tiên năm 2012)

“Nguyễn Tra” từ khóa đầu là “Con trai Nguyễn Tấn Dũng”

( 4/5 từ khóa đầu để tra NGUYỄN TRÃI trên youtube về lĩnh vực giải trí, tiêu khiển !)

 Phải khi Search “Nguyễn Trã” thì từ khóa đầu mới là Nguyễn Trãi

Trên trang chia sẻ video lớn nhất thế giới, có 35.000 kết quả cho từ khóa Nguyễn Trãi.
Video có lượng view cao nhất về nhân vật Nguyễn Trãi có 23.580 lượt view (40 like, 2 dislike, 4 comment) (!) Đối với một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong một thời kỳ lịch sử Việt Nam thì đấy là mức ảnh hưởng khá khiêm tốn trong văn hóa đóng góp ở Youtube.

(?) Câu hỏi đặt ra: Không ít những thước phim phục dựng lịch sử, về những nhân vật lịch sử nổi tiếng nổi tiếng không chỉ Nguyễn Trãi được làm ra. Nhưng trong thời đại số bây giờ thì những thước phim ấy không đạt độ lan tỏa rộng trong không gian của thời đại như Youtube? Câu chuyện này cũng không phải riêng với những nhân vật lịch sử như Nguyễn Trãi mà còn về lịch sử, văn hóa Việt!

22 tháng Mười 2015

Quay về đi MH370

“Quay về đi MH370”- Đó là một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên thanh công cụ Google về thảm kịch hàng không MH370.

Ngày 8/3/2014, tròn một năm về trước, chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airline chuyên chở 239 hành khách và phi hành đoàn xuất phát từ Kuala Lampur và điểm đến dự kiến là Bắc Kinh. Nhưng ít ai có thể ngờ được rằng họ đã không thể đến được thủ đô của Trung Quốc và không thể trở về sau chuyến bay định mệnh ấy.

Sau vụ mất tích bí ẩn của MH370, hàng chục quốc gia đã tham gia trong công tác tìm kiếm, còn nhân dân cùng những thân nhân của những con người có mặt trên chuyến bay ấy vẫn hàng ngày cầu nguyện, vẫn tiếp tục những hoạt động xã hội với niềm hy vọng mong manh về sự sống sót thần kỳ của 239 hành khác và phi hành đoàn đó.

Tuy nhiên sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm MH370 trong một thời gian dài không thành công ( chi phí tìm kiếm được ước tính khoảng 40,5 triệu USD, tốn kém nhất lịch sử ), vào tháng 1/2015, Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không Dân dụng Malaysia (DCA) đã đưa ra tuyên bố kết luận sự mất tích của chuyến bay và phủ nhận về sự sống của 239 con người xấu số ấy. Đồng thời vào ngày 1/3/2015, Phó thủ tướng Australia Warren Truss nói không thể kéo dài mãi việc tìm kiếm MH370. Tới nay các quốc gia đang bàn bạc về việc chấm dứt cuộc tìm kiếm tốn kém nhất trong lịch sử hàng không nhân loại này.

Những phát biểu gần đây của những nhân vật quyền lực đã nói không về sự sống của 239 hành khách và phu hành đoàn đấy, nhưng những thân nhân, những người vẫn mỏi mòn cầu nguyện vào phép lạ cứu sống hàng trăm con người xấu số ấy thì nói có. Họ không khi nào ngừng tin tưởng, với họ MH370 sẽ trở lại, sớm thôi. Ông Zhang Yongli, người cha 64 tuổi của một hành khách nam trên chuyến bay MH370, mỗi ngày, ông đều cẩn thận ghi lại các tin tức và sự kiện liên quan đến chuyến bay. “Chúng tôi phải tiếp tục gây sức ép với các chính phủ để làm sáng tỏ sự việc. Tôi biết rằng họ vẫn sống”, ông cho hay.

Còn anh Lee Khim Fatt, chồng của là Foong Wai Yueng, thành viên trong phi hành đoàn gồm 12 người trên chuyến bay MH370 xấu số chia sẻ: “Với tôi, cô ấy chỉ đang mất tích dù cho chính phủ có tuyên bố gì đi chăng nữa. Tôi không thể chấp nhận rằng cô ấy đã chết, cho tới khi nào họ tìm thấy điều gì đó để chứng minh. Điều duy nhất tôi muốn nói lúc này là: Quay về đi, MH370”

Trên toàn thể giới cũng đang diễn ra cả một chiến dịp quy mô lớn gửi những bức thư, lời động viên tới những thân nhân, những nạn nhân trên chuyến bay định mệnh ấy. Tôi cũng viết một tâm thư và gửi online. Tôi không viết nhiều mà chỉ vài chữ đơn giản như sau: “Please come back soon, MH370” ( Hãy quay về sớm, MH370).

Đúng vậy, quay về đi, MH370, chúng tôi đang chờ các bạn.

9 tháng Ba 2015

I Change – Tôi thay đổi

Tự kỷ không phải một căn bệnh dịch lây truyền. Những con người mắc hội chứng tự kỷ không nên bị phân biệt đối xử, kì thị xa lánh. Phải thay đổi. Dự án I Change ( Tôi thay đổi ) ra đời từ mục đích đó.

I Change là một dự án đến từ CLB The Happiness Collection, dưới sự bảo trợ của Water Wise và Sunrise Vietnam.

Trong giai đoạn đầu của kế hoạch dự án dài, I Change đã thực hiện cuộc thi viết Online và những chuyến tình nguyện tới các trung tâm giáo dưỡng trẻ tự kỷ.

Khởi đầu dự án I Change là “Nhịp! – Viết bằng cả con tim” bắt đầu từ ngày 21/01/2015 tới 08/02/2015. Đây là một cuộc thi viết về những cảm thông, chia sẻ, trải lòng đối với những người mắc hội chứng tự kỷ.

Chỉ trong những ngày đầu tiên phát động, cuộc thi đã nhận được đông đảo sự quan tâm của các bạn trẻ, các bậc phụ huynh, các du học sinh, những giảng viên và những nhà hoạt động xã hội và đặc biệt là những bài viết của chính những người trong cuộc. Đó đều là những dòng tâm sự, sẻ chia xúc động, thấm nước mắt về những phận đời, phận người không may mắn kia, về sự bất công, kì thị của xã hội và cả những nỗ lực để được cộng đồng chấp nhận.

Song song với cuộc thi viết Nhịp là những hoạt động tình nguyện được I Change thực hiện tại 3 địa điểm là Trung tâm Giáo Dục Hòa Nhập Trẻ Em, Trường Mầm Non Đặc Biệt Myoko và Trung tâm Sao Mai. Đây là những trải niệm khó quên đối với các thành viên. Chúng tôi được hiểu hơn nhiều mặt cuộc sống, chúng tôi được gặp nhiều con người nhiều số phận, được trải lòng với những phận người ở mặt bóng tối của xã hội.

14 tháng Hai 2015

Kịch bản cho phát thanh

Nhanh thật, vậy là Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Văn hóa Hà Nội lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2011-2014 đã đi qua với nhiều thành công ngoài mong đợi. Và cùng với đó, đến hẹn lại lên là Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Văn hóa Hà Nội lần thứ XXIV sẽ diễn ra chủ nhật 7/12/2014 tại hội trường nhà văn hóa.

Thời gian Đại hội sẽ chia làm 2 phiên vào buổi sáng từ 7h30tới 11h30, buổi chiều từ 13h tới 17h.

Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ tập trung bàn thảo giải quyết các vấn đề về t ổng kết nhiệm kỳ 2011 – 2014 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hành động của công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2014 – 2017. Đồng thời là Bầu ban chấp hành Đoàn trường khoá XXIV, nhiệm kỳ 2014-2017 và góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn trường.

Chú ý các đồng chí đại biểu chính thức của Đại hội thực hiện đúng những yêu cầu trang phục quy định gồm áo Đoàn TNCS HCM và quần sẫm màu phiên sáng . Còn ở phiên chiều là áo sơ mi trắng với đại biểu nam, áo dài truyền thống với đại biểu nữ và trang phục truyền thống dân tộc với đại biểu dân tộc thiểu số

2 tháng Mười hai 2014

Sôi động ngày hội Sinh viên tình nguyện

12063883_864817420281208_3810629193023542758_n

[trong câu lạc bộ, tôi thích chị Thu Hà, buồn thỉu buồn thiu vì chị ấy đã có người yêu]

Kỉ niệm ngày truyền thống phong trào sinh viên tình nguyện, ngày 19/10/2014 trường Đại học Văn hóa Hà Nội tưng bừng tổ chức sự kiện Festival SVTN.

Đại học Văn Hóa Hà Nội là một trong những trường có các phong trào hoạt động tình nguyện tiêu biểu của thủ đô. Tuy nhiên sinh viên tình nguyện chưa hề có một ngày để kỉ niệm riêng cho mình. Sau một thời gian dài nung nấu ý tưởng và lên kế hoạch trước, Đoàn trường và Ban điều hành các clb Sinh viên tình nguyện đã tiến hành tổ chức Festival SVTN 2014.

Festival SVTN tổ chức với mục đích tạo ra một sân chơi cho các bạn sinh viên tình nguyện, giao lưu, học hỏi kết nối lẫn nhau. Không những thế, đó còn là nơi các sinh viên thể hiện mình, để lại dấu ẩn của bản thân và của câu lạc bộ sinh viên tình nguyện. Và đó đồng thời là nơi vui chơi, giảm căng thẳng sau những giờ học vất vả trên giảng đường.

Đúng 8h ngày 19/10, hội trường trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã tràn ngập sắc xanh, sắc xanh nhiệt huyết và tuổi trẻ của các thành viên tới từ các câu lạc bộ sinh viên tình nguyện trong trường. Buổi giao lưu có sự tham dự các cựu thủ lĩnh những câu lạc bộ sinh viên tình nguyện của trường. Các đồng chí nay đang làm việc, công tác ở nhiều tỉnh thành phố đã không quản ngại đường xa tới chung vui ngày hội. Các cựu thủ lĩnh đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, khó khăn, vất vả, và cả những kỉ niệm về hoạt động tình nghiệm. Qua đó cùng nhìn lại những thành công đã đạt được, những mặt hạn chế trong các hoạt động và hướng phát triển hoạt động tương lai.

Các hoạt động thú vị buổi chiều diễn ra tại sân thể chất trường đại học Văn hóa Hà Nội là hội chợ các gian hàng của những sinh viên tình nguyện, những trò chơi tập thể và phần văn nghệ sôi động.

Gian hàng của các câu lạc bộ sinh viên tình nguyện đại học Văn hóa Hà Nội có sự phong phú, đa dạng về mặt hàng.

Câu lạc bộ truyền thông HUC Media mang đến cho ngày hội nét văn hóa Âu Châu mới lạ độc đáo với màn bói bài tây Taro.

Đến với gian hàng Dân tộc thiểu số, mở ra cả một không gian mới lạ, mang đậm bản sắc các dân tộc. Cả những món ăn đậm đà bản sắc như rược ngô, lạc rang, cá nướng.

Tôi may mắn được tiếp xúc với đồng chí Bùi Đức Phong, cựu thủ lĩnh câu lạc bộ sinh viên tình nguyện khoa Dân tộc thiểu số, hiện đang công tác tại ủy ban tỉnh Lai Châu chia sẽ về ý nghĩa gian hàng clb đem tới ngày hội hôm nay : « Không phân biệt vùng miền và dân tộc, vì chúng ta đều là người Việt và đồng thời qua đó giúp các bạn hiểu thêm về sự phong phú văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta ».

Buổi tối là những tiết mục văn nghệ đặc sắc với sự xuất hiện của những giọng ca nổi tiếng như ca sĩ Minh Chuyên, ca sĩ Ngô Văn Đức, Hạ Vân và giảng viên khoa thanh nhạc Mạnh Thùy. Họ đã mang đến những tiết mục đặc sắc, những sự bùng nổ cho cả hội trường.

Ngày hội sinh viên tình nguyện của trường Đại học Văn hóa Hà Nội trôi qua với bao niềm vui, và mong sao trong tương lai sẽ có nhiều ngày hội lớn như thế để các bạn sinh viên có không gian giao lưu, học hỏi và hoạt động.

12 tháng Mười một 2014

Ấu dâm

[kịch bản, làm bài điều kiện (hoặc bài thi, tôi không nhớ) môn truyền hình (hình như vậy), mấy người trong nhóm sau khi thấy kịch bản thì phản đối kịch liệt (nhưng tôi vẫn làm theo ý mình)]

Câu 1: Thưa NTLH Nguyễn Đăng Thành, ông có thể định nghĩa ẤU DÂM, nguyên nhân gây ra bệnh này?

Tiếng Anh của thuật ngữ Ấu dâm là “Pedophilia” hay Childporn. Nhưng theo PGS James Cantor, chuyên gia Tâm thần học của ĐH Tornoto thì cần phân biệt rõ thực “Pedophilia”. (Pe-đi-pi-li-ừn).

Thuật ngữ này có thể chuyển ngữ là “Ái nhi”. Ái nhi là sở thích hay ham muốn tình dục mạnh đối với trẻ em tiền dậy thì hoặc đầu dậy thì.

Nhưng không phải ai có sở thích quan hệ tình dục với trẻ em cũng là người hành động. Họ được gọi là Good Pedophilia (Ái nhi tốt). Họ luôn cố gắng kiềm chế để không để ham muốn trở thành hành động.

Nhưng Ấu dâm được đại chúng Việt Nam hiểu là những người xâm hại tình dục trẻ em (nhấn mạnh).

Nguyên nhân của bệnh này chưa thể giải thích. Nhưng trong các nghiên cứu quốc tế, đã có một số điểm chung của người Ái nhi: Liên quan đến cấu trúc não bộ và ít nhất có một số khác biệt tồn tại trong não bộ của họ trước khi sinh. Ví dụ, người ái nhi cho thấy tỷ lệ rất lớn về số người không thuận tay phải và có những dị thường nhỏ về thể nhất.Nhưng kết quả trên chưa đủ để giới khoa học khẳng định. (Loại hoặc nói lướt).

Nguyên nhân của bệnh này chưa thể giải thích (nhấn mạnh).

Câu 2: Vậy thưa ông, những ai sẽ bị mắc chứng bệnh này? Ông có thể nói rõ thêm về ấu dâm?

Tôi xin phép được nói dài

(1)

Như đã nói ở trên, nguyên nhân là chưa thể giải thích. Vậy nên đối tượng mắc bệnh ấu dâm là không rõ (nhấn mạnh).

Người ái nhi không kiểm soát được bản thân sẽ xâm hại trẻ em. Xã hội lên án hành vi trên.  ĐÓ LÀ ĐẠO ĐỨC (nhấn mạnh).

Với tư cách một chuyên gia tâm lý, tôi cho rằng ấu dâm cần được góc độ quan hệ tình dục. Tại sao một hình thức quan hệ tình dục lại bị thế giới lên án (nhấn mạnh).

Không chỉ có ấu dâm mà loạn luân – một hình thức quan hệ tình dục cũng bị lên án (nhấn mạnh).

Tôi sẽ nói song song về loạn luân – rất liên quan. Lý do: Một thống kê cho biết 70% trẻ em bị chính những người thân trong gia đình xâm hại.

Tại sao lại bị lên án? Trong khi đó, lịch sử loài người đã từng trải qua thời kỳ quan hệ loạn luân và cả ấu dâm (nhấn mạnh). Tất nhiên điều đó không bị đạo đức xã hội lên án.

Con người từng loạn luân với chế độ mẫu hệ. Trong tư duy người Phương Tây cổ, được thể hiện qua Thần thoại Hy lạp, Mẹ đất Gai-a đã quan hệ với con trai mình. Ở phương Đông, trong Kinh Thánh Do Thái Giáo, ông Lốt và hai người con gái của mình đã quan hệ tình dục.

Dấu vết của ấu dâm bây giờ vẫn rơi rớt lại ở những tộc người Châu Phi. Ví dụ, tại nhiều vùng của Malawi. Việc quan hệ với trẻ em là không xấu. Người làng, gia đình hạnh phúc, họ sẽ kể cho nhau nghe người đàn ông trưởng thành kia đã mang lại cho đứa trẻ đó niềm khoái lạc thiên đường như thế nào. Người con gái đó chưa chắc đã đồng ý.

=> Vậy tại sao loạn luân là vi phạm đạo đức bây giờ? (Cả đạo đức lẫn Luật pháp).

Không phải vì họ sẽ đẻ ra những người con quái thai dị dạng như ngôi làng trong Trăm năm cô đơn của G. Maquez. Hiện tại, có những hình thức tránh thai. Vậy nên có thể quan hệ loạn luân mà không lo sợ sẽ sinh “quái vật”.

Nguyên nhân sâu xa ở đây là SỰ ĐỒNG Ý của người bị hại (nhấn mạnh).

HIẾP DÂM là quan hệ tình dục với 1 đối tượng không đồng ý thực hiện quan hệ này. Nhưng người bị hại sẽ bị ảnh hưởng và tác động rất nhiều từ mối quan hệ ruột thịt để LỰA CHỌN.

Với những trẻ em bị bị chính người thân của mình hãm hại hay trường hợp tại làng Malawi cũng như vậy. MQH máu mủ đó tác động lới tới sự đồng ý của các em (nhấn mạnh).

(Tiêu chuẩn đạo đức thay đổi)

Có một câu này của Nguyễn Huy Thiệp, ca cũng cần nên suy nghĩ trong trường hợp này: “Đạo dức rụng rồi lại mọc, đạo đức có thể ngoe nguẩy một mình, còn toàn bộ sự sống chuồn mất”.

(2)

Tôi sẽ nói thêm về Ấu dâm. Vậy còn tình yêu đầy tội lỗi và tuyệt vọng của những trẻ em và người trưởng thành (nhấn mạnh)

TH1:

Đây là cuốn Lolita của Vladimir Nabokov. (Không xét tới khía cạnh văn chương). Đây là tư liệu kinh điểm của giới y học tâm thần khi nghiên cứu về hiện tượng ấu dâm. Rồi lát tôi sẽ chi tiết hơn.

Humbert Humbert đã yêu say đắm cô con gái riêng của vợ 12 tuổi. Với ông, đó là TIỂU THIÊN THẦN.

(Tinh khiết như Thành thần: Những đứa trẻ nhỏ).

Ông yêu điên cuồng Lolita, dù biết đó là “điều ghê tới” Chúa sẽ nguyền rủa ông nhưng “ngọn lửa nồng nàn” của ông chưa bao giờ tắt. Đọc Lolita với những trang sách khiến người đọc còn rạo rực vô cùng (Dù phải kìm lòng rằng Ấu dâm là điều tội lỗi).

Ông yêu Lolita, trở thành nô lệ của cô ta. Bị người con gái 12 tuổi kia điều khiển.

TH2:

Trong bộ phim dự thu LHP Hanif, Hạnh phúc căn bản (Singapore), Eric là người đã bị một người hàng xóm của mình xâm hại khi còn rất bé. Eric rất yêu chú và thực sự anh khao khát được người đó quan hệ tình dục và yêu thương. Dù bao  nhiêu năm xa cách, anh vẫn nhớ.

SẼ LÀ MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ ẤU DÂM KHI TRẺ CON CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG Ý

Câu 3: Thưa nhà tâm lí học! theo tôi thấy thì hậu quả của căn bệnh biến thái này để lại cho các cháu là không hề nhỏ, nào là trầm cảm, sợ hãi với cả bố mẹ người thân, ông có thể nói rõ hơn về những sang chấn tâm lí này của các con không?

(1)

Không riêng những những đứa trẻ bị xâm hại mà con người sau khi trải qua một chấn thương tâm lý cũng để lại di chứng về sau. Ví dụ, những con người là nạn nhân của chiến tranh chẳng hạn.

Người ta không bao giờ quên được nỗi đau, chấn thương đó. Trong tiếng Hy Lạp, chấn thương được viết là TRAP (Đồng nghĩa với hố sâu trong tiếng HL). Người HL tư duy chấn thương là hố sâu trong tiềm thức.

Nạn nhân có xu hướng luôn cố gắng dùng lý trí để kháng cự việc tái hiện chấn thương đó, tái hiện khoảnh khắc bị hãm hiếp đó. Nhưng những lúc vô thức – khi ngủ – nỗi đau lại trỗi dậy. Nó sẽ dằn vặt, gào xé con người hiện tại của nạn nhân.

Điều này xảy ra không chỉ với nạn nhân mà với gia đình. Cay đắng, bị hành hạ và cầm tù trong quá khứ, giận dữ, phẫn uất, chua xót, thù hằn và chất lượng sống đi xuống (nhấn mạnh).

(2)

Ấm dâm là một tội ác. Câu chuyện sau khi nạn nhân bị xâm hại sẽ đối xử như thế nào với bản thân và kẻ đã xâm hại mình cũng đáng để nói. Tội ác có bị trừng phạt hay không? (nhấn mạnh)

TH1: Trong Tội ác & Trừng phạt của Nguyễn Huy Thiệp, một bé gái tại vùng cao đã bị người bố hãm hiếp. Cô trả thù bằng cách giết ông bằng một nhát rìu rất mạnh giữa trán. Chữ của ông Thiệp: “Não bắn lên tung tung tóe như bã đậu”. Sau này, cô đã phóng hỏa ngôi nhà họ, thiêu chết những đứa em của mình trừ bà mẹ (Do không có nhà). Cô sau này ra đầu thú và nhận án tử hình.

TH2: Đây là những dòng viết của một người phụ nữ tại Hoa Kỳ (Đã có chồng & con) từng bị chính người bố ruột xâm hại khi còn rất nhỏ: “Cái sai này đã gây cho tôi nhiều đau đớn, nhưng nó đã qua. Tôi không cho phép nó làm mình đau nữa. Tôi để nó vào chỗ của nó trong quá khứ. Tôi tha lỗi cho bố. Cái sai này không phải toàn bộ cuộc sống của tôi”.

Bị xâm hại khi còn nhỏ không phải tất cả cuộc sống của các em. Rồi các em sẽ lớn lên, trưởng thành và nỗi đau quá khứ không nên là tất cả cuộc sống của các em. Dù biết tha thứ là rất khó. Người phụ nữ tại Mỹ kia đã mất rất nhiều thời gian để tha thứ cho tội ác của người bố ruột (nhấn mạnh cả khổ).

Câu 4:  Thưa bác sĩ, những kẻ bị ấu dâm thường tiếp cận lũ trẻ bằng cách nào ạ?

TH1: Trong Lolita, Humbert đã tiếp cận cô bé 12 tuổi bằng cách kết hôn với người mẹ để trở thành bố dượng. Sauk hi người mẹ qua đời, ông Humbert đã chính thức trong một mối quan hệ yêu đương với con gái riêng của vợ mình.

TH2: Năm 2002, nhóm điều tra Spot Light của tờ The Boston Globe đã chỉ ra một sự thật: Rất nhiều cha xứ tại các nhà thờ Công giáo Mỹ (sau này là thế giới) đã xâm hại trẻ em. Rất rất nhiều lần.

Thưa chị, câu hỏi của chị rất khó. Vì những đó luôn có những cách thức khác nhau để tiếp cận đối tượng xâm hại.

Câu 5: Cách bảo vệ trẻ em?

Ai ai cũng hô hào NÂNG CAO CẢNH GIÁC. Nhưng nâng cao bằng cách nào, tôi xin để lại câu trả lời cho những cấp có liên quan. Tôi không phải một cảnh sát hay người trong ngành an ninh nên không thể đưa ra cho chị một lời khuyên tốt nhất.

13 tháng Một 2017

Lỗi sai trong trang 1 Điểm nhấn Huc.edu.vn

1, Lễ công bố Quyết định thành lập khoa Gia đình và Công tác xã hội

(http://huc.edu.vn/chi-tiet/3628/Le-cong-bo-Quyet-dinh-thanh-lap-khoa-Gia-dinh-va-Cong-tac-xa-hoi.html)

1.1 Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

“Đến dự Lễ Công bố, về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Tiến sĩ Đặng Thị Bích Liên- Thứ trưởng, GS. TS. NGƯT Đào Mạnh Hùng- Vụ trưởng Đào tạo, đồng chí Trần Hướng Dương- Vụ phó Vụ Gia đình; Các đồng chí cán bộ các Vụ, Cục thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch.”

“Về phía Nhà trường có PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Cương – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS. NGƯT Đinh Thị Vân Chi- Phó Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Thị Việt Hương- Phó Hiệu trưởng, cùng các đồng chí Trưởng, Phó các đơn vị, giảng viên nhà trường.”

1.2 Lỗi lặp.

Ở câu: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em, là cầu nối cho mỗi cá thể trở thành con người- xã hội”

Từ “Xã hội” bị lặp tới 2 lần trong cùng một câu.

“Gia đình là tế bào của xã hội” đã bao gồm ý của cả “cầu nối của mỗi cá nhân trở thành con người-xã hội”.

1.3

“Chia sẻ tại buổi lễ, PGS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Cương bày tỏ niềm vui được đón các đại biểu đến tham dự và chúc mừng thành công này.”

“Cũng trong buổi lễ, PGS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Cương đã trao Quyết định cho TS. Bùi Thanh Thủy- Phó trưởng khoa Văn hóa Du lịch tạm thời giữ vai trò là cán bộ phụ trách khoa mới: Gia đình và Công tác xã hội.”

Trong trường hợp này, nên dùng chức danh “Hiệu trưởng” thay cho chức danh “PGS.TS” hay “NGƯT”. Bởi vì thầy Nguyễn Văn Cương phát biểu trong buổi lễ với tư cách hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

1.4

“Đây cũng là kết quả của rất nhiều nỗ lực trong suốt quá trình chuẩn bị từ năm 2008 đến nay từ việc xây dựng đề cương chi tiết môn học Văn hóa gia đình và đưa vào giảng dạy ở một số ngành học; thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Bộ và hội thảo quốc tế về gia đình…v.v.”

Lỗi sai ở đây là từ “Rất nhiều nỗ lực”. Trong phần tin của báo chí, những từ bộc lộ cảm xúc cá nhân như vậy là không được.

=> Nên thay bằng “Những nỗ lực”.

Đồng thời, lỗi sai là lặp từ “từ” trong câu. Cách sửa, thay chữ “Từ” thứ 2 trong câu bằng chữ “Bằng”.

1.5

“Trong quá trình triển khai, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng thật may mắn là Nhà trường nhận được sự ủng hộ nhiệt tình cũng như sự chỉ đạo từ phía lãnh đạo Bộ mà trực tiếp là Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên.”

1.6

Trong chú giải ảnh: “PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Cương trao QĐ cho TS. Bùi Thị Thanh Thủy”.

Nguyễn Văn Cương trao quyết định với tư cách Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đồng thời TS. Bùi Thị Thanh Thủy nhận quyết định với tư cách Cán bộ phụ trách khoa Gia đình và Công tác xã hội.

=> Nên sửa ghi chú của ảnh: “Hiệu trưởng Nguyễn Văn Cương trao quyết định thành lập Khoa Gia đình và Công tác xã hội cho cán bộ phụ trách khoa”.

1.7

“Cũng trong buổi lễ, PGS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Cương đã trao Quyết định cho TS. Bùi Thanh Thủy- Phó trưởng khoa Văn hóa Du lịch tạm thời giữ vai trò là cán bộ phụ trách khoa mới: Gia đình và Công tác xã hội.”

“Khoa mới” nên thay bằng “khoa” và bỏ dấu “:”.

1.8.

“Tham dự và chúc mừng tại buổi lễ, TS. Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ VHTT&DL cũng chia sẻ việc thành lập khoa Gia đình và Công tác xã hội của trường ta đúng vào dịp toàn ngành VHTT&DL cả nước đang tích cực triển khai thực hiện nghị quyết 33 của Ban Chấp hành TW khóa 11 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; khẳng định về tầm quan trọng của vấn đề gia đình và công tác xã hội hiện nay; việc cần thiết phải đào tạo đội ngũ những người có trình độ chuyên môn để phụ trách các vấn đề này thuộc các đơn vị quản lý văn hóa tại cơ sở.”

– “Tham dự và chúc mừng tại buổi lễ” rất tối nghĩa.

– Câu quá dài, nên cắt thành nhiều câu, tạo cảm giác dễ thở cho người đọc.

– “T.S Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng bộ Thể thao và Du lịch”. Trong buổi lễ trao quyết định bà Đặng Thị Bích Lê phát biểu với tư cách Thứ trưởng. Nên bỏ chức danh TS trong câu.

– Thừa “cả nước” vì “toàn ngành Thể thao và Du lịch” đã bao trọn phạm vị cả nước.

– Câu dài dẫn đến người đọc bị rối. Nên thêm từ “đồng thời, bà” vào trước vế sau của câu: “khẳng định về tầm quan trọng của vấn đề gia đình và công tác xã hội hiện nay”.

– Đồng thời vế sau cùng của câu thiếu vị ngữ: “việc cần thiết phải đào tạo đội ngũ những người có trình độ chuyên môn để phụ trách các vấn đề này thuộc các đơn vị quản lý văn hóa tại cơ sở.”!

1.9

“Đặc biệt, Thứ trưởng đã dành những lời nhắn nhủ rất thân tình với các em sinh viên”

Nên thay “Đặc biệt” bằng “Đồng thời”

Nên bỏ từ “rất”.

Nên bỏ từ “em” trong “các em sinh viên”. Bởi vì dung các em sinh viên là đứng dưới góc độ của Thứ trưởng. Còn một bài tin đăng trên trang wed chính thức của nhà trường được nhìn dưới góc độ của người đọc.

1.10

“Gia đình và Công tác xã hội còn là ngành học có tính quốc tế hóa cao vì vậy các em phải không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể học hỏi và giao lưu, tìm hiểu kiến thức từ các nước trên thế giới, áp dụng linh hoạt vào trong học tập và công tác sau này”

– Thay “có tính quốc tế hóa cao” bằng “Có tính quốc tế cao”.

– “Học hỏi và giao lưu, tìm hiểu kiến thức”. “Tìm hiểu kiến thức” là đồng nghĩa với “học tập”. Nên chỉ để một trong hai.

– “Từ các nước trên thế giới” thay bằng “Các nước có trình độ học thuật, ứng dụng cao trên thế giới”. Cụm từ “Các nước trên thế giới” mơ hồ, không nói rõ về việc mình sẽ học hỏi từ đâu.

1.11

Chú thích ảnh nên thay: “Thứ trưởng VHTT&DL phát biểu tại buổi lễ”

1.12

“Buổi lễ kết thúc trong niềm vui của thầy và trò.”

Sai về logic. Bởi lẽ đầu bài viết không đề cập tới sự tham dự của những sinh viên, mà về phía nhà trường chỉ bao gồm: “Hiệu phó, hiệu trưởng cùng các đồng chí Trưởng, Phó các đơn vị, giảng viên nhà trường.”.

1.13

“Việc thành lập Khoa Gia đình và Công tác xã hội đã thêm một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển 56 năm qua của nhà trường; khẳng định hướng đi đúng đắn trong việc thực hiện nhiệm vụ mà Bộ VHTT&DL giao phó; góp phần đào tạo ra những cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, bổ sung nguồn cán bộ đang thiếu hụt trong công tác gia đình, xã hội hiện nay, góp phần xây dựng, quản lý đất nước.”

Dấu “;” trong câu bị đặt sai. Bởi “Góp phần đào tạo cán bộ văn hóa là nhiệm vụ của bộ VHTT&DL giao phó. Vậy mà tác giả dùng dấu “;” khiến người đọc bối rối. Câu này chỉ có hai ý chính về “Cột mốc quan trọng” và “Hoàn thành nhiệm vụ của bộ..”. Còn “Góp phần..” là bổ sung cho ý số 2.

1.14

Chú thích ảnh: “Đại diện Lãnh đạo Bộ VHTT&DL chúc mừng”

Chúc mừng ai? Ảnh này mô tả các lãnh đạo của Bộ đang chúc mừng những cán bộ, giảng viên mới của khoa Gia đình và Công tác xã hội.

2. Gặp mặt các nhà khoa học nhân ngày Khoa học công nghệ Việt Nam

(http://huc.edu.vn/chi-tiet/3446/Gap-mat-cac-nha-khoa-hoc-nhan-ngay-Khoa-hoc-cong-nghe-Viet-Nam.html)

2.1

“Kể từ năm 2014, ngày 18/5 đã được Chính phủ chính thức phê duyệt chọn là ngày Khoa học công nghệ Việt Nam.”

Chính xác là “Thủ tướng chính phủ” phê duyệt.

2.2

“Là lần đầu tiên chương trình được tổ chức và ngày hội diễn ra đông vui với sự tham dự của đông đảo các vị khách mời nguyên là lãnh đạo nhà trường, các cán bộ giảng viên, các nhà khoa học đã và đang công tác tại Trường.”

Dùng từ liên kết “Mặc dù…Nhưng” thay cho “Là…và” để nhấn mạnh được sự sôi động của ngày hội.

2.3

Vấn đề danh xưng.

2.4 Chủ ngữ không tương xứng.

“Là ngôi trường có bề dày lịch sử 56 năm phát triển và trưởng thành, các thế hệ giảng viên và sinh viên- các nhà khoa học từ khi thành lập trường đến nay đã để lại những tài sản trí tuệ vô cùng quý báu cho nhà trường và cho đất nước, qua đó góp phần đào tạo hàng vạn cán bộ, sinh viên, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đóng góp không nhỏ cho việc phát triển văn hóa nước nhà.”

2.5

“Có rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã dành sự nghiệp cả cuộc đời mình cho khoa học, được xã hội và các thế hệ học trò tôn vinh như GS.Hoàng Ngọc Hiến, Học giả Đoàn Văn Chúc, GS. TS. Huỳnh Khái Vinh và rất nhiều tên tuổi khác.”

Tránh sự dụng “Có rất nhiều: trong bài tin. Thay thế bằng: “Đại học Văn hóa đóng góp nhiều…”

2.6

“Có thể nói rằng, môi trường Đại học luôn là môi trường thuận lợi nhất để các nhà khoa học thực hiện ước mơ nghiên cứu của mình.”

Tránh dung cụm từ hợp với văn nói “Có thể nói rằng”.

2.7

“Theo thống kê, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên từ năm 2010 đến năm 2014 đạt được khá nhiều thành tích, cụ thể như sau:”

Bảng thống kê chỉ ra rằng số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng cao chứ không phải đạt nhiều thành tích. Đây là lượng chứ không phải là chất. Sai logic!

3. Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015- 2020

(http://huc.edu.vn/chi-tiet/3460/Dai-hoi-Dang-bo-lan-thu-XIX-nhiem-ky-2015–2020.html)

4. Gặp mặt những người làm báo, khai trương Văn phòng Tạp chí “Nghiên cứu văn hóa” và website: http://huc.edu.vn

(http://huc.edu.vn/chi-tiet/3486/Gap-mat-nhung-nguoi-lam-bao-khai-truong-Van-phong-Tap-chi-Nghien-cuu-van-hoa-va-website–http-huc.edu.vn.html)

13 tháng Mười một 2015

Roma sa thải Rudi Garcia, bổ nhiệm Spalletti

9 – Tính tới thời điểm hiện tại đã có 9 hlv tại Serie A bị sa thải. Trường hợp mới nhất dành cho Rudi Garcia.

52.17% – Trong 115 trận dẫn dắt Roma trên mọi đấu trường, Garcia giành chiến thắng 60 trận, đạt tỷ lệ 52.17%. (Trong khi đó người kế nhiệm ông, Spalletti trong nhiệm kì đầu tại đối bóng thủ đô Italy đạt tỷ lệ chiến thắng 54.37% với 118/217 trận thắng).

Nói đến Rudi, ông có công lớn trong việc định hình lối chơi cho AS Roma. Ai đó đã quên rồi Roma xếp thứ 6, thứ 7, thứ 6 ở những mùa giải trước đó.

Kí giả Paolo Bandini tweet như này: “ Garcia did, as he would say, put the church back in the centre of the village after *years* of managers who couldn’t keep squad in check.”

15 tháng Một 2016

Alex Telles: Mảnh ghép còn thiếu của Inter và hơn cả thế!

Inter Milan nhiều năm qua luôn thiếu vắng những hậu vệ cánh xuất sắc. Đã qua rồi cái thời đôi cánh Inter là nỗi khiếp sợ của mọi hàng thủ với Maicon và Chivu những năm tháng hoàng kim. Nhưng với Alex Telles, đội bóng Italy đã tìm ra mảnh ghép còn thiếu ấy.

Alex Telles là một full-back trẻ người Brazil. Anh bắt đầu thi đấu bóng đá chuyên nghiệp tại quê nhà trong màu áo Juventude trước khi kí hợp đồng với Germio năm 2013. Năm 2014, Telles sang Châu Âu thi đấu tại Galatasaray của Roberto Mancini. Cũng chính huấn luyện viên Italy là người sau này đưa anh tới Inter Milan.

Alex Telles gia nhập Nerazzurri vào ngày cuối cùng của kì chuyển nhượng mùa hè này theo một bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 năm. Tuy nhiên đội bóng nước Ý phải trải qua nhiều khó khăn để có chữ ký của hậu vệ Brazil.

Theo Bleacher Report, Galatasaray đã từ chối lời đề nghị hỏi mua Telles của Chelsea. Họ cho rằng cầu thủ trẻ này xứng đáng nhiều hơn khoản tiền 5 triệu Euro. Người đại diện của anh, Fernando Otto, tiết lộ cả Real Madrid lẫn PSG và Porto đều quan tâm tới thân chủ của mình. Bên cạnh đó, 10 ngày trước khi gia nhập Inter, Fernando Otto đã tới Milano, nhưng không phải để đàm phán với Inter mà với kình địch cùng thành phố, AC Milan.

Không phải ngẫu nhiên Inter, đội bóng nhiều năm trở lại đây luôn đề cao việc đưa về những cầu thủ đã thành danh, đặt niềm tin vào cầu thủ trẻ như Telles. Đồng thời cũng không vô lý khi Alex Telles được nhiều đội bóng lớn tại Châu Âu theo đuổi như vậy.

Cầu thủ trẻ mới bước qua tuổi 23 được những người dân ở quê nhà Caxias do Sul ca tụng là một Roberto Carlos mới. Sau khi anh chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu, trên kênh truyền hình thể thao TRT Spor của quốc gia Hồi giáo này, cựu hậu vệ huyền thoại của Real Madrid cũng dành những lời khen tặng Telles: “Cậu ta là cầu thủ tiềm năng. Đó là lý do tại sao tôi tin anh sẽ là nhân tố quan trọng của Galatasaray.”

Tuy nhiên, với một cầu thủ trẻ chỉ chuyển tới thi đấu cho Inter vào này cuối cùng của kì chuyển nhượng; truyền thông và người hâm mộ đặt ra nhiều nghi ngờ về khả năng thật sự của Telles.

Hậu vệ Brazil đối mặt bằng cách im lặng, tập luyện chăm chỉ và chứng minh với tất cả bằng hành động. Thành quả đã đến khi Telles được Roberto Mancini tin tưởng cho ra mắt ngay trận đấu quan trọng với AC Milan.

Phút 68, Alex Telles vào sân thay Juan Jesus. Kể từ thời điểm đó, những đường bóng tấn công vào cánh trái của AC Milan đều bị vô hiệu.

Những pha bóng nguy hiểm đều được Telles phá lên an toàn. Khi không phá bóng, anh cũng có cách giải nguy. Tiền đạo Luiz Adriano thậm chí bị hậu vệ Nam Mỹ đi bóng qua người một cách dễ dàng. Phút 77, Alessio Cerci đi bóng dọc biên. Nhưng trước khi kịp tạt bóng vào vòng cấm, anh đã bị Telles tắc bóng thành công. Từ thời điểm đó của trận đấu, cầu thủ người Ý không thực hiện được pha đi bóng đầy tốc độ vốn là sở trường của bản thân bên cánh trái được nữa.

Kể từ màn ra mắt ấn tượng trong 23 phút cuối trong trận Derby Milano, sự nghi ngờ về khả năng của Alex Telles bị đập tan. Đồng thời, anh nhận được niềm tin từ huấn luyện viên Mancini. Anh được ra sân thi đấu thường xuyên, tới 9 lần được ra sân từ đội hình xuất phát, 7 trận được thi đấu trọn vẹn 90 phút.

Không có khởi đầu nào là dễ dàng, anh biết rõ điều này. “Serie A là một giải đấu khó khăn với những đội bóng mạnh. Tại Brazil những full-back như tôi có xu hướng tham gia rất nhiều vào mặt trận tấn công”, Alex Telles chia sẻ trên kênh truyền hình Inter Chanel.

Không phải đợi tới Serie A mà ngay trong lần đầu tiên thi đấu tại Châu Âu, Telles đã trải qua những khó khăn bởi khác biệt trong tư duy chơi bóng.

Khoảng thời gian đầu tại Thổ Nhĩ Kỳ, anh gây ấn tượng bằng những pha đi bóng tốc độ dọc cánh. Nhưng điều ấy đồng thời khiến hậu vệ Nam Mỹ thường không kịp lùi về để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất: phòng ngự. Đồng thời, Telles thường mắc những lỗi không đáng khi giành lại quyền kiểm soát bóng.

Sau khởi đầu không thuận lợi, anh đã cải thiện rất nhiều về khả năng phòng ngự. Kết thúc mùa giải 2014-2015, tại Galatasaray, chỉ hậu vệ dày dặn kinh nghiệm Aurélien Chedjou có số pha cắt bóng mỗi 90 phút nhiều hơn Alex Telles (3.31 so với 3.15 lần cắt bóng mỗi 90 phút của hậu vệ Nam Mỹ).

Chuyển tới thi đấu tại Italia, Alex Telles được Mancini sử dụng ở vị trí full-back bên trái với sự chắc chắn trong phòng ngự và ấn tượng trong tấn công.

Inter Milan đang sở sở hữu hàng thủ mạnh nhất Serie A. Nerazzurri chỉ nhận 11 bàn thua sau 18 vòng đấu. Đặc biệt 12/18 trận họ trắng lưới. Nổi bật lên là sự xuất sắc của thủ môn Hadanovic; sự ăn ý của bộ đôi trung vệ Miranda-Murillo hay những chiến binh của hàng tiền vệ như Mello, Kondogbia, Guarin, Medel. Tuy nhiên, vai trò phòng ngự của full-back như Alex Telles cũng không hề nhỏ.

Theo số liệu thống kê từ Whoscored, Alex Telles trung bình thực hiện 2.68 tình huống can thiệp mỗi 90 phút, con số cao nhất tại Inter. Trung vệ Murillo xếp thứ hai với 2.26 lần mỗi 90 phút. Tuy nhiên, anh cũng mắc một lỗi cá nhân tai hại trong trận thua Fiorentina. Chỉ có sự xuất sắc của thủ thành Handanovic mới cứu đội bóng thêm một bàn thua.

Alex Telles đặc biệt hiệu quả trong sơ đồ 4-4-2 và 4-3-3 thường được Mancini sử dụng trong mùa giải này. Tuy nhiên, anh cũng thích nghi với vai trò chạy cánh trong những sơ đồ 3 trung vệ.

Điều nguy hiểm của cầu thủ trẻ người Brazil là khi dâng cao tham gia tấn công. Anh là nhân tố quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của Roberto Mancini với khả năng tấn công sắc bén.

Telles là một trong hậu vệ có trung bình số đường chuyền tại 1/3 sân đối phương nhiều nhất tại Serie A. Trung bình mỗi 90 phút, anh có 17.8 đường chuyền như thế. Tỷ lệ chính xác đạt 76.88%.

Inter Milan nhiều năm qua luôn thiếu vắng những hậu vệ cánh tấn công xuất sắc. Đã qua rồi cái thời đôi cánh Inter là nỗi khiếp sợ của mọi hàng thủ với Maicon và Chivu những năm tháng hoàng kim.

Theo thống kê của Squawka, những hậu vệ cánh của Nerazzurri trong mùa giải trước không tạo được nhiều cơ hội nguy hiểm: Yugi Nagatomo (14 trận, 10 cơ hội), Santos (9 trận, 11 cơ hội), D’Ambrosio (23 trận, 20 cơ hội), Dodo (20 trận, 19 cơ hội).

Trong khi đó, Telles mới chỉ ra sân 11 trận nhưng kịp để lại 19 cơ hội, vượt trội hơn tất cả. Một full-back xuất sắc trong tấn công như anh là điều Inter còn thiếu và tìm kiếm lâu nay.

Trong buổi giao lưu trực tuyến #AskTelles trên Twitter của Inter Milan; Alex Telles chia sẻ lối chơi bản thân: “Tôi đặc biệt sử dụng những pha bứt tốc xẻ cánh và tạt bóng vào vòng cấm”.

Bất chấp việc đặc biệt sử dụng một chân thuận (chân trái), sự thiệt thòi lớn với những cầu thủ chuyên nghiệp và nhất là khi bạn chơi ở vị trí chạy cánh, Telles vẫn lựa chọn sử dụng những pha đi bóng tốc độ rôì thực hiện đường tạt vào vòng cấm.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đã từng viết như này trong cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can”: “Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục vì bỏ cuộc không phải sự lựa chọn của họ”. Bình luận này đúng trong cả trường hợp của Alex Telles. Nhưng sự bướng bỉnh ấy không vô nghĩa đối với hậu vệ Brazil.

Những pha tạt bóng vào vòng cấm của Telles luôn là những cơ hội nguy hiểm của Inter. Trung bình, mỗi 90 phút, anh thực hiện 1.85 đường chuyền mang tính quyết định. Đây là sự tiến bộ của bản thân Telles so với mùa giải trước, khi đó anh chỉ có trung bình 0.58 key pass mỗi 90 phút.

Tổng cộng, anh thực hiện 18 đường chuyền quyết định. Tại Inter, anh chỉ xếp sau hai tiền đạo Ljajic (27) và Jovetic (19). Nên nhớ, Telles thi đấu tại vị trí hậu vệ cánh!

So sánh với những hậu vệ tại Serie A, anh đứng đầu về số đường chuyền quyết định. Chỉ có hai cầu thủ có thành tích ngang bằng anh. Họ là Marco Alonso (Fiorentina) và Lobo Silva (Juventus).

Tuy nhiên, Telles mới chỉ có một lần kiến tạo cho đồng đội lập công. Trong khi cả hai cầu thủ trên đều có số lần kiến tạo nhiều hơn hẳn anh: Alonso (3 kiến tạo) và Silva (2 kiến tạo).

“Tôi phải cố gắng hơn nữa. Tôi biết bản thân có thể làm tốt hơn nữa”, Telles chia sẻ với Italia-Football.

Hậu vệ Brazil là mẫu người trẻ rất cầu tiến. Ngay từ những ngày đầu tới Inter, Telles trao đổi rất nhiều với Mauro Icardi và Stevan Jovetic về cách chuyền bóng và những cú tạt bóng. Cựu hậu vệ Galatasaray mong muốn: “Thực hiện thật hoàn hảo nghệ thuật tạt bóng”.

Với một cầu thủ trẻ, mục tiêu của Telles không chỉ dừng lại tại đây, cậu muốn đi xa hơn nữa. Cầu thủ được người dân quê nhà Caxias do Sul ca ngợi là truyền nhân của Roberto Carlos tiết lộ trong cuộc giao lưu online trên Twitter về thần tượng của bản thân. Đó không phải là cựu ngôi sao của Real Madrid như người ta đã nghĩ; đó là Marcelo, hậu vệ cánh hiện tại của đội bóng hoàng gia Tây Ba Nha. Alex Telles còn nhiều điều phải thực hiện nếu muốn vươn tới đẳng cấp của Marcelo và “đóng góp lâu dài cho đội bóng” như anh từng phát biểu.

Theo nguồn tin từ Anh Quốc, Chelsea đã đưa Alex Telles vào danh sách những cầu thủ quan trọng cần mua. Nhưng điều đó chắc chắn không xảy ra vào kì chuyển nhượng mùa đông này. Bởi một cầu thủ không thể chơi cho 3 câu lạc bộ trong cùng một mùa giải. Trước khi tới Inter, anh đã chơi 2 trận cho Galatasaray tại giải vô địch quốc gia và 1 trận siêu cúp Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó đồng nghĩa Telles sẽ ở lại Inter tới cuối mùa.

Hợp đồng cho mượn của Telles có điều khoản mua dứt trị giá 10.5 triệu Euro, thậm chí theo ESPN số tiền có thể thương lượng giảm xuống nữa. Đây là một khoản tiền xứng đáng đối với tài năng Telles và tương lai của Inter.

Tôi không tin đội bóng sẽ để tuột anh, nhất là khi câu lạc bộ đã mất tài năng trẻ Mateo Kovacic, người mà huyền thoại Luisito Suárez đã bình luận sẽ khiến Inter hối hận hơn cả cái cách họ mất Andrea Pirlo vào tay Milan năm 2001.

19 tháng Một 2016

Viết cho anh, Mario Balotelli…

” Phút 22, từ pha phát động tấn công của Silva, Milner băng xuống thu hút sự chú ý của hàng thủ Manchester United rồi chuyền ngược lại cho Balotelli. Super Mario có cú đặt lòng đẳng cấp xuyên qua hàng thủ đội chủ nhà khiến nỗ lực cứu bóng của thủ môn De Gea trở nên vô vọng. 1-0 cho Citizens” . Nhưng khoan đã, hãy nhìn Mario cởi áo ăn mừng khoe dòng chữ lạ lùng kìa ” Why always me ????

TB :

Nhưng thật kỳ lạ thay, nghĩ tới Mario Balotelli, mọi người thường dành cho anh ta những cái nhìn khinh bỉ, coi thường, bất công và đầy phiến diện khi họ chỉ nhìn thấy ở anh những hành động tiêu cực, ngu ngốc của chàng trai trẻ người Ý. Họ không hiểu rằng, họ đang đối xử tàn nhẫn, bất công với một cầu thủ thú vị, đáng xem bậc nhất hành tinh sao ?

30 tháng Tư 2013

Lazio

Mb : Một cuộc chiến vì danh dự, một cuộc đối đầu của hai đội bóng thành công bậc nhất lịch sử Serie A, một cuộc chiến của 8 chiếc cúp Scudetto…

Tb:

Đại bàng thành Roma đang xếp thứ 8 trên bảng xếp hạng, dù đã vào chơi tới trận chung kết cúp Coppa Italia nên Lazio cần phải chuẩn bị trước một trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi bị tuyệt chiếc cúp Coppa Italia vào tay Roma nên điều cần thiết phải làm là chiến đấu tới cùng cho cuộc chiến tranh top 5 dự Europa Leaugue mùa sau trước sự cạnh tranh khủng khiếp của Fio, Inter và kình định cùng thành phố A.S Roma

3 tháng Năm 2013

Stankovic ra đi

Trong những ngày này ở nước Ý, người dân thì xôn xao về kết quả khả quan của đội tuyển Italia tại Confet Cup ỏ Braxin ( Ý đứng hạng 3 ) hay vụ scandal ân ái với trẻ vị thành niên của cực tổng thống Italia đồng thời cũng là chủ tịch câu lạc bộ AC Milan Bedss và cả vụ bê bối trong bóng đá Ý với nghi án 41 clb của đất nước hình chiếc ủng rửa tiền, khai khống thuế hay những thương vụ chuyển nhượng mùa hè với tin ” hot ” nhất là việc đi hay ở lại của tiền đạo Napoli E.Cavani. Liệu còn ai chú ý tới sự ra đi của Stankovic sau 9 năm gắn bó vs Inter….

Hôm 29-6 vừa qua, người đại diện của Dejan Stankovic vừa có một cuộc gặp với Inter Milan để thảo luận về việc tiền vệ này chia tay CLB. Sky Sport Italia tin rằng phía cầu thủ 34 tuổi đã có cuộc gặp với Nerazzurri vào hôm qua. Stankovic vẫn còn 12 tháng trong hợp đồng với Inter Milan. Nhưng anh đã không còn có tên trong kế hoạch của đội bóng và muốn ra đi.

1 tháng Bảy 2013

Spider-man xuất hiện trong Caption America: Civil war

Khi trailer thứ hai của Captain America: Civil War chỉ còn 9 giây nữa là kết thúc, khi cuộc nội chiến trong nhóm Avengers đang tới hồi cao trào, Spider-Man bất ngờ xuất hiện.

Giải thích cho việc gọi sự có mặt của Spider-Man là một điều ít người nghĩ tới là vấn đề liên quan tới bản quyền.

Sony chứ không phải Marvel mới là hãng nắm giữ bản quyền sử dụng hình ảnh nhân vật Spider-Man trong phim.

Spider-Man đã có loạt phim riêng rất thành công trong hơn 15 năm qua bao gồm ba phần đầu (Tài tử Tobey Maguire thủ vai) và hai phần The amazing Spider Man (Andrew Garfield thủ vai).

Tất nhiên, tất cả đều là sản phẩm do Sony Pictures Entertainment sản xuất.

Tuy nhiên, Marvel Studios (trực thuộc Walt Disney) rất muốn Spider-Man xuất hiện trong loạt phim Marvel Cinematic Universe của hãng.

Bởi lẽ trong các nguyên tác comic về Civil WarAvengers, Spider Man luôn là một trong những nhân vật trung tâm.

Bên cạnh đó, Spider-Man vốn đã từng là một nhân vật vô cùng nổi tiếng của hãng truyện tranh Marvel. Tuy nhiên, tình hình tài chính những năm 80, 90 của hãng rất bất ổn. 11 năm trước ngày Marvel Studios được thành lập, họ đã phải bất đắc dĩ bán đi đứa con tinh thần cho Sony.

Cùng với Spider-Man, những siêu anh hùng nổi tiếng khác của Marvel cũng đã buộc phải bán đi bao gồm The Fantastic Four, X-Men, Deadpool và The Silver Surfer (20th Century Fox)

Tại thời điểm hiện tại, với vị thế của một ông lớn trong ngành giải trí, Marvel rất muốn đưa Spider-Man quay trở lại.

Marvel Studios đã đàm phán trong một thời gian dài với hãng Sony. Cuối cùng, Sony đã chấp nhận cho hãng phim sử dụng hình ảnh Spider Man cho dự án Marvel Cinematic Universe mà mới nhất là trong Captain America: Civil War. Tuy nhiên, Marvel Studios không được sử dụng Spider-Man này cho một bộ phim riêng.

Nhân vật đặc biệt này được Marvel trình làng theo cách không thể ấn tượng hơn.

Đó là thời điểm hai nhóm siêu anh hùng đối đầu nhau. Spider-Man đứng trên ô tô rồi dùng tơ nhện tước khiên bảo vệ của Captain America trong sự bất ngờ của tất cả.

Cuộc nội chiến của những siêu anh hùng này bắt nguồn từ sự kiện chính phủ đề ra đạo luật: Đăng ký Siêu anh hùng, yêu cầu những con người ấy phải tiết lộ thân phận thực sự, đồng thời phục vụ lợi ích chính quyền.

Điều này tạo ra mâu thuẫn trong lòng chính những siêu anh hùng. Captain America phản đối đạo luật này còn Iron Man có sự lựa chọn hoàn toàn ngược lại.

Tâm điểm của Captain America: Civil War là cuộc đối đầu giữa hai phe ủng hộ – phản đối đạo luật này, đứng đầu là Captain America và Iron Man.

Nhóm phản đối đạo luật đăng kí siêu anh hùng do Captain America đứng đầu bao gồm Hawkeye, Ant-Man, Scarlet Witch, Falcon và Winter Soldier.

Black Widow, Vision, War Machine, Black Panther là những người theo phe Iron Man.

Vậy còn Spider-Man? Nhân vật xuất hiện đầy bất ngờ trong trailer thứ hai của Captain America: Civil War sẽ theo phe nào?

Nhiều ý kiến của những chuyên gia điện ảnh cho rằng Spider-Man là người thuộc phe Iron, hay #TeamCap theo cách phân loại của người hâm mộ trên những mạng xã hội như Facebook hay Twiiter.

Bằng chứng là việc Spider-Man đã tước vũ khí của Captain America, kẻ thủ của Iron Man trong cuộc nội chiến này.

Thú vị hơn khi Iron Man gọi nhân vật này là “Underoos”, có nghĩa một nhóc mặt đồ bó sát, một cách nói hài hước

Trong nguyên tác comic, tại thời điểm cuộc nội chiến siêu anh hùng xảy ra, Spider-Man mới chỉ là một học sinh trung học. Rất hợp với từ “Underoos” mà Iron Man dành tặng.

Đồng thời, một cảnh phim của Ant-Man (2015) tiết lộ cho người xem một thông tin nữa: Thần đồng trung học, Peter Parker nhận được học bổng từ tập Đoàn Stark.

Vậy nên việc chủ tịch tập đoàn Stark tức Iron Man quen thân và biết được bí mật của Peter Parker là một khả năng có thể xảy ra.

Một dẫn chứng nữa để củng cố hơn nhận định này nằm trong nguyên tác comic. Phe ủng hộ dự luật của chính quyền do Iron Man đứng đầu cũng có sự tham gia của Spider-Man.

Tuy nhiên, không phải lúc nào một bộ phim chuyển thể từ thể loại comic anh hùng cũng đi đúng theo nguyên tác.

Spider-Man theo phe ai, đó vẫn là một câu hỏi chỉ có thời gian mới trả lời được.

Thành Nguyễn [Viết cho 24h.com.vn]

14 tháng Ba 2016

Những anh khỉ nổi tiếng trên màn ảnh

Kinh Kong (King Kong)

King Kong là tên một con ác thú khổng lồ, sinh sống tại đảo Đầu lâu, nhân vật chính bộ phim cùng tên ra mắt lần đầu năm 1933.

Khi đoàn làm phim của diễn viên Ann Darrow đến đây tác nghiệp, cô đã bị người bộ lạc bắt để tế sống cho Kong. Nhưng Kong không những không ăn thịt cô mà còn yêu quý và ra sức bảo vệ cô trước bao nguy hiểm, thậm chí liều mình chiến đấu với khủng long bạo chúa, để rồi bị bắt sống mang về New York.

Phần tiếp theo của bộ phim King Kong: Skull Island được quay ở Việt Nam. Trước đó, bộ phim bom tấn Pan & Neverland cũng tới đất nước hình chữ S quay.

Nhằm giữ bí mật tuyệt đối về nội dung cũng như cảnh quay của King Kong: Skull Island trước khi ngày công chiếu, hãng phim Legendary Pictures khống chế tối đa các nguồn tin có thể tiết lộ ra ngoài.

Trả lời phỏng vấn, ông ông Hồ An Phong – Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Bình cam kết: “Tuyệt đối an toàn”.

Đạo diễn bộ phim trả lời lý do lựa chọn Việt Nam làm bối cảnh trong bộ phim: “Việt Nam thực sự rất tuyệt và đặc biệt. Khung cảnh đẹp tới ngỡ ngàng và siêu thực. Khung cảnh núi non mà người Mỹ tưởng rằng không có trên thế giới. Và chúng tôi muốn đưa vào phim. Khán giả sẽ phải thốt lên: ‘Wow, thật là đẹp, chúng tôi muốn đến đó’. Đó là hiệu ứng chúng tôi mong muốn trong bộ phim”.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius cho rằng dự án bom tấn là bước khởi đầu cho chuyến hành trình mới cho mối quan hệ Việt – Mỹ thông qua con đường văn hoá, đặc biệt là phim ảnh.

Đoàn làm phim được quay 5 hôm tại Việt Nam, bấm máy sáng ngày 23/02 tại 3 địa điểm là hang động Tú Làn, hồ Yên Phú ở Trung Hóa và đèo Đá Đẽo.

Tôn Ngộ Không (Tây Du Ký)

Tôn Ngộ Không là nhân vật quen thuộc trong văn hóa Đông Á, đặc biệt trong bộ phim truyền hình Tây Du Kí ra mắt năm 1986.

Tôn Ngộ Không là chú khỉ được sinh ra nhờ khí trời và đất, đã tu luyện 72 phép biến hóa thần thông. Ngộ Không đồng thời còn trường sinh bất tử, đã từng đại náo thiên cung, từ đó mới có danh xưng là Tề Thiên Đại Thánh.

Trong Tây Du Kí, Ngộ Không cùng các sư đệ là Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tăng và Bạch Long, đồng hành vượt qua 81 kiếp nạn để bảo vệ sư phụ Đường Tăng đến Tây Phương thỉnh kinh Phật.

Dù Tây Du Kí luôn luôn có những phiên bản điện ảnh và truyền hình nhưng bộ phim năm 1986 với tạo hình Ngộ Không của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng luôn được cho là xuất sắc nhất. Tại Việt Nam, các kênh truyền hình vẫn thường xuyên chiếu lại Tây Du Kí, đặc biệt vào dịp nghỉ hè của học sinh.

Tôn Ngộ Không cũng là nhân vật trung tâm trong bộ phim quảng cáo chào mừng Tết Bính Thân 2016, The Monkey King Family, nằm trong dự án “Bring Happiness Home” thường niên của tập đoàn nước ngọt Pepsi, đã chạy được tổng cộng 5 mùa.

The Monkey King Family kể câu chuyện gia đình họ Chương với truyền thống hơn 100 năm, truyền lại 4 đời diễn xuất nhân vật Tề Thiên Đại Thánh từ sân khấu kinh kịch tới sân khấu điện ảnh.

Diễn viên Tôn Ngộ Không năm 1986 ít được công chúng biết tới tên thật là Chương Kim Lai, là em út trong gia đình có 11 người con. “Lục Linh Đồng” là nghệ danh của người cha. “Lục Tiểu Linh Đồng” trước đó không phải nghệ danh của ông mà của người anh hai không may mất sớm để lại cho ông công việc nối nghiệp diễn Tề Thiên Đại Thánh gia đình.

Phim quảng cáo mừng xuân 2016 Pepsi đã đạt thành công với hơn 15 triệu lượt xem chỉ sau một tuần.

Rafiki (The Lion King)

Trong Lion King, Rafiki là một chú khỉ đầu chó thông thái, có trọng trách như một pháp sư trong bầy thú.

Vai trò của nhân vật do diễn viên Robert Guillaume lồng tiếng còn là tham mưu cho vị vua Mufasa chống lại âm mưu tiếm ngôi từ anh trai Scar. Điều đó khiến Rafiki là một nhân vật rất quan trọng, thể hiện ở việc ông là khách mời đặc biệt tại lễ chúc phúc, làm phép khi Simba mới ra đời, đồng thời còn dạy dỗ hoàng tử nhỏ trưởng thành.

Trang đánh giá phim uy tín, IMDb chấm mức điểm 8,5/10 tuyệt đối cho The Lion King, một mức điểm rất cao.

The Lion King cũng trở thành bộ phim ăn khách nhất năm 1994 với mức doanh thu 532 triệu USD trên thị trường toàn cầu, đồng thời đứng thứ tư trong danh sách những phim hoạt hình có doanh thu khủng nhất mọi thời đại, chỉ xếp sau: Frozen, MinionsToy stroy 3.

Abu (Aladdin)

Trong bộ phim, Abu là người bạn thân nhất của Aladdin, họ sống dựa vào nhau và chia sẻ mọi thứ. Abu nhỏ bé, nhanh nhẹn, thông minh luôn giúp đỡ Aladdin với những mánh khóe để kiếm sống bằng nghề đạo tặc và chạy trốn lính canh.

Thế nhưng, Abu lại có tính tham lam, đã không kìm nén được ý định lấy trộm viên ngọc quý của hang cát, đẩy Aladdin vào tình thế nguy hiểm. Nhưng cũng từ đó mà chàng trai Ả Rập được gặp thần đèn và những câu chuyện thần kì bắt đầu.

Diễn viên lồng tiếng Abu, Frank Welker, chia sẻ trong 3 năm để hoàn thành bộ phim này, ông chưa từng gặp trực tiếp Weinger hay Williams, người lồng tiếng cho Aladdin và Thần đèn Genie.

IMDb chấm 8/10 điểm tuyệt đối cho bộ phim của Disney. Aladdin ra mắt ngày 25 tháng 11 năm 1992, trở thành bộ phim thành công nhất trong cùng năm. Aladdin thu về 217 triệu USD từ thị trường trong nước và 504 triệu USD doanh thu toàn cầu.

Họa sĩ bộ phim chia sẻ để diễn tả những động tác của Abu, họ mất nhiều công sức để ghi hình những chú khỉ tại sở thủ thành phố San Franciso.

Ape (Geogre of the Jungle)

Geogre of the Jungle là bộ phim theo motif một chàng trai lớn lên trong rừng rậm. Geogre có sức mạnh hơn người, được muôn loài bầu làm vua của rừng xanh.

Khỉ đột Ape là người anh em thân thiết của George. Ape thông minh, uyên bác và điềm tĩnh.

Nhưng với một bộ phim hài như Geogre of the Jungle, chú khỉ đột này cũng rất hài hước, nhiều khi làm khán giả không khỏi bật cười sản khoái.

Đến bây giờ nhiều người vẫn mở Youtube để xem đi xem lại Ape với màn trình diễn ca khúc My way của danh ca Frank Sinatra.

Trong tuần đầu tiên, doanh thu của bộ phim đạt 23 triệu USD, chỉ đứng sau bom tấn Man in black.

[Viết cho 24h.com.vn]

23 tháng Hai 2016

Man City đến Việt Nam

Từ sáng tới giờ cứ loạn hết Facebook lên vì chuyện các cầu thủ Manchester City dửng dưng, coi khinh các cổ động viên Việt Nam. Tôi không nghĩ như vậy và phản bác hoàn toàn quan điểm này. Từ ấy trong tôi luôn băn khoăng câu hỏi tôi: Tới bao giờ chúng ta mới thôi huyền hoặc, tự sướng và giả tạo về bản thân mình.

Người quay video này là ai? Anh ta có chắc chắn là một nhà báo phóng viên hay không, có trách nhiệm phỏng vấn các cầu thủ ấy không? Các cầu thủ chỉ có trách nhiệm trả lời phỏng vấn khi được sự đồng ý của câu lạc bộ. Họ chẳng biết bạn là ai và cũng không có trách nhiệm phải trả lời những câu hỏi đó từ bạn. Đừng tự cho mình cái ảo tưởng rằng mình vĩ đại to tát lắm khiến họ phải đáp lại vài câu nói rống lên rất sáo rỗng ấy.

Đồng thời tôi khá là buồn cười với người quay clip ấy, bô bô vài câu tiếng Anh bồi kiểu: ” Ông ơi, nói Xin Chào đi, nói tôi yêu Việt Nam đi”. Nó giống như kiểu ở các lớp học Việt Nam học sinh cả lớp phải đồng thanh mấy câu sáo rỗng kinh điển. Nên đặt câu hỏi: Tại sao lại bắt họ nói thế? Tại sao bắt họ phải nói Xin chào hay Tôi yêu Việt Nam? Bên cạnh lí do rất sáo rỗng kia, nó còn như một sự bắt ép.

Mọi người phải chăng đã quen sống trong cái thế giới mà sự giả tạo như một chất bôi trơi cho mối quan hệ. Các bạn mong đợi đáp lại những lời nói của anh chàng quay clip đấy, các cầu thủ sẽ tươi cười và nói mấy câu kinh điển giả tạo như: “Tôi yêu Việt Nam lắm, đất nước con người nơi đây thật tuyệt vời.” ? Thưa mấy mẹ, rất xin lỗi trong trường hợp này họ nói không.

Bên cạnh đó, chỉ đánh giá qua một clip dài mấy phút mà các mẹ đã phán rằng Man City dửng dưng coi khinh các cổ động viên ư? Cái quan điểm này tưởng là đúng mà lại sai lè lè, đầy phiến diện nữa.

Người Việt sống bằng cái tình. Đó là một điểm tốt đẹp trong văn hóa. Nhưng hãy làm sao để cái tình và cái lý luôn đi đôi với nhau, hãy lí trí hơn và đừng quá cảm tính nữa để không bị huyền hoặc, tự sướng và giả dối với chính cuộc sống bản thân mình

26 tháng Bảy 2015

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Bphone, U23, Ánh Viên- đó là những hiện tượng truyền thông nóng nhất trên thế giới mạng xã hội trong nước hai tuần qua. Có một từ khóa chung nhất để bàn về các sự kiện này là hai chữ “Việt Nam”. Chúng ta tự hào về những thành công của họ và càng tự hào hơn khi đó là những con người Việt Nam.

Nhưng ca tụng tới đâu nên là giới hạn, để những điều đó không hình thành nên chủ nghĩa dân tộc cực đoan?

10 tháng Sáu 2015

Thi lớp mười

– Con Trang nhà tôi thực ra nó sắp thi chuyên cơ, nhưng nhà tôi cũng khuyên nó thôi cứ thi thêm như các bạn cho chắc.

– Thằng Đức nhà tôi cũng thế, cô giáo cũng bảo lực học nó khá lắm, thi cái này cho vui thôi, để thi chuyên.

Đấy là một trong những chuyện mình nghe được khi ngồi xem không khí trước cổng trường trong buổi thi lớp 10 sáng nay. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là: Mới sáng ra sao các mẹ chém được sung thế. Buồn cười nhất là để ý mấy mẹ có tính hay khoe con ngồi với nhau, tâng bốc tới tận mây cao.

Bạn nghĩ tôi kỳ thị những người như vậy? Không! Điều đó không xấu và tôi hoàn toàn không phản đối nếu ai đó nói như vậy.

Nhưng qua mấy phút ngắn ngủi ấy, có thể toát lên phần nào về cách nuôi dạy con cái của mỗi gia đình. Có những người thích khoe con, dường như với họ, nuôi dạy con cái để nó trở thành một hình mẫu đẹp đẽ đúng như những gì họ muốn.

Tôi biết cảm giác đó. Lớp 10 tôi thi trượt Lê Quý Đôn, trường gia đình mong muốn. Tôi biết mẹ tôi đã khóc nhiều. Cuối cùng đứa con ấy đã đi lệch khỏi quỹ đạo định hướng cuộc sống của gia đình bố mẹ. Nó đã không thể trở thành một đứa con tuyệt vời tới độ là niềm tự hào và câu chuyện để kể với nhiều người. Tất nhiên sẽ không ai kể chuyện một thằng học dốt ở một trường cấp 3 tai tiếng với một vẻ ca tụng như những dòng Kinh Thánh uyên bác được đọc trong nhà thờ.

Nhưng sự thật, thi trượt đem lại cho tôi nhiều điều hơn thi đỗ. Tôi gần như không bao giờ “phải” hay “được” nghe những lời khen. Có những người lớn lên từ những lời khen, còn những người bạn thân của tôi sẽ hiểu tôi lớn lên từ những điều tranh cãi.

P/s: Những dòng bạn đọc từ một đứa thất bại trên con đường thi cử, và nó không bao giờ hối hận vì đã thi trượt :3

11 tháng Sáu 2015

Ở đời, có vay phải có trả.

Jesus đã từng dạy không chỉ tín đồ Công Giáo về sự tha thứ và lòng khoan dung: “Đừng chống cự kẻ ác. Nếu ai vả má bên phải, hãy đưa luôn má bên trái cho họ.” (*)

Tuy nhiên, những người hâm mộ bóng đá tại đất nước có tỷ lệ người dân theo Công Giáo lớn nhất Châu Âu ấy không nghĩ như vậy. Họ không muốn khoan duy. Họ muốn một cuộc báo thù.

World Cup một năm trước, Chiellini bị Suarez cắn, không có bất cứ một hình phạt nào xảy ra trong trận đấu ấy, để rồi Ý bị loại bởi một bàn thắng bất ngờ của Uruguay. Evra trong thời gian thi đấu tại Anh cũng là nạn nhân của những hành động phân biệt chủng tộc của Suarez. Xa hơn nữa, 3 năm trước, chung kết Euro, người Ý gục ngã trước Tây Ba Nha của những Xavi, Iniesta. Hơn mười năm trước thôi, bóng đá Ý còn hung mạnh nhất trời Âu nhưng rồi cũng tuột vào tay Tây Ba Nha.

Những món nợ ấy, Juve sẽ thay mặt tất cả trả lại hết trong trận chung kết với Barcelona.

(*) Phúc âm Mattheu 5.39

14 tháng Năm 2015

LGBT

“Nếu ai đó là gay và anh ta có niềm tin, tình yêu Chúa cùng ý chí mạnh mẽ; thì sao tôi lại có quyền phán xét chứ”- Giáo hoàng Francis trả lời phỏng vấn.

Công giáo La Mã không kì thị những người LGBT mà “Kính Chúa yêu người”. Cộng đồng LGBT cũng là những con người và họ xứng đáng được nhận tình yêu này.

Nhưng những ngày qua kể từ quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên khắp liên bang tại Hoa Kỳ, trên các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông đã xảy ra những cuộc bút chiến, tranh luận kịch liệt.

Và trong lòng Công giáo, cũng chia rẽ hai quan điểm trái ngược nhau về sự ủng hộ hay phản đối hôn nhân đồng tính.

Không chỉ hôn nhân đồng tính mà những vấn đề luân lý, hôn nhân, tình dục cũng nhận được những phản biện gay gắt trong nội tại các tín đồ. Phải chăng đã tới lúc một cuộc cải cách tôn giáo xuất hiện?

Trên Twitter, Giáo hoàng Francis khôn ngoan khi không đưa ra bất cứ tweet về vấn đề nhạy cảm trong thời gian này. Nhưng không có nghĩa có thể né tránh mãi.

P/s: Share để cuộc tranh luận được lan rộng và xảy ra không chỉ trên một Facebook cá nhân.

#ĐăngThành

30 tháng Sáu 2015

Mỹ công nhận hôn nhân đồng giới

“Tổng thống Obama đang dẫn dắt nước Mỹ theo một chiều hướng tội lỗi; Thiên Chúa sẽ phán xét ông ta và cả quốc gia nếu chúng ta không ăn năn.”, Nhà truyền giáo Tin Lành Franklin Graham nêu quan điểm trên trang Facebook cá nhân.

Không chỉ Tin Lành, mà cộng đồng tín đồ LGBT Kito giáo tại Hoa Kỳ cũng đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn này. (tại Mỹ có 70,6% dân số theo tôn giáo Kito)

Lựa chọn giữa hạnh phúc là thỏa mãn con người thực sự hay niềm tin vào giáo lý tôn giáo và sự cứu chuộc của Chúa?

Đâu mới là sự lựa chọn đúng đắn?

29 tháng Sáu 2015

Vô học hay vô văn hoá ?

Chuyện khá buồn cười này làm tôi nhớ lại cái băn khoăn bản thân nhiều năm qua về bản lí lịch cá nhân phần ghi TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ : Trung học phổ thông

Tới sững sờ, chẳng lẽ đánh đồng Có học là Có văn hoá, đánh đồng Văn hoá với Học vấn.

Xa rồi diễm ơi cái thời đồng nhất 2 khái niệm tưởng như hợp lí mà ngẫm thấy sai lè lè.

Mà dân mình đáng yêu thật, những người tạm gọi có học kia bất bình vì tình hình và cách xử lí không “có học” ấy đối với một có số không phải là ít những người đại để tạm thời vẫn được ai kia gọi là “không có học” ấy.

Kết quả là băng rôn ấy bị gỡ xuống. Rồi đời vẫn diễn ra như trước khi tấm băng rôn kia ra đời. Nghĩa là “Có có không không có có không/Không không có có không không có” những người có/không- học/văn hoá đều vượt đèn đỏ.

Và trong khi chúng ta còn đang luận bàn có văn hoá hay học vấn ấy, ở hiện trường mọi người vẫn vượt đèn đỏ.

Cuộc đời ngoài vẫn chảy trôi mặc cho tranh luận trong này đang diễn ra.

9 tháng Một 2015

Chém lợn

“Văn hóa bao đời để lại,giờ 1 bọn ất ơ nào đó bảo,văn hóa mọi rợ quá,yêu cầu dẹp ngay. Ngứa mắt không chứ,khác gì con dâu về nhà chồng,thấy mẹ chồng chửi bậy,đánh đề thì bảo ngay với chồng:”Hay anh từ mặt mẹ anh đi,có bà mẹ như thế thì có làm cái gì” !!!!! ” ( Mới cứng trong inbox ) [bắt chước cách nói của Nguyên Hưng]

9 tháng Hai 2015

Bạo lực học đường

Vài dòng quan điểm của tôi về vụ việc bạo lực học đường ở Trà Vinh. Có nên chỉ chĩa sự chỉ trích vào nhóm học sinh đã đánh bạn không?

Khi vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây tại Trà Vinh, đồng thời trên các mạng xã hội cũng nổ ra những tranh luận về việc trách nghiệm của chính những người bị hại là gì và tại sao họ không đáp trả để tự bảo vệ bản thân?

Tôi đồng ý với quan điểm này. Những học sinh nên tự biết cách để bảo vệ bảo thân mình khỏi những rắc rối trong cuộc sống.

Nhưng để đạt được những điều này không đơn thuần chỉ là những giờ học lý thuyết về giáo dục công dân, đó phải là những hành động cụ thể được giáo dục từ những bậc học nhỏ nhất. Tuy nhiên, học về những kỹ năng sống lại đang là lỗ hổng lớn trong hệ thống giáo dục. Cha mẹ thầy cô điều đầu tiên quan tâm con cái học sinh của họ ở những điểm số, điểm cao chứng tỏ với xã hội đây là một học trò giỏi, người con ngoan của gia đình.

Nhưng ngoan và giỏi để làm gì nếu như chúng không được trang bị những kỹ năng sống, những kỹ năng đối nhân xử thế và tự bảo vệ bản thân khỏi những rắc rối. Nền giáo dục kiểu công nghiệp khuôn mẫu ở nước ta không chỉ lấy đi sự khác biệt, sáng tạo độc lập của mỗi học sinh mà hệ quả nguy hiểm đó là sự ra đời của một thế hệ những con người rập khuôn, thụ động và rất “tồ”.

Ném đá và chỉ trích những học sinh đã đánh hội đồng bạn học thì thật dễ lắm (Nhất là khi với sự trợ giúp của những mạng xã hội như Facebook ), nhưng liệu người bị hại có thực sự vô tội không?

16 tháng Ba 2015

Trại tị nạn

Một thánh đường (Mosque ) thu nhỏ được dựng dã chiến, Iftar được làm theo suất một cách giản lược nhất, những cuốn kinh Koran cũ nát được chia sẻ, truyền tay nhau. Những ngày Ramadan của những người Hồi giáo Rohigyan tị nạn tại Aceh, Indonesia đã trôi qua như vậy.

Đơn sơ tới độ khắc khổ. Nhưng được là một phần của ngày lễ Ramadan đối với những người tị nạn ấy là cả một cuộc hành trình cuộc đời. “Cảm tạ Thượng Đế, chúng tôi đã được cứu và được đưa tới miền đất của Hồi giáo”, Yunus, người đóng vai trò người cầm trịch ( leader prayer ) của trại tị nạn những ngày qua cầu nguyện.

Cuộc hành trình bắt đầu với sự đàn áp tôn giáo của quê hương Myanamar, những cuộc xung đột vũ trang với lực lượng Phật giáo cực đoan, tới cuộc hành trình sinh tử vượt đại dương để tới được miền đất hứa. Không có con số chính xác thương vong của những người Rohigyan.

Không cơ hội tìm việc làm, không giấy tờ tùy thân, sống thoi thóp vào dòng tiền trợ cấp của chính quyền và những tổ chức phi lợi nhuận đổ vào trại tị nạn. Kết thúc tháng Ramadan, tương lai của họ sẽ ra sao?

Một tiền đồ tối tăm và mù mịt đang trước mắt những con người ấy, nơi sự sống không còn hiện hữu thay vào đó là những cố gắng để tồn tại ngày qua ngày.

19 tháng Bảy 2015

Sự tử tế qua bóng đá

Bàn về chuyện tử tế thông qua bóng đá, thấy được sức lan tỏa ghê gớm của bóng đá, mới thấy những hành động đẹp, tử tế từ môn thể thao vua được nhân rộng phát đi khắp năm châu bốn bể nhanh đến mức nào, hiệu quả đến mức nào.

Khi tiền vệ Alessandro Florenzi ghi bàn thắng nâng tỉ số lên 2-0 trong trận đấu với đội bóng xứ đảo Cagliari, anh không ra ăn mừng với những đồng đội và vị huấn luyện viên đang dang rộng vòng tay chúc mừng. Anh bắt đầu chạy khỏi sân, lên khán đài, tới khu Monte Maria, đưa mắt nhớn nhác kiếm tìm, rồi nở nụ cười thật tươi tiến tới phía một cụ bà tóc bạc phơ đang dang tay chào đón và ôm anh, đó là Aurora, bà ngoại anh.

Người ta nói sau trận đấu, bà Aurora đã khóc rất nhiều, những giọt nước mắt sung sướng của niềm hạnh phúc khi là một trong những người bà hạnh phúc nhất trên thế gian này.

Trả lời báo chí Ý, tiền vệ của đội Roma đã nói: “Bà tôi chưa bao giờ tới sân xem trực tiếp một trận đấu nào của tôi, phần vì gánh nặng tuổi tác (bà Aurora năm nay đã 82 tuổi). Nhưng khi xem pha bỏ lỡ đáng tiếc của tôi trong trận đấu với Na Uy trong khuôn khổ vòng loại Euro 2016, bà đã nói: Đừng lo, trận sau bà sẽ tới sân và cháu sẽ khi bàn, nhưng hãy tới chào ta”. Florenzi đã hoàn thành lời hứa bằng một bàn thắng và cái ôm nồng thắm tình yêu thương người bà trước sự chứng kiến của bốn vạn người có mặt trên sân vận động Olimpico tối chủ nhật ấy.

Hành động tử tế đó của Florenzia, cái hành động đẹp như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” (Nguyễn Tuân), tôi chợt nhận ra đã tự bao giờ chúng ta nói những lời, thể hiện những hành động yêu thương với những người thân thương nhất chưa? Đã bao giờ ta từng nói “Con yêu mẹ”, “Con yêu cha” hay “con yêu ông bà”? Hay phải chăng khi chúng ta được nhận quá nhiều tình thương của cha mẹ, người thân, chúng ta có xu hướng ít cho đi, vị kỉ hơn?

Tôi không tin là vậy. Vì có ai mà không yêu cha mẹ, không yêu gia đình chứ, và thấy hành động đẹp vô cùng ấy của Florenzi khi ấy, tôi đã khao khát muốn được chạy tới ôm chặt bố mẹ, ông bà, ôm chặt những người thân thất mà nói “Con yêu mọi người nhiều lắm”, yêu thực sự, tiếng yêu từ tận đáy lòng muốn thốt lên.

Cố đạo diễn lừng danh người Ý Pier Paolo Pasolini từng nói: “Bóng đá là điều quý giá cuối cùng của thời đại chúng ta”. Bóng đá không chỉ đem lại những bàn thắng mãn nhãn mà nó còn đem lại những hành động tử tế, đẹp vô cùng tựa những vần thơ trong cái xã hội kim tiền này của Florenzia ấy.

Một câu chuyện đẹp tử tế về bóng đá nữa cũng đã vừa diễn ra. Đó là Gohan, cổ động viên 13 tuổi bị ung thư của câu lạc bộ Tây Ba Nha Villareal, chàng trai vừa hoàn thành giấc mơ của đời mình khi được ra sân trong trận đấu giao hữu với Celtic ở sân nhà El Madrigal và ghi bàn. Một bàn thắng để đời, bàn thắng của nghị lực, khát khao sống tới mãnh liệt, cũng sẽ là động lực để cậu và những bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo thêm niềm tin vào cuộc đời này.

Bàn về chuyện tử tế thông qua bóng đá, thấy được sức lan tỏa ghê gớm của bóng đá, mới thấy những hành động đẹp, tử tế từ môn thể thao vua được nhân rộng phát đi khắp năm châu bốn bể nhanh đến mức nào, hiệu quả đến mức nào. Những việc làm tử tế, tốt đẹp đó giúp ta “Người” hơn, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, vị tha, tử tế với nhau. Dostoevski đã từng nói:”Cái đẹp cứu rỗi thế giới”, và bóng đá nằm ở một phạm trù đặc biệt của cái đẹp. Dùng bóng đá làm thế giới này tốt đẹp hơn, con người tử tế hơn, tại sao lại không nhỉ?

Đăng Thành*

*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người dân Hà Nội

http://www.thanhnien.com.vn/toi-chia-se/su-tu-te-qua-bong-da-500870.html

Tháng Mười 2014

Chém lợn Tiên Du – phản văn hóa?

Hôm nay chương trình thời sự trên VTV có đề cập tới những giá trị văn hoá đương đại cần xem xét lại, trong đó có lễ chém lợn ở Tiên Du, Bắc Ninh. Nhớ lại khoảng độ 1 tuần trước có đăng lên FB một đoạn inbox cuộc chat với ông anh chơi cùng làm về lãnh vực văn hoá. Có khá nhiều cmt nhưng tôi không trả lời phần vì đó không phải quan điểm của bản thân, phần vì muốn thực nghe nhiều góc nhìn đa chiều của nhiều người về vấn đề văn hoá đó. Hôm nay, sau 1 tuần là 1 stt ý kiến của bản thân về chủ đề tranh luận trên.

Trước tiên, việc tranh luận về một vấn đề văn hoá là chuyện.. bình thường như cơm bữa. Văn hoá rộng mênh mông, nhiều chiều, luôn vận động phát triển biến đổi khó lường. Trong lãnh vực văn hoá nhiều khi khá khó đoán định trắng/đen. Tranh luận về những vấn đề văn hoá nhiều lúc đâu phải cố để thể hiện cái lập trường của mình, cố để thể hiện tôi đúng, anh sai, tôi chính, anh tà. Văn hoá cũng như cuộc sống, phải học cách chấp nhận sự chính tà kiêm phú ấy.

Chính vì sự phức tạp của văn hoá mà mọi người dễ rơi vào tình cảnh “sốc văn hoá” khi tiếp xúc với những thứ quá mới mẻ tới mức đi ngược lại cái chuẩn mực văn hoá trong bản thân mỗi người. Họ sốc khi hay tin với cả một phong trào những người phụ nữ Hồi giáo đòi được “đeo niqab”. Điều mà bấy lâu những người ngoài cuộc nghĩ nó là một thứ hủ lậu, tước quyền bình đẳng của phụ nữ và sự tiến bộ văn minh nhân loại (?). Và lễ hội chém lợn Tiên Du cũng như thế, một cú sốc văn hoá với chính đồng bào mình.

Họ “sốc văn hoá” khi thấy cảnh những người đang trói 4 chi và phanh thây con lợn kia. Họ sốc vì coi đó là man di, mọi rợ, dã man. Họ sốc lắm, nhiều ngườu sốc tới độ không còn đủ bình tĩnh ngồi lại truy nguyên lại nguồn gốc tục lễ văn hoá mà quy ngay là phi văn hoá, phản văn hoá.

Văn hoá. Nhiều người khá dễ dãi tới độ buông tuồng nhận thức văn hoá. Người ta nhận thức buộc văn hoá là những thứ đẹp lung linh, trang trọng hay sao. Còn những hiện tượng gây sốc như lễ hội Chém lợn kia là phản văn hoá sao ? Nên nhận thức đầy đủ rằng văn hoá rất rộng, và hầu như bao trùm tất cả các vấn đề, quy phạm cuộc sống. Có “Văn hoá làm tình”, “Văn hoá hiếp dâm” và ngay cả “Văn hoá đi vệ sinh” (?). Vậy nên không nên quy cho lễ hội Chém lợn là phản văn hoá được….

(Trích một bài tôi viết đang dang dở phản biện văn hoá về lễ hội Chém lợn ở Tiên Du, Bắc Ninh)

Tháng Hai 2015

Mấy lời với Đỗ Doãn Hoàng

Hôm trước gặp anh, tôi định nói vài chuyện, liên quan tới những diễn ngôn của anh trên báo tội phạm vị thành niên, mà không thành. Tôi biên ra đây để trao đổi, nếu được, cùng anh.

Trên một chương trình cafe sáng của VTV, anh cho rằng tội lỗi của những cô cậu chàng tuổi teen là do gia đình, do hoàn cảnh xã hội phức tạp. Anh nói, những năm 90s thì chưa có những phim sex, ma túy, nên thế hệ anh may mắn thoát. Tôi hoàn toàn hiểu cái khó khăn, eo hẹp thời gian và cả những nội dung không phù hợp để phát ngôn trên sóng quốc gia.

Lê Văn Luyện và nhiều sát thủ tuổi teen trả lời rất bình thản khi được hỏi động cơ. Họ trả lời rất bình thản và trực tiếp: Tôi cần tiền, Nó nhìn đểu tôi, Tôi có mâu thuẫn với nó.

Những người đó – tôi vẫn coi những phạm nhân xứng đáng và cần thiết được nhìn nhận như một con người, kể cả khi xã hội gọi họ là quỷ dữ – thực sự thiếu thốn động cơ gây án. Những kẻ thành thật nhất

Động cơ tiền bạc mà cái ác phụng vụ không thực sự là điều đáng nói. Những sát thủ tuổi teen không phải những con người khốn cùng, nghèo đói

(…)

Tội phạm, bất cứ tội phạm vị thành niên hay trưởng thành, đều phải gánh chịu trách nghiệm phạm tội của bản thân.

Có thể phân tích trường hợp Luyện như sau. Cậu ta hoàn toàn có khả năng kiếm tiền mà không phải giết người nhằm mục đích

(…)

Có bao giờ, anh nghĩ rằng tội ác sinh ra từ hư vô? Tội ác là bản tính của con người. Truyền thông liên tục no

(…)

Lê Văn Luyện và nhiều sát thủ tuổi teen trả lời rất bình thản khi được hỏi động cơ. Họ trả lời rất bình thản và trực tiếp: Tôi cần tiền, Nó nhìn đểu tôi, Tôi có mâu thuẫn với nó.

Có thể phân tích trường hợp Luyện như sau. Cậu ta hoàn toàn có khả năng kiếm tiền mà không phải giết người nhằm mục đích

(…)

Anh đã từng tâm sự cái tư duy của một người 7x hiểu xã hội bây giờ khó quá. Tôi đồng ý với ý kiến trên. Thế hệ những người trưởng thành năm 1996 tất nhiên sẽ khác thế hệ năm 2006. Nhưng không vì thế anh vẫn luôn “ám ảnh”. Tôi đang bắt anh làm một công việc

(…)

Hồi 15, 16 tuổi không ai chỉ báo (Bây giờ một xã hội phức tạp)

22 ‎Tháng Ba ‎2017

Người trẻ sống vội

1. Người trẻ nằm trong khoảng độ tuổi như nào?

Khoảng 20. Từ 18 tới 25 tuổi.

2. Lấy hệ quy chiếu gì để đánh già SỐNG VỘI

Mọi người hay ra rả “Sống vội quá”. Vậy họ lấy hệ quy chiếu gì để đánh giá đấy là sống vội. Nếu có sống vội phải có sống chậm.

Nếu xét trên phương diện chiều dài lịch sử và so sánh với những quốc gia khác để xem có thật là người trẻ Việt Nam sống vội không?

2.1 Lịch sử

Lịch sử Việt Nam người trẻ sống như nào và người trẻ bây giờ sống như nào?

– Người trẻ trong quá khứ là con trai cũng phải lo lấy cái trách nghiệm với gia đình: lấy vợ, học chữ và lập nghiệp. Người phụ nữ cũng có những áp lực tương đồng.

è Đâu phải tới bây giờ người trẻ mới sống vội?

– Tuy nhiên nếu nhìn vào những văn hóa thay đổi từng thời kỳ sẽ thấy có những sự thay đổi lớn.

2.2 So sánh với những quốc gia khác

Nhật báo Daily Mail của Anh Quốc có một cuộc khảo sát thú vị khoảng 550 người trẻ độ tuổi từ 20-25.

– Hầu hết họ đều thừa nhận bản thân căng thẳng với nhịp sống gấp gáp của áp lực công việc, sự kì vọng của gia đình hay giữ những mối liên lạc.

– Thậm chí thời gian ăn cũng ít có. 60% thừa nhận chỉ dành 15-30 phút cho bữa ăn buổi tối.

– Smart phone với thế giới mạng xã hội cũng khiến ta trở nên sống vội! (nhấn mạnh)Có tới 80% thừa nhận lôi smart phone check tin tức trong lúc ngồi đợi còn hơn ngồi không làm gì. Bình luận: Sống vội còn là xu thế, là một tâm lý đám đông? Bạn bè, người quen ta qua Facebook hay mạng xã hội thể hiện sự sống vội. Ta có vẻ là 1 kẻ lạc loài không sống vội. (nhấn mạnh ba câu cuối)

Bận bụi việc riêng, tỷ lệ người trẻ ở những quốc gia Châu Âu đang có xu hướng không tới nhà thờ Công giáo ngày chủ nhật đang dần tăng lên. (Đặt trước tôn giáo, vẫn sống vội)

3. Sống vội tốt hay xấu?

– Tốt

Đời ngắn lắm, sao không nên sống vội đi?

Xuân Diệu cũng cổ vũ lối sống vội ấy còn gì? “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”

“Em ơi, có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời”. Bây giờ đã qua 20 năm đầu. Còn 2 chặng của một 20 năm nữa là xuống lỗ. Không sống vội lên thì làm gì?

– Xấu

Có một ngạn ngữ đại để là Life fast die soon. Sống nhanh chết cũng nhanh.

Bên cạnh sự sống vội là những hệ quả của nó.

+ Về mặt y tế: Suy giảm sức khỏe do quá lao lực trong sự sống vội.

+ Tâm lý: Sống vội tới độ chưa đủ thời gian để suy nghĩ kĩ mà đã vội vàng.

Sống vội nhưng sống vội để làm gì?

Ai cũng hô hào YOLO nhưng ta Yolo những gì? Hay chỉ là phong trào. Tôi không phản đối sự sống vội. Nhưng hãy sống vội có mục đích cụ thể (nhấn mạnh cả đoạn).

4. Sống vội để làm gì

– Để hưởng thụ sự sống

Đây là quan niện nhân văn, chẳng có gì xấu cả.

– Để cống hiến

5. Những người sống chậm quá mức tới nỗi chây lười ỳ ra

Cũng thật là đáng lo.

(PHẦN PHÁC THẢO CHO BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN LỊCH SỬ PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA THẦY MAI ANH TUẤN)

21 tháng Một 2016

Tiếp tục biểu tình ở Moscow, nhiều người bất đồng quan điểm bị bắt

Hoàn Đô [lấy bút danh này vì bài báo mình làm ra quá ngớ ngẩn]

Ngày 02-04-2017, cuộc biểu tình tiếp tục ở khu vực Moscow. Tính tới hết ngày 02-04-2017 theo giờ địa phương, hơn 20 người bất đồng quan điểm đã bị cảnh sát thủ đô bắt giữ.

Thành phần chủ yếu tham dự biểu tình ngày 02-04-2017 là những người trẻ và sinh viên đang sinh sống tại Moscow. Trong ảnh: Hai người trẻ tham gia biểu tình đang bị cảnh sát bắt giữ – Ảnh: maxim shemetov/Reuters

Theo một nhân chứng tường thuật lại với Reuters, cảnh sát Moxcow đã bắt giữ hơn 20 người biểu tình chống tham nhũng trong cuộc biểu tình chủ nhật ngày 03-04-2017.

Trước đó, vào thứ sáu 31-03-2017, cảnh sát Moscow tuyên bố bất cứ hành động chống đối nào đều bị coi là phạm pháp vì không có đơn xin phép tổ chức sự kiện gửi tới Tòa thị chính.

Chủ nhật tuần trước 26-03-2017, một cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ năm 2012 được diễn ra ở nhiều vùng tại Nga. Hàng trăm người bao gồm luật sư và nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, Alexei Navalny đã bị bắt giữ.

Theo hãng thông tấn Reuters, đoàn biểu tình tại Moscow ngày 02-04-2017 khoảng 100 người, ít hơn nhiều so với tuần trước.

Những tổ chức cuộc biểu tình ngày 02-04-2017 tuyên bố họ là không liên quan tới Navalny, đang phải ngồi tù 15 ngày vì vai trò lớn trong cuộc biểu tình ngày 26-03-2017.

Cơ quan thông tin Interfax, dẫn lời cảnh sát Moscow, cho biết 29 người đã bị giam vì “vi phạm trật tự công cộng”.

Hãng thông tấn Nga, TASS cho biết hơn 30 người biểu tình đã bị bắt ở trung tâm Moscow gần quảng trường Triumfalnaya, một địa điểm quen thuộc của những cuộc biểu tình.

Theo TASS, 7 nhà hoạt động xã hội khác đã bị cảnh sát bắt giam ở quảng trường Manezhnaya gần đó.

Cuộc biểu tình diễn ra một năm trước khi tổng thống Vladimir Putin được kỳ vọng sẽ tái tranh cử.

Cuộc biểu tình tại Moscow thu hút rất nhiều người trẻ tuổi. Những người tổ chức cho rằng họ phần lớn là “những người trẻ tuổi, những sinh viên bình thường đến từ Moscow”.

Ilya Kurzinkov, một trong nhiều sinh viên đến từ Novosibirsk, đã tham gia vào cuộc biểu tình của quần chúng Moscow, trả lời CNN “Bây giờ rõ ràng căng thẳng đã leo thang vì có rất nhiều người bị giam tại các thành phố khác nhau từ Vladivostok đến Kaliningrad”.

“Nói chung mọi người đều bị đánh đập, gây thương tích. Hiện tại, chúng ta có thể thấy nhiều người đang bị bắt”.

Dẫn lời CNN, cảnh sát Moscow cho rằng việc bắt giữ và trấn áp là “hành động cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch.”

Ksenia, một sinh viên khác tham gia cuộc biểu tình tại Moscow ngày 02-04-2017, nói: “Quần chúng có những câu hỏi cần được chính quyền trả lời nhưng không được hồi đáp. Và khi nhân dân cố gắng lên tiếng, những vụ bắt giữ đã xảy ra”.

Dẫn lời Reuters, trước cuộc biểu tình hôm chủ nhật 02-04-2017, chính quyền Nga đã chặn truy cập một số trang điện tử lên kế hoạch về cuộc biểu tình trong hoặc gần Quảng trường Đỏ, Moscow.

Nhân chứng của sự kiện trả lời Reuters, một trong số những người bị bắt chủ nhật 02-04-2017 là Roman Shigarkin, học trinh trung học 17 tuổi. Cha của anh là Cựu thành viên Quốc hội ủng hộ Thủ tướng Vladimir Putin.

Ngày 02-04-2017, không chỉ tại Moscow, những cuộc biểu tình nhỏ cũng diễn ra ở St Peterburg và Samara.

Trong khi đó, cuộc biểu tình lớn nhất trong ngày xảy ra tại Novosibirsk nhằm phản đối tham nhũng và việc bắt giữ những người bất đồng chính kiến tuần trước.

Theo điều phối viên của văn phòng lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny thành phố Novosibirsk, người tham dự lên tới 1.000. Tuy nhiên, theo ước tính của nhiều ký giả hiện trường, con số này chỉ là vài trăm.

Cuộc biểu tình chủ nhật tuần trước 26-03-2017 được tổ chức bởi lãnh đạo phe đối lập, Navalny.

Mục tiêu của cuộc biểu tình nhắm vào Thủ tướng Dmitry Medvedev, người bị ông cáo buộc tích lũy tài sản khổng lồ thông qua “hối lộ từ các đầu sỏ chính trị và các khoản cho vay của ngân hàng nhà nước”.

Cảnh sát sau đó đã bắt giam 500 người tại Moscow, trong đó có Navalny.

Đặc biệt, tạp chí Atlantic đã công bố hình ảnh một ký giả hiện trường cũng bị cảnh sát bắt giữ trong quá trình tác nghiệp.

Sergey Pravov, một học giả trẻ tuổi, nằm trong số những người bị bắt vào tuần trước, cho rằng họ (những người bất đồng chính kiến) đang “mệt mỏi vì không trừng phạt được các quan chức, con cái và họ hàng của họ”.

Theo quan sát của CNN, bất chấp những nỗ lực và nỗ lực của chính phủ để ngăn ngừa tình trạng bất ổn, phong trào phản kháng dường như không bị mất đà.

Ông Pravov, một người tham gia nói: “Họ mệt mỏi vì sống dưới chuẩn nghèo”.

Vào thứ năm, ngày 30-03-2017, trong cuộc nói chuyện tại Hôm thứ năm, tại Diễn đàn quốc tế về Bắc cực tại Arkhangelsk, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thừa nhận: “Tham nhũng thực sự là một vấn đề nghiêm trọng đối với nước Nga”.

“Chúng tôi đang cố gắng cải thiện tình hình”, ông Putin tiếp tục.

“Tuy nhiên, điều duy nhất sai trái là các lực lượng chính trí đối lập cố gắng sử dụng điều này vì lợi ích của họ (…) Những hành động chống đối không nhằm cải thiện tình hình”.
Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitry Peskov đã trả lời truyền thông vào thứ sáu 31-03-2017: “Chống tham nhũng là một quá trình, không phải hành động một lần”.

“Chúng tôi liên tục làm việc với các sáng kiến mới trong lĩnh vực luật pháp, thực thi pháp luật. Đồng thời, chính phủ xây dựng các sáng kiến cho những cơ quan giám sát khác nhau”.

Về phía lực lượng biểu tình ngày 26-03-2017, dẫn lời CNN, họ không thấy rõ kết quả mà những nỗ lực của chính phủ sẽ mang lại. Cho tới khi nào tình hình chưa được cải thiện, họ vẫn tiếp tục phản đối.

3 tháng Tư 2017

Chính luận báo chí

Các yếu tố chính luận được thể hiện trong bài “Nước Mỹ mùa tranh cử: Cuộc đối đầu có một không hai” đăng trên báo Văn Nghệ số 2974, trang 3.

Thể chính luận báo chí có nhiệm vụ đánh giá, phân tích, giải thích, bàn luận về những vấn đề.

Thế mạnh chủ yếu của các thể loại trong nhóm thể loại này biểu hiện ở năng lực thông tin lý lẽ. Lý lẽ gắn liền với những sự kiện thời sự. Ở đây là cuộc tranh cử tổng thống Mỹ giữa hai ứng viên Donal Trump và Hillary Clinton.

Bài viết trên báo Văn nghệ trên là bài bình luận, thuộc thể chính luận.

Tác giả Nguyễn Xuân đã đưa ra lời bình luận ngay từ sapo: “Một thể chế chính trị khiến người ra ứng cử bị gán cho đủ mọi thứ xấu xa mà sau cùng vẫn có thể bắt tay đối thủ để hát quốc ca vào ngày nhậm chức thì không lạ lùng sao được? Cho nên, xin đừng vì vũng lầy chính trị mùa bầu cử mà vội nói lời ai điếu cho nền dân chủ Mỹ!”

Thể bình luận được người viết sử dụng không đơn thuần truyền tải thông tin, Nguyễn Xuân của báo Văn nghệ tiếp tục nêu quan điểm. Tôi xin được trích nguyên văn dưới đây một số đoạn.

“Chuyện bất thường đầu tiên của mùa bầu cử năm nay là hai đảng lại chọn hai người khó ưa nhất”.

“Dù chẳng mê gì bà đầm khét tiếng từ mấy năm nay, cử tri vẫn buộc phải dồn phiếu cho bên Dân chủ thì mới tránh được một Donald Trump khó ưa do ăn nói bạt mạng”.

“Chuyện bất thường tiếp theo là trong nội bộ từng đảng và trên bình diện toàn quốc, hai ứng cử viên được hai đảng lựa chọn đều ghét nhau như: đào đất đổ đi!”

“Căn cứ trên thói quen của chính trường Mỹ, có thể lạc quan nghĩ rằng sau khi say đòn tranh cử, liên danh đắc cử sẽ lại tìm về chủ trương đã làm nên sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ, đó là chủ quyền quốc gia, lý tưởng dân chủ và nương theo toàn cầu hóa (Thế kiềng ba chân).”

“Nếu như ứng cử viên Hillary Clinton được coi như có chủ trương tiếp nối chính sách hiện thời của Tổng thống Barack Obama thì hiện tượng Donald Trump được coi như biểu hiện của sự đột phá trong tương lai”

Hình như năm 2016

Trong nỗi nhớ Torino

Hôm nay. Ngày mùng 3/12/2014, là một ngày hết sức đặc biệt với lịch sử bóng đá thế giới nói chung và bóng đá Ý nói riêng. Bởi ngày này 108 năm về trước đã ra đời một đội bóng huyền thoại mang tên Torino.

Đội bóng ấy được thành lập vào ngày lịch sử 108 năm về trước ấy với tên gọi Foot-Ball Cub Torino. Sự ra đời của câu lạc bộ là thành quả của sự sáp nhập của một trong 5 đội bóng dược thành lập sớm nhất thành Turin có tên Football Culb Torinese và đồng thời là một nhóm những cầu thủ bất quan điểm tại Juventus mà đứng đầu là vị chủ tịch lâm thời của Bianconeri, Alfred Dick. Cuộc họp mặt ấy diễn ra vào lúc 9h tối tại quán bia Voigt trên đường Piero Micca với sự có mặt của 23 người, những người dự buổi lễ sáng lập một đội bóng. Nhưng những người ấy đâu biết rằng, quyết định ấy đã thay đổi lịch sử bóng đá Italia mãi mãi.

Thay đổi đầu tiên đối với nền bóng đá Ý là tạo nên một cuộc Derby thành Torino, trận Derby lâu đời nhất lịch sử Calcio, trận đấu này giữa câu lạc bộ Torino và đội bóng láng giềng, kình địch truyền thống Juventus. Trận Derby đầu tiên, cũng đồng thời là trận đấu đầu tiên trong lịch sử Torino tại giải vô địch quốc gia Italia. Trận đấu đó diễn ra ngày 31-1-1907 và kết thúc với chiến thắng 2-1 nghiêng về phía đội bóng áo bã trầu. Những năm tháng đầu của đội bóng trôi qua không thực sự thành công. Mãi tới năm 1915, họ mới tạo được dấu ấn là cuộc đua tranh chức vô địch với đối thủ hùng mạnh lúc bấy giờ Genoa. Giải đấu năm ấy còn 1 vòng, họ kém đội đầu bảng Genoa ấy đúng 2 điểm và trận cuối sẽ là cuộc đối đầu tực tiếp giữa 2 kì phùng địch thủ ấy. Đáng chú ý hơn khi ở trận đấu lượt đi họ đã đánh bại đối thủ trực tiếp Genoa với tỷ số đậm 6-1 và không biết chừng Torino sẽ lại giành chiến thắng ở trận lượt về này ? Nhưng đáng tiếc thay, trận đấu ấy đã vĩnh viễn không thể diễn ra, giải đấu năm ấy đã bị tạm dừng vì sự tác động của Thế chiến thứ I tới đất nước hình chiếc ủng.

Những năm tháng đầu tiên của câu lạc bộ chưa tạo được nhiều dấu ấn trong lịch sử bóng đá. Nhưng quãng thời gian hoàng kim thực sự của họ là thời gian sau Thế chiến thứ II là bóng hình của một đội bóng vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Italia với cái tên Grande Torino (tạm dịch theo tiếng Ý : Torino vĩ đại)

Trong vòng từ năm 1941-149, ngoại trừ 2 năm từ 1944 tới 1946 giải vô địch quốc gia Italia bị tạm dừng do Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Torino đã giành tới 5 chức vô địch Scudetto và một cúp quốc gia Ý Coppa Italia, vô đổ hàng loạt kỷ lục của bóng đá thời bấy giờ.

Mở đầu cho kỉ nguyên vĩ đại ấy của Grande Torino là cú đúp Scudetto và Coppa Italia mùa giải 1942-1943, trả được món nợ mùa trước khi thất bại một cách đáng tiếc trước Roma trong cuộc đua vố địch với chỉ 2 điểm kém hơn và dù có một hàng công mạnh nhất giải đấu với 60 bài. Sự đáng tiếc làm tôi nhớ tới Priemier League mùa giải năm ngoái khi Liverpool tuột mất chức vô địch vào tay Man Xanh với cũng chỉ 2 điểm kém hơn đồng thời là một hàng công bùng nổ với 101 bàn thắng.

Nhưng bùng nổ thực sự là vào khoảng thời gian sau Thế chiến lần thứ 2. Torino đã chơi một thứ bóng đá tấn công đẹp mắt hiệu quả vào loại quyến rũ nhất thế giới thời ấy, nhiều khi ngẫm nghĩ mà đáng tiếc sao lịch sử lại không để Barca thời Dream team của Pep Guardiola đối đầu với Grande Torino xem ai mới thực là đội bóng sexy nhất lịch sử bóng đá thế giới. Người ta ghi chép lại đã từng có khoảng thời gian đội tuyển Ý thời ấy có tới 10/11 cầu thủ ra sân là người của Torino, đủ thấy sức ảnh hưởng khủng khiếp của đội bóng tới nền bóng đá Italy lúc lâm thời. Là huấn luyện viên tài ba Leslie Lievesley, là thủ môn kiệt xuất Valerio Bacigalupo, là hậu vệ Aldo Ballarin, tiền đạo Franco Ossola. Hay cả ngôi sao sáng của bầu trời bóng đá Ý lâm thời, tiền vệ công Valentino Mazzola, người được Mario Rigamonti ngợi ca « Mazzola là một nửa sức mạnh đội hình, nửa còn lại là tập hợp sức mạnh của 10 người còn lại ». Quả đúng là Dream Team, một đội hình trong mơ, một huyền thoại Grande Torinio !

Nhưng cuộc đời đâu êm đềm màu hồng mãi với Torino. Ngày 4-5-1949 thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử đội bóng xảy ra : vụ rơi máy bay trên đồi Superga. Sau khi trở lại từ Lisbon sau trận đấu giao hữu với đội bóng Bồ Đào Nha, Benfica. Chiếc máy bay Fiat G212 chở đội bóng bị một lớp sương mù dày đặc che khuất nơi những núi đồi chập chùng xung quanh đã đâm vào bức tường bảo vệ cung điện trên đồi Superga. Tai nạn thảm khốc đã gây ra cái chết cho tất cả 31 người có mặt tại chuyến bay định mệnh ấy bao các cầu thủ, huấn luyện viên, phi hành gia, nhân viên và các ký giả đi theo đội.

Thảm kịch này thực sự là một cú sốc lớn đối với câu lạc bộ nói riêng và bóng đá Italia nói chung. Nó đã thay đổi hoàn toàn về ý thức hệ của bóng đá xứ sở mỳ ống. Lối đá phòng ngự kinh điển Catenaccio chỉ được phát minh thời gian sau thảm kịch đồi Superga ấy. Bóng đá Ý từ một nền bóng đá thiên về tấn công đã phải thay đổi cơ cấu vì thiếu hụt nhiều ngôi sao tấn công của Grande Torino mà điển hình là trường hợp của người đội trưởng Torino : Valentino Mazzola, vua phá lưới trong mùa giải 1946-1947. Đội tuyển Italia từ đó phải xoay sang những sơ đồ nhiêng nhiều hơn về những đòn phản công (phản công cũng là một thế mạnh của đội tuyển Ý từ trước cả thời Grande Torino) và sau đó là nghệ thuật phòng ngữ Catenaccio trong khoảng thời gian nững năm 60s với 2 chiếc cup C1 liên tiếp của Inter Milan mà dấu ấn đậm nét nhiết là đưa Cantenaccio lên một chiến thuật mang tầm Châu lục.

Còn Torino, sau Grande Torino, sau sự kiện bi thương năm 1949 ấy, họ không bao giờ trở lại những năm tháng vinh quang của ngày nào.

Tất cả âu chỉ còn vang bóng một thời….

[Đăng trên 4231]

7 tháng Mười hai 2014

Chiến thắng của những trái tim quả cảm

Cái đầu lạnh và trái tim rực cháy. Là cuộc chiến khủng khiếp về mặt tinh thần của 8 vạn khán giả của đội khách. Là cuộc chiến khủng khiếp của sự vứt kiệt thể lực, của sự thiên vị có chăng nơi trọng tài và những tiểu xảo không đẹp của đội bạn.

Là những giây phút đau đớn của Huy Toàn của Hoàng Thịnh và thủ môn Nguyên Mạnh lúc cuối trận thể hiện rõ nhất cho sự căng thẳng máu lửa trận đấu này.

Có người hỏi Việt Nam mùa AFF Cup này khác gì ? Xin đáp là ở những cái đầu lạnh và những trái tim quả cảm. Việt Nam giờ đâu còn là viên pha lê đẹp nhưng mỏng manh dễ sụp đổ.

Họ giờ đã là những chiến binh, ngoan cường không lùi bước và chiến đấu vì màu cờ sắc áo nơi tổ quốc Việt Nam

7 tháng Mười hai 2014

Mateo Kovacic: Tài năng xuất chúng nhưng vẫn là canh bạc lớn với Real Madrid

Mateo Kovacic mất 20 tháng để ghi bàn thắng đầu tiên của mình tại Serie A. Gia nhập Inter Milan từ Dinamo Zagreb vào tháng giêng năm 2013, Kovacic ngay lập tức được trao chiếc áo số 10 nhưng chưa thể hòa nhập ngay được môi trường bóng đá tại Italia, cho tới tháng 9/2014. Cơn khát bàn thắng chấm dứt tại sân nhà San Siro khi Inter chạm trán Sassulo. Kovacic bứt tốc, nhận đường chuyền nhạy cảm từ Danio Osvaldo, đi bóng qua người một hậu vệ trước khi hạ gục thủ thành đối phương.

Không khí San Siro sôi sục lên vì sự nổi bật đó. Cú sút ấy đã cô đọng lại những phẩm chất của chàng tiền vệ trẻ ấy: sự điềm tĩnh, tinh tế và nhạy cảm. Kovacic còn đóng góp một pha kiến tạo để khép lại chiến thắng 7-0 trước Sassulo. Những người hâm hộ hoài nghi liệu anh cuối cùng đã thật sẵn sàng để trưởng thành.

Một năm sau, những cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục nổ ra tại Milan. Cầu thủ 21 tuổi ấy đã kết thúc mùa giải với 8 bàn thắng trên mọi đấu trường, nhhưng 3 trong số đó đến từ hai lượt trận của Europa League chạm trán với đội bóng Iceland, Stjarnan. Kovacic liên tục được cân nhắc nên hay không là một phần của chiến dịch đội bóng, chỉ xuất phát ở đội hình chính thức 26 trận đấu. Cầu thủ trẻ này còn không kì vọng sẽ ra sân trong đội hình xuất phát của mùa giải mới gặp Atalanta.

Bây giờ, chúng ta đều biết tiền vệ Crotia sẽ không còn là chủ đề cuộc để thảo luận trước mỗi trận đấu vào ngày thứ bảy nữa. Thay vào đó, Kovacic đã trở thành cầu thủ của Real Madrid. Đội bóng hoàng gia đồng ý trả cho Inter 32 triệu Euro cộng 3 triệu Euro phí thưởng tùy vào đóng góp của anh.

Không ai có thể bất ngờ hơn Kovacic trước quyết định này. Một tháng trước, cầu thủ trẻ ấy có cuộc phỏng vấn dài với Gazzetta dello Sport khẳng định quyết tâm ở lại với động bóng Italia: “Tôi rất muốn chứng tỏ giá trị bản thân đối với Inter. Tôi muốn giành vinh quang trong màu áo này. Inter hay Barcelona, Real đều như nhau”.

Nhận định trên có vẻ là một sự lạc quan thái quá đối với đội bóng Italia này. Inter chuẩn bị bước vào mùa giải thứ tư liên tiếp không được tham dự Champions League. Real ở một đẳng cấp khác Inter, sẽ giúp Kovacic khẳng định chỗ đứng bản thân trong thế giới bóng đá. Đây là cầu thủ đã tiêu tốn của Inter 11 triệu Euro (kèm khoản phí thưởng tùy vào đóng góp cho đội bóng) vào năm 2013 nhưng thất bại trong việc chứng tỏ bản thân như một một người thủ lĩnh.

Tài năng của Kovacic là không thể phủ nhận. Có vô cùng khoảnh khắc mà cầu thủ Croatia này khiến người xem phải trầm trầm trồ. Và có lẽ huấn luyện viên của Real, Rafa Benitez đã “phải lòng” cầu thủ này khi Inter chạm trán Napoli vào cuối tháng Tư?

Mười phút đầu tiên của trận đấu trôi qua, Kovacic đưa bóng qua hai chân trong vòng cấu địa, bỏ rơi hậu vệ theo kèm lạo sau lưng, trước khi buộc Pepe Reina phải có pha cản phá xuất thần. Rồi một pha đá phạt trực tiếp ở hiệp một làm thủ môn đối phương hoang mang. Lại thoát khỏi vòng vây hai cầu thủ phòng ngự trước khi tung một đường chọc khe cho Yuto Nagatomo dứt điểm nguy hiểm.

Nếu Kovacic trình diễn thứ bóng đá ở đẳng cấp cao ấy mỗi tuần, có lẽ Inter sẽ cân nhắc lại về việc bán anh, thậm chí với mức phí chuyển nhượng cao hơn như thế này. Ký giả của Gazzetta, Matteo Brega trách cứ cầu thủ người Croatia: “Chơi bóng như cách vận hành công tắc của chiếc xe, bây giờ anh ta bật, rồi lại tắt, bật rồi lại tắt, cứ thế lần này qua lần khác.”

Sự thiếu ổn định đó không hoàn toàn là lỗi của mình Kovacic. Anh ta chưa thể hiện được phong độ ấy một cách liên tục. Không được công nhận thường xuyên sau khi chuyển tới Inter, đội bóng đã thay tới hai huấn luyện viên trong thời gian tiền vệ 21 tuổi này ở đội bóng. Mùa giải trước, Kovacic được chỉ đạo chơi ở nhiều vị trí như một cầu thủ chạy cánh trái, một trung phong, một trequartista hay một playmaker lùi sâu.

Cho tới thời điểm hiện tại, vấn đề này vẫn tồn tại. Các nhà cầm quân vẫn loay hoay đi tìm vị trí thích hợp nhất để phát triển tiềm năng của chàng trai này. Kovacic có một nhãn quang nhạy bén, những đường chuyền tinh tế xẻ gây bất ngờ cho đối phương, nhưng thiếu khả năng đeo bám để chiến thắng những cú tắc bóng và hỗ trợ cho phòng ngự. Anh có kĩ thuật tuyệt vời, nhảy múa trước hàng thủ đối phương. Nhưng sử dụng quá thường xuyên những pha qua người rất dễ xuống sức và mất quyền kiểm soát bóng.

Được kỳ vọng nhiều nhưng rồi cầu thủ trẻ này lại gây thất vọng trong cuộc đua tranh một vị trí chính thức trong đội hình. Huấn luyện viên trưởng của Inter, Roberto Mancini nói trước giới ký giả rằng Kovacic cần thể hiện được anh ta có thể thi đấu 30 trận đấu như thế hơn là chỉ một trận xuất thần. Thi đấu hàng tuần giúp bạn tìm được cường độ bản thân. Đôi lúc tôi cần nhiều hơn thế, nhưng thi đấu hàng tuần giúp ích rất nhiều.

Vậy cơ hội nào cho Kovacic trong việc chứng tỏ tài năng tại Madrid? Anh rất khó được trông chờ sẽ được ra sân thi đấu hàng tuần trong đội hình gồm có những ngôi sao ở tuyến tiền vệ như Luka Modric, Toni Kroos, James Rodriguez và Isco.

Lời giải thích hợp lý cho sự đầu tư của Real vào Kovacic là đội bóng sẽ có người dự bị trong một thời gian dài. Kovacic được so sánh với Modric, người mà từng khẳng định cầu thủ 21 tuổi ấy là truyền nhân của mình. Điều này rất có lợi cho chàng trai trẻ khi được ở cùng những người đồng đội thiên tài. Có thời gian để suy chậm lại trước khi trưởng thành và đóng góp một vai trò lớn hơn.

Tuy nhiên, có những người nhận định trái chiều về kế hoạch tổ chức của Inter và đây sẽ là sai lầm lớn của đội bóng. Luisito Suárez, số 10 của Inter những năm của thập niên 60 tỏ rõ sự lo sợ của mình rằng Inter sẽ còn tiếc nuối hơn cả cái cách mà họ đã từng đánh mất Andrea Pirlo vào tay Milan năm 2001.

Andrea cũng từng bị bán đi với sự thiếu kiên nhẫn của ban lãnh đạo đội bóng vào việc phát triển tài năng cậu ấy. Kovacic có đẳng cấp. Này, đừng nói với tôi rằng cậu ấy thiếu khả năng hỗ trợ phòng ngự vì Andrea cũng từng thế vào tuổi 21, và rồi anh ta đã cải thiện dần theo những trận bóng.

Không phải vì một trường hợp gần giống như vậy mà lịch sử sẽ lặp lại. Inter từng có rất nhiều quyết định chuyển nhượng tồi tệ trong những năm qua, tuy nhiên bán đi một cầu thủ đầy mâu thuẫn- dù rất trẻ và tài năng – với giá gần gấp ba lần không thể được coi là một phi vụ làm ăn tồi.

Bây giờ canh bạc lớn hơn sẽ dành cho Real và Kovacic. Cả hai đều hy vọng sẽ không phải mất tới 20 tháng cho một bàn thắng để khẳng định lòng tin của họ đã đặt đúng người.

Dịch từ The Guardian 

[Đăng trên 4231]

[khoảng thời gian chán đời, vì bị Hạnh từ chối]

Tháng Tám 2015

Viết cho Venezia, nơi bóng tối Calcio

[Đăng trên Hội những người thích bóng đá Ý4231]

Phút 71, Diego Millito đảo bóng điệu nghệ loại bỏ Van Buyten trước khi hạ gục thủ thành Hans Jorg Butt lần thứ hai với một pha cứa lòng tuyệt đẹp ở góc xa ấn định chiến thắng 2-0 cho Inter Milan trước hùm xám Bayern Munich. Chiếc cúp Champions League lần thứ 3 sau nửa thế kỉ đằng đẵng chờ đợi đã về với nửa xanh thành Milano.

Nhưng Calcio đâu phải lúc nào cũng là những khoảnh khắc hạnh phúc, vui sướng tới tột cùng của những Milan, Juve và Inter trong tiếng nhạc bất hủ Champions League của nhà soạn nhạc người Anh Tonny Britten ở trời Âu hay những buổi tiệc thâu đêm suốt sáng ở thành phố Torino cho chiếc cúp Scudetto thứ 31 của Juventus. Calcio là tấm gương phản chiếc mọi mặt của cuộc sống, có lắm vinh quang hào nhoáng và cả không ít những thứ dĩ vãn xưa cũ. Liệu có ai còn nhớ có một đội bóng ở thành phố thơ mộng cổ kính bậc nhất nước Ý: AC Venezia…

Đội bóng ở thành phố của những cây cầu Venezia ấy có cái tên đầy đủ là F.B.C Unione Venezia hiện vừa thăng hạng để chơi tại Serie C1 khi đã đứng thứ 4 tại bảng xếp hạng Lega Pro Seconda Divisione (cách nói hoa mỹ mà người Ý thường dùng để chỉ hạng đấu Serie C2 ) và giành chiến thắng thuyết phục trong trận play-off với Monza. Một người bạn của tôi đã nói một câu mà khiến tôi phải suy nghĩ suốt, một câu nói đơn giản, ngắn gọn quá mà tại sao tới lúc này một đứa ngốc như tôi mới nhận ra: Bóng đá là cuộc sống.

Phải rồi, bóng đá Ý nói riêng là cuộc sống của người Ý, họ nói về bóng đá suốt ngày suốt đêm, dường như đó như một thứ tôn giáo mà người Ý phát cuồng vì nó như những gì họ đã tôn thờ đạo Thiên Chúa. Và mỗi đội bóng ở Italia đều thừa hưởng ý chí, tinh thần và tâm hồn nơi thành phố của họ.

Vậy nên không có gì lạ nếu Fiorentina chơi một thứ bóng đá đẹp mắt, quyến rũ, hấp dẫn nhất Serie A khi mà năm xưa nước cộng hoà Fiorentina (Firenze bây giờ) là nơi mà nghệ thuật thời Phục hưng đạt tới những vinh quang tột đỉnh với những tác phẩm bất hủ như bức tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại – bức Monolisa của danh hoạ Leonardo da Vinci hay bức tượng David của nhà điêu khắc đại tài Michelangelo. Hay như câu lạc bộ Sampdoria được thừa hưởng tất cả của người dân thành phố cảng Genova với biểu tượng “baciccia” trên logo đội bóng là một người thuỷ thủ râu quai nón, đầu đội mũ, miệng ngậm tẩu để mái tóc dài bồng bềnh tung bay theo gió biển. Đó thể hiện sự bất cần, vô cùng phóng thoáng của người dân đất cảng, ca ngợi tinh thần bất khuất của họ trước mọi gian khó trong cuộc đời, cái tinh thần đã giúp cho người con thành phố Genova, Cristoforo Colombo vượt qua bao gian lao, thử thách để chinh phục, khám phá Châu Mỹ, mở ra một trang sử mới cho sự tiến bộ của nhân loại.

Và đội bóng ở Venezia cũng như thế, cũng như cái thành phố xinh đẹp nổi bồng bềnh trên mặt nước. Venezia đẹp một cách kỳ lạ, là vẻ đẹp với sự mong manh của sự sống và cái chết, là không biết bao giờ sự biến đổi khí hậu làm nước biển dâng sẽ nhấn chìm thành phố của họ, liệu nơi đây có biến thành Atlantic thứ hai không?

Lịch sử đội bóng Venezia sóng gió, lận đận cũng giống như thành phố của họ. Ra đời năm 1907, danh hiệu duy nhất trong 106 năm lịch sử cũng chỉ là chiếc cúp Coppa Italia năm 1941 trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ 2 và vô số lần xuống hạng, phá sản, đổi tên. Muốn hiểu được nước Ý hãy xem họ đá bóng.

Muốn hiểu được, muốn cảm nhận được tâm hồn thành phố Venezia mộng mơ hãy xem cách họ chơi bóng, hãy xem cách các cổ động viên cổ vũ cuồng nhiệt cho đội, hãy xem những góc curva sôi nổi, náo nhiệt như thế nào với cái sân vận động chỉ có 10.500 chỗ ngồi, hãy xem các ultràs điên loạn không thua kém gì những đội bóng lớn ở Ý mà các kênh truyền hình trả tiền khắp hành tinh phát sóng.

Filippo Dabala, anh bạn người Venezia mà tôi hay inbox trò chuyện về bóng đá luôn hướng tôi chú ý tới đội bóng của thành phố anh ấy, luôn hoài niệm quá khứ oai hùng đâu thua kém ai của Venezia, cái thời hoàng kim với chiếc cúp Coppa Italia 1941 đầy bất ngờ, những năm tháng đẹp đẽ đội bóng bay nhảy tại Serie A với một thứ bóng đá khoa học và hợp lí. Có lẽ không chỉ Dabala mà những người dân Venezia đều sống trong hoài cổ, sống với cái quá khứ tươi đẹp của đội bóng, sống với trận thắng oanh liệt 3-1 trước Inter khi đó vẫn còn người ngoài hành tinh Ronaldo, hay chiến tích hạ nhục AS Roma thời sexy-football của huấn luyện viên Zeman đang làm mưa làm gió bóng đá Ý tới 3 bàn. Bởi bây giờ Venezia chỉ còn là cái bóng của ngày xưa thôi.

Cái thời câu lạc bộ là điểm đến lí tưởng của các ngôi sao như Loik, Mazzola, Vieri, Recoba hay Maniero đã qua lâu rồi, lúc này chỉ còn tìm lại những dĩ vãn đẹp đẽ ấy qua hương vị của món Pizza mang tên “AC Venezia 1907” của một cửa hàng gần quảng trường Santa Margherita mà ông chủ quán, một tifosi điên cuồng của đội bóng đặc biệt sản xuất để ghi nhớ một thời vàng son đã qua.

Ánh hào quang Calcio đã tắt, để lại Venezia lăn lóc ở những giải đấu cấp thấp, tầm thường, không ai chú ý, ở cái nơi mà ánh sáng Calcio không thể soi rọi tới.

Nhưng Venezia đâu yếu đuối như thế, nó là biểu tượng cho tinh thần, tâm hồn quả cảm của người dân thành phố mà. Trải qua vô số lần phá sản, đổi tên giờ đội bóng đã bước vào trận tranh play-off với Monza để tranh suất tham dự Serie C1. Nhìn cái cách anh bạn Dabala hào hứng với mỗi status trong trận đấu, với những khán đài cuồng nhiệt mà tôi được xem trực tiếp qua một kênh truyền hình địa phương Venezia United Wed TV, được nghe những tiếng “Goal!” to đến đinh tai sau bàn thắng ấn định tỉ số 3-2 của Vevezia. Tôi cảm nhận được lẫn trong tiếng gào thét sung sướng của anh chàng bình luận viên mà tôi không biết tên là tiếng khóc.

Anh ta đã khóc, các tifoso Venezia đã khóc, họ khóc mừng cho đứa con cưng của thành phố Venezia đã chiến thắng quả cảm như thế nào trước một Monza mạnh mẽ, áp đảo, khóc vì họ biết rằng con đường trở lại hào quang một thời sẽ không còn xa nữa?

Trong phút chốc hoài niệm, tôi bỗng nhớ lại như in Roberto Saviano, người đã tố cáo Camorra bằng ngòi bút sắc bén và giờ đã bị chúng tuyên án tử hình, phải sống trong sự bảo vệ của cảnh sát 24/24. Ông đã muốn thét gào tới vỡ cả lồng ngực: Đồ khốn, ta vẫn sống! Liệu đó có phải điều các tifoso của Venezia muốn hét lên với cái thế giới Calcio hào nhoáng kia: -“Đồ khốn, Venezia vẫn còn sống đấy.” ??

Tháng Mười một 2013

David Alaba: “Tôi chưa từng biết mình có thể đá trung vệ”

Rất ít người có thể chơi linh hoạt nhiều vị trí, càng ít hơn những người vẫn nổi bật trong rất nhiều vai trò khác nhau. David Alaba là một cầu thủ như vậy. Nhà báo thể thao của The guardian, Raphael Honigstein, phân tích luận điểm trên.

David Alaba được mô tả như“một món quà từ thiên đường” của cựu HLV Bayern Munich, Ottmar Hitzfeld. Đồng thời, HLV đương nhiệm, Pep Guardiola cũng khẳng định anh là “tương lai của câu lạc bộ”.

Từ sau kì nghỉ đông, đội bóng hứng chịu cơn bão chấn thương.Điều này biến David Alaba trởthành cầu thủ quan trọng bậc nhất trong chiến dịch đăng quang Champions League của Bayern.

Những nhà vô địch World Cup như Jérome Boateng và Javier Martínez phải ngồi ngoài thêm nhiều tuần nữa do những chấn thương cơ khép và đầu gối. Holger Badstuber bị gãy chân. Hậu vệ Morocco, Mehdi Benatia chỉ mới trở lại tập luyện sau một thời gian dài dưỡng thương.

Những ca chấn thương trên vô hình chung đẩy trách nhiệm của một trung vệ lên David Alaba, người chưa từng chơi tại vị trí này trong mùa giải 2015-2016.

May mắn cho Guardiola, tuyển thủ Áo đã thể hiện rất xuất sắc trong vai trò không quen thuộc này với nền tảng thể lực và tính cơ động.

David Alaba khởi đầu ở vị trí tiền vệ. Năm 2010, HLV Louis Van Gaal đã biến anh trở thành một trong những hậu vệ cánh trái xuất sắc nhất thế giới. Nay, “trung vệ tạm thời ấy” đã trở thành người thủ lĩnh của hàng phòng ngự Bayern Munich. “Abala thật tuyệt vời”, Pep Guariola phải thốt lên: “Cậu ta có thể chơi ở khắp mọi nơi.”.

Điều này là công bằng để nói Alaba mặc tầm quan trọng mới của mình rất nhẹ.

Khi anh bước vào phòng phỏng vấn tại Munich Säbener Strasse trong chiếc áo thun trơn màu đen đơn giản cùng huấn luyện viê.

Alaba là khiêm tốn đến mức bị rè – một chút mâu thuẫn so với danh tiếng của bản thân là một người tinh nghịchtrên mạng xã hội. Tài khoản của anh chứa một loạt các bức ảnh của tiền vệ Franck Ribery, đang lơ mơ ngủ và gần như khỏa thân, selfie cùng đồng đội cũ, Mitchell Weiser. Thật là một nét đặc trưng của Viennese lausbub (thằng lỏi người Vienna). David Alaba cũng là người từng đề nghị với cựu chủ tịch CLB, Uli Hoeness những địa điểm tại Munich mình có thể cùng Ribery phủ đỏ thành phố. “Người đã nói như vậy hôm qua chắc hẳn là một cậu-chàng-da-đen khác, thưa ngài chủ tịch” anh đối đáp Hoeness như vậy vào ngày hôm sau.

Mới chỉ 23 tuổi, Alaba đề cập tới thử thách phải đối đầu với nhà vô địch nước Ý, Juventus trong trận lượt về vòng 1/8. “Juventus đã chứng minh mình là một đội bóng lớn với những cầu thủ lớn. Đội bóng Italy hầu như không để lộ những khoảng trống ở hàng thủ, đồng thời tấn công rất sắc sảo. Trận đấu tới sẽ rất khó khăn”.

Câu chuyện sẽ thêm phần sôi động khi chủ đề chuyển sang âm nhạc.

“Tôi thích nhạc hiphop và  thường cùngJérôme Boateng đến những buổi hòa nhạc; đây là sở thích của tôi”, Alaba nói, mắt anh sáng lên. Cha anh, George Alaba, sinh ra tại Nigeria, là một DJ từng hoạt động tại thủ đô Ấn Độ. Ông từng để lại một bản hit Two in onenăm 1997. Không giống người em gái, Rosemaie Alaba, David không có tham vọng phát hành đĩa nhạc. “Tôi sẽ thể hiện tốt hơn trên sân bóng hơn là với micro” anh chia sẻ. Một đoạn video được đăng tải trên YouTube ghi lại thời điểm cầu thủ người ÁohátI Believe I Can Fly trong ô tô cùng cựu tiền vệ Liverpool, Ryan Babel – họ từng là đồng đội tại Hoffenheim khi Alaba được cho mượn năm 2011 – cho thấy có lẽ anh đã đúng khi không theo đuổi con đường ca hát.

Bayern biết họ đã có được chữ kí của“một trong những tài năng trẻ xuất sắc nhất châu Âu” năm 2008. Sau tour du lịch đưa anh tham quan học viện câu lạc bộ và thành phố, David Alaba quyết định lựa chọn Munich chứ không phải những đội bóng tại Premier League. Mặc dù thần tượng thời thơ ấu của anh là Patrick Vieira. Đồng thời, cầu thủ người Áo mơ ước được chơi cho Arsenal.

Dẫu biết đây là một tài năng thật sự, câu lạc bộ cũngrất ngạc nhiên bởi sự phát triển nhanh chóng của Alaba. Anhchạy cả ngày.“Tôi bắt đầu chạy bộ với cha tôi khi lên năm”. Anh chuyền bóng tốt, tackle bóng chính xác; đồng thời cũng khả năng đá phạt cũng xuất sắc. Rất ít người có thể chơi như linh hoạt, càng ít hơnnhững người vẫn rất nổi bật trong rất nhiều vị trí khác nhau như cầu thủ người Áo. Không khó hiểu khi Bayern đang cố gắng giữ chân David Alaba với một hợp đồng kéo dài tới năm 2018.

Anh mạnh mẽ khẳng định khẳng định sự xuất sắc cá nhân tới từ nhà cầm quân Tây Ba Nha: “HLVthúc đẩy tất cả mỗi ngày một tốt hơn” Alaba tiếp tục “Đặc biệt là tôi. Tôi tiến bộ rất nhiều khi có Pep Guardiola. Với sự xuất hiện của ông, tôi phám phá bản thân còn có thể chơi như một trung vệ”.

Pep Guardiola đã sử dụng Alaba tại nhiều vị trí khác nhau. Có lúc, chiến lược gia Catalan để anh thi đấu như một tiền vệ trung tâm, nhiều khi là tiền vệ cánh. Với HLV Tây Ba Nha, anh không chỉ giữ vai trò hậu vệ cánh trái cổ điển mà liên tục bó sát vào thi đấu như một tiền vệ trung tâm lệnh trái – một trong những đổi mới chiến thuật của Pep ở Đức. “Tôi vẫn chưa hiểu Alaba chơi vị trí gì tối nay”nhà vô địch World Cup 1982 Paolo Rossi bình luận trên TV Pundit sau khi Bayern hủy diệt Roma 7-1, tháng 10/2014.

“HLV rất khắt khe nhưng thực sự tuyệt vời khi luyện tập cùng ông” Alaba chia sẻ: “Điều này giống như Pep đang tái-phát-minh bóng đá. Ông ấy nghĩ về bóng đá 24 giờ một ngày; luôn luôn giải thích cho chúng tôi trên màn hình như thế nào là cách tốt nhất để tấn công, cách tốt nhất để phòng thủ, cách tốt nhất để chơi bóng. HLV đã ở cùng đội bóng ba năm, chúng tôi ngày càng hiểu rõ những gì ông truyền đạt. Toàn đội không thể thành công mà không có Pep. Ông ấy đã cho chúng ta những công cụ tốt nhất – bạn có thể nhìn thấy nó trong trò chơi của chúng tôi. HLV chuẩn bị chi tiết để đội bóng dễ dàng đánh bại đối thủ.”

Phương pháp huấn luyện của Guardiola cùng chiều sâu đội hình đưa Bayern tới gần hơn danh hiệu Bundesliga thứ tư liên tiếp; đồng thời cùng Barcelona trở thành ứng cử viên cho chức vô địch Champions League. Tất nhiên, đội bóng trước hết phải đánh bại Juve, lượt đi tại Turin đã kết thúc với tỷ số 2-2.

Tương lai của Pep Guardiola khi mùa giải kết thúc đã được xác nhận. Ông sẽ chuyển tới dẫn dắt Manchester City. Các cầu thủ phần nào thất vọng vì HLV không thông báo trước với họ. Nhưng David Alaba lạnh lùng phủ địch kết quả cuối mùa của Bayern sẽ bị ảnh hưởng vì sự ra đi của Pep. “Đội bóng có những mục tiêu và ước mơ, tất cả đang làm việc chăm chỉ để đạt được” anh tiếp tục: “Chúng tôi không thể lo lắng cho quá nhiều thứ khác.”

“Tôi sẽ chơi bất cứ nơi nào tôi có thể để đưa đội bóng tới thành công”, Alaba nhún vai, với một nụ cười hiểu biết đầy tinh quái.

David Alaba luôn là như vậy.

Dịch từ The Guardian

24 tháng Ba 2016

Họa sĩ châm biếm nổi tiếng người Jodran bị ám sát

Dẫn lời hãng thông tấn Jordan, Petra, ông Nahed Hatter đã bị một kẻ lạ mặt ám sát bên ngoài tòa án trưa ngày 25/09 theo giờ địa phương. Nghi phạm đã bị bắt sau đó.

Cảnh sát bao vây khu vực Nahed Hattar bị sát hại – Ảnh: Ahmad Alameen/AFP/Getty Images

Nahed Hattar, 56 tuổi, là cây viết bình luận và họa sĩ theo khuynh hướng châm biếm nổi tiếng tại Jodran. Ông bị một kẻ lạ mặt bắt ba phát súng trên đường tới tòa án. Theo New York Times, vụ sát hại Hattar được Đảng Mặt trận hồi giáo Hành động (IAF), cùng khuynh hướng chính trị với tổ chức Anh em Hồi giáo (TMB) tại Ai Cập, chủ mưu.

Chân dung họa sĩ, bình luận gia xuất chúng, Nahed Hattar – Ảnh: Al Jazeera

Theo hãng thông tấn AFP, ông Hattar là một Kito hữu có xu hướng ủng hộ tổng thống Syria, Bashar al-Assad và đồng tình việc cướp đất Jordan của Palestine.

Dẫn lời hãng thông tấn AP, hai nhân chứng đã miêu tả kẻ giết người là một tín đồ Hồi giáo. “Hắn có một bộ râu của những thập niên 50s cùng bộ quần áo truyền thống Ả Rập, dishdasha”.

Người anh họ của nạn nhân, Saad Hattar trả lời The Guardian: “Nahed đi cùng hai người em ruột cùng một người bạn khi anh ấy bị bắn. Những người còn lại sau đó đuổi theo kẻ sát nhân và bắt được hắn, giao nộp cho cảnh sát”. Dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn Petra, sát thủ là người thuyết giáo 39 tuổi cho một thánh đường Hồi giáo ở thủ đô Amman.

Theo gia đình Hattar, nguyên nhân sự việc do những phần tử Hồi giáo cực đoan phẫn nộ vì những bức tranh và bài viết gây tranh cãi của ông. “Rất nhiều phần tử cực đoan đã viết trên mạng xạ hội đòi hành hình Nahed Hattar”.

Những bài viết và trang truyện tranh của ông bị cho là có nội dung đả kích, lăng mạ đạo Hồi, nhà vua Abdullah II và những tổ chức Hồi giáo cực đoan như Isis. Người đứng đầu tổ chức Hồi giáo của Jordan đã chỉ trích Hattar đã “lăng mạ thánh thần, Hồi giáo và những biểu tượng tôn giáo linh thiêng”.

Ông bị chính quyền bắt giam từ ngày 13/08 với tội danh lăng mạ tôn giáo và chia rẽ, kích động sắc tộc. Dẫn lời hãng tin Reuters, những người ủng hộ Hattar cho rằng đây là hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận trong khi với đại bộ phận dân chúng Jordan, ông đã phạm vạch đỏ của điều cấm kỵ công kích Đức Allah và nhà tiên tri Mohamed.

Người dân và cảnh sát Jordan xung quanh hiện trường vụ án – Ảnh: Ahmad Alameen/AFP

Hattar trở nên đặc biệt nổi tiếng với bức vẽ truyện tranh ngắn đăng trên facebook hồi đầu năm ngoái. Tranh hoạt hình mang tên The God of Daesh (Isis tự xưng tổ chức của mình như vậy) miêu tả một chiến binh của Isis nằm trên giường ân ái với hai người phụ nữ và yêu cầu Thánh Allah đem rượu lại tới cho hắn.

Không chỉ đối với những tổ chức Hồi giáo cực đoan như Isis hay Nusra và Jund al Aqsa tại Syria, những mẩu truyện tranh của Hattar bị chính quyền cho là làm méo mó hình ảnh của nhân dân về quốc giáo tại Jordan.

Theo gia đình, những bức vẽ châm biếm như The God of Daesh đã gây ra cái chết của Hattar

Hattar khi tại thế khẳng định trên trang fanpage của mình ông không vẽ nhằm mục đích lăng mạ Hồi giáo. Mục tiêu của Hattar là “vạch trần bộ mặt thật của Isis về những thứ thứ giả dối tổ chức này đã tuyên truyền cho những chiến binh thánh chiến”. Đồng thời, theo ông, những kẻ có tư tưởng cực đoan luôn

“Kẻ sát hại Hattar có mục đích lan truyền những điều ác và tư tưởng khủng bố”, Chủ tịch Trung tâm bảo vệ nhà báo tự do, Nidal Mansourm lên tiếng. “Ngay cả khi người đọc không đồng tình với quan điểm của Nahed thì những điều như vậy cũng không thể chấp nhận. Đã tới lúc chúng ta đoàn kết đẩy lùi những kẻ khủng bố. Chúng muốn chúng ta sợ hãi và câm lặng”.

“Trách nghiệm của chính quyền ở đâu chứ”, gia đình Nahed Hattar chấp vấn.

Người phát ngôn của chính quyền Jordan, Mohammad Momani phát biểu: “Chính quyền sẽ trừng trị người đã gây nên tội ác và những kẻ lợi dụng sự kiện để reo rắc lòng thù hận”.

Theo nhận định của tờ New York Times, sự việc kể trên là đáng báo động tại Jordan. Bởi lẽ đất nước này vốn yên bình và người dân có lòng bao dung tôn giáo.

Nguy cơ khủng bố và sự tràn vào của tư tưởng tôn giáo cực đoan là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhất là khi nước láng giềng phương bắc, Syria đang trong cuộc nội chiến đã sang năm thứ năm. Những thành viên của các tổ chức Hồi giáo cực đoan có thể trà trộn tị nạn tại Jordan và đánh phá từ bên trong. Bằng cách tương tự, chúng đã từng gây ra hàng loạt những vụ khủng bố tại Châu Âu.

Trước đó, vào tháng 11/2015, cảnh sát Jordan đã bắn hạ hai người thuộc tổ chức Isis tại thủ đô Amman. Tháng 3 năm nay, ba nhân viên tình báo và hai người thuộc chính quyền Jordan đã bị sát hại tại một trại tị nạn người Palestine. Cách đây ba tháng, một xe bom đã phát nổ tại biên giới Syria – Jordan, nơi ở của những người tị nạn Syria làm bảy lính Jordan thiệt mạng.

26 tháng Chín 2016

Đẩy lùi phiến quân IS tại đập Tabqua, Syria

Giao kì [một bút danh vô nghĩa nữa]

Chủ nhật, ngày 02-04-2017, Lực lượng Dân chủ Syria do Mỹ hậu thuẫn (SDF) đã đẩy lùi một cuộc tấn công lớn của các tay súng IS nhằm nắm giữ đập nước lớn nhất Syria, gần thị trấn Tabqua.

SDF đang nắm lợi thế trong cuộc nội chiến Syria. Trong ảnh: Hai binh lính SDF Ảnh: Rodi Said/Reuters/Al Jazeera

Đập Tabqua là vị trí quan trọng đối với các bên. Nơi đây cách thành trì lớn nhất Raqqa do IS chiếm đóng 40km về phía đông.

Sự kiện trên giúp lực lượng quân sự này cơ hội cô lập và chiếm đóng lại thành phố Raqqa đã rơi vào tay IS từ tháng 01-2014.

Đầu tháng ba, SDF đã cắt đứt đường nối liền thành phố Raqqa và Deir al-Zor nhằm cô lập IS hoạt động trên đường biên giới Syria – Irag. Đường máu của IS chỉ là băng qua phía nam sông Eupharates, gần đập Raqqa. Tuy nhiên, với sự kiện trên cùng hành động phá hủy cây cầu bắc qua sông Euphrates từ thành phố Raqqa, cuộc chiến chống IS tại Syria của nhiều bên đang có những bước tiến sáng sủa.

SDF trả lời Reuter những chiến binh của họ đã tấn công các vị trí của IS phía đông bắc Tabqa và không kích vào phía nam thành phố phiến quân đang chiếm đóng. Nhiều binh lính IS đã bị tiêu diệt. SDF đang áp sát một ngôi làng phía đông thị trấn Tabqa.

Jehan Sheikh Ahmad, phát ngôn viên của SDF cho rằng quân đội IS đang tăng cường vũ trang để chống trả. Ông đồng thời khẳng định tình hình khó khăn của IS hiện giờ. “Lực lượng của chúng tôi đang thắng thế. Nhà nước Hồi giáo IS đang đối mặt với những khó khăn. Do đó, họ bắt đầu mở cuộc phản công”.

Hiện tại, những lực lượng chính tham gia chống Nhà nước Hồi giáo tại Syria bao gồm: SDF tức Liên minh các chiến binh với thành phần chủ yếu là người Kurd YPG và Ả-Rập do Mỹ hậu thuẫn, quân đội chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều phiến quân đồng minh.

SDF là lực lượng nắm lợi thế khi ở gần thành trì Raqqa của IS nhất. Đầu tháng ba, đồng minh Mỹ đã tiếp viện hàng trăm lính thủy đánh bộ. Đồng thời, quân số là lợi thế. 50.000 quân của SDF so với 4.000 chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS cố thủ giữ thành Raqqa.

3 tháng Tư 2017

Đội tuyển Anh

JAMIE VARDY: MƠ GIẤC MỘNG LỚN

Một năm trước, Leister City của Vardy vất vả chiến đấu cho suất trụ hạng. Mùa này, CLB là nhà vô địch và Vardy là vua phá lưới. Anh đang là niềm hy vọng của ĐT Anh tại Euro 2016.

Jamie Vardy tiếp tục giấc mộng lớn của mình. Mùa giải 2016-17, anh rất có thể sẽ chuyển sang Arsenal, một đội bóng tầm cỡ thi đấu. Thương vụ chuyển nhượng cầu thủ đã ghi 24 bàn mùa này tại Premier League đang được tiến hành và được kỳ vọng sẽ hoàn tất trước khi Euro khởi tranh.

Leicester không có tiếng nói trong thương vụ này khi Arsenal được cho sẽ kích hoạt điều khoản phá vỡ hợp đồng của Vardy trị giá 18 triệu Bảng. ĐKVĐ Premier League đang cố gắng giữ cầu tiền đạo Anh Quốc khi đưa ra mức lương 100.000 bảng/tuần và một hợp đồng 4 năm. Vardy hiện nhận 60.000 bảng/tuần tại sân King Power sau khi kí hợp đồng mới hồi tháng Hai, nhưng Leicester sẵn sàng tăng con số này lên để thuyết phục giữ chân anh.

Vardy đã 29 tuổi, không còn trẻ với một cầu thủ bóng đá và giờ đây anh mới thật sự được hít thở không khí bóng đá đỉnh cao. Một lời đề nghị hấp dẫn như vậy quá hấp dẫn với một cầu thủ vốn có sự nghiệp quần đùi áo số tầm thường.

Vardy, như bao cậu chàng đam mê bóng đá, đã gia nhập học viện của CLB Sheffied Wendnesday. Nhưng rồi anh bị giải phóng hợp đồng ở tuổi 16 vì lí do thể hình quá nhỏ bé để phù hợp với môn thể thao vua.

Tuổi 20 của những cầu thủ thành danh rất đẹp. Nhưng tuổi 20 của Vardy thì không. Không bóng đá chuyên nghiệp, anh “tận hưởng” quãng đời đẹp nhất đời người ở những trận bóng tại công viên chiều chủ nhật, những quán bia ở thị trấn và đi làm công nhân để trang trải cuộc sống.

Phải tới năm 25 tuổi, Vardy mới bắt đầu giấc mơ từ nhỏ của bản thân ở một đội bóng hạng năm. Thậm chí việc Leicester đưa anh về sân King Power cũng như một giấc mơ.
“Thật lòng mà nói, tôi cũng không ngờ được điều này. Tôi không bao giờ nghĩ bản thân có thể đến được với Premier League. Đây thực sự là điều không tưởng. Thi thoảng tôi phải tự cấu mình để nhớ rằng đây không phải một giấc mơ”, cầu thủ người Anh bộc bạch.

Dẫu sao, quyết định chuyển tới Arsenal là ở Jamie Vardy. Anh Ra đi và mơ những giấc mộng lớn hay ở lại Leicester với hy vọng rất mong manh bảo vệ được kỳ tích đã lập được mùa giải này. Blackburn Rovers đã vô địch mùa giải 1994-95 để rồi thi đấu tệ hại và đỉnh điểm là phải xuống hạng 4 năm sau đó. HLV Claudio Raneri thực tế: “Leicester khó lòng tái lập kỳ tích”.

Ở tuổi 29, anh không còn trẻ. Mạo hiểm để mơ những giấc mộng lớn hơn không đáng sao Vardy?

Anh hoàn toàn không phải một con người tầm thường với những câu chuyện được người viết kể dưới đây.

Kết thúc tháng 10/2015, Vardy nhận giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất tháng với 5 bàn sau 4 trận đấu thời điểm đó. Anh khi ấy cũng dẫn đầu danh sách vua phá lưới với 12 pha lập công, đồng thời chỉ kém kỷ lục 10 trận ghi bàn liên tục của Van Nistoroy 1 trận.
Với phong độ vô cùng ấn tượng thời điểm ấy, anh đã rất tin vào khả năng được gọi vào ĐTQG dự Euro tại Pháp. Thậm chí, Vardy đã dời lịch tổ chức đám cưới (trùng ngày thi đấu tại Euro) sớm hơn một tuần. “Vợ chưa cưới của tôi hoàn toàn ủng hộ sự thay đổi này”, Vardy chia sẻ.

Câu chuyện tiếp theo, tuyển thủ Anh đã mất 7 tiếng đồng hồ để chuẩn bị trước cho lễ ăn mừng chức vô địch của The Foxes bằng một hình xăm. Đáng chú ý, anh chuẩn bị trước khi trận đấu quyết định giữa Tottenham và Chelsea diễn ra.

Nik Moss-Glennon, thợ xăm cho Vardy nói: “Tôi đã theo dõi những diễn biến giữa Tottenham và Chelsea. Và sau đó, mạng xã hội như nổ tung. Tôi đã xăm cho Vardy trước trận đấu đó”.

Hành động này của anh thể hiện Vardy thật sự tin vào một giấc mộng lớn rằng Leicester sẽ vô địch (Nên nhớ, đầu mùa, tỷ lệ đặt cược vào chức vô địch của The Foxes là 1 ăn 5000) để rồi cầu thủ Anh Quốc sẽ cùng các đồng đội ăn mừng kỳ tích của CLB với hình xăm này. Họ sẽ uống bia, hát hò nhảy múa trong ngôi nhà của Vardy sau khi Tottenham hòa Chelsea 2-2 đồng thời cả ngàn người dân cũng tới chúc mừng.

Sự xuất sắc ở cấp độ CLB là bàn đạp đưa Vardy vào danh sách triệu tập của ĐTQG. Mùa hè này, anh sẽ tới Pháp chơi giải đấu lớn đầu tiên, và hy vọng sẽ không phải cuối cùng, trong sự nghiệp cầu thủ.

Sự hoài nghi về năng lực của Vardy không phải là không có cơ sở khi HLV Roy Hodgson lựa chọn anh chỉ sau một mùa giải bùng nổ.

Người ta cho rằng những hiện tượng tiền đạo như Vardy không thiếu trong thế giới bóng đá. Sự xuất hiện của họ nhanh và gây chấn động để rồi biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện.

Ví dụ, Michu của Swansea mùa giải 2012-13, Santa Cruz của Black Burn mùa 2008-09 hay Collins John của Full Ham mùa 2005-06. Bây giờ, truyền thông bỏ rơi họ, chẳng mấy ai đọc thấy tên những con người này trên báo. Họ đang ở đâu, làm gì sau một mùa giải hào quang?

Tuy nhiên Vardy sở hữu một thứ không phải ai cũng có: Việc không thi đấu chuyên nghiệp lúc còn trẻ. Điều này tăng khát khao chiến đấu của anh đồng thời giúp cầu thủ Anh giữ được phong độ lâu hơn những người đồng nghiệp khác.

Sự khó lường cùng khát khao được thể hiện của Vardy sẽ là thứ vũ khí rất lợi hại của ĐT Anh tại kì Euro sắp tới. Đội bóng rơi vào một bảng đấi khó lường với sự góp mặt của Xứ Wales, Slovakia và Nga.

Năm 2010, trong khi những người cùng lưới với anh như Aaron Lennon hay Joe Hart đang thi đấu tại World Cup Nam Phi thì Jamie Vardy ngồi ở một quán bia tại Sheffied xem họ thi đấu.

6 năm sau, vẫn là Jamie Vardy, chào tạm biệt những vị khách thừa cân tại quán bia năm xưa, để tới Pháp thi đấu tại Euro 2016.

[Không được đăng báo]

Tháng Sáu 2016

Lê Minh Khải

1. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/24/dong-phuong-luan-va-nhung-con-tem-buu-chinh-o-dong-phap/
2. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/11/dang-sau-moi-hoc-gia-lon-nguoi-phap-o-dong-duong/
3. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/10/20/hoa-kieu-o-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-nam-1945/
4. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/06/01/mot-cong-trinh-moi-ve-lich-su-nguoi-viet/
5. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/06/09/lich-su-viet-nam-moi/
6. http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=10523&rb=0306
7. http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10833&rb=0206
8. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/06/12/diem-sach-ngan-nam-ao-mu/
9. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/06/10/tam-giao-va-noi-ban-khoan/
10. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/05/23/nghin-nam-ao-mu-va-21-trang-tuyet-voi/
11. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/05/08/hien-tuong-sach-giao-khoa-hoa-qua-khu-o-viet-nam/
12. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/10/21/jose-rizal-hoai-thanh-va-bong-ma-so-sanh/
13. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/10/18/dia-the-cua-viet-nam/
14. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/05/28/dai-si-tren-nhung-ngon-nui-va-su-vo-thuong-khong-can-thiet-cua-hoc-thuat-trong-thoi-dai-so/
15. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/11/26/nhung-tieng-noi-bi-lang-quen-trong-lich-su-viet-nam/
16. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/11/17/mot-tu-su-khac-ve-su-chuyen-huong-toi-cai-hien-dai-tay-hoa-o-viet-nam-dau-the-ki-xx/
17. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/11/16/day-ve-dan-toc-o-mien-bac-viet-nam-nam-1969/
18. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/11/04/han-quoc-viet-nam-va-khu-vuc-hoc/
19. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/12/23/ban-dia-hoa-va-cac-the-gioi-tri-thuc-trong-qua-khu-va-hien-tai-cua-dong-nam-a/
20. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/12/08/mi-nuong-nu-quai-thai/
21. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/12/08/bach-viet-va-su-thieu-vang-su-hoc-hau-thuoc-dia-o-viet-nam/
22. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/12/06/mot-van-ban-quan-trong-ve-lich-su-viet-nam-duoc-rat-it-nguoi-doc-an-nam-chi-nguyen/
23. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/12/04/phan-hoi-nhung-binh-luan-cua-ta-chi-dai-truong-va-keith-taylor/
24. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/09/29/binh-luan-ve-bai-hong-bang-thi-truyen-nhu-mot-truyen-thong-duoc-kien-tao-cua-nguoi-viet-nam-thoi-trung-dai-cua-liam-kelley/
25. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/06/07/hong-bang-thi-truyen-nhu-mot-truyen-thong-duoc-kien-tao-cua-nguoi-viet-nam-thoi-trung-dai-full/
26. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/12/24/tu-su-ve-mot-moi-quan-he-bat-binh-dang-cac-tri-thuc-viet-tien-hien-dai-li-giai-quan-he-giua-vuong-quoc-cua-ho-voi-phuong-bac-the-nao/
27. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/09/29/binh-luan-ve-bai-hong-bang-thi-truyen-nhu-mot-truyen-thong-duoc-kien-tao-cua-nguoi-viet-nam-thoi-trung-dai-cua-liam-kelley/
28. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/10/cu-li-nguoi-viet-nguoi-nhat-nguoi-dai-va-tau-ngam-u-s-s-pargo-o-quan-dao-paracel-hoang-sa-trong-the-chien-2/
29. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/10/mot-co-hoi-bi-bo-lo-hay-chu-nghia-co-hoi-o-viet-nam-nam-1945/
30. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/02/28/nghien-cuu-phi-lich-su-hay-thuc-hanh-chu-nghia-thuc-dan-tinh-than-ky-cuoi/
31. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/28/chu-nghia-tuong-trung-sac-toc-va-dan-toc-viet-nam/
32. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/10/mot-co-hoi-bi-bo-lo-hay-chu-nghia-co-hoi-o-viet-nam-nam-1945/
33. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/09/du-doan-ve-su-vo-cam-o-dong-duong-nam-1950/
34. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/07/che-do-mau-quyen-va-li-thuyet-phuong-tay/
35. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/06/giai-tay-hoa-lich-su-viet-nam/
36. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/06/lich-su-co-dai-va-hoc-thuat-lien-nganh-o-viet-nam/
37. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/06/van-ban-cu-lieu-khao-co-hoc-va-ngon-ngu-mo-ho/
38. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/05/logic-cua-cac-su-gia-va-28-vi-nu-tuong-trieu-an/
39. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/04/chinh-phuc-va-lien-hon-trong-su-hinh-thanh-chung-toc-an-nam/
40. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/02/lua-no-le-va-nuoc-van-lang/
41. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/03/cau-chuyen-ve-100-trung-cua-nguoi-muong/
42. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/04/vi-than-lang-phu-dong-va-cac-truyen-ke-phan-dan-gian/
43. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/04/chinh-phuc-va-lien-hon-trong-su-hinh-thanh-chung-toc-an-nam/

Tháng Ba 2017

Khái niệm Nation

Buổi nói chuyện thực hiện bởi Thư viện Nhân Học – Chủ đề “Lịch sử của những khái niệm – về quá trình bản địa hóa các khái niệm “State”, “Nation”, và “Ethnicity” ở Việt Nam và trong khu vực.”

Quá trình hình thành dân tộc (Nation) Việt Nam

Bản chất của 3 khái niệm này và những giải pháp bằng chữ Hán

Nhật Bản

Phiên dịch định nghĩa này. Khái niệm từ phương Tây. Nation được dịch, phiên âm là
Khái niệm Nation không tìm được chỉ dấu tương đương,

“State” dịch là Quốc gia

Nguyễn Phúc Anh nhân xét: Không một khái niệm nào của phương tây có thể tìm được một giải pháp dịch tương đương một cách dễ dàng khi du nhập vào đông phương. Có nguồn gốc từ một nền văn hóa xa lạ, với người bản địa.

Khi lần đầu tiên người ta biết tới khái niệm đó, họ bắt đầu tự hỏi: Làm sao truyền tải khái niệm đó bằng ngôn ngữ sao cho người bản địa để hiểu được. Cực kỳ khó khăn. Mỗi khi đưa ra một giải pháp thì sẽ có người nói: Không, không được. Không phù hợp. Không chuẩn mực. Tranh cãi tới ngày hôm nay về việc dịch khái niệm, không có hồi kết.

Xuất phát từ câu chuyện này, tôi muốn kể thêm một câu chuyện nữa. Tôi tham gia một khóa học mùa thu 2015 với Giáo sư Nhân học nổi tiếng, khóa học Nationalism and culture … (Chủ nghĩa dân tộc và sự thân mật văn hóa).

Câu hỏi đầu tiên thầy hỏi cả lớp: Trong nền văn hóa của các bạn, các bạn nghĩ/định nghĩa như thế nào về “Nation”? Trong lóp các bạn từ nhiều quốc gia khác nhau: Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Syria, Mỹ Latinh, vv…

Ngạc nhiên thay! Mọi người đều đưa ra một định nghĩa về Nation rất khác nhau. Dù từ những nền văn hóa tương đều (ví dụ: Ý, Hy Lạp) nhưng không tim được một định nghĩa chung về “Nation”.

Giáo sư kết luận: Đó là điều đễ hiểu. Với mỗi quốc gia, dù chung nền văn hóa, chung một ngôn ngữ nhưng cũng chưa chắc chung các định nghĩa về khái niệm “Nation”.

Rất khó để thống nhất khái niệm.

Rất có thể, “Nationalism” (Chủ nghĩa dân tộc) mà chúng ta đang nói ngày hôm chưa chắc là “Nationalism” mà người Mỹ đang sử dụng.

Có một thứ cần chấp nhận: Khái niệm chúng ta sử dụng mơ hồ và tương đối. Vậy nên, luôn luôn cần yêu cầu: Hãy làm rõ khái niệm của anh muốn sử dụng ở đây là gì?

Trong lớp học chúng ta thống nhất một vài ý cơ bản nhất về ba khái niệm. Nation được chỉ dấu về một cộng đồng người (Cơ bản nhất) Họ chia sẻ biên giới lịch sử, lãnh thổ lịch sử, những huyền thoại chung. Họ có thể chia sẻ nền văn hóa công chúng (văn hóa đại chúng sau này).

Cộng đồng người này cần được liên kết với nhau bằng những yếu tố về quyền và nghĩa vụ của tất cả các thành viên.

Nation lấy người dân làm trung tâm.

“State” theo các hiểu tiếng Anh là một loại những thiết chế chính trị, là “Nhà nước” trong tiếng Việt.

State là cái thứ gắn chặt với cộng đồng người Nation, là một đơn vị pháp lý chính trị

Tháng Tư 2017

Người dân London ký đơn phản đối trục xuất lao động nhập cư

Kinh Sư [bút danh vô nghĩa, một lần nữa]

Tính tới hết ngày 02-04-2017 theo giờ địa phương, bản kiến nghị trực tuyến phản đối việc trục xuất ông Stojan Jankovic đã đạt 10.000 chữ ký.

Ông Stojan Jankovic (Áo đen) tại cửa hàng Natural Natural Foods – Ảnh: John Grayson

Stojan Jankovic, nhân viên bán hàng tại London, sinh sống tại Anh 26 năm, đang bị nhân viên phụ trách di trú bắt giam và có thể bị trị trúc xuất ngay thứ ba 04-04-2017. Ông ta tới Anh năm 1999 và đăng ký thủ tục cư trú song bị từ chối. Nhưng kể từ đó, Jankovic vẫn tiếp tục sống và làm việc tại Anh đồng thời đều đặn đóng thuế.

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc thủ tướng Anh Theresa May đặt bút thi hành điều 50 hiệp ước Lisbon đưa Anh rời khỏi Châu Âu.

Cộng đồng mạng đã tổ chức chiến dịch #savestoly trên Twiiter (Tên thân mật của ông là Stoly). Một bản kiến nghị trực tiến trên trang web You.38degrees.org.uk sẽ được gửi tới Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Amber Rudd 12 giờ trưa ngày thứ hai 04-03-2017 theo giờ địa phương với mục đích kêu gọi hoãn thời gian trục suất ông Jankovic ít nhất 14 ngày.

Chiến dịch #Savestoly thu hút đông đảo sự ủng hộ. Tính tới rạng sáng ngày 03-04-2017 theo giờ địa phương, tức hơn 24 tiếng đồng hồ sau khi được hình thành, bản kiến nghị trực tuyến đã có hơn 10.000 chữ ký. Một số người nổi tiếng cũng tham gia. Tiêu biểu là Gary Lineker, cựu tuyển thủ đội tuyển Anh, hiện tại là host nổi tiếng chương trình Match of the Day của đài BBC.

Dự kiến, theo lời kêu gọi từ người sáng lập chiến dịch Neil Finer, một lượng lớn người ủng hộ sẽ xuống đường ở số 2 phố Marsham và những bến tàu điện ngầm gần Westminster công viên Thánh James và Pimlico.

Lind.P, một chủ tài khoản trên trang web You.38degress.org.uk, viết: “Stoly đã chọn Anh làm quê hương. Ông ấy là một phần của cộng đồng, làm việc chăm chỉ, chịu thuế. Hàng tháng, ông đều báo cáo với Văn phòng Xuất nhập cảnh nhưng đột nhiên bị bắt không có thông báo? Đất nước của ông ấy không tồn tại nữa. Ông ấy chắc chắn là người vô gia. Ngôi nhà của ông ấy hiện giờ là Anh Quốc”.

Stojan Jankovic, 53 tuổi, vượt biên khỏi Nam Tư cũ năm 1999. Luật sư John Grayson khẳng định thân chủ của mình đã làm việc tại cửa hàng Natural Natural Foods ở Kentish Town, khu vực đông bắc thành phố London, trong 15 năm. Ông đã thanh toán đầy đủ bảo hiểm và thuế quốc gia.

John Grayson trả lời tờ The Guardian trong 10 năm qua, Jankovic đã trình diện và tường trình hàng tháng ở trung tâm báo cáo cư trú. “Tuy nhiên, chiều thứ năm (30-03-2017), ông ấy tới đó và họ đã nhốt Jankovic lại và đưa lên xe. Không một lời cảnh báo nào cả”.
“Đây là một cú sốc khủng khiếp”, John Grayson tiếp tục. “Rất nhiều người dân phẫn nộ vì hành động tùy tiện này”.

Jankovic cho rằng hành động này đã “xúc phạm (ông ta) tới chết”.

Luật sư John Grayson khẳng định: “Ông ta đã được làm việc minh bạch, công khai và trung thực. Ông ta được cấp bảo hiểm quốc gia, và được pháp làm việc hợp pháp tại Anh”.

Trong trường hợp chiến dịch thất bại, Jankovic sẽ bị trục suất khỏi Anh và trở về quê hương, dù nó không còn tồn tại. Nam Tư cũ sau cuộc nội chiến đã bị chia cắt làm nhiều quốc gia Bosnia-Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Slovenia, Kosovo, Serbia và vùng tự trị Vojvodina thuộc Serbia.

3 tháng Tư 2017

Jose Mourinho trở thành HLV Manchester United

RONALD DE BOER: CẦU THỦ TRẺ SẼ GẶP KHÓ KHĂN

(Theo Daily Mail)

Liệu những cầu thủ trẻ của Quỷ đỏ có cơ hội ra sân dưới thời Jose Mourinho. Daily Mail có cuộc phỏng vấn Ronal De Boer – cựu cầu thủ từng thi đấu tại Barcelona thời Van Gaal làm HLV còn “Người đặc biệt” là trợ lý – về vấn đề này.

Ronald de Boer chỉ trích Manchester United đã thiếu tôn trọng Louis Van Gaal. Ông đồng thời lo ngại về tương lai của lò đạo tạo trẻ của CLB dưới thời Jose Mourinho.

Mối lo ngại của ông hướng tới Marcus Rashford, cầu thủ trẻ tiềm năng được Van Gaal giới thiệu.

Mặc dù đã chàng trai 18 tuổi đã thi đấu thành công, De Boer – cựu thành viên Barcelona thời Van Gaal làm HLV còn Mourinho là trợ lý – vẫn lo lắng Rashfoxd sẽ chịu áp lực từ việc bổ nhiệm Mourinho, người chắc chắn sẽ mang về những ngôi sao lớn.

De Boer chia sẻ: “Mourinho là một HLV khắc nghiệt với cầu thủ mới. Những cầu thủ kinh nghiệm sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc. Còn một vài cầu thủ trẻ thì không thực sự làm tốt”.

“Rashford đã chứng tỏ bản thân, bây giờ anh có cơ hội thi đấu tại đội tuyển quốc gia. Nhưng liệu chăng Mourinho sẽ nghĩ, “Được rồi, Rashford, tốt đấy, nhưng tôi cần một người có kinh nghiệm bên cạnh anh ta”. Và rồi người có kinh nghiệm sẽ chơi, còn Rashford thì không.

“Điều đó tất nhiên rất tồi tệ cho sự nghiệp cậu ấy. Và Rashfoxd cần cố gắng để không gục ngã. Với một vài người trẻ thì thử thách này khá thú vị.”

De Boer đã liên lạc với gia đình Van Gaal’s từ khi HLV Man United bị sa thải. Ông cho biết thêm: “Mourinho rất tốt. Ông ấy có thể định hướng đội bóng và đi thẳng tới kết quả. Ông ấy giống Van Gaal, một người say mê công việc, có sự chuẩn bị hoàn hảo và biết làm sao để chiến thắng. Đôi khi mọi chuyện không thật tốt nhưng ông ấy biết tạo nên thắng lợi. Đó là điều đội bóng cần”.

“Điều duy nhất tôi lo lắng là liệu việc bổ nhiệm Mourinho có ảnh hưởng lên những cầu thủ của học viện? Người dân thích thấy cậu chàng trẻ của họ tiến ra sân và trở thành anh hùng thành phố. Nhưng điều này khá mạo hiểm nếu đội bóng chọn Mourinho.”

Bất chấp việc tin rằng Van Gaal chật vật tại United, De Boer – nhà vô địch Chamipons league dưới thời HLV Hà Lan tại Ajax năm 1995, vẫn chỉ trích đội chủ sân Old Trafford về quyết định sa thải nhà cầm quân 64 tuổi.

De Boer, người đã có mặt tại Wembley trong trận đấu tranh International Champion Cup giữa Liverpool và Barcelona ngày 6/8 cho biết: ‘Từ góc độ của đội bong, tôi có thể hiểu điều đó. Từ quan điểm của một con người, điều đó thật tệ ngay sau khi chiến thắng cúp FA, bạn nghe tin mình bị sa thải. Đó không phải cách bạn nên chịu nhưng đội bóng gồm những công ty bạc tỷ.

“Đó không phải cách tử tế nhất để thông báo với HLV. Ông ấy đáng được tôn trọng nhiều hơn trong hoàn cảnh này. Đây không phải cách tốt đẹp để kết thúc một sự nghiệp.
“Mọi người đều thấy quyết định sa thải HLV sẽ đến. Bạn biết nếu bản thân đang huấn luyện một trong những đội bóng lớn trên thế giới, bạn sẽ mắc phải nhiều rắc rối nếu mọi sự không xuôi sẻ. Van Gaal đã không thật sự thúc đẩy sự phát triển của CLB và ông ấy cũng biết điều này.

“Tôi nghĩ ông ấy biết quyết định sa thải chắc chắn sẽ đến. Nhưng bạn luôn hi vọng bản thân nhận được sự thấu hiểu từ CLB – đây là thứ khiến tôi thất vọng nhất. Van Gaal luôn tin ông ấy được sự ủng hộ từ đội bóng và đó là lý do tại sao quyết định sa thải rất khó khăn với HLV Hà Lan.”

De Boer đã trao đổi với vợ Van Gaal vào chủ nhật và tiết lộ họ đã đóng gói đồ đạc một ngày trước quyết định sa thải chính thức.

Cựu cầu thủ Barca chia sẻ: “Tôi đã gửi tin nhắn tới bà ấy: Đồ đạc đã được đóng gói xong chưa? Và vợ Van Gaal trả lời: Rồi. Tôi nghĩ đó là vào chủ nhật.

“Tôi không hỏi chi tiết: Louis có thất vọng không?’, Bà ấy nói : ‘Ông ấy vô cùng thất vọng. Nhưng chuyện đó là bình thường. Chồng tôi là người chiến thắng. Ông ấy muốn kết thúc công việc’.

[Thực tập ở Thể thao & Văn hóa]

Tháng Mười 2016

Phố đi bộ

Đề bài: Thực trạng và giải pháp trong hoạt động biểu diễn âm nhạc trong khu vực phố đi bộ hồ Gươm hiện nay

Ngay từ những ngày đầu Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội thực hiện phố đi bộ quanh khu vực hồ Gươm trong ba ngày cuối tuần, hoạt động âm nhạc trong khu vực đã diễn ra đa dạng.
Theo quan sát của chúng tôi, hoạt động âm nhạc diễn ra không chỉ trong buổi tối mà xuyên suốt một ngày với những người không chuyên và chuyên nghiệp. Những địa điểm thường xuyên có hoạt động âm nhạc là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, ngã tư phố Tràng Tiền-Hàng Khay-Đinh Tiên Hoàng, khu vực đền thờ vua Lê và khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Đánh giá nhanh, những địa điểm trên đều là những khu vực rộng nhất quanh phố đi bộ. Riêng khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đã trở thành điểm hoạt động âm nhạc đều đặn cuối tuần trước khi phố đi bộ chính thức đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, những địa điểm nhỏ hơn như xung quanh đường Đinh Tiên Hoàng hay phố Tràng Tiền, Hàng Khay vẫn diễn ra những hoạt động âm nhạc quy mô nhỏ hơn.

Người tham gia biểu diễn có rất đông người trẻ ở độ tuổi dưới 35. Họ chơi rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau từ rock tới âm nhạc dân gian tùy theo sở thích hoặc sở trường của từng người/nhóm tham gia biểu diễn. Báo điện tử VietamNet từng ngoa ngoắt gọi đây là Lẩu thập cẩm âm nhạc. Tôi không rõ ký giả có đôi tai âm nhạc trời phú đủ để định giá những thứ nhạc được chơi trong khu vực phố đi bộ hay không?

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, việc biểu diễn âm nhạc trong môi trường ngoài trời cũng dẫn đến những tác động không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng âm nhạc như tiếng động quá ồn ào của du khách tham quan.

Tổng Cục Du Lịch đã có những thống kê rất tích cực từ chủ trương mở phố đi bộ trong những ngày cuối tuần tới lượng khách du lịch bản địa lẫn ngoại quốc tăng trưởng trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, chúng tôi quan sát những hiện tượng rất thú vị như những tiết mục biểu diễn âm nhạc dân gian xuất hiện từ chiều tối những ngày cuối tuần. Hoạt động này đạt được mục đích quảng bá âm nhạc truyền thống và kích thích du lịch Hà Nội. Không chỉ thế, chúng ta còn được theo dõi những khác biệt trong việc đem những môn nghệ thuật truyền thống như hát văn, hát xẩm tới phục vụ trong khu vực rộng như phố đi bộ.

Chúng ta sẽ đi vào miêu thuật chi tiết hơn về hoạt động hát văn ở khu vực đền thờ vua Lê, trước tượng đài vua Lê Thái Tổ, bên cạnh tòa soạn báo Nhân dân.

Hát văn là một chặng trong toàn bộ hoạt động lên đồng của con nhan đệ tử trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Mẫu Tứ Phủ. Khi hát văn được diễn ra chốn cửa đền, cửa phủ, hoạt động này mang yếu tố Thiêng. Những lời hát ca ngợi công đức của những vị thánh và thành tâm cầu mong các Ngài ban phước lành cho người trần thế.

Tuy nhiên, hoạt động hát văn khi được đưa khỏi không gian cửa phủ, cửa đền đã được phi thiêng. Những bài hát văn được nén lại thành những bài nhạc có thời lượng vài phút đồng hồ. Người biểu diễn hát văn không còn là những thanh đồng đang đứng trước ban thờ công đồng Mẫu Tam Phủ, Mẫu Tứ Phủ mà đã là những nghệ sĩ đứng trước công chúng. Hát văn đã trở nên độc lập thành một môn nghệ thuật biểu diễn.

Tuy nhiên, không vì thế, cái uy nghi, cái thiêng đã hoàn toàn rũ bỏ. Theo quan sát của chúng tôi, những du khách theo dõi hoạt động hát văn ở khu vực đền thờ vua Lê đều tỏ ra thành kính, trật tự theo dõi buổi diễn – khác với những hoạt động âm nhạc khác diễn ra xung quanh hồ Gươm.

Các hoạt động âm nhạc của phố đi bộ xung quanh Hồ Gươm đều phải gửi công văn xin phép tới Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội để thẩm định chất lượng. Các hoạt động được Sở chấp thuận đều được diễn ra hợp thức hóa. Tuy nhiên, theo phản ánh của báo chí, một số người chơi đã vi phạm quy định, chơi nhạc ở khu vực mà không xin phép trước.

Nhà viết báo quả chỉ có khả năng quan sát và miêu thuật. Chúng tôi vẫn đang loay hoay với đề nghị của nhà báo lão thành Hữu Thọ về “làm báo phải hướng tới giải pháp”. Nhất là khi chúng tôi không được phú cho đôi tai nhạc để có thể định giá âm nhạc.

[Làm bài tập môn Nghệ thuật học chuyên ngành của thầy Nguyễn Quang Long, tức nhạc sĩ Nguyễn Quang Long]

Tháng Mười 2017

Tọa đàm Lý Trần rồng bay Đại Việt

Nhà văn Hoàng Quốc Hải: “Không viết về nhà Lý là có tội”

Sáng 23/9, tại Hà Nội, NXB Phụ nữ đã tổ chức buổi giao lưu với tác giả Hoàng Quốc Hải nhân dịp bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý được tái bản.

Cùng với Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải là tiểu thuyết gia lịch sử nổi tiếng. Từ năm 2003, bộ năm tập tiểu thuyết Bão táp triều Trần được được tái bản 11 lần – Ảnh: Thành Nguyễn

Trước khi bắt tay viết Tám triều vua Lý, Hoàng Quốc Hải đã là nhà văn nổi tiếng với bộ tiểu thuyết năm tập Bão táp triều Trần. Tuy nhiên, Hoàng Quốc Hải nhận thấy không thể không viết về nhà Lý, vương triều mở đầu cho sự thịnh trị của Đại Việt, không thể có nhà Trần hào hùng nếu như không có nền tảng chắc chắn trước đó của nhà Lý. Không chỉ vậy, nhà văn còn khẳng định: “Không viết về nhà Lý là có tội”.

Dẫn chương trình của buổi giao lưu, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên lập luận: “Không tác giả tiểu thuyết lịch sử nào không viết cho hiện tại”. Ông cũng viện dẫn trường hợp Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, hiểu theo nghĩa giản đơn nhất, là gửi gắm tới đất nước thời đổi mới sau 1987 tinh thần canh tân của Hồ Quý Ly, dù khó khăn, vất vả nhưng không làm không được.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải đồng tình với lập luận của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: Nhà văn phải là người đi cùng thời đại và giám sát thời đại. Tôi viết Tám triều vua Lý để gửi cho người đương thời bài học tiền nhân về quản trị đất nước: Lấy dân làm gốc.

Không một vua Lý triều nào quay lưng lại với dân. Họ xây dựng đất nước dựa vào nhân dân với chính sách thân dân. Điển hình là vua Lý Thái Tổ đã miễn tô thuế 7,5 năm/18 năm trị vì của mình, một kỷ lục. Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng: Đó là một nhà vua biết tính đường xa; vua nuôi dân để dân có của ăn của để dành và nhờ thế đất nước hùng cường. Hoàng Quốc Hải còn mạnh bạo khẳng định: Chúng là là con cháu bất hiếu, mất dạy của tổ tiên nếu không học được những gì triều Lý đã dạy.

Tám triều vua Lý gồm 4 tập với : 1. Thiền sư dựng nước; 2. Con ngựa nhà Phật; 3. Bình Bắc dẹp Nam; 4. Con đường định mệnh, đã phác họa, phục dựng bức tranh lịch sử từ lúc ra đời vương triều Lý với hình ảnh vua Lý Thái Tổ, cho đến những giai đoạn phát triển, hưng thịnh (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), sau đó là thời kỳ khủng hoảng, suy vong (Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông).

Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội sách Hà Nội lần thứ tư tại Hoàng Thành Thăng Long với chủ đề “Sách và khởi nghiệp” diễn ra từ ngày 22/9 tới ngày 26/9 do Ủy ban Nhân ân Thành phố Hà Nội tổ chức.

[làm bài tập môn Văn nghệ trên báo của thầy Văn Giá]

23 tháng Chín 2017

Tìm đọc Hoàng Hối Hận

[gửi Mai Anh Quân]

(Lưu ý: Không đánh số thứ tự theo ngày tháng & Không đầy đủ)

  1. Ngày nay số 47,22 tháng Chín 2016, Yên Bái: Nếu chỉ trông vào rừng

http://ngaynay.vn/doi-thoai/ky-uc-yen-bai-28311.html

  1. Ngày nay số 36, 07 tháng Bảy 2016, Mì ăn liền & sức lao động giá rẻ
  2. Ngày nay số 11, 14 tháng Một 2016, Những người không “thưởng tết”.
  3. Ngày nay số 02, 17 tháng Mười Một 2015, Một phút trong đời nữ công nhân

https://www.facebook.com/baomienphi/photos/a.1100068596684563.1073741828.1100051476686275/1100068110017945/?type=3&theater

  1. Ngày nay số 06, 10 tháng Mười Hai 2015, Vỉa hè: Tấm sổ đỏ vô hình
  2. Ngày nay số 05, 03 tháng Mười Hai 2015, “Bóng” trong ánh sáng
    Đọc tại đây cũng được https://www.facebook.com/baomienphi/photos/a.1100068596684563.1073741828.1100051476686275/1101507019874054/?type=3&theater
  3. Ngày nay số 01, 01 tháng Mười Một 2015, Những túp lều tranh trong thành phố

https://www.facebook.com/baomienphi/photos/a.1100068596684563.1073741828.1100051476686275/1100085850016171/?type=3&theater

  1. Ngày nay số 04, 26 tháng Mười một 2015, Nếu có nắm lá ngón trong tay

https://www.facebook.com/baomienphi/photos/a.1100068596684563.1073741828.1100051476686275/1100198420004914/?type=3&theater

  1. Ngày nay số 05, 03 tháng Mười Hai 2015, Cô gái điên

https://www.facebook.com/baomienphi/photos/a.1100068596684563.1073741828.1100051476686275/1100689589955797/?type=3&theater

  1. Ngày nay số 07, 17 tháng Mười Hai 2015
  2. Ngày nay số 43, 25 tháng Tám 2016, Những công dân nép bên lề
  3. Ngày nay số 45, 08 tháng Chín 2016, Vững như lòng Thạch
  4. Ngày nay số 46, 15 tháng Chín 2016, Nông dân bỏ quê, ai làm nông sản “sạch”?
  5. Ngày nay số 42, 18 tháng Tám 2016, Những cái làng trong khu đô thị
  6. Ngày nay số 41, 11 tháng Tám 2016, Khi từ thiện trở thành trang sức
  7. Ngày nay số 60, 22 tháng Mười Hai 2016, Một người lính, 2 màu áo

http://ngaynay.vn/xa-hoi/mot-nguoi-linh-2-mau-ao-35399.html

  1. Ngày nay số 52, 27 tháng Mười 2016, Tốt ngoài vòng pháp luật
  2. Ngày nay số 51, 20 tháng Mười 2016, Ngày 20-10 thật sự là ngày gì?

http://ngaynay.vn/rubic-cuoc-song/ngay-2010-that-su-la-ngay-gi-30269.html

  1. Ngày nay số 50, 13 tháng Mười 2016, Yêu trong bóng tối
  2. Ngày nay số 49, 06 tháng Mười 2016, Nói “làm lợi cho xã hội” thì ai tin?

23 tháng Một 2017

Hà Nội xưa

Hôm nay có một bạn hỏi mình về Hà Nội xưa, vừa mừng vừa lo, mừng vì lâu lắm rồi không được nghe bàn chuyện cũ Hã Nội, lo vì những kỉ niệm về Hà Nội đẹp và thanh bình của thời bé thơ. Với mình không còn cách nào tốt hơn gợi lại kỉ niệm xưa bằng những kỉ niệm.

Rồi lên Youtube tìm nghe một loạt những bài hát về thu Hà Nội cũ mình hay được nghe trên đài Radio xưa như “Có phải em mùa thu Hà Nội”, nghe cả mấy bài nhạc đỏ mà các ông các bố hay hát karaoke những lần đi ăn nhà hàng Đầm Sen năm xưa, xem một loại những thước phim cũ những quen thuộc với tuổi thơ : “Chuyện phố phường” chẳng hạn.
Kể thế coi mà công hiệu ghê, cả “một dòng thương nhớ” ùa về, tuy kí ức đọng lại hơi mơ hồ, bảng lảng như sương khói mùa thu.

Nhớ lại một Hà Nội đẹp lắm, không ồn ào như bây giờ, xe máy hồi ấy cũng vừa phải. Nhớ cả những ngày tháng được bà ngoại dắt đi cùng chị họ bà thằng em họ mà bh mình vs nó thân thiết không khác gì anh em ruột thịt ( cả 2 đứa đều được bà Thành trông trẻ ) đi dạo hồ Gươm trên xích lô ( hồi đấy xích lô cực thân thiện, lại rẻ ), đi đền Ngọc Sơn thăm cụ Rùa và siêu thị gần đó chơi nhà bóng, sao mà quên được.

Hà Nội đẹp lắm. Tưởng tượng ra cái khoảng thời gian này 12,13 năm trước tết thu rõ ràng hơn rất nhiều, se se lạnh sáng sớm mặc một chiếc áo sơ mi dài tay, đi dạo quanh những con đường đầy lá rơi, rồi bất giác bắt gặp ánh mắt của cô nữ sinh trong tà áo dài duyên dáng đạp xe ngang qua, để cho kẻ lãng mạng đa tình này phải thốt lên “Có phải em mùa thu Hà Nội ” ?

27 tháng Chín 2014

Hậu duệ mặt trời

12912425_875809939231062_1142673108_n12826011_1183732048327296_1398533401_n

12833373_928646933898256_2134500356_n_928646933898256

Tháng Ba 2016

Giới thiệu sách Vì sao con tôi không thích đi học

[làm bài tập một nào đó]

Chủ nhật ngày 07 tháng Năm 2017 tại Viện Goethe Hà Nội, Công ty Cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam đã tổ chức buổi ra mắt sách “Vì sao con tôi không thích đi học” của tác giả Richard David Precht (1964 – ). Chương trình này nằm trong chuỗi sự kiện Những ngày Văn học Châu Âu tại Việt Nam.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con), TS toán học Phan Phương Đạt (Đại học FPT), Biên tập viên cuốn sách, Trần Kiều Vân và công dân Đức Christina, CTV của Viện Goethe Hà Nội.

Sự kiện thu hút khoảng ba mươi người tham dự.

Richard David Precht là học giả nổi tiếng người Đức. Giáo dục là một vấn đề ông quan tâm bên cạnh triết học, văn chương và truyền thông báo chí.

Trước khi ra mắt Vì sao con tôi không thích đi học, Nhã Nam đã xuất bản một cuốn sách của Richard David Prẹht tên Tôi là ai – Nếu vậy thì bao nhiêu? (Nhã Nam; Trần Vinh dịch; 2015).

Tên gốc của sách là Anna, nhà trường và đức Chúa kính yêu: Tại sao hệ thống giáo dục lại phản bội con em chúng ta? (NXB Goldmmann ; 2013).

Theo tiết lộ của BTV Trần Kiều Vân, phía Đức không chấp nhận để quốc gia nào mua bản quyền. Nhã Nam sau đó đã thuyết phục thành công NXB Goldmann vì giáo dục Việt Nam cũng đang trải qua tình trạng tương tự và cuốn sách là tài liệu cần được phổ biến.

Với Vì sao con tôi không thích đi học, ông Richard David Precht đã gây tranh cãi và chia rẽ trong làng dư luận nước Đức. Trang Amazon nhận được 75% đánh giá 5 sao và 25% đánh giá 1 sao từ cộng đồng; tuyệt nhiên, không có đánh giá trung tính 3 hoặc 4 sao.

Cô Chirstina, từng học tại trường trung học Berlin , khẳng định đây luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi từ những năm 1970s. Tại thời điểm đó, thầy cô giáo vẫn có thói quen đánh học trò và lượng kiến thức giảng dạy quá lớn. Tại thời điểm hiện tại, những hành vi trên đã chấm dứt. 

Trong cuốn sách, Richard David Precht phê phán hệ thống giáo dục Đức hiện hành: Quá tập trung vào những môn truyền thống và thi cử. Một công dân hoàn tất 13 năm học phổ thông tại đây phải học đủ 100.000 tiết. Đồng thời, lối học cứng nhắc vẫn được duy trì như việc bắt trẻ em phải ngồi im trong thời gian tiết học.

Công dân Đức, cô Christina đồng ý quan điểm trên:“Vấn đề giáo dục Đức đã không theo kịp thời đại”.

Diễn giả chương trình, TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh, cho rằng tất cả quốc gia đều không hài lòng với nền giáo dục của mình và không ngạc nhiên khi Precht chê trách nền giáo dục Đức.

Do đó, học giả Precht kêu gọi nước Đức phải tiến hành một cuộc cách mạng giáo dục toàn diện để mang lại hiệu quả cao hơn và công bình cho mọi tầng lớp quốc dân.

Ông điều xuất giáo dục phải nhắm tới mục “Dạy đứa trẻ để nó có tính hiếu tri suốt đời”. 

Để làm được điều này, Richard David Precht đề xuất với giới lãnh đạo Đức giảm thời gian các môn học truyền thống, tăng cường những làm việc nhóm và tạo ra giải pháp để tạo ra thật nhiều cuộc thi giúp học sinh phát huy năng lực riêng. 

Để thực hiện cuộc cách mạng, điều quan trọng nhất là vấn đề giáo viên. Ông đòi hỏi mỗi giáo viên phải là một nghệ sĩ sẵn sàng phá cách và việc giảng dạy cũng phải coi như nghệ thuật.

Một giảng viên Đại học ở Hà Nội, giấu tên, rất tiếc vì cuốn Vì sao con không thích đi học được xuất bản ở Việt Nam quá chậm. Nếu sớm hơn, gia đình cô đã có phương án giải quyết tốt hơn.

Cuốn sách này được Precht kỳ vọng đưa tới tay bốn đối tượng: Người học, phụ huynh, giáo viên và lãnh đạo quản lý.

Một giáo viên văn giấu tên, nay đã nghỉ hưu,  chia sẻ về những khó khăn trong nghề nghệ. “Không thể áp dụng nguyên phương pháp giảng dạy của nước bạn. Việt Nam rất khác biệt”. 

Điều phối viên Lê Quang, người đã nhiều năm sống tại Đức, cho biết Đức là quốc gia có 16 bang với 16 chương trình giáo dục khác nhau. Cho nên, việc cải cách giáo dục hoàn toàn không dễ dàng. 

7 tháng Năm 2017

Làm bài thi rất chán

Câu 1: Hãy  hãy viết một status bàn về thực trạng sử dụng ngôn ngữ trên các trang mạng xã hội của giới trẻ hiện nay (không quá 700 chữ)

Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội là 

Có điều gì đáng lo ngại chăng? Không đâu, hỡi những nhà luân lý tự phong tràn lan trên mạng Internet; cái chữ Quốc ngữ nó 

Nguyễn Văn Vĩnh: Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ”. 

Không nên nhị nguyên: Xấu – Dở để luận bàn về vấn đề ngôn ngữ trên mạng. 

Nhìn một cách trung tính, đây là nơi liên tục cung cấp những từ ngữ mới, báo chí đi theo sau hết. Có những từ, cụm từ tồn tại cùng thời gian, cùng thế hệ. 

Có nên sợ cái tình trạng đó không? Tôi cho là không? 

Mấy vị nói rằng đây làm vấy bẩn vẻ đẹp, sự trong sạch của chữ quốc ngữ, e rằng mấy vị đó đã làm quá lên rồi. 

1 tháng Năm 2017

Cụt

12032044_1703498913205299_5911620418287204718_n

– “Thời gian này tôi sẽ đi nghe chuyện. Nói đúng hơn, tôi muốn được nghe câu chuyện của nhiều người”.

– “Ừ. Thế cũng có lẽ là tốt”.

Tôi không trông đợi vào thái độ đồng tình của anh bạn thân ấy. Lần này đơn thuần tôi chỉ nói như một sự thông báo.

Đằng sau người nhân viên viện bảo tàng với mức lương tháng nhà nước 1tr5/tháng ấy là cả một câu chuyện. “Số chị nó khổ mà”, suốt cuộc nói chuyện, chị thỉnh thoảng nhắc lại câu ấy.

Một câu chuyện khác về một cô gái sắp lên xe hoa với vị hôn thê là mối tình đầu của cô, họ gặp và yêu nhau những năm trung học. Tình yêu của phụ nữ mãnh liệt hơn người đàn ông, khi yêu, cô không chỉ mong muốn mối quan hệ, cô muốn sinh cho người đàn ông của đời mình những đứa con, yêu nhau để cưới, cô muốn như vậy, cô sắp làm được rồi.
Hay một em gái người dân tộc không biết tên tôi quen trong chuyến đi Vị Xuyên, Hà Giang. Tôi không nhớ được khuôn mặt em ra sao. Đại để chỉ nhớ rằng ấn tượng của tôi là một cô gái có nhan sắc tầm thường, vừa tốt nghiệp cấp trung học cơ sở và chưa có người thương. Tới bây giờ tôi chỉ nhớ duy nhất ánh mắt em gái ấy, cái ánh mắt thỉnh thoảng nhìn trộm tôi. Tôi thấy nó, tôi cười đáp rất tươi, một nụ cười xã giao như cách tôi đối xử với bất cứ con người tử tế nào, em lại quay mặt đi.

Tôi có thói quen viết ít nhất 300,400 chữ mỗi ngày, viết về mọi thứ, miễn sao trong đầu có ý tưởng. Đó là những thứ viết tôi rất ít công khai. Tôi từng được học về cách xây dựng những chi tiết nhỏ nhưng đáng đọc trong bài viết. Thỉnh thoảng, có những câu chuyện không đầu không cuối bỗng hiện ra làm cái chi tiết nhỏ ấy. “Em không hiểu sao em nhớ những câu chuyện như thế, mặc dù nó có thể là vô dụng suốt cả đời mình”, tôi nói như vậy trong một lần đưa bài viết hôm ấy khá ưng cho một chị xem.

P/s: Sao kết lại cụt thế? Giải thích một cách đơn giản nhất thì nó chưa chấm dứt.
Giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất năm 2008, Dustin Lance Black từng nói: “I write because I don’t think we’re done. And I think that we make progress by telling our personal strories. You know, the personal story can change the world.”

Nó triết lý, tưởng sáo rỗng, nhưng là sự thật, ít nhất với bản thân tôi.

25 tháng Chín 2015

Nho giáo

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=10523&rb=0306

Thực sự tuyệt vời.

GS Liam Kelley nhận ra rất rõ tầm quan trọng của thập niên đầu tiên thế kỷ XX. Rồi ông nhận xét: Thế hệ đó đã làm quá tốt đến mức những học giả sau này rất khó khăn để nhìn nhận/đánh giá và xếp họ ở đâu vì họ đã đã thay đổi hoàn toàn mọi thứ. Việt Nam trước thế hệ đó là một Việt Nam hoàn toàn khác.

Vậy nên, chả trách gì McHale viết khá sơ lược và nhiều chỗ bản thân tôi tự hỏi ông có thực sự ý thức được giai đoạn 1900-1910 thực sự quan trọng đối với trí thức Việt Nam trên lĩnh vực in ấn. Thực sự ông đã đọc được những tờ báo, dù ít ỏi, đặc biệt ở Hà Nội quãng đỗ đấy hay chưa?

Bàn tới bước đi của Nho giáo qua quá trình in ấn mà không thể đọc nổi tiếng Hán với những tờ báo của Đào Nguyên Phổ là một thiếu sót cực lớn.

Đồng thời, viết về Nho giáo mà không nhìn ra Tự Lực Văn Đoàn và sức phá hoại của nhóm khiến mình rất nghi ngờ khả năng hiểu biết xã hội Việt Nam giai đoạn đó của McHale.

Trịnh Văn Thảo, từ rất lâu, đã nhìn ra điều mà GS Liam Kelley nêu ra.

Ông Thảo sử dụng điểm nhìn thế hệ để xuyên thấu xã hội Việt Nam với bước chuyển từ Nho giáo tới Cộng Sản. 222 con người được chọn là những người đặc biệt quan trọng ở giai đoạn của mình.

Ông chia bằng các trí thức Việt Nam làm ba thế hệ: Thế hệ 1862, thế hệ 1907 và thế hệ 1925.

Thế hệ 1907 được ông Thảo gọi là: Giữa hai thế giới.

Họ rất khác trí thức trưởng thành năm 1862, mà phần lớn không thực sự khác lắm so với trí thức Nho học thời trước trừ một trường hợp rất lạ kiểu Petrus Ký (thực ra còn hai người nữa cũng là trí thức Công giáo) Nhìn thấy được Petrus Ký và xếp ông này ở đây là điều thực sự khó. Nguyễn Đình Đầu đang bước đầu làm điều này.

Và khác hơn nữa so với thế hệ 1925. Ông Thảo chia thế hệ 1925 làm hai nhóm: Trí thức Tây học và trí thức tiếp nối truyền thống Nho học của gia đình.

Trong trường hợp này, Trần Trọng Kim đặc biệt quan trọng. Đồng thời, cuộc thảo luận giữa Phan Khôi – Trần Trọng Kim và cả Phạm Quỳnh trên tuần báo “Phụ nữ Tân văn” năm 1929 là không thể bỏ qua.

Nhưng không phải tất cả những gì ông nhìn thấy là hoàn hảo. Thế hệ 1907 của ông có Đào Nguyên Phổ – trí thức có ảnh hưởng lớn tới Đông Kinh Nghĩa Thục thời điểm đó và là lớp nhà báo đầu tiên ở Hà Nội, rất thú vị, Đào quân viết báo tiếng Hán. Nhưng ông Thảo lại bỏ qua người con của Đào Nguyên Phổ là Đào Trinh Nhất. Tôi hoàn toàn có thể hiểu được cho ông vì lẽ: Ông không nhìn ra Đào Trinh Nhất. Ở miền Bắc Việt Nam sau 1954 và ở Việt Nam sau 1975, tác phẩm đầu tiên in lại Đào Trinh Nhất là tập Liêu trai chí dị (Ở đó, ta thấy hiển thị cả Nhượng Tống nữa) cuối thập niên 90s. Tới sau này, Đào Trinh Nhất mới thực sự trở lại. Tới bây giờ, tôi có thể nói, các tác phẩm in sách của Đào Trinh Nhất đã trở lại gần đầy đủ. Nhưng không thể nhìn Đào Trinh Nhất như vậy, đó là quá phiến diện. Tác phẩm của Đào Trinh Nhất còn rất nhiều nữa, hiển thị trên báo chí và cả những cuốn sách chưa in. Tạm kết lại ở đây, bao giờ tôi sẽ nói tiếp.

18472256_1288526464576966_1635116906_o_1288526464576966

(…)

Tôi nhận ra, lịch sử báo chí Việt Nam thời Đông Dương là vấn đề cực khó. Nó không đơn thuần là in ấn.

In ấn chỉ là công cụ để giới trí thức hành động vì mục đích bản thân.

Hiện tại, tôi chỉ nhìn thấy được tình hình in ấn của thế hệ tri thức Tây học bản địa (Chữ của Đỗ Lại Thúy trong “Vẫy vào vô tận”). Tôi nhìn ra được Phan Khôi, Tự lực Văn đoàn và nhóm chống đối/phản kháng Tự lực, nhìn được thế lực Nhà in Tân dân hay khó nhìn hơn, là nhà in Lê Cường nơi liên tục in tác phẩm Vũ Trọng Phụng.

Tôi nhìn thấy được những bước tiến vũ bão và sự phá hủy tới tận gốc những giá trị cũ. Tôi biết Tự lực Văn đoàn chỉ là đỉnh cao. Nhưng hiện tượng Tự lực không sinh từ hư vô.

Trước Tự Lực là những phản kháng đáng chú ý.

Trước đó, ở Sài Gòn, nhà nho Trần Huy Liệu, trong quá trình làm chủ bút “Đông Pháp thời báo” đã đề cập tới vấn đề phụ nữ và truyền thống với quan điểm trung dung. Tôi hiểu điều này. Cái nỗi sợ hãi về một cuộc diệt chủng văn hóa mà người Việt Nam – trong bối cảnh bị đô hộ chính trị – mà Phan Bội Châu nêu ra trong “Việt Nam vong quốc sử” là luôn thường trực.

Nhưng không thể sống với một cái giá trị cũ ruệ rã.

Phan Khôi là “liều thuốc thử” đầu tiên cho sức sống của những giá trị cũ với những bài báo trên “Phụ nữ Tân văn” và nhật báo “Thần chung” – cả hai tờ này, vào thời cực thịnh đã đạt 12.000 bản in mỗi số, chạy nhất Đông Dương. Năm 1933, khi ở Bắc Kỳ, ông Phan Khôi có ý mỉa mai Phong hóa và chỉ ra con số 10.000 bản/kỳ của báo là sai lệch. Con số chỉ khoảng 7-8.000 bản.

Thần chung” là một trường hợp cần xem xét, suy nghĩ thấu đáo. Ở đây, lần đầu tiên và duy nhất, tự đại làng báo ở Sài Gòn đã hợp sức làm chung một tờ báo.

Bên lề, hai trong số bốn người đó là Diệp Văn Kỳ và Bùi Thế Mỹ đã chết rất bí ẩn năm 1945. Sau này, bà Phương Lan Bùi Thế Mỹ – vợ của ông BTM đã viết hai cuốn sách đáng đọc thể hiểu trí thức Sài Gòn những năm 20s tới 45 là “Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh” và “Nhà cách mạng Tạ Thu Thâu”.

Thuốc thử Phan Khôi đã gây chấn động. Nhưng nó chỉ là “thuốc thử” được dùng ở Sài Gòn – vùng đất mà Li Tana trong “Lịch sử xứ đằng trong” đã gọi là Việt Nam mới. Sài Gòn là một nơi li tâm những ảnh hưởng của Khổng giáo, một nơi mà các cộng đồng người khác nhau cùng đến làm ăn và buôn bán.

Một yêu cầu cấp bách đưa ra: Cần bỏ qua thuốc thử Phan Khôi và sử dụng thuốc đặc trị. Lần này, không phải ở Sài Gòn mà là Hà Nội – một chốn thủ cựu, nơi đậm nét những giá trị Khổng giáo.

Tình hình Hà Nội năm 1930 cũng thực sự rất thích hợp để diễn ra cuộc soát ngôi kinh thiên động địa của phe Tân thời.

Trước đó 5 năm, “Tố Tâm” của Song An Hoàng Ngọc Phách, đột ngột, giáng xuống xứ Bắc Kỳ. Chính bản thân tác giả tự ý thức rằng “Tố tâm” không thể ra đời sớm tới như vậy. Nó cần thời gian. Nhưng định mệnh đã sắp đặt thế, xã hội đã sắp đặt vậy, “Tố tâm” nhất thiết phải được xuất bản năm 1925, mà mượn tay Song Anh để viết.

Khi “Tố tâm” ra đời, một sự kiện chấn động thời gian đó: Một loạt thiếu nữ đã quyên sinh.

Phụ nữ Tân văn số đầu tiên đã đăng bài của một kẻ độc mồng. Gã đó nêu ra: Phái nữ đã bị tiểu thuyết làm cho phát điên, lú lẫn lý trí, chạy theo cái ích kỷ của bản thân mà không chịu hy sinh, một cách hạnh phúc, vì gia đình. Và cuối bài, hắn kết luận: Chết như vậy chẳng đáng thương hại.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam có một tiểu luận “Phụ nữ tự tử vì tiểu thuyết”. Ý chính anh muốn nói là sự quyên sinh đó bắt nguồn từ chính những mâu thuẫn xã hội, không thể đổ lỗi cho tiểu thuyết.

Thực ra, bài nghiên cứu của Nguyễn Nam lặp lại những ý mà Phan Khôi đã nhìn ra cách đây 80 năm. Ông đã viết một bài báo về vấn đề phụ nữ tự tử và lý giải: Họ là những con người bất tuân theo những giá trị cũ và dũng cảm đoạn tuyệt. Để mà chết là điều khó khăn nhưng họ chấp nhận chết – Không thể coi hành động đó là thiếu suy nghĩ và hèn nhát được. Họ là thế hệ không cam chịu thỏa hiệp.

Tự Lực Văn Đoàn đã thường hưởng tất cả từ “Tố tâm” và Phong Khôi. Nhưng cái tuyệt vời là cách họ thể hiện: Báo hài và tiểu thuyết.

Cả hai thứ đều là thử thách lúc bấy giờ. Báo hài, trước Phong hóa là chưa có, lại duy trì hơn 10 năm là điều, như Phan Khôi nhận định đáng để làng báo nghiêng đầu ngã mũ. Không thể không kể đến tiểu thuyết.

Tự Lực Văn Đoàn đã đẩy thế lực Tân thời lấn ép hoàn toàn giới thủ cựu.

Nhưng một vấn đề mà tôi luôn khúc mắc: In ấn từ 1940 tới 1945 là cuộc chiêu hồi những giá trị cũ.

Tôi nhận ra, trên đời này, vấn đề không phải là phải tốt đẹp 100% hay độc ác toàn phần mà cần duy trì thực cân bằng hai thế đối đầu đó, cần trung dung.

Di sản của Tự lực Văn đoàn là một đống đổ nát. Cái cũ từ trăm năm bị phá đi xây nên cái mới chỉ vài năm tuổi.

(…)

Thành thực hết sức, tôi có thể hiểu được giai đoạn 40s-45 qua giai đoạn 1930s. Nhưng tôi không nhìn ra giai đoạn trước thế hệ 1907, không thể hình dung, cuối cùng, các ấn phẩm “Thanh Nghị tạp chí” hay “Tri tân tạp chí” đã nỗ lực như nào.

Đó là lý do, với tôi, Doãn Kế Thiện rất quan trọng. Chỉ một cuốn sách của ông là “Hà Nội cũ” cũng nói cho tôi được nhiều điều.

8 tháng Tư 2017

Tây hóa

:p

dạo gần đây, mình có một giả thuyết về quá trình hiện đại hóa xã hội Việt Nam mà tiêu biểu nhất là khoảng thập niên 1930s ở Bắc Kỳ.

Lấy cột mốc 1884 khi Bắc Kỳ chính thức trở thành xứ bảo hộ của người Pháp. Những ai đã sinh ra ngay trong năm đó, hoặc trước đó 1, 2 năm hoặc sau đó ít năm? Đó Nguyễn Văn Vĩnh (1882, trước 2 năm. Những trí thức này sẽ trở nên đặc biệt quan trọng trong thập niên đầu và thứ hai của thế kỷ XX.

Và thế hệ thứ hai sẽ là những người làm Bắc Kỳ hiện đại tới mức không nhận ra nổi

Tức là để dấu ấn của Tây hóa thực sự xâm nhập vào xã hội, dù phạm vi chỉ trong diện nhỏ, thì cần những nỗ lực bền bỉ và thời gian đủ dài để thay đổi, ít nhất là 2 thế hệ với gần 50 năm, tức nửa thế kỷ.

http://soi.today/?p=234167&cat=104

6 tháng Sáu 2017

Chiến tranh Việt Nam

Hồ Hữu Tường có bộ sách hai tập Gái nước Nam làm gì?, một hồi đáp Hoàng Đạo Thúy năm 1943.

Chiến tranh không phải là vinh quang, cũng không phải kinh khủng vô luân như những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn.

Chiến tranh Việt Nam nhiều hơn cả thế với những đỉnh cao chói lọi và man rợ khủng khiếp, bao hàm tất cả với độ cực đoan.

https://www.nytimes.com/2017/06/06/opinion/vietnam-war-women-soldiers.html?ref=opinion&_r=0

8 tháng Sáu 2017

Đầu đông – quán bánh ngô – câu chuyện và gã

Buổi tối 20/11, trong cái se lạnh đầu mùa đông, gã cùng những con người không quen biết ngồi quanh một chảo dầu mỡ của một quán bán bánh ngô, bánh chuối dạo trước cổng trường cấp hai Đống Đa.

1.

Khoảng thập niên 80s, nhà nước chính thức hợp pháp hóa ngày 20/11 thành ngày nhà giáo Việt Nam. Con người đất Việt coi trọng sự học. Dân gian xưa có câu “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy.” Người thầy có vị trí quan trọng tới thế trong tâm thức dân Việt mà. Hay chí ít với những người ở Bắc Bộ.

2.

Cô bán bánh ngô ấy nói vui với gã rằng: “Hôm nay là một dịp tốt để có cớ bày vẽ tụ tập bạn xưa”. Cô nói đúng, cũng là dịp để được bạn học cũ hẹn hò, gặp nhau. Nhẩm nhẩm tính sơ, gã đã có khoảng ba cái hẹn bạn cũ dịp này.

Đầu tiên là hẹn đi thăm cô Hằng, giáo viên dạy thêm văn cũ của gã lớp 12. Cái hẹn thứ hai là sáng 20/11 về trường cấp ba Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân. Lại còn tối hôm ấy hẹn đi với hội cấp hai.

Tốt nghiệp cấp trung học cơ sở được hơn bốn năm rồi, số lần gã gặp lại đám bạn học cũ ấy chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số lần tụ tập gặp nhau những dịp như thế này gã cũng thuộc dạng ít tới mặc dù được mời gọi để đi.

Năm nay, trong ba cái hẹn tới tấp; nếu đặt trong hoàn cảnh của bố gã, ông sẽ thường nói đùa đấy là thời điểm lịch nhậu cứ miên man (tất nhiên sẽ chẳng ai nhậu kiểu ấy cả, hoặc chí ít là ‘nhậu’ lai rai café hay ‘nhậu’ với ít hơi cay cay của rượu nội trong một quán nầm nướng buổi tối ngày trở lạnh ấy); gã đã đi cái hẹn nào trong số đó?

Đáp án là không, không một cái hẹn bạn cũ nào cả.

Buổi tối mà lẽ ra có thể miên man câu chuyện như thể từ tiền kiếp với đám bạn học cấp hai ấy; gã lựa chọn ngồi nơi đây, trong một quán bánh ngô dạo.

3.

Đây là hàng bánh ngô quen mà thỉnh thoảng dăm bữa nửa tháng, cứ hôm nào rủng rỉnh tiền lẻ gã lại sà vào sau khi tan buổi học chiều. Bốn ngàn một cái bánh chuối, bánh ngô, bánh khoai. Ba ngàn cho một xiên nem chua rán. Cũng bốn ngàn nếu bạn muốn ăn một xiên cá viên.

Đắt hơn cả, thuộc loại thực phẩm “sang chảnh” nhất của quán, và cũng kén người ăn là xúc xích, gần mười ngàn. Cũng phải, muốn ăn xúc xích, cứ ra những cửa hàng lớn mà ăn, cho sung sướng cõi đời cái cảm giác cắn ngập cả răng mảng thịt ấy, chứ dại gì vào một cái quán dạo này. Vừa đông đúc người, ghế nhiều lúc cũng chẳng đủ, còn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng bỏ ngỏ. “Quán ăn vỉa hè mà”, nhiều người tặc lưỡi như vậy khi nói về chuyện vệ sinh. Vệ sinh an toàn thực phẩm được không với vài ngàn lẻ trong túi và một cái bụng cồn cào, muốn bỏ một thứ gì vào đó trước khi kịp về nhà ăn bữa tối như gã.

Nhưng gã biết gã đã hạnh phúc hơn nhiều người khác.

4.

Một bạn sinh viên trạc tuổi gã, ngồi ngay đối diện. Hắn nhà xa dưới quê, trọ trên Hà Nội này, một hai miếng bánh khoai bánh chuối thế là thành bữa tối. Ở trên đây có một mình, đứa bạn cùng phòng trọ đi làm ca tối tới đêm mịt mới về, bày vẽ nấu cơm làm chi. Ra hàng làm tám ngàn hai cái bánh ngô nóng hổi vừa rán xong chưa kịp ráo mỡ; vừa ngon, vừa rẻ, đồng thời chí ít cũng chẳng phải lủi thủi ăn một mình.

5.

Sự chú ý của gã được tập trung vào một điểm khác: một đôi trai gái với sự mâu thuẫn có thể nhìn thấy rõ được. Theo quan sát của gã, từ cách đẩy sát ghế ngồi gần hơn nữa tới hành động thủ thỉ, có vẻ đấy là một đôi yêu nhau, mà đã yêu nhau thì có thể lãng mạn được chứ, nên gã tạm gọi hai người không quen ấy là Chàng-Nàng.

Chàng người gầy đét, nàng thì béo ú. Chàng dáng người cao, gầy nhưng mặc chiếc áo đấu bóng đá đến là rộng thùng thình; nàng thì mặc một chiếc áo bó sát làm nổi bật thân hình không có đường cong của bản thân.

(Khoan đã. gã nhận ra đây là áo đấu sân khách mùa 2013-2014 của Juventus gắn với giai đoạn hoàng kim của đội bóng. Nhưng áo đấu thiếu hai ngôi sao đính trên huy hiệu, chất liệu cũng không được tốt. Chắc là một chiếc áo thuộc loại fake bị dính lỗi, giá khoảng 50.000 đồng cả quần lẫn áo đấu. Gã nhớ có lần đã mua một bộ như thế từ một người quen bán đồ thể thao online với giá chỉ 40.000 đồng)

Nhìn chàng và nàng, gã nhớ tới một người bạn cũ hồi phổ thông mới đây thôi vừa lấy chồng. Hai vợ chồng tới thật là lệnh tông. Chồng thì cao, gầy, cái dáng hợp mốt người dây của các nam nghệ sĩ Hàn Quốc; vợ thì béo tròn, dáng lại thấp; mới hôm nay thôi gã vừa vào facebook xem ảnh lễ cưới.

Câu chuyện 20/11 bên chảo dầu mỡ trong lúc đợi rán bánh ngô của cặp đôi ấy cũng xoay quanh người thầy mà họ sẽ tới thăm lát nữa thôi. Còn chuẩn bị cả một bó hoa khá đẹp, gã nghĩ thầm chắc đợi chiều tối mua ép giá một bà bán hoa dịp này còn ế nào đó. Kèm theo hoa là phong bì, phong bì 500.000 đồng, địa chỉ người nhận phong bì này là ai chắc mọi người đều rõ.

“Mất 500 phong bì để được thi còn hơn mất 700 tiền học lại. Đằng nào cũng mất tiền.”, chàng nói tiếp với nàng: “Đã bị trù rồi thì thôi đành mất tiền”. Cái sự học từ lúc ấy là chủ đề của nàng và chàng.

Phần nhiều trong số đó mang trạng thái nơm nớp lo sợ không được thi hết môn, về những dự định nghỉ học hay cả những chia rẽ trong nội bộ lớp học giữa sinh viên với sinh viên đồng thời là mâu thuẫn với chủ nhiệm. Một buổi cả lớp đồng loại nghỉ không phép giờ học tín chỉ môn chuyên ngành của thầy chủ nhiệm. Tới mức người thầy ấy phải đăng đàn lên facebook, báo cáo lên lãnh đạo nhà trường và yêu cầu một cuộc họp bất thường mang tính bắt buộc với cả lớp. Mọi thành viên trong lớp phải tham gia đồng thời phải trả lời thành thật: “Đã đi đâu mà không tới lớp”.

“ĐM nó”, chàng văng tục, bức xúc khi nhớ lại chuyện xưa, nhưng hôm ấy chàng ở phòng ngủ chứ sao, thầy ơi, thầy à, sao lại hỏi khi biết tỏng những học trò của mình thế?

6.

Đợi một lúc lâu tầm 15 phút mới tới lượt bánh ngô của gã rán xong, ráo mỡ. Bánh hôm ấy chả ngon. Cô làm bánh ẩu quá hay lỗi tại gã nhỉ? Tại răng gã cứ bị nhức, ê ẩu quá; rồi nghĩ miên man tới ông bà ngoại, tới những con người lớn tuổi gã yêu thương, muốn ăn mà ăn chẳng được. Nghĩ thế mà gã thấy khoan dung.

“Cứ tự an ủi mình khi nghĩ rằng mình đau khổ thì có một kẻ khác đang hạnh phúc… Cứ nghĩ thế thì thấy cuộc đời bỗng nhẹ nhàng hơn cũng dễ tha thứ cho nhau”, Trịnh Công Sơn từng viết như vậy.

Khoan dung, nó không chỉ dừng lại ở cái đau răng mà nhiều hơn thế nữa. Cứ như thế sống bỗng nhẹ nhàng hơn, ít cay nghiệt, phán xét hơn.

Gã ngẩn ngơ suy nghĩ bên chảo mỡ sôi sung sục rán những chiếc bánh phục vụ lượt khách mới. Cuộc sống cứ thế tiếp tục trôi…

Tháng Mười một 2015

Viết về sự lựa chọn

Hôm qua tôi nói chuyện với một chị chơi cùng về việc viết. Sựthật tôi cực hâm mộ những gì chị ấy dám viết trên FB về cảm xúc từng chuyến đivà những câu chuyện cuộc sống. Đầu năm chị nói rằng sẽ leo Fan. Chị đi thật;như thường lệ; 1 ngày sau đó tôi đón đọc một note dài, đầy ảnh chia sẻ về hành trình “nhấc mông lên và leo Fan”. Đáp lại vẻ ngưỡng mộ ấy của tôi, chị Mì buôngcâu làm các mẹ hết cả cụt hứng: “Cái ấy ai chả viết được. Dễ nhất đấy”. Rồi Mì tiếp tục: “Lúc viết chị đều đơn giản là mình phải ghi chép lại không sẽ quên mất,hoặc là rất nhiều chuyện hay ho mình gặp được thì viết ra cho mọi người cùng biết.Cứ đơn giản thế thôi.”.

Viết ra và chia sẻ câu chuyện của mình hay giữ kín mãi, cứđơn giản là vậy. Quá nhiều chữ đơn giản. Ừ thì đơn giản là SỰ LỰA CHỌN ( lại làđơn giản, đời ai nghĩ đơn giản thì nó dễ dàng tới lạ, nghĩ nó phức tạp thì thấyrối rắm khủng khiếp, chả có cái nào là đúng là sai hoàn toàn, cách nhìn cuộc sống thôi- ký giả tương lai Đăng Thành cho biết)

#1

Hôm nay học Lịch sử , ngồi cùng bàn với một cô bạn lạ hoắc.

Trái ngược với sự nghi ngờ từ tôi, câu chuyện cô ấy hấp dẫn tới lạ. Cô kể về khoảng thời gian trước có làm dancer cho một nhóm biểu diễn nghệ thuật. Lúc đầu diễn nhiều, hăng lắm, 29 Tết mới làm xong việc để 30 về quê, thậm chí cô từng có ý định sẽ ở lại Hà Nội để diễn dịp Tết. Lúc đầu diễn gần như không lương, nhưng được biểu diễn ở nhiều nơi, từ ở đoàn phường, tới chợ Đồng Xuân, hay vào tận đình, đền. Lúc diễn cover lại các hit, thỉnh thoảng diễn làn điệu dân gian, vài lần đi phụ cho một giá hầu đồng tứ phủ.

Rồi vài tháng sau, nhóm được biết đến nhiều hơn, đó cũng là thời cô rút lui. Lí do cho việc ấy là những mặt trái ở vài người đồng đội củacô trong nhóm. “Diễn trước khán giả nhưng hai người ấy liếc mắt đưa tình nhau mãi, bọn em diễn tới tối muộn, xong tìm mãi không thấy con ấy đâu, nghe bảo là lên xe anh quay phim lúc ấy rồi, mà mới lần đầu gặp mà”. Cô tiếp tục:“Bọn em ởHà Nội có một mình, cô đơn lắm, hoạt động như này toàn nói dối bố mẹ để đi, nhiềulúc yếu lòng, nhưng bọn em không phải người như vậy, số ít thôi.”

Tôi không có lời bình luận gì về chuyện ấy ( mặc cho ngườibên cạnh như cố gắng ép để nói ra phản ứng trước sự việc mà bản thân tôi cũngkhông biết bao nhiêu phần trăm là sự thật; nếu là sự thật tôi cũng không muốnphán xét)

Trong vô số sự lựa chọn, tôi chọn im lặng và lắng nghe trướccâu chuyện ấy. Còn cô gái ngồi cạnh trong lớp tín chỉ hôm nay lựa chọn rời nhóm nhảy đó khi chứng kiến tận mắt góc tối từ một người đồng đội y tin cậy.

#2

Bạn thân tôi khá bất ngờ trước thông tin trúng tuyển vàokhoa Sử của Đại học Xã hội và Nhân văn. Tối thứ 7 tuần trước nữa nhận thôngbáo, sáng thứ 2 tới trường làm thủ tục nhập học. Tới quá nhanh và bất ngờ. Trướcđó, theo cập nhật điểm thì số điểm gần 80 trong kì thi tuyển vào các trường Đạihọc Quốc gia nằm ngoài nhóm có khả năng đỗ. 3 hôm đầu Quân hí hửng khoe tôi đượcvào top 15 tới ngày thứ 10 thì bị tụt hạng không phanh, nhưng cuối cùng vẫn đỗ.Ngạc nhiên tới bất ngờ.

Tôi mừng cho hắn vì hắn là một người có tài, nếu được ởtrong môi trường phù hợp và ưu thích như này sẽ phát triển tốt khả năng. Anh bạn ấy gọi cho tôi báo, sướng chưa được lâu đã lo lắng: Chọn trường nào theo học đây? Trước đó Quân đang theo học về Du lịch. Sự lựa chọn lại được đặt ra. Gia đình luôn muốn y theo nốt du lịch vì đã lỡ bước chân học một năm rồi, mà học Sử sau này không kiếm ra tiền. Quân cũng hỏi ý kiến vài người, trong đó có tôi:“Cơ hội như vậy trong đời ít đến 2 lần, nên năm lấy. Lựa chọn vẫn là của ông.”

11/9 này anh bạn ấy sẽ chính thức là sinh viên khoa sử.Nhưng không có nghĩa bỏ du lịch. Hắn lựa chọn cả 2. Mà kì lạ, Hắn nói cả nhà cực kì ủng hộ. Tôi chẳng biết thông tin về sự ủng hộ ấy là sự thật hay hắn muốn tránh nói tới những khó khăn trong khi thuyết phục gia đình.

Tiếp tục, y nói rằng học song song 2 trường ấy nghĩa là sẽ mất đi thời gian của tuổi trẻ. Lợi thì mãi sau này nếu thành công mới thấy, hại thì ngay trước mắt. Học phí nhân đôi, cả bất lợi về khoảng cách 13km từ Nhổn tới Hà Đông đặt thêm yêu cầu về chi phí xăng nếu đi xe máy hay vất vả bắt tới 2,3 nhiềuhơn những tuyến xe bus ( trong khi nhà hắn ở Lê Duẩn, chỗ ở Nhân Chính vàMai Hắc Đế ). Thời gian cũng eo hẹp, thu nhập từ làm thêm giảm đáng kể, sẽít dần những lúc ngẫu hứng mình và hắn alo nhau là tới liền để đi đá pes hay tham gia một buổi tranh biện Reading Circle. À còn thời gian để yêu cũng chẳngcó. Trẻ mà không yêu phí cả đời. Hắn quyết rằng sẽ chọn FA một thời gian để đổi lấy sự trải nghiệm dễ mấy ai có được lúc trẻ. Đó là một phần nổi hắn kể, tôi biết ngươì thương cậu ta đang đợi: một cô gái tên Nhung.

Đúng trước nhiều sự lựa chọn, chọn một dòng hay để nước trôi, hay sẽ chọn cả đôi dòng nếu đủ dung cảm như y?

2 tháng Hai 2015

Clip

Bla bla bla …

Cái thằng toàn luyên thuyên chém gió trong clip 🙂

ytb

13 tháng Mười một 2013

20160506_134012

Tháng Tư 2016

ph

Tháng Mười 2016

15301323_2169797659911080_1206831887_n

Tháng Mười một 2016

quá béo

Tháng Hai 2017

18361595_1285178401578439_981788434_n_1285178414911771

Tháng Năm 2017

IMG_1319

Tháng Sáu 2017

111

Tháng Bảy 2017

Bình luận về bài viết này