Mao Trạch Đông của tôi

Sai lầm của Mao Trạch Đông

[trích “Note, cuối năm 2019“]

Dẫu hai cuốn sách nổi tiếng nhất của Mao Trạch Đông (Về thực tiễn và Về mâu thuẫn, viết vào tháng Bảy và tháng Chín 1937) được đồn không phải Mao Trạch Đông tự viết, tôi cho rằng vẫn có thể lấy chúng để xét triết học của Mao Trạch Đông. Phải xét bản thân triết học ấy chứ không thể đứng bên ngoài phê phán từng luận điểm riêng rẽ. Trần Đức Thảo đã viết Mao Trạch Đông là nhà lý tưởng luận. Nhưng tại sao một người học trò của Lenin (tôi thấy Mao Trạch Đông không rành Marx) lại rơi vào lý tưởng luận? Vì ông ấy thiếu một khái niệm then chốt là khúc xạ – và độ khúc xạ (Phan Ngọc là một thiên tài). Mọi ý của con người trong thế giới biểu tượng đều chịu độ khúc xạ khi hành động trong thực tại. Chính vì không có khái niệm khúc xạ, Mao Trạch Đông rơi vào ảo tưởng lớn. Đã ảo tưởng thì tất nhiên phải thua (Lenin: vấn đề là phải thắng, muốn thắng thì trước tiên phải hiểu tình hình cụ thể).

17 tháng Mười một 2019

 

Hai khái niệm của Mao Trạch Đông

[trích “Note, cuối năm 2019“]

Tư sản mại bản và tư sản dân tộc là hai khái niệm của Mao Trạch Đông. Song đặt hai khái niệm này vào tình hình Việt Nam là không hợp lý vì giai cấp tư sản Việt Nam thời thuộc địa yếu kém.

21 tháng Mười một 2019

 

Tên hai cuốn sách của Mao Trạch Đông

[trích “Note, cuối năm 2019“]

Không phải Thực tiễn luận lẫn Mâu thuẫn luận. Tên tác phẩm của Mao Trạch Đông phải là Về thực tiễn và Về mâu thuẫn (bản dịch tiếng Việt 1950s là rất sát: Bàn về thực tiễn và Bàn về mâu thuẫn).

22 tháng Mười một 2019

 

Thực tại luận xã hội chủ nghĩa

[trích “Note, cuối năm 2019“]

Thực tại luận xã hội chủ nghĩa khác thực tại luận tư bản chủ nghĩa như thế nào? Các nhà văn, nhà phê bình và triết gia xã hội chủ nghĩa giải quyết thực tại như thế nào? Tôi cũng cho rằng khái niệm dân chủ mới của Mao Trạch Đông là chưa có tính thao tác, mù mờ vì không phân xuất thành các yếu tố đối lập nhau của hai chế độ.

24 tháng Mười một 2019

 

Một thức nhận về phân công lao động

[trích “Note, cuối năm 2019“]

Cần một thức nhận về phân công lao động.

Phân công lao động ở Anh (Adam Smith chứng nhận) có tiền đề là công xưởng thời Trung Cổ và lao động gia đình. Còn tiền đề của phân công lao động ở Việt Nam là gì? Là một nền kinh tế tự cung tự cấp, một người nông dân làm đủ mọi nghề (số lượng thợ thủ công tại một số làng nghề là không đáng kể). Làm sao bắt những người ấy chuyên môn hoá công việc của mình được. Đưa công nhân đi học tập tại các nước XHCN chỉ là tình huống giải pháp.

Nhưng Lê Duẩn đã lựa chọn thống nhất Việt Nam, dù lực không có ta vẫn phải cố (đây là sai lầm của tôi: đường lối kinh tế của miền Bắc không giống lý tưởng luận của Mao Trạch Đông). Phan Ngọc là con người của hoàn cảnh đó. Số người ý thức được phân công lao động không nhiều (trong đó có Phan Ngọc).

Việt Nam ngày hôm nay đã phân công lao động tương đối (vẫn vu khoát, không cụ thể).

Vấn đề mấu chốt: quan hệ của hình thức kinh tế – xã hội với triết học. Chưa đọc rõ Marx thì chưa trả lời được.

Em nói: Phan Ngọc dường như là người ôm đồm, là con người của cái thời chưa có phân công lao động. Tôi cho rằng Phan Ngọc đã tìm ra một góc của mình: xét mặt hiện tượng của sự vật (chưa giải thích được) và tạo ra những thao tác.

Còn văn sử triết bất phân thì sao? Quan hệ giữa chúng và phân công lao động là gì? Phan Ngọc là người nào trong hai lựa chọn này?

26 tháng Mười một 2019

 

Cộng sản

[trích “Note, cuối năm 2019“]

Steiner kể chuyện gặp Lukacs ở Hungary (lúc ông này bị quản thúc). Lukacs nói: cậu chẳng hiểu gì cả, chẳng hiểu gì cả. Chính Lukacs và vô số triết gia khác của thế kỷ XX máu me đã phải tồn tại để chứng thực sự trừu tượng của mình nó hiện diện ngoài đời thực. Còn người Mỹ, còn bản thân tôi, chúng tôi không hiểu.

Các tác phẩm của Marx. Đó không phải chủ nghĩa cộng sản. Các tác phẩm của Mao Trạch Đông cũng không phải nốt.

Tất cả tôi thấy không phải đời thực. Đời thực sẽ ném vào mặt tôi thế nào là triết học xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Càng lúc càng thấy khái niệm khúc xạ của Phan Ngọc là cần thiết.

28 tháng Mười hai 2019

 

Maoist

[trích “Note (tháng Tư – tháng Sáu 2020)“]

https://dangthanhsite.wordpress.com/2019/12/25/lich-su-la-nhung-phu-dinh-lien-tuc/

Quan điểm ta lấy ở Mao Trạch Đông: phải làm đi làm lại. Thế bao giờ thì xong hết? Không bao giờ xong hoàn toàn. Thế là chứ đấu tranh mãi mãi, chẳng bao giờ đạt tới cái đích? Ta là một Maoist rồi.

14 tháng Tư 2020

 

Sinh nhật Lenin

[trích “Note (tháng Tư – tháng Sáu 2020)“]

Mừng ngày sinh Lenin. 150 năm sinh nhật Lenin luôn, tôi xem lịch mới biết.

Đọc Mao Trạch Đông (Bàn về thực tiễn và Bàn về mâu thuẫn, viết trong ba tháng năm 1937 thì phải), thấy toàn trích Lenin (trích sổ ghi chép của Lenin, xuất bản sau khi ông này qua đời).

Chủ nghĩa Marx – Lenin mà sinh viên được dạy là sản phẩm của Stalin: quyển Những nguyên lý của chủ nghĩa Marx – Lenin  xuất bản năm 1924 (Nguyễn Kiến Giang chỉ). Sau khi Stalin mất, mình lập tức in toàn tập, tái bản ít nhất hai lần. Nhưng giờ dù Liên Xô sụp, mình vẫn lấy quyển sách đó là kim chỉ nan (chuyện Tống Nho lặp lại – Marx lại đúng: những biến cố lớn của lịch sử luôn lặp lại – lần đầu là bi kịch, lần hai là hài kịch).

[“Về mặt lịch sử, khái niệm “chủ nghĩa Mác-Lênin” chỉ mới xuất hiện chính thức từ những năm 30, trước đó người ta dùng khái niệm “chủ nghĩa Mác”, và hai khái niệm ấy không phải là đồng nhất. Từ “chủ nghĩa Mác-Lênin” theo một bài viết trên Pravda, xuất hiện lần đầu tiên vào 1925, theo một nguồn tài liệu khác, vào 1930. Được chính thức sử dụng trong Tóm tắt lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1938; nói chung là dưới thời Stalin. Stalin tự coi và được coi là người có tiếng nói cuối cùng về những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ triết học (chương “Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử” trong Tóm tắt lịch sử ĐCS (b) Liên Xô) đến chính trị kinh tế học (Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, 1952) và chủ nghĩa xã hội khoa học (trong nhiều bài phát biểu khác nhau). Bản thân Stalin cũng bỏ ra nhiều thời gian để làm công việc lý giải chủ nghĩa Mác-Lênin. Và sau khi Stalin chết, không biết bao nhiêu lần chủ nghĩa Mác-Lênin được trình bày với những dạng thức khác nhau, tùy theo những tác giả có thẩm quyền khác nhau và tùy theo những hoàn cảnh lịch sử khác nhau.”]

[Trần Đức Thảo từng là một stalinist cỡ bự – đối thủ của Trần Đức Thảo, Hoàng Khoa Khôi, trotskyst, đánh giá]

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=6945&rb=0502

21 tháng Tư 2020

 

Phủ định của phủ định của phủ định

[trích “Note (tháng Tư – tháng Sáu 2020)“]

http://amvc.free.fr/PHD/TDTD/TDTD506-MotNhanSinhQuanMoi.htm

“Khi nghiệm-sinh của nó phủ-nhận niềm-tin, kiến-thức, cách tư-duy của người đời xưa, nó rơi vào mâu-thuẫn giữa mình (nghiệm-sinh cá-biệt) với chình-mình (những ý-chung khiến mình nên người, có khả năng ý-thức chình-mình). Nó lâm vào tình trạng « bế tắc tư-tưởng ». Tình trạng ấy thôi thúc nó « giải quyết vấn đề », sáng tạo những niềm-tin, kiến-thức, ý-tưởng, cách tư-duy, ứng-xử mới phù hợp với nghiệm-sinh của nó, sáng tạo ngôn-ngữ để biểu-đạt chúng. Đó là động-cơ cơ-bản thúc đẩy nhân loại tiến-bộ.

[…]

“Nhưng tự-do từ đâu mà có ? Ở bất kể chiều-kích nào trong thân-phận làm-người, phủ-định văn-hoá đã khiến mình nên người là phủ-định chính-mình để sáng tạo… chính-mình ! Qua hành-động và trong ngôn ngữ. Điều ấy gọi là tự-do[125]. Vì nó có khả-năng tự-phủ-định toàn diện, con người thực sự tự-do khi dám phủ-định chính-mình, dám biến hành-động ấy thành tác-phẩm hay thành lời.

“Xuất phát từ phủ-định và phủ-định-của-phủ-định để nên người, nó biết phủ-định nhân-giới cũ ở nó để sáng tạo nhân-giới mới ở nó và, xuyên qua ngôn-ngữ, ở mọi người, ở mình. Nó là phủ-định-của-phủ-định-của-phủ-định. Nó vừa là phủ-định cuối cùng vừa là ngưỡng cửa tái-tạo một cách mới mẻ hai phủ-định tiền-đề của nó. Phủ-định cuối cùng này hoàn toàn nhất-quán với ba chiều-kích của con người, ba bộ mặt của văn-hoá, ba chân trời của tự-do và ba hình-thái của thời-gian trong thân-phận-làm-người : sự không-thể-đảo-ngược của hành-động, tái-diễn-vĩnh-cửu của sự-sống, tồn-tại « vĩnh-cửu » trong sự phát triển « vô tận » của kiến-thức và tư-duy.”

[tôi gạch chân]

Tại sao con người có khả năng phủ định của phủ định của phủ định này? Suy nghĩ của Phan Huy Đường giống suy nghĩ của tôi và suy nghĩ của Mao Trạch Đông (mang tính bất tận). Tại sao? Con người tự do đến đâu? Cấu trúc luận và biện chứng pháp? Con người của Marx trách nhiệm lấy phận mình.

Con người tạo ra chính mình, hiểu theo Phan Huy Đường là như vậy.

21 tháng Năm 2020

 

Sai lầm triết học của tôi

[trích “Note (tháng Tư – tháng Sáu 2020)“]

(đang đọc Cảm hoài cái tuyệt đối của George Steiner)

Chính triết học của Marx cũng là con đẻ của văn hoá Châu Âu. Tha hoá của Marx là như này (theo cách diễn giải của Trần Văn Toàn – một ông thầy của Nguyễn Quốc Trụ; tôi sẽ đặt Trần Văn Toàn vào chuyện “Đọc Marx ở Việt Nam”: Phan Văn Hùm, Lương Đức Thiệp, ngắn gọn là đệ tứ, rồi đệ tam,… Phan Ngọc sẽ là nhân vật chính, hay là Phan Huy Đường mới là nhân vật chính).

1) con người từ thú mà ra, nó bị thiên nhiên nô lệ, nó không ý thức được sự nô lệ này

2) nó thoát khỏi thiên nhiên, nhưng trở lại nô lệ chính nó và nô lệ thiên nhiên, nó đã ý thức được sự nô lệ, và mong muốn vượt qua sự nô lệ

3) đoạn kết của thời tiền sử: tha hoá kết thúc, con người đã chính thức trở thành con người, theo nghĩa a) nó hoà hợp với chính nó + thiên nhiên b) nó ý thức được điều này

Với Marx, không có lost garden. Bởi vì khu vườn của Marx là ở trước mặt. Quan điểm này sâu xa cần quay lại quan điểm về thời gian.

Nếu thời gian chỉ là thời gian vật lý => thời gian vô tận => con người tha hóa chính thức trở thành con người sẽ làm gì? Nó sẽ tiếp tục tha hoá, tiếp tục vượt qua một cách vô tận. Tóm lại, quan điểm thời gian vô tận đưa đến quan điểm của Mao Trạch Đông và của … ơ ơ tôi.

Ý của tôi ở khổ trên là: con người tha hoá trở thành con người, sau đó anh ta sẽ làm gì (bởi vì thời gian vẫn tồn tại)? Con người thì luôn vận động trong không gian và thời gian => nó không thể giữ nguyên tình trạng không-tha-hoá này được. Tiến trình của con người (dùng khái niệm không đúng) tiếp tục phát triển hướng tới cái gì đó, và luôn vượt qua (khái niệm của Hegel, được Marx và Engels sử dụng lại, trong hệ thống của hai ông => nghĩa của khái niệm đổi) chính cái gì đó. Sau khi đã vượt qua cái này, con người sẽ đẻ ra nhu cầu vượt qua cái mới (đặc biệt quan trọng).

Kito giáo giải bài toán đó bằng quan điểm thời gian của Chúa: có mở đầu và có kết thúc. Ngược lại, quan điểm thời gian vật lý trước Einstein thì rỗng và vô tận. => con người phải luôn luôn vượt qua, giống như Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp: quá trình đẩy tảng đá lên là bất tận. Đó là cách suy luận triết học Marx theo quan điểm thời gian là rỗng và vô tận.

Quan điểm thời gian rỗng và vô tận của tôi chính là sai lầm triết học – khi đọc Marx. Tất cẩ từ việc học dốt. Cay quá! Hôm qua đọc bài báo trên Tia Sáng về Bergson và Einstein, tôi hiểu liền mình sai ở chỗ nào: https://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Einstein-va-Bergson–Cuoc-tranh-luan-lam-thay-doi-nhan-thuc-ve-thoi-gian-10764

Tôi mới nắm được quan điểm thời gian vô tận thôi, chưa học thêm để biết về các quan điểm thời gian khác. Nhưng tôi chắc cái Marx xét không phải thời gian vật lý, mà là thời gian trong cảm nhận của con người => cái này phải nhờ Bergson.

Vì tôi chưa biết thuyết tương đối của Einstein nên xét kiến thức vật lý vào thời của Marx. Theo đó, thời gian và không gian là một cái phông vừa rỗng vừa vô tận (Kant). Mao Trạch Đông và tôi đều chỉ nhìn thấy thời gian vô tận và rỗng như vậy => đưa ra quan điểm đấu tranh bất tận, vượt qua bất tận.

Suy nghĩ về thời gian chiếm vị trí rất cao trong văn hoá Châu Âu mà.

Có thể nói, quan điểm của một người về thời gian thể hiện rất nhiều điều và con người đó, nếu anh ta nhất quán.

Tai hại của học dốt.

29 tháng Năm 2020

 

Mao Trạch Đông, 18 tháng Tám 1964

[trích “Note, tháng Bảy 2020“]

https://www.marxists.org/reference/archive/mao/selected-works/volume-9/mswv9_27.htm#b4

(“Talk On Questions Of Philosophy”) [bản dịch của tôi]

“Let them go in for capitalism. Society is very complex. If one only goes in for socialism and not for capitalism, isn’t that too simple? Wouldn’t we then lack the unity of opposites, and be merely one-sided? Let them do it. Let them attack us madly, demonstrate in the streets, take up arms to rebel  —  I approve all of these things. Society is very complex, there is not a single commune, a single hsien, a single department of the Central Committee, in which one cannot divide into two. Just look, hasn’t the Department of Rural Work been disbanded?[16] It devoted itself exclusively to accounting on the basis of the individual household, and to propagating the ‘four great freedoms’  —  freedom to lend money, to engage in commerce, to hire labour, and to buy and sell land. In the past, they put out a proclamation [to this effect]. Teng Tzu-hui had a dispute with me. At a meeting of the Central Committee, he put forward the idea of implementing the four great freedoms.[17]”

“Engels talked about the three categories, but as for me I don’t believe in two of those categories. (The unity of opposites is the most basic law, the transformation of quality and quantity into one another is the unity of the opposites quality and quantity, and the negation of the negation does not exist at all.) The juxtaposition, on the same level, of the transformation of quality and quantity into one another, the negation of the negation, and the law of the unity of opposites is ‘triplism’, not monism. The most basic thing is the unity of opposites. The transformation of quality and quantity into one another is the unity of the opposites quality and quantity. There is no such thing as the negation of the negation. Affirmation, negation, affirmation, negation . . . in the development of things, every link in the chain of events is both affirmation and negation. Slave-holding society negated primitive society, but with reference to feudal society it constituted, in turn, the affirmation. Feudal society constituted the negation in relation to slave-holding society but it was in turn the affirmation with reference to capitalist society. Capitalist society was the negation in relation to feudal society, but it is, in turn, the affirmation in relation to socialist society.”

I don’t believe that communism will not be divided into stages, and that there will be no qualitative changes. Lenin said that all things can be divided. He gave the atom as an example, and said that not only can the atom be divided, but the electron, too, can be divided. Formerly, however, it was held that it could not be divided; the branch of science devoted to splitting the atomic nucleus is still very young, only twenty or thirty years old. In recent decades, the scientists have resolved the atomic nucleus into its constituents, such as protons, anti-protons, neutrons, anti-neutrons, mesons and anti-mesons. These are the heavy ones; there are also the light ones. For the most part, these discoveries only got under way during and after the Second World War. As for the fact that one could separate the electrons from the atomic nucleus, that was discovered some time ago. An electric wire makes use of dissociated electrons from the outside of copper or aluminium. In the 300 li of the earth’s atmosphere, it has also been discovered that there are layers of dissociated electrons. There, too, the electrons and the atomic nucleus are separated. As yet, the electron has not been split, but some day they will certainly be able to split it. Chuang-tzu said, ‘A length of one foot, which is divided in half each day, will never be reduced to zero.’ (Chuang-tzu, Chapter [33 G] ‘On the various schools’, quoting Kung-sun Lung.) This is the truth. If you don’t believe it, just consider. If it could be reduced to zero, then there would be no such thing as science. The myriad things develop continuously and limitlessly, and they are infinite. Time and space are infinite. As regards space, looking at it both macroscopically and microscopically, it is infinite, it can be divided endlessly. So even after a million years scientists will still have work to do. I very much appreciate the article on basic particles in the Bulletin of Natural Science by Sa! kata.[39] I have never seen this kind of article before. This is dialectical materialism. He quotes Lenin.

“The weakness of philosophy is that it hasn’t produced practical philosophy, but only bookish philosophy.”

10 tháng Bảy 2020

 

Mao

[trích “Note, tháng Bảy 2020“]

Dạo này có người ở Hong Kong đọc blog tôi. Chắc do tôi hay nhắc tới Mao Trạch Đông. Quan lại TQ ngày hôm nay vẫn còn khiếp đảm Mao: có Mao thì đám quan lại không bao giờ được yên thân, luôn luôn bị thanh lọc nội bộ. Ông Tập Cận Bình, trong kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mao (2013), nói rằng chúng ta không nên phán xét những hành động của tiền nhân theo quan điểm ngày hôm nay.

Hồi cách mạng văn hoá TQ 1966 – 1976, Mao trở nên thần tượng của một thế hệ trí thức ở Châu Âu. Alain Badiou trở thành marxist từ trước quãng đó

18 tháng Bảy 2020

 

Giáo điều

[trích “Note, tháng Bảy 2020“]

Tôi vừa đọc Huỳnh Duy Thanh mỉa Phạm Thị Hoài dịch Benjamin. Phạm Thị Hoài vẫn nằm trong truyền thống đọc Marx của phe chính thống Xô Viết (cả TQ của Mao nữa). Bác Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đọc Marx giáo điều như vậy. Chắc chắn anh Nguyễn Đức Thành cũng đọc Marx như vậy. Ông Trần Đức Thảo, người Việt Nam đầu tiên thông thạo Hegel, mong về nước dạy người Việt Nam đọc Marx bài bản. Cuối cùng bị lưu đày. Hậu quả quá kinh dị: bao nhiêu thế hệ học Marx một cách giáo điều.

21 tháng Bảy 2020

 

Mao Trạch Đông ở Việt Nam

[trích “Note, tháng Bảy 2020“]

Đoạn cuối bài phát biểu 1964, Mao sẽ giải thích mình quan điểm phép biện chứng như thế nào. Để ý quan điểm về mâu thuẫn của Mao. Thường thường, trong chính trị người ta tìm cách hoà giải mâu thuẫn còn Mao chủ động đẩy mâu thuẫn sâu sắc hơn.

Thời gian là vô tận (quan điểm của Mao, lấy ở vật lý học cổ điển) => đó là những mâu thuẫn vô tận => ở thời của Mao, ông đẩy mâu thuẫn ấy sâu sắc hơn bằng đại nhảy vọt và nhất là cách mạng văn hoá.

Chủ động tạo ra cách mạng ngay trong nhà nước chuyên chính vô sản (duy nhất chỉ có TQ của Mao). Người ta chửi ông là là tay đồ tể lưu manh, nhưng Mao rất nhất quán với quan điểm của mình năm 1937. Mao chính là nhà lý luận của đảng cộng sản TQ. Kế họach của Mao rất duy lý, phải không?

Luận điểm về chế độ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của nước mình nó là luận điểm của Stalin, rộng hơn là của nhánh chủ nghĩa Marx Liên Xô. Còn Mao Trạch Đông quan điểm như này: không thứ gì thuần, kể cả chế độ CNXH, thể nào nó cũng còn tàn dư của chế độ cũ. Mà thời gian lại vô tận. Từ hai luận điểm này => suy ra một luận điểm quan trọng: phải liên tục tiến hành cách mạng để hướng tới CNXH. Hướng tới ở đây nghĩa là đạt tới CNXH, rồi lại bị tha hoá, rồi phải cố gắng đạt tới lần nữa. Quá trình cách mạng hướng tới CNXH là quá trình liên tục và bất tận, chẳng bao giờ làm xong. Quan điểm của Mao về thời gian trùng với quan điểm của tôi về thời gian trong hai post Cách mạng là gì? và Lịch sử là những phủ định liên tục nên hồi năm ngoái tôi đọc Mao say sưa lắm.

Nói chung, lập luận của Mao là khá chặt chẽ.

Thời Mao tiến hành Cách mạng Văn hoá, trí thức cánh tả Châu Âu rất say mê Mao, mê nhất là quan điểm về cuộc cách mạng bất tận. Đến cả lý thuyết gia lớn nhất của đảng Cộng sản Pháp, Louis Althusser cũng là một maoist người theo học thuyết Mao. Còn ngày hôm nay, trí thức cánh tả Châu Âu chẳng còn nhắc tới Mao mấy, cả đảng cộng sản TQ cũng tránh nhắc tới Mao. Bằng chứng bằng vật chất là Toàn tập Mao chưa được xuất bản ngay tại TQ.

Tụng ca tình yêu của Alain Badiou, Nhị Linh dịch, xuất bản năm ngoái. Đó triết gia Pháp nổi tiếng nhất ngày hôm nay, trung hành với học thuyết Mao từ thập niên 60. Quan điểm về tình yêu của ông này được đặt nền tảng từ quan điểm cách mạng bất tận của Mao. Nhị Linh đánh giá cuốn sách này đặt lại vấn đề tình yêu trong toàn bộ triết học Châu Âu.

Đó là tình hình Mao Trạch Đông trong tiếng Việt. Khéo tôi viết được một tiểu luận hoặc một bài nói về chủ đề này.

28 tháng Bảy 2020

 

ANTG cuối tháng Bảy 2020

[trích đăng, từ “Note, tháng Bảy 2020“]

(An ninh Thế giới Cuối tháng số 227 (tháng Bảy 2020), 32 trang, 8.000 đồng (mua ở hàng làm tóc 171 Hoàng Văn Thái))

[…]

+ Hiền Trang, “Olympic: phút khải hoàn của những kẻ thua”, trang 26 (mục Lăng kính văn hóa)

“Con người không thể vươt qua số phận của mình và thứ duy nhất ta có thể vượt qua là chính mình” (khổ hai cột hai). Rất nhiều lần Hiền Trang viết về bất lực của cá nhân. Đây là ý chung của những con người sống trong thời đại tư bản chủ nghĩa toàn cầu hóa: không còn làm chủ được ngay cuộc sống của bản thân, và sự thật của nó nằm bên ngoài nó – ở những quan hệ nằm ngoài ý chí của nó (như vậy logic biện chứng biến thành logic hình thức). Phan Huy Đường và Trần Đức Thảo viết về chuyện này rồi. Tôi cũng phê phán bác Nguyễn Xuân Nghĩa đã biến triết học Marx trở nên thuyết định mệnh, trong khi trung tâm của nó là con người. Đặt con người ra khỏi trung tâm: Mao Trạch Đông, theo sau đó là Althusser – lý thuyết gia của đảng cộng sản Pháp một thời. Tôi sẽ bình luận kỹ càng về trường hợp này. Nhìn đâu cũng thấy những ý chung (khái niệm không đúng, bởi vì chưa đọc Lukacs, cũng chưa hiểu Marx và Engels viết về ý luận cho nên chưa sử dụng khái niệm đó được, đành dùng tạm khái niệm này – dù chắc chắn sai; vì sai cho nên phải thừa nhận) của thời đại này.

“Tôn vinh con người là tôn vinh cả sự kẻm cỏi của con người” (khổ một cột bốn)

“Nó cho ta khoảng khắc được sống vì những điều phù du, được gác bỏ cái gánh nặng rằng ta đang mang vận mệnh của cả thế giới trên lưng” (cuối khổ hai của cột bốn). “Con người có thể không chiến thắng được số phận và sẽ mãi mãi bị nhốt trong một thế giới vốn dĩ bất công và sẽ luôn bất công, nhưng vẫn còn đó những khoảnh khắc con người được quyền làm những điều tuy chẳng có ý nghĩa gì với lịch sử, nhưng vì ta yêu điều đó. Và chỉ cần như thế, trải nghiệm làm người đã làm một trải nghiệm vô song” (khổ cuối của cột năm)

Hiền Trang nên chui vào sống trong khoảnh khắc. Hễ lúc nào đi ra khỏi khoảnh khắc, ở trong lịch sử, thì những thứ phù phiếm, mong manh như cái đẹp, tuổi trẻ,… đều trở nên biến dạng, méo mó, dị hợm.

[…]

29 tháng Bảy 2020

 

Giai cấp

[trích “Note, tháng Tám 2020“]

Tôi thấy một vấn đề của chủ nghĩa Marx ở VN mấy chục năm, cũng như chủ nghĩa Mao ở TQ, là việc cho rằng giai cấp tồn tại, và do đó đấu tranh giai cấp tồn tại là đương nhiên. dường như luận điểm này dựa vào một câu trong Tuyên ngôn cộng sản của Engels và Marx (viết trong sáu tuần năm 1848): toàn bộ lịch sử loài người cho đến nay (1848) là lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp.

Ông Trần Đức Thảo, thầy của tứ trụ của trường Tổng hợp, là một nhà marxist nhân văn (marxist humanist) đề xuất một quan điểm xuất phát từ con người phổ quát nói chung. Bộ sách quan trọng của vấn đề giai cấp ở VN là bộ sách của Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam. “Tư tưởng” ở đây không phải “thought” mà là “ideology”.

Xét Mao Trạch Đông. Suy nghĩ của Mao Trạch Đông về con người không nhất quán:

1) với lý thuyết gia MTĐ (hai cuốn sách năm 1937: Bàn về mâu thuẫn và Bàn về thực tiễn), ông xuất phát từ con người phổ quát

2) về thực tiễn và suy nghĩ qua các bài phát biểu: không đề cập tới con người phổ quát (mà lý thuyết của ông đặt nền tảng), mà chỉ có con người giai cấp

Vấn đề nằm ở chỗ: Tuyên ngôn cộng sản 1848 là những lời cường điệu, có tính sách động, tuyên truyền – như một bài hịch kêu gọi nhiều người tham gia. Lúc Engels đề nghị Marx viết tuyên ngôn này, Marx ban đầu từ chối vì không thể quy giản hệ thống của mình (vốn phải được nghiền ngẫm trong một thời gian dài) vào một tập hợp các luận điểm được trình bày một cách cường điệu, sách động mà những người vô học cũng hiểu được.

16 tháng Tám 2020

 

Một hay hai?

[trích “Note, tháng Tám 2020“]

Tại sao ngành triết ở Việt Nam hay đào tạo chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mà không chú ý đến quan hệ của hai thứ đó (duy vật luận lịch sử và duy vật luận biện chứng)? Không tìm được quan hệ thì không tồn tại phép biện chứng (được định nghĩa là khoa học tìm các quan hệ). Chính việc tách rời này đã tạo điều kiện cho những cách diễn giải Marx khác nhau.

Ba ví dụ. 1) 11 luận cương về Feuerbach của Marx được tiếp thu từng mẩu mà không phải toàn thể (Phan Huy Đường là người đầu tiên nắm được toàn thể của 11 luận điểm đó). 2) Ba nguyên lí của phép biện chứng Hegel được Engels nêu ra năm 1888 nhưng không được nắm bắt toàn thể (tạo điều kiện để Mao thẳng thừng nói: ba nguyên lí đó không tạo nên một toàn thể mà là ba phần riêng biệt cho nên ông không đồng ý với cả ba nguyên lí này, mà chỉ đồng ý với nguyên lí về mâu thuẫn). 3) Hay duy vật luận lịch sử và duy vật luận biện chứng bị tách rời mà không tìm được quan hệ – dường như đây là di sản của Stalin (chương “Duy vật luận lịch sử và duy vật luận biện chứng” trong cuốn sách Lịch sử đảng cộng sản Liên Xô – mà Trotsky bị đánh giá phản động từ rất sớm, trước khi cách mạng tháng Mười xảy ra).

Hậu quả rất lớn. Lớn như nào thì tôi chưa tìm hiểu cụ thể nên chưa nói được. Nhưng đó chắc chắn là dấu hiệu của quá trình suy đồi của triết học Marx. Lukacs, Nhị Linh gợi ý, cần được đặt vào trong câu chuyện này.

20 tháng Tám 2020

 

Các Maoists

[trích “Note, tháng Chín 2020“]

[“Louis Althusser: The Crisis of Marxism (interview)” [Roma: RAI, 30 tháng Tư 1980], 25:43 phút]

Loius Athusser trả lời phỏng vấn ở Roma 1980. Tôi ác cảm với người này từ phê phán của Trần Đức Thảo [Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người”] và bản thảo của Athusser về Claude Lévi-Strauss [Loius Athusser, “On Lévi-Strauss [Về Lévi-Strauss]”, in trong: Loius Athusser (G. M. Goshgarian dịch và giới thiệu), The humanist controversy and other writings (1966 – 67) [Tranh cãi về các nhà nhân văn chủ nghĩa và các bài viết khác (1966 – 67)], London & New York: Verso, 2003, 380 trang, trang 19 – 32, pdf (không đọc hết)]. Đặt Althusser cạnh Badiou ở thời gian vô tận (lấy từ Mao Trạch Đông). Althusser: quá trình đấu tranh vô tận không chủ thể (“phải tiến hành cách mạng tới cùng” Mao). Badiou: phải liên tục tái tạo tình yêu.

Năm ngoái tôi rơi vào suy nghĩ về thời gian như Mao. Sau khi đọc Phan Huy Đường mới dứt ra được, nhưng mới chỉ là phủ định lần một, chưa phủ định của phủ định và “phủ định cuối cùng” (khái niệm của PHĐ) được. Biết là sai nhưng chưa thay thế được.

22 tháng Chín 2020

 

Từ trực giác

[trích “Note, tháng Chín 2020“]

Hôm qua đi nghe nhạc (gặp chị Đinh Thị Thảo và chị Nguyễn Ngọc Ánh hồi làm Chèo 48h; chị ĐTT dẫn chương trình, chị NNA soát vé; chào chị NNA, định nói chuyện với chị ĐTT nhưng đông người quá, nên chỉ “vâng” đáp lời chị ấy), miêu tả được trực giác của bản thân: không cảm nhận được vận động. Thật thế, tôi là người lí tưởng luận siêu hình. Siêu hình hiểu theo nghĩa xét các thực thể bất động. Cấu trúc luận được tôi tiếp cận từ cách suy luận ấy. Thời gian tôi cảm nhận là những đứt đoạn liên tiếp đặt cạnh nhau, như các giây rời của Aristotle. Khoảng thời gian đi về nhà tối nay, tôi lại nghĩ về trực giác ấy. Đúng là tôi không nghĩ mà tập trung để miêu tả nó. Nó có đó, không cần tôi nghĩ, chỉ cần miêu tả thôi.

Tôi tìm thấy trực giác không gian ấy ở một nhà văn trạc tuổi tôi, Hiền Trang (hơn ba tuổi). Một ví dụ: Hiền Trang đặt tương quan con người và địa điểm lúc đọc Modiano.

Đã lý tưởng luận siêu hình thì không thể là marxist. Lí do thứ hai tôi không phải marxist (lí do thứ nhất là không xét toàn thể).

Năm ngoái tôi đọc say mê Mao Trạch Đông vì đặt thời gian vào trung tâm suy nghĩ của Mao. Thời gian của Mao là vô tận, khách quan so với con người. Con người không còn là chủ thể sáng tạo lịch sử nữa, mà quá trình vận động tất yếu của lịch sử tự tiến hành. Mao không đề cập tới quá trình vận động tạo nên thay đổi về chất, chẳng hạn, tạo nên một hình thức xã hội mới. Cứ cho là tạo thành hình thức xã hội XHCN. Nhưng quá trình vận động lịch sử của Mao là những suy đồi, phát triển liên tục, không bao giờ chấm dứt. Thứ nữa không gian và thời gian của Mao bị tách, không xét được không-thời gian. Con người hoạt động trong quá trình vận động bất tận ấy là “cách mạng”. “Phải tiến hành cách mạng tới cùng”.

Nhưng những suy nghĩ của tôi về Mao không khác đánh giá chung về Đảng cộng sản thư lại hoá của thế kỉ XX là bao. Lâu rồi tôi chưa quay lại với Mao. Sẽ nghĩ tiếp.

Vấn đề tiếp: tôi biết được sai lầm của mình nhưng chưa tìm được cái thay thế. Biết là cần xét cái liên tục, nhưng 1) trực giác và cảm nhận thời gian và không gian vẫn tách rời và đứt đoạn 2) nắm bắt cái liên tục như thế nào? Cứ nói mồm thì ai chẳng nói được, nhưng phải bắt đầu bằng cảm nhận của mình. Không cảm nhận được thì không mô tả được, rồi chỉ nói như con vẹt, trong khi bản thân chẳng khác gì đối tượng mình chỉ trích. Vấn đề này cần đọc Bergson.

28 tháng Chín 2020

 

 

Về Mao Trạch Đông:

Lịch sử là những phủ định liên tục [say mê đọc Mao, dùng trực giác về thời gian của Mao để đọc quyển sử của Plutarch]

Mao Trạch Đông, tuyển tập [ở Việt Nam]

Mao Trạch Đông 1957 [bài phát biểu Về vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, 27 tháng Hai 1957]

Mao: các vấn đề triết học [bài phát biểu, 18 tháng Tám 1964]

Những đứt đoạn [lịch sử của Mao Trạch Đông như một tuyệt đối mà tôi chiêm ngưỡng]

Mao Trạch Đông & tôi

“Lịch sử” của Mao Trạch Đông

 

 

Về Marx:

Đọc Marx ngày hôm nay [10 luận điểm đầu tiên]

Karl Marx & thời gian [luận điểm 11 – 15]

Cách mạng là gì? [định nghĩa “cách mạng” của tôi]

Đoàn Văn Chúc [còn lại gì từ tồn tại của Đoàn Văn Chúc?]

Lịch sử là những phủ định liên tục [bộ sử của Plutarch]

Về Marx [luận điểm 16 – 29]

Sự thật của con người [về Trần Đức Thảo]

Sinh nhật Marx [trình bày cách học tập của tôi kể từ đầu 2018]

Khái niệm

Nguyễn Xuân Nghĩa đọc Marx

Văn Tạo [về khái niệm “phương thức sản xuất Châu Á”]

bộ Tư bản [72 năm bộ Tư bản ở Việt Nam]

Phan Ngọc đọc Marx [ít hôm ngày Phan Ngọc mất]

Về Phan Ngọc [Viết sổ tang cho Phan Ngọc, 1 tháng Chín 2020; “và” ở đây không có nghĩa Phan Ngọc và Phan Huy Đường cùng trình độ: Phan Ngọc thiên tài, Phan Huy Đường hạng a.]

“Lịch sử” của Marx [trả lời một người mới quen]

Những đứt đoạn [tìm cách hòa giải triết học Marx – cấu trúc luận và bế tắc]

Bắt đầu đọc Marx

Về Đặng Cảnh Khanh [về quyển Về sự phê phán xã hội học tư sản, 1985]

NXB Sự thật, 1957

Nguyễn Quốc Trụ [đọc Marx ở VNCH]

Bình luận về bài viết này