Tết âm lịch

Những ngày Tết âm lịch: duration cố kết, làm dày lên những cuộc khủng bố tinh thần nơi đời sống thường nhật mà tôi xử lý, thường là chịu đựng chứ chưa thể đấu tranh, ngày này qua ngày khác. Tôi không nghĩ chuyện đơn giản như vậy. Tôi không muốn dừng lại ở ấn tượng choáng ngợp này, nghĩa là không thể dừng ở chủ quan luận sơ kỳ. Tương quan nạn nhân – hung thủ là sơ đồ méo mó để miêu tả tình thế của tôi. Không thể có chuyện tôi, một người hưởng được rất nhiều đặc quyền, được thừa hưởng một cách mặc nhiên sự tích lũy của lao động chết của nhiều người, là nạn nhân. Vị trí bấp bênh của trí thức, văn nhân không thể độc lập về phương diện kinh tế chính trị, nhưng là một tầng lớp trung gian, sống dựa vào các tầng lớp chính. Sự chỉ trích một cách triệt hạ của các trí thức hướng tới đời sống thường nhật: một nực cười, một lộn ngược, và một biểu hiện của ý thức sai ngày hôm nay. Tôi cũng không chấp nhận hình dung về tôn ti có tính chất phong kiến về tinh thần, nhưng tôi cũng biết là nền cộng hòa không phải một điều mặc nhiên. Cá nhân tính, cũng vậy, cũng không thể coi là mặc nhiên, trong thời toàn cầu hóa hôm nay. Tôi vả lại xa lạ với sự phức tạp của đời sống thường nhật. Hai reference về các nhà văn tại Việt Nam đã theo sát được đời sống thường nhật, mà tôi thường trở đi trở lại, để học cách nhìn thế giới từ học: Bùi Ngọc Tấn với Biển và chim bói cá và Nguyễn Huy Thiệp. Đời sống thường nhật tôi muốn nói tới không phải thực tại ngay lập tức một chủ thể có thể thâu nhận, nhưng tưởng là họ có thể hiểu được. Tôi nghĩ không thể dùng giáo điều mô hình truyền thống về thái độ lý tưởng luận của trí thức hướng tới xã hội. Không thể bảo thủ khôi phục được quá khứ, nghĩa là, ở thực tại đời sống thường nhật, quá khứ đã được tô vẽ, méo méo sao cho hợp với chủ đích hiện tại của giai cấp thống soát về ý luận. Không có giải pháp sẵn có. The burden of existence? The terror of the history? Làm sao chuyển hóa sự lo âu của chủ thể, với tất cả sự yếu đuối, mong manh của nó trong một moment của lịch sử, để trở nên dũng cảm?

2 bình luận về “Tết âm lịch

  1. Tôi nghĩ là giới trí thức và văn nhân có vai trò như vắc xin, buộc xã hội phản ứng, tạo ra và cam kết với quan điểm của nó, tại tôi thấy bình thường thì đâu có ai có quan điểm cá nhân. Một người đi làm về mệt tấp vào quán gần nhất, quán đó bán phở, thì dẫu y có nói “tôi thích ăn phở” thì đó cũng không thể là quan điểm cá nhân, vì nếu cái tiệm gần nhất bán hủ tiếu thì y cũng sẽ thích ăn hủ tiếu. Hay một người tự nhận mình thích chó vì người yêu của y cũng thích chó, y cũng sẽ sẵn lòng thích mèo nếu người yêu y thích mèo, đó đâu phải quan điểm cá nhân. Quan điểm cá nhân không thể là công cụ, mục đích của nó không thể tạo ra nó, quan điểm cá nhân tôi như thế nên tôi làm như thế, chứ không phải tôi muốn làm như thế nên tôi có quan điểm cá nhân như thế, trong một tình thế khác thì tôi có quan điểm cá nhân khác, yếu tố ngoại cảnh không thể nhiều hơn cá nhân.

    Tương tự hài kịch, giới trí thức và văn nhân sử dụng tác phẩm để tạo một vấn đề, gần như lý thuyết, cho phép suy nghĩ mà sản phẩm của suy nghĩ không lập tức dẫn đến một phần thưởng hay hình phạt, cho phép quan điểm cá nhân thật sống. Giới trí thức và văn nhân trình bày quan điểm của mình, như một ông thầy dạy nghĩ giao bài tập cho học sinh nghĩ, vì bình thường đâu có ai suy nghĩ hết sức, quan điểm của tôi bây giờ là như thế, nhưng nếu tôi cố sức suy nghĩ thêm 5 giờ nữa thì quan điểm của tôi sẽ khác, vậy thì đâu là quan điểm cá nhân của tôi. Bằng việc cố miễn dịch với tác giả, con người sử dụng toàn bộ chính mình, tôi đã cố đến mức cạn kiệt rồi và đó là những gì tôi nghĩ, quan điểm cá nhân thật của tôi, tôi không thể nghĩ khác, dù tôi đã muốn nghĩ khác.

    Thích

Bình luận về bài viết này