Note, tháng Bảy – tháng Mười 2017

Cha Cố Cả

http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n24400/Tu-Than-Viet-Annamophilie-den-hoi-chung-Hoai-Viet-Namstalgie-cua-Chu-but-Do-Thanh-Hieu-Co-Bulletin-des-Amis-du-Vieux-Hue-BAVH.html

chủ nhật 2 tháng Bảy 2017

 

Rất trí thức-công cộng

share lên xem đã, của một ông rất trí thức-công cộng [Trần Quốc Vương], rất đều đặn share báo và giáo dục “các bạn trẻ nên cố đọc”. Hắt xì -_-

chủ nhật 2 tháng Bảy 2017

 

Thèm ăn

hiu hiu, thèm ăn :”>

https://www.facebook.com/NamViet.HaThanh/photos/a.921452131278542.1073741829.352900788133682/1348422281914856/?type=3&theater

thứ tư 12 tháng Bảy 2017

 

Cuối tuần này

chiều thứ sáu: Thầy Hiếu [Trần Ngọc Hiếu] nói về chết [seminar của NXB Tri thức, “Triết học như là nghệ thuật chết“,14:00, thứ sáu 14 tháng Bảy 2017, hội trường tầng 3, 53 phố Nguyễn Du] [không đi được]

Sáng thứ bảy: 100 năm Nam Phong tạp chí [tọa đàm của Hội khoa học lịch sử VN và tạp chí Xưa & Nay, sáng thứ bảy 15 tháng Bảy 2017, phòng hội thảo Thư viện Quốc gia]

Tối chủ nhật: Hiện tượng con người (một nhà thần học, nhân chủng học, triết học cần đọc) [agora chÉm số 6 của HopeLab, “Con & Người“; Đỗ Trúc Thanh, chủ nhiệm nhóm Tâm hồn xanh, làm khách mời; 18:30 – 21:30 chủ nhật 16 tháng Bảy 2017, Tổ Chim Xanh (13, ngõ 19 phố Đặng Dung)]

thứ tư 12 tháng Bảy 2017

 

Nhật Bản mong muốn đón nhiều khách du lịch Việt Nam

[viết báo lúc đi thực tập]

Hà Nội 13/7

Sáng nay, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã phối hợp tổ chức “Hội thảo du lịch tỉnh Kanagawa, Nhật Bản”. Đông đảo đại diện doanh nghiệp du lịch hai quốc gia đã đến tham dự sự kiện.

Phát biểu tại buổi hôi thảo, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đánh giá rất cao mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam – Nhật Bản, đặc biệt trên lĩnh vực du lịch. Việt Nam luôn coi trọng thị trường khách du lịch Nhật Bản. Trong năm 2016, trên 740.000 khách Nhật Bản đã tới nước ta, tăng 10% so với năm 2015. Ở chiều ngược, khách du lịch Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc phát triển du lịch Nhật Bản.

Ông Yuji Kuroiwa, Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) khẳng định tại buổi hội thảo: Việt Nam là một quốc gia quan trọng để thiết lập mối quan hệ hữu nghị trên các mặt kinh tế, văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực du lịch.

Năm 2016, trên 234.000 khách Việt Nam tới Nhật Bản, tăng trưởng 26% so với năm 2015. Đồng thời, người Việt Nam nằm trong nhóm khách du lịch chi tiêu nhiều nhất tại Nhật Bản với bình quân 234.000 yên / người. Du khách sẽ chỉ mất 30 phút đi từ thủ đô Tokyo đến tỉnh Kanagawa, địa phương lớn thứ hai cả nước và có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.

Thời gian qua, tỉnh Kanagawa đã nỗ lực để tự quảng bá với các doanh nghiệp du lịch, tham gia tích cực vào các triển lãm du lịch tại Việt Nam và tăng cường thiết lập các văn phòng đại diện xúc tiến du lịch địa phương tại Việt Nam.

Ông Yuji Kuroiwa, Thống đốc tỉnh Kanagawa cho biết: địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam, đáng chú ý là lễ hội Việt Nam năm 2015, sự kiện có quy mô lớn nhất Nhật Bản, thu hút 400.000 lượt khách tham dự. Thống đốc tỉnh Kanagawa, Yuji Kuroiwa chia sẻ: Lễ hội Việt Nam năm nay dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày từ 15/9 tới 17/9.

Tỉnh Kanagawa có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng bao gồm nhà kho gạch đỏ ở thành phố Yokohama được xây dựng từ thế kỷ 19, bảo tàng Doraemon, bảo tàng mì Ramen, sân vận động quốc gia Yokoham – nơi đã diễn ra trận chung kết World Cup 2002 giữa đội tuyển bóng đá Braxin và Đức,…

Thông qua hội thảo, ban tổ chức mong muốn ngành du lịch của tỉnh sẽ được đón thêm nhiều du khách Việt Nam hơn nữa, xứng đáng với mối quan hệ tốt đẹp của hai nước.

thứ ba 13 tháng Bảy 2017

 

Report buổi về Phan Khôi

https://hosovanhoc.wordpress.com/2017/07/02/lai-nguyen-an-de-cuong-thuyet-trinh-hoc-gia-phan-khoi-va-van-de-di-san-khong-giao-o-nuoc-ta/

Buổi Phan Khôi hôm trước [chiều thứ bảy 1 tháng Bảy 2017, Cà phê thứ bảy, 3A phố Ngô Quyền] phải đi về sớm

chủ nhật 16 tháng Bảy 2017

 

Hà Nội, đầu 1947

Hà Nội đầu năm 1947, thời điểm Việt Minh đánh nhau với người Pháp. Đào Trinh Nhất không rõ đã ở đâu trong thời điểm này?

http://www.britishpathe.com/video/fighting-in-indo-china/query/IndoChina

thứ hai 17 tháng Bảy 2017

 

Khảo sát

Xin phép mọi người cho mình/em/cháu được hỏi: Mọi người có quen gia đình nào đang có trẻ em nhỏ (từ sơ sinh đến gần 3 tuổi) và và đang định cư ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) không ạ?

Bạn mình/em/cháu đang làm một khảo sát ạ.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ ạ.

Mình/em/cháu xin cảm ơn.

chủ nhật 23 tháng Bảy 2017

 

Đọc Ngầm

Việc hiểu biết Nhật Bản là một nhu cầu của người dân Việt Nam, và việc tri nhận một nhà văn có ảnh hưởng của Nhật là Murakami cũng là cần thiết. Và có thể đọc Ngầm của Haruki Murakami như thế nào?

Tôi đang nghĩ tới Aum, một giáo phái có tới 40.000 tín đồ với một giáo lý được trộn lẫn của nhiều tôn giáo lớn như Ấn Giáo, Kito giáo, Phật Giáo, một điểm rất giống trường hợp Cao Đài ở Việt Nam.

Một phần của cái xã hội phát triển phồn vinh nào? Tôi đang suy nghĩ, rất có thể đấy là một cái bẫy

thứ bảy 29 tháng Bảy 2017

 

Mời tham dự

Tôi không phải độc giả của Haruki Murakami. Tôi cũng không phải độc giả văn chương. Nhưng tôi đã đọc “Ngầm” của Murakami, một cuốn sách khiến tôi băn khoăn: Tại sao một vụ khủng bố của một giáo phái lại có thể xảy ra ở Nhật Bản, một dân tộc văn minh luôn là thần tượng của nhiều thế hệ người Việt.

Murakami không đồng tình với cách kể câu chuyện theo lối cũ của giới ngôn luận: Chẻ đôi xã hội thành hai phần riêng rẽ tách biệt: Chúng ta, quốc dân lương thiện chiếm phần áp đảo – Kẻ khác, một thành phần nhỏ những kẻ nằm ngoài xã hội giống như các thành viên giáo xứ Aum thực hiện vụ khủng bố.

Không phải là những cái chép miệng, không phải là một thái độ lời tịt đi hay sự che dấu. Từ sự việc khủng khiếp ấy, như Murakami đã nỗ lực chỉ ra, điều cần thiết phải hiểu.

Tội ác đã gây ra, người chết thì cũng đã chết, kẻ phạm tội phải gánh lấy sự trừng phạt nhưng một sự kiện chấn động như còn là cơ hội để người Nhật tự nhìn lại mình. Họ không thể gạt đi tất cả. Tội ác đó, sự bạo lực đó, tính chất tiên tri về sự sụp đổ của một xã hội phồn vinh, sự xuất hiện của những tôn giáo mới và tính chất khủng bố của nó không sinh ra từ hư vô.

Tôi nghĩ về Việt Nam, nghĩ về cái năm 1987 với sự xuất hiện từ bóng tối của một thứ văn chương rất lớn: Nguyễn Huy Thiệp. Điều Nguyễn Huy Thiệp đã viết, về sự tha hóa không thể chữa nổi của loài ngoài không phải là một tương lai lơ lửng mà đã thành sự thật.

Việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ dẫn lối dân tộc Việt Nam tới đâu? Một guồng quay luôn buộc con người làm việc hết công suất nhằm có lợi nhuận cao hơn nữa, hơn mãi. Và trường hợp Nhật Bản, với vụ đánh bom của giáo phái Aum liệu có phải là một tiên tri cho chúng ta?

———-

Nếu bạn quan tâm tới sự kiện này, hãy tới trao đổi và thảo luận tại buổi nói chuyện của Hope Lab vào tối hôm nay (18h30 – 20h30) tại Tổ Chim Xanh – Bluebirds’ Nest, Số 13 ngõ 19 Đặng Dung (ngõ tập thể 27A Đặng Dung), Hà Nội [agora chÉm số 8, “Haruki Murakami, “Ngầm” và “Hoàn cảnh Hậu hiện đại”“].

Hope Lab như tên gọi của nó là Phòng thí nhiệm mơ ước quy tụ những người trẻ mưu cầu tri thức và muốn có một diễn đàn để để trao đổi và thảo luận những vấn đề họ quan tâm. Hope Lab hiện đang cộng tác với Nhà Xuất Bản Tri Thức và dự kiến sẽ xuất bản một số đầu sách dịch.

Link sự kiện https://www.facebook.com/events/510217392648031/?acontext=%7B%22ref%22%3A%2229%22%2C%22ref_notif_type%22%3A%22event_aggregate%22%2C%22action_history%22%3A%22null%22%7D&notif_t=event_aggregate&notif_id=1501376715718652

chủ nhật 30 tháng Bảy 2017

 

Tối & Sáng

ở những chỗ tối tăm thì cần rất rất nhiều ánh sáng (Nhị Linh)

thứ hai 31 tháng Bảy 2017

 

Đào Nguyên Phổ

https://giaovn.blogspot.com/2017/07/van-nghe-thu-bay-chi-si-ao-nguyen-pho.html

Ông cụ thân sinh của Đào Trinh Nhất

trong link này còn có bài tựa truyện Thúy Kiều của cụ

thứ hai 31 tháng Bảy 2017

 

Cũng vẫn là Phạm Quỳnh

https://giaovn.blogspot.com/2017/07/xung-quanh-mot-bai-viet-cua-nha-van-son.html

cũng vẫn là chuyện Phạm Quỳnh. Con người này sẽ được hậu thế ghi nhớ, nhưng phần nhiều về số phận bi thảm

thứ hai 31 tháng Bảy 2017

 

Utopia

https://giaovn.blogspot.com/2014/08/tam-tong-ket-ve-cuoc-tranh-luan-utopia.html#more

Cao Xuân Hạo tranh luận về tựa sách

thứ hai 31 tháng Bảy 2017

 

Tiền chiến

[thư gửi Mai Anh Quân]

đọc bài viết của ông trên facebook nhưng không thể comment ở đó được, vì nhiều người, và tôi cũng xóa facebook rồi :p

Ông cũng nhận ra điều này phải không: Sự quan trọng của báo chí thời tiền chiến. Báo chí không phải lúc nào cũng có mức độ quan trọng như vậy. Ví dụ như thời điểm hiện đại, báo chí chẳng khác nào trò hề nơi người ta phô diễn sự lố lăng và những màn cãi lộn dấm dớ. Tôi đã từng vỡ mộng. Cái giấc mộng báo chí đẹp đẽ năm nhất khi đọc 40 năm nói láo của Vũ Bằng. Cái giấc mộng báo chí thời tiền chiến nơi tụ hội những anh tài, những trí thức lớn của thời đại.

Tôi không nghĩ về Nguyễn Văn Vĩnh hay Phạm Quỳnh làm báo mà phải là thế hệ trí thức sau họ, tức thế hệ trí thức bước vào độ tuổi có lý trí và trở nên đặc biệt quan trọng năm 1925 như cách chia của Trịnh Văn Thảo. Phải nhìn kỹ vào thế hệ đó. Ông sẽ thấy một điểm chung giữa họ: Những con người sống chết với những tờ báo (Không phải thời bào, báo chí cũng quan trọng).

Tôi vừa khai quật được một phần bé tí tẹo nữa tác phẩm đăng báo của Đào Trinh Nhất. Híc, nhiều lắm, khéo khi nhiều hơn Phan Khôi. Một điểm lớn nữa của các tác phẩm đăng báo của Đào quân là ký rất nhiều bút danh. Phải làm quen với giọng văn của Đào Trinh Nhất và sử dụng những tư liệu về các bút danh của ông (thực ra còn thiết rất nhiều) mới có thể ngửi được đâu là bài của Đào Trinh Nhất. Có những bài Đào Trinh Nhất không ký bút danh nữa cơ :p Tôi cũng tìm được 10 kỳ báo đầu tiên đăng loạt bài “Cái án Cao Đài”. Rất đáng nể.

Tôi nghĩ là mục đích của mình là phải tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao báo chí thời đó lại quan trọng vậy? Tại sao trí thức lại sống cùng các tờ báo? Hồi đó, báo bị đình bản, thua lỗ nợ nần, trí thức bị bắt bớ là chuyện cơm bữa; nhưng rất nhanh chóng, họ tiếp tục mở các tờ báo mới (bằng cách này hay cách khác). Cái tinh thần đó cần được nhìn nhận như thế nào? Tôi được được ý kiến của Cao Việt Dũng (Viện Văn Học) rằng thế hệ trí thức này đã lờ tịt người Pháp. Đọc báo chí thời đó, có cảm giác trí thức thời đó đã đứng độc lập, tách xa sự ảnh hưởng của người Pháp và lờ tịt họ đi.

Sự độc lập được biểu hiện ngay ở cách các tờ báo làm ăn: Không còn Nam Phong được chống lưng bằng ngân sách người Pháp, các tờ báo 30s, đặc biệt là Bắc Kỳ có thể tự nuôi sống mình rất khỏe.

Và một đỉnh cao của sự độc lập phải là Tự Lực Văn Đoàn. Cái tên TỰ LỰC là một cái hết sức lớn lao: Không ăn tiền của thực dân, không cần các mạnh hào quân chống lưng.

Nhưng quan trọng hơn cả, ông có thấy không, quan trọng nhất của báo chí những năm 1930s là BÁO CHÍ – VĂN CHƯƠNG với đầu tàu là Tự Lực Văn Đoàn. Và thực tế, còn ít nhất hai đối thủ ghê gớm nữa là Nhà in Tân Dân của Vũ Đình Long (Nổi bật nhất là tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, kế tiếp là Phổ Thông Bán nguyệt san rồi Phổ thông tuổi trẻ, rồi Tao Đàn rồi ấn phẩm cho thiếu nhi là Truyền bá) và nhà in Lê Cường (tác giả chính là Vũ Trọng Phụng).

Tất cả cái này, ông có thể xem ở kia , giới ngôn luận có khác nào giới võ thuật với những cao thủ thi triển tài phép đâu :p

1987 không phải là một cột mốc vu vơ. 1987 là một sự bùng nổ. 1987 là lúc mà báo chí trở nên vô cùng quan trọng. Huy Đức trong Bên thắng cuộc nhắc tới 1987 với một loạt bài báo phanh phui tham nhũng. Nhưng đó đâu phải là trung tâm sự bùng nổ mà phải là tuần báo Văn Nghệ với Tổng biên tập Nguyên Ngọc. Nơi đây, một nhà văn rất lớn là Nguyễn Huy Thiệp đã xuất hiện. Và Văn Nghệ mới chính là tờ báo bán chạy nhất thời đó. Người ta chen nhau để mua đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, in không đủ để bán, vậy là lại in thêm, cũng không đủ.

Ở những thời điểm báo chí trở nên đặc biệt quan trọng, tôi nghĩ phải đặc biệt chú ý tới BÁO CHÍ – VĂN CHƯƠNG. Nó có sức tác động khủng khiếp hơn nhiều bài báo đả phá tham nhũng. Nó là một đòn thâm hậu của cao thủ, đánh đòn đó kẻ thù không hề thấy những tổn thương ngoài da thịt nhưng lục phủ ngũ tạng đã tan tành hehe.

Tôi muốn nói thêm về Phan Khôi. Tại sao Trịnh Văn Thảo lại xếp Phan Khôi vào thế hệ 1925 dù nơi đó ông đã gần 40 tuổi :p Ông hãy xem tác phẩm đăng báo của Phan Khôi năm 1929 và năm 1930. Có thể nhìn nhận về báo chí tiền chiến như nào? Tôi thì cho rằng: Lớp trẻ cần một người anh lớn để bảo trợ cho sự phát triển của chúng. Trước Phong hóa tuần báo của Tự Lực Văn Đoàn (1932 – ) là gì? Tôi không cho là Phạm Quỳnh với Nam Phong tạp chí. Người anh cả đó phải là Phan Khôi năm 1929 – 1930 với sự bùng nổ đặc biệt trên hai tờ báo là Thần Chung nhật báo (Làng báo Sài Gòn có một đoạn rất đáng kể Peycam chỉ ra Diệp Văn Kỳ và tờ báo của ông quan trọng ra sao, nhưng lại một lần nữa, người Mỹ chỉ thích cái màu mè bên ngoài, nên đã chọn Nguyễn An Ninh và Trần Huy Liệu) và tuần báo Phụ Nữ Tân Văn. Tôi cho rằng số phận của Phan Khôi là số phận của một người anh cả phải bảo trợ đám trẻ. Sau 1954, ở miền Bắc, chằng phải Phan Khôi là người đã bảo trợ cho đám Trần Dần (Nhân Văn Giai Phẩm) hay sao?

Chỉ xin lưu ý, sự bùng nổ của Phan Khôi năm 1929-1930 trên Phụ Nữ Tân Văn có hình bóng vị chủ bút Đào Trinh Nhất. Nhưng Đào Trinh Nhất đâu chỉ có vậy?

thứ ba 1 tháng Tám 2017

 

Cảm ơn Mai Anh Quân đã chúc mừng sinh nhật

[gửi thư cho Mai Anh Quân]

Tôi có nhà nhé, cảm ơn ông nhé :p mail mới à, tôi không nhận ra mail này, tí nữa là xóa. Tôi khóa hết wall facebook rồi, nên không bị gặp những lời chúc đãi môi hay đại loại vậy. […] Sinh nhật mình định tâm rằng cũng như mọi ngày thôi, nhưng thực tình trong lòng thấy vui lắm :))

Ông đọc Lan Hữu đi, phần đầu sách là lời tựa của Lưu Trọng Lư. Tình bạn của Nhượng Tống và Lưu Trọng Lư rất đẹp, cả hai đều quý mến nhau và cả tài của nhau nữa. Nhượng Tống là thần tượng của một thế hệ trí thức đó, dịch 5/6 cuốn lục tài tử. Nhượng Tống còn một người bạn thân tình tuy chưa giờ gặp mặt là Phan Văn Hùm, họ quý mến cái tài năng của nhau. (Chính vì Phan Văn Hùm và Lương Đức Thiệp mà tôi rất dở hơi muốn đọc bộ Tư Bản Luận của Marx :p)

Dẫu thấy đời này và con người đồi bại không chữa nổi, thấy sao mà họ cứ láo nháo thế và đời này nhìn thì phong phú hay ho nhưng thực ra toàn là những thứ bát nháo thì mình cũng phải chấp nhận rằng mình phải chấp nhận nó như nước uống và hơi thở hàng ngày. Và tôi nghĩ, mình cũng thẳng thắn rằng chính bản thân này đang ngày ngày chìm rất sâu vào cái suy đồi đấy, như vậy cười cười nói nói giả tạo và cố gắng làm vừa lòng tất thảy mọi người cũng đã là sự bại hoại rồi. :p Chắc chỉ có hoặc là thánh thần, hoặc là súc vật mới thoái khỏi cái vòng tròn này. Thực ra, tôi đang nghĩ tới một loại người là triết gia để cho thêm vào với thần và thú nhưng mà vẫn còn rối lắm, chưa bắt não hoạt động sốt sắng hơn để chứng minh được điều mình nói.

Tôi vẫn đang nghĩ về cái tạp chí điện tử, tôi có vài cái tên này, ông nghe được không? 1. Con đường sáng. 2. Những ngày vui. Tôi cũng muốn có một chỗ để mình tập viết bài điểm sách. Dù tôi ở rất xa văn chương. Dù tôi không phải độc giả của rất nhiều văn sĩ nổi đình nổi đám nhưng cũng cần nghĩ phương cách kiếm tiền nữa. Tôi thấy khó khăn quá ông ạ. Ngay cả khi nếu ra trường mình có công việc thì lương nhà nước chả bao giờ là đủ. Viết báo cũng chỉ đủ kiếm thêm, không nhiều lắm. Tôi băn khoăn quá. Mà viết những dòng chữ rất ghê cũng là một cách làm tha hóa con người ta. Tôi tự nhủ mình sẽ chẳng đời nào viết những gì trái với tâm. Đúng như cô Nguyên đã nói, viết tức đã là cái nghiệp mang theo thân. Muốn rút ra cũng cần tự lực và lạnh lùng đoạn tuyệt. Rồi rũ cho sạch cái tấm thân đã nhơ nhuốc vì chữ nghĩa này. Nhiều người than chữ nghĩa rẻ mạt, nhưng họ có bao giờ ngắm lại mình chưa, những gì họ viết ra chỉ có thể chứng tỏ một điều: Nó chỉ là rác, một núi rác vĩ đại, đều là phá rừng cả :p Tôi cũng nghĩ vậy, mình cũng cần trung thực chứ, vờ vịt có được gì đâu. Vài trăm cho một bài à, những lúc ê trề tôi tự nhủ mình: chữ nghĩa của mình đâu có xứng với cái giá này; những người nông dân, những lao động phổ thông, họ cực khổ hơn nhiều mà sự tồn tại của họ cũng có ý nghĩa hơn nhiều. Nhưng tôi cũng cần tiền mà. Tôi vẫn đang loay hoay, tôi có thể làm gì ngoài viết báo là thứ tôi được đào tạo cơ chứ.

Ông dạo này ổn không? Ở chỗ làm mới có được không? Ông còn suy nghĩ về một thứ gì để viết không? Tôi xem một phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Tôi bắt đầu suy nghĩ lại về Nhân Văn – Giai Phẩm (cả những người nằm rất xa trung tâm vụ thanh trừng đó). Tôi không còn đơn giản nghĩ họ là nạn nhân nữa. Tôi cũng nghĩ Trần Dân không bao giờ chấp nhận cái tâm thế nạn nhân của mình. Trần Dần nói với anh em rằng nên chuẩn bị từ trước, nên Nguyễn Xuân Khánh cũng nhanh chân đi đăng ký học nghề may :p Vậy là văn sĩ may quần áo liền để vợ đem ra chợ trời bán, nhà còn nuôi lợn để tăng gia nữa, rồi cũng phải dịch sách để kiếm thêm thu nhập (hóa ra giới cầm quyền miền Bắc mình dịch những sách triết học, tư tưởng của tây phương như thế này: Sách có 500, 600 trang thì dịch giả sẽ đọc và viết lại tóm tắt ra tiếng Việt trong 30 – 50 trang hoặc hơn thế rồi dịch tượng trưng 1/3 hoặc 1/2 cuốn sách, nhặt ra phần mà ông dịch giả thấy là quan trọng nhất của sách). Đã lo chạy vạy tiền bạc nhưng nhóm của Trần Dần (gồm một số người nữa như Nguyễn Xuân Khánh và nhà thơ, dịch giả Dương Tường) vẫn làm cách nào đó, theo tôi là cùng nhau gom góp tiền lại, để mua những cuốn sách quan trọng nhất của Tây phương đương thời. Vậy là đến đêm, các cụ lại có việc để làm: Đọc sách. Mà đọc sách cũng bị ép thời gian kinh khủng. Mỗi cụ chỉ được đọc trong vài ngày, sau đó phải đem cho anh em khác cùng thay phiên nhau đọc. Sống như vậy, làm gì có tự do (công an luôn luôn theo dõi), làm gì được thoải mái – điều này tôi thấy nhân vật anh giáo trong Sóng mòn của Nam Cao vẫn còn chưa ăn nhằm gì. Vậy mà Trần Dần vẫn tiếp tục viết, một thứ văn chương bùng nổ trong im lặng, trong cái tầng nằm sâu bên dưới những hoạt động văn chương tri thức được giới cầm quyền hợp thức. Tôi nghĩ là những văn sĩ rất lớn là những kẻ bị lựa chọn, phải sống như vậy; và thứ văn chương lớn đâu phải là những cuộc bán sách cháy hàng hay những lời nịnh hót của bọn a dua. Phải rất nhiều năm sau, sau khi tác giả chết, mới có ai đó nhận ra được giá trị của nó.

Tôi nghĩ, liệu cái thời bọn mình sống đây, mình có thể giải thích ngọn nguồn nó không? Với sự sụp đổ của XHCN, với sự giáo điều của trường lớp, lao động di cư, một cộng đồng người yếu thế, những chuyện ruộng đất, sự nổi dậy của nhân dân, giàu sổi, thanh niên trụy lạc, không mục đích sống, gia đình ly tán, nông dân đang bị biến tướng, mê tín dị đoan tràn lan, thánh thần là vật mua bán và rất nhiều thứ khác. Liệu bọn mình có thể giải thích nó bằng văn chương như thế nào? Sử học hay các ngành khoa học khác cũng sẽ đóng góp vào sự giải thích đó. Nhưng tôi cũng đồng thời tin vào sự giải thích của văn chương. Và tôi nghĩ, cái chủ đề trên sẽ chắc chắn và chủ đề của một tiểu thuyết lớn mà văn chương Việt Nam có thể, có thể thôi, sẽ sản sinh ra. Mà tất nhiên, văn chương không diễn nôm thô thiển tất cả như vậy. Nó cần một vỏ bọc. Với Tự Lực Văn Đoàn, vỏ bọc là những câu chuyện ái tình. Tôi không biết độc giả của Thạch Lam như ông mê được Nhất Linh – Khái Hưng không? Ngay cả Lan Hữu, Nhượng Tống cũng bọc trong cái lớp vỏ của truyện tình của mình những điều đã giải thích cho cái thời đại của mình. Còn thời đại này chúng ta thì sao, chẳng lẽ văn chương đã giải thích nó xong xuôi, chỉ cần duy nhất Nguyễn Huy Thiệp?.

Ông có định sẽ viết không? Tôi càng ngày càng nhận rõ hơn cái trò trẻ con học đòi người lớn viết lách của mình; tôi ở cách xa văn chương, có thể là rất xa, thậm chí tôi còn hoài nghi tư cách của độc giả văn chương dù không hẳn là không chịu đọc nhưng ngay cả Anatole France cũng thừa nhận không phải độc giả của Marcel Proust thì phải hiểu một điều: Một độc giả văn chương là người hiểu tác giả lớn. Mà không phải ai cũng hiểu, có lẽ do cách đọc? Vậy tức là đọc rất khó. Có gã tên là Paul Valéry cho rằng tốt nhất, muốn hiểu một tác gia, tốt nhất đừng đọc tức là: đừng có có cắm đầu đọc hết từ đầu đến cuối, đừng đọc tái đọc hồi, đừng bị sa đà vào những tiểu sử kia. Tốt nhất là nên đọc lướt. Tôi đã thử và thất bại. Không hiểu gì cả. Cái khả năng đọc của Paul Valery là một tầng khác, ở dưới rất sâu, rất kỳ dị so với một kẻ không đủ khả năng là độc giả văn chương là tôi.

Trời mưa to quá. Hà Nội ma quái của tôi là những đêm mưa mùa hạ. Tôi vẫn bị mắc kẹt. Làm sao có thể nói Hà Nội, thủ đô của một quốc gia đang phát triển, là nơi rất nhiều ma? Tới bây giờ, tôi vẫn chỉ thấy duy nhất một người từng viết rất tuyệt vời về cái chốn thị thành mà người và ma sống chung. Văn chương lớn xuất hiện, đầu óc chúng ta mới bắt đầu tiến thêm bước mới của nhận thức. Mà giờ đây, đâu cần thêm nữa một tác phẩm về Hà Nội ma quái. Viết để chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ sự yếu kém và vô tri của bản thân? Một chứng tỏ của sự bắt chước?

Tôi đã từng có suy nghĩ này, mà sau đây tôi cũng nên nghiêm túc nghĩ ngợi, rằng lịch sử luôn có những sự lặp lại. Đặc biệt là sự lặp lại của chiến tranh trên xứ sở này. Tôi đã suy nghĩ và xếp vài cuốn sách này ở cạnh nhau, ông có muốn thử không, đọc rồi thì đọc lại: Nỗi buồn chiến tranhLịch sử Nội chiến Việt Năm 1781-1802Truyện Thúy KiềuVăn tế thập loại chúng sinh. (Tôi đang thử đọc Cung Oán và Chinh Phụ Ngâm. Tôi rất dở khi đọc thơ. Thơ tôi thấy nó khác văn xuôi quá. Khác tới mức không thể hiểu nổi. Vậy nên tôi mới cần cuốn Việt Nam Thi ca luận của Lương Đức Thiệp. Thơ tức là quan trọng nhất là Nhịp. Tôi đang tự giáo dục mình về thơ). Cái xứ sở nhiệt đới nơi chúng ta sinh ra và lớn lên thật buồn phải không?

thứ tư 2 tháng Tám 2017

 

Quốc gia đáng sống

http://luatkhoa.org/2017/08/moi-cong-tac-nao-la-mot-quoc-gia-dang-song/

Rất đáng để thử :3

thứ hai 7 tháng Tám 2017

 

ME & MK

Eliade cho rằng, dù con người hiện đại và môi trường đã phi thiêng hóa nhưng họ vẫn là Homo Religion với những hoài niệm tôn giáo còn sót lại từ tổ tiên – được thể hiện ở những hành vi bình thường nhất

Milan Kundera trong truyện ngắn “Tranh biện” (Những mối tình nực cười) có chi tiết về đi vệ sinh ngoài trời và được giải thích như một bản giao ước sẽ trở về với đất mẹ

thứ hai 7 tháng Tám 2017

 

Mua vé xem phim

Mình muốn mua 2 vé phim Tschick (20h ngày mai) [German Film Festival in Vietnam]. Ai có thể nhượng cho mình được không?

thứ năm 10 tháng Tám 2017

 

Bán vé xem phim

Mình có 2 vé phim Happy thuộc LHP Đức (20h tối mai, rạp quốc gia) không dùng đến nên muốn bán lại :))

thứ sáu 11 tháng Tám 2017

 

Học giả đồng tính

vừa biết được một chuyện là mình đã đọc và rất thích thú với tác phẩm của một học giả đồng tính Roland Barthes, sao ông này có thể đồng tính được và tại sao mình lại đọc sách của người đồng tính :”<

thứ hai 13 tháng Tám 2017

 

Umberto Eco & Pierre Bayard

(5:46) MC: (Hỏi Pierre Bayard) Anh nghĩ tại sao nhiều người đến đây tối nay và anh nghĩ, cái mà họ muốn nhận được là gì?

(7:19) Pierre Bayard: Umberto Eco là vị hộ pháp trong cuốn sách của tôi, ông ấy sáng tạo những cuốn sách và sống trong chúng (He lives in his books. Tiếng Anh của Bayard không tốt. Có thể, Bayard ý muốn nói: Eco sống cùng những cuốn sách). Ở chương đầu tiên, tôi đã đề cập tới ông Eco

(7:22) MC: Thế ông Bayard đã đọc sách của ông Eco chưa?

(7:33) Pierre Bayard: Xin thứ lỗi cho tôi khi ông (chỉ Eco) có mặt ở đây.

Bayard đề cập tới một từ tiếng Pháp có ý nói một nhân vật trong sáng đi xuyên từ tưởng tượng (của người đọc) đến hiện hữu ở thực tại. Và trở thành một thứ gì đó (không nghe được một key word) thực tế.

Bayard sống với nó (cái từ tiếng Pháp rất khó hiểu trên)

(9:14) Pierre Bayard trả lời câu hỏi của MC: Tôi nghĩ có quá nhiều sách dạy cách chăm vợ chăm chồng, học Anh ngữ hay nuôi bé gái nhưng chưa có sách nào viết về những cuốn sách bạn chưa đọc.

(Anh MC và Umberto Eco đều đã đọc sách)

(10:41) Pierre Bayard: Có rất nhiều người đến xin tôi tư vấn, họ thức dậy lúc 7h và đi làm về lúc 9h tối, có quá ít thời gian để đọc. Cơ mà sau khi viết cuốn sách này, tất cả đều được giải quyết

(10:55) MC: Trong một chương, ông (chỉ Bayard) viết việc ta nên làm gì khi gặp mặt một tác giả (HOW WE SHOULD CONFRONT LIVING-WRITER). Bây giờ tôi đang diện kiến hai tác giả. Anh (chỉ Bayard) có thể cho tôi xin một lời khuyên?

(11:24) Bayard chỉ ra hai lời khuyên. Thứ nhất là nên tỏ ra khâm phục tác giả (không nghe rõ 100% mà đoán nghĩa). Bạn tôi là một tác giả nổi tiếng nên tôi có khá nhiều kinh nghiệm. Thứ hai, điều này quan trọng, bạn không nên đọc phê bình (Hội trường cười lớn. Ở video này người nghe cười rất nhiều. Cả Bayard lẫn Eco đều rất hóm hỉnh)

(11:51) Bayard: Sách này có càng nhiều khám phá, tôi lại càng rất kinh hãi. I become more and more …

(12:27) MC: Hỏi Bayard, vậy xin cho tôi lời khuyên, tôi nên tiếp đón các vị như thế nào buổi tối nay?

(12:27) Pierre Bayard: You can explain books come from your life. Không có vấn đề gì. Bạn tôi, một tác giả, đã nói rằng cuốn sách của tôi đã ảnh hưởng đến đời anh ấy. Tôi vui sướng lắm. Nhưng mà tôi còn viết phê bình cơ mà (Ý Bayard là liên kết với lời khuyên trước đó mà ông đưa ra khi gặp một tác giả, đó là không nên đọc phê bình tác phẩm họ. Cả hội trường lại cười)

(12:55) MC đứng hình vài giây

(13:25) MC: Cơ mà Bayard, tôi không thể nói sách anh ảnh hưởng đến đời tôi mà là sách của Umberto Eco. Ông ấy đã thực sự thay đổi cách tôi nhìn hiện thực.

(13:35) Umberto Eco ngơ ngác.

Umberto Eco: Sách của Bayard chả ảnh hưởng đến tôi. Tôi biết hết mọi thứ từ lâu rồi (Quả thực, Eco là một người đọc xuất sắc, cần phải tìm hiểu thêm về việc đọc của Eco). Tôi hoàn toàn đồng ý với Bayard nhưng chương thứ ba cần trao đổi. Ta sẽ nói kỹ nơi.

(14:4) Chương đầu tiên: Đời quá ngắn và sách quá nhiều. Ta nói về rất nhiều sách chúng ta chưa đọc. Ở trường, ta học lịch sử văn chương Pháp, Mỹ chẳng hạn. Chúng là cái nhìn tổng quát. Chúng ta sẽ không đọc từng cuốn sách và sau đó cũng sẽ không bao giờ đọc chúng. Tôi chẳng hạn, tôi chưa đọc một cuốn kinh điển (MC tỏ qua rất nản lòng)

Tôi không đọc nhưng có thể nói về nó. Bayard viết về những cuốn sách khác đã đọc trước đó giúp ông ta định vị được cuốn sách ta chưa đọc. Nhà trường với các giáo viên đã giúp chúng ta đặt sách ở đúng chỗ (điều này thực sự cần trao đổi, sự xếp của giảng viên cũng rất cần phải xem lại, liên tục) sách nào ở chỗ ấy: cuốn này vào mục sách nên đọc, đống kia vào mục không cần đọc.

(17:30) MC từng có một buổi nói chuyện tại đại học Colombia, anh diễn giả nữa rất hoạt ngôn. Tới lúc tôi hỏi anh ấy từng học hết chồng sách mà anh đã nói tới chưa? Anh ấy trả lời: “Chưa đâu”  (Hội trường lại cười).

(17:48) Umberto Eco: Điều anh nói rất quan trọng.

(19:7) MC: Nói về sự xấu hổ (vì chưa đọc sách) trong cuốn sách của Bayard. MC cũng đã chứng minh mình đã đọc sách này. Anh, chỉ Bayard, có nghĩ đến tác động của văn hóa không?

(19:11) Pierre Bayard: Tôi sẽ cố đáp lại cả MC lẫn Umberto Eco. Đúng là trường học (bao gồm cả trung học lẫn đại học) đã giúp học viên định vị được những cuốn sách trong thư viện.

Trả lời MC. Hồi nhỏ, tôi chả hứng thú sách vở. (…)

Trường học đã nhốt, giam cầm sách vở như những công cụ, vật dụng tôn giáo. Rồi khi tôi chuyện trò về việc đọc với ký giả vầ các nhà buôn sách (book salers) và nghe họ giải thích, tôi nhận ra có bốn điểm chung sau đây. (1) Đọc khi trẻ, vì nhà trường bắt đọc. (2) Đọc vì thích thú. (3) Không thể hoàn thành việc đọc, sách này dài quá, khó quá,.. (4) Bế tắc trong việc đọc, không thể đọc được.

(22:01) MC: Vậy giải pháp của ông Pierre Bayard là cứ nói chuyện sách vở và không cần đọc?

(22:06) Pierre Bayard: Tôi sẽ đưa ra một lời khuyên, vì nếu đưa ra hết thì mọi người sẽ mua sách nữa. Ta không phải tội phạm vì sự không đọc, đọc dở chừng hay không thể hiểu được sách vở.

(22:56) MC: Nhưng đó là những người hợp diễn giả nói chuyện về sách vở

(Trong lúc này, MC lấy ví dụ ra Hamlet để chỉ ra ai mà không đọc nó cơ chứ. Nhưng mà Umberto Eco rất thật thà thú nhận mình chưa đọc nó. MC đứng hình, một lần nữa).

thứ hai 13 tháng Tám 2017

 

Trại súc vật

[thư gửi Mai Anh Quân]

sách ngắn, tôi đọc một buổi là xong. Đọc xong choáng thật. Nghe trà dư tửu hậu hay vỉa hè chém gió của các cao nhân mặc khách thị thành về Trại súc vật mà hôm qua mới chính thức đọc. Tiểu thuyết đơn giản quá nhưng cũng vì thế mà đáng sợ nữa. Nó là một cuốn sách lớn, giải thích cả một thời đoạn của các xã hội cộng sản. Tôi nghĩ chỉ một mình cuốn tiểu thuyết đó đã là đủ rồi. Chưa đọc 1984 nên tôi chưa biết cuốn đó ra sao :p Thời gian tới tôi sẽ đọc một cuốn lý thuyết văn học của Umberto Eco là Tác phẩm mở. Bài tôi viết hoàn toàn không có lý thuyết, đúng, tôi đã không đọc lý thuyết, mà thực tế, giới văn chương đang gặp tình trạng lạm dụng quá lý thuyết thời thượng Anh-Mỹ. Ông có thể đọc Umberto Eco 😀

Gửi ông bài này, tôi viết thêm vào. Càng viết tôi càng thấy tôi trôi ra xa cuốn sách. Tôi đã quá kỳ vọng vào nó và thực sự thời gian nghĩ về những gì xung quanh còn nhiều hơn cả việc đọc. Đúng, sao lại có thể làm người đọc thất vọng như vậy. Tôi luôn có ác cảm với bọn Mỹ. Đọc Amerika của Frank Kafka sẽ thấy Mỹ là một nơi của đám đông luôn hùng hục cuốn trôi mình đi. Là nơi của những thứ mới nổi, hào nhoáng, best-seller. Tôi không tin người Mỹ hiểu Việt Nam, cuộc chiến tranh là một ví dụ quá rõ rồi.

https://dangthanhsite.wordpress.com/2017/06/24/đọc-in-ấn-và-quyền-lực-của-shawn-f-mchale/

Cuối tuần này, tôi có hẹn người cháu của ông Nguyễn Văn Vĩnh, ông đi với tôi không?

thứ năm 17 tháng Tám 2017

 

Điểm yếu lý thuyết

[thư gửi Mai Anh Quân]

Cuối tuần này bác ấy [Nguyễn Lân Bình] lại bận, sáng tuần sau nhé, tôi sẽ báo lại cho ông.

Đúng là yếu điểm của nước mình là lý thuyết. Lý thuyết văn chương đọc rất choáng ông ạ. Tôi sẽ gửi ông 1 phần giới thiệu của một cuốn sách lý thuyết. Nước mình không tự có những lý thuyết riêng nên phải “nhập khẩu” nhưng đâu phải lý thuyết nào cũng có độ phổ quát. Mircea Eliade, người mà tôi nhắc đến trong bài CHẾT, cho rằng con người hiện tại phi tôn giáo vẫn có những điểm phổ quát: (1) Vẫn luôn là/vẫn luôn còn sót những đặc điểm của con người tôn giáo. (2) Đặc tính của con người là bắt chước các vị thần, xưa và nay đều như vậy. Nhưng một lý thuyết văn chương chưa chắc có độ phổ quát. Tôi không thực sự tin vào một chìa khóa toàn năng ông ạ. Có một thời người ta đem khuôn ép nguyên xi lý thuyết tâm phân học hay hậu hiện đại vào văn chương. Hiện thực có vừa vặn với lý thuyết không, hay mình cố nhét nó cho vừa. Nhưng dù sao, như ông viết và như D cũng từng nói với tôi, đó là việc không tránh khỏi.

Sao ông lại dẫn ra sách của Dũng Phan [Sử Việt: 12 khúc tráng ca], mấy chuyện ba xu đó sẽ qua nhanh thôi. Tôi cũng thấy lạ, vì cả hai cuốn sách dẫn nhập lịch sử khủng nhất của Trần Trọng Kim và Lê Thành Khôi đều đã bán rộng rãi. Sao lại đi mua sách của một ông lên facebook chém gió.

Híc, tôi không được học hai môn là logic học và các phương pháp nguyên cứu khoa học. Cuốn Hoàn cảnh hậu hiện đại có đề cập tới logic đó. Tôi không biết về logic. Ông có cuốn nào chỉ tôi. Hình như là Plato phải không?

Hôm nay tôi đọc lướt rất nhanh 1984 rồi ông ạ. Viết rất rõ ràng đến Đảng Cộng Sản và có những phân tích nữa. Tôi lướt rồi thôi ngay. Vì tôi có cảm giác Trại súc vật là đỉnh cao của ông ấy rồi. Văn chương không đi nói trực tiếp phân tích mà chỉ có báo chí hay các nghiên cứu khoa học. Tôi khoái cách ông ấy kể chuyện về loài vật. Nhìn thế thôi, viết về động vật rất là khó! Có ai viết về loài vật xuất sắc không? Chính là Andersen.

Một cái nền rỗng được xây quá nhanh quá vội quá ẩu thì không thể nào khác được, nó sẽ sụp đổ. Tôi đang nhìn thấy nó đổ ông à, rất nhanh chóng. Đống đổ nát, quanh đó, vẫn còn gạch vụn cơ mà. Cối xay gió đã đổ, nay ta xây cái mới. Tôi hy vọng là xây được. Tôi không có thời gian. Và tôi cũng không thực sự biết mình muốn gì.

thứ sáu 18 tháng Tám 2017

 

“Sự kiện không tự nói về mình”

https://quachhien.blogspot.com/2012/02/co-su-4-su-kien-khong-bao-gio-tu-noi-ve.html

thứ tư 23 tháng Tám 2017

 

Hy – La

http://tiasang.com.vn/-van-hoa/Mot-“ban-do”-nho-cac-chinh-dien-HiLa-10868

chủ nhật 27 tháng Tám 2017

 

George Steiner, lần đầu

http://www.newyorker.com/contributors/george-steiner/page/15

thứ hai 28 tháng Tám 2017

 

Tạp

+ https://www.theguardian.com/books/2008/apr/19/society

+ http://truongquy.blogspot.com/2009/08/ve-kundera.html

thứ tư 30 tháng Tám 2017

 

Vô tri + Những mối tình nực cười

đã đọc được hai cuốn, có thể nói, là quan trọng nhất của Kundera. 😦 Cần tỉnh táo để đọc ông. “Cộng hòa” không phải “Dân chủ”, mà 8 năm đã qua từ bài phỏng vấn này. Tiểu thuyết Điệu valse giã từ ư? nên đọc không?

http://truongquy.blogspot.com/2009/08/ve-kundera.html

thứ sáu 1 tháng Chín 2017

 

Marcelino Truong

https://www.amazon.com/s/ref=dp_byline_sr_book_1?ie=UTF8&text=Marcelino+Truong&search-alias=books&field-author=Marcelino+Truong&sort=relevancerank

😀 người minh họa L’Amant của Duras lại là một người mình từng biết. Ngoài Cuộc chiến đáng yêu, ông còn xuất bản nhiều đầu sách. Marcelino Truong

thứ sáu 1 tháng Chín 2017

 

Họ đã đọc gì?

Nguyễn Văn Vĩnh khi ghi chép về bói toán ta tàu đã viện dẫn Dumoutier. Nguyễn Văn Tố từng viết ông Vĩnh là độc giả trung thành và cần mẫn nhất của thư viện Tri Trí xưa.

Các bài báo chính luận của ông, về bói toán, có thể được xem xét như những ghi chép dân tộc học, nơi ông – không phải một dân chuyên nghiệp – đã sử dụng phương pháp điền dã, tham gia, với tư cách một viên quan chức làng xã xưa.

Đọc ở đây nỗi âu lo về tình trạng làng xã và những thuật cai trị của ông Vĩnh

? Mình rất tò mò, không biết Nguyễn Văn Vĩnh đọc gì

Cả Phan Khôi, Đào Trinh Nhất, Khái Hưng, Nhất Linh, Trương Tửu, Trương Chính, Nguyễn Văn Huyên. Họ đã đọc gì?

thứ sáu 1 tháng Chín 2017

 

Liệt kê

G. Dumoutier (1850-1904), V. Goloubew (1878-1945), L. Cardière (1869-1955) là những dân tộc học, nhân học uy tín bấy giờ. Các bài viết của L. Cardière về tôn giáo, tín ngưỡng và về nghệ thuật Huế trên Tạp chí Đô thành hiếu cổ (BAVH) chi phối rất lớn cái nhìn của H. Gourdon. [MAT]

Louis Rouband (1884-1941), tác giả của Việt Nam, tấn bi kịch Đông Dương (1931)

Ch. Baudelaire

Nguyễn Tuân, trong Ngọn đèn dầu lạc (1939), Tàn đèn dầu lạc (1941),

Vũ Bằng (Cai)

Vũ Bằng sẽ tham gia nhiều tờ báo (như Công Dân, Tương Lai, Vịt Đực…) có chủ trương đả kích quan trường, chống đối chính phủ bảo hộ. Khúc rẽ này đương nhiên bồi thêm nhiều bất ngờ trong hành trạng văn chương, báo chí vốn đã đậm kịch tính của Vũ Bằng.

Bộ ba tuyển tập Trương Tửu

Tiểu luận Pháp ngữ của Phạm Quỳnh

thứ bảy 2 tháng Chín 2017

 

Cơm đảo

https://www.facebook.com/CookatVietnam/videos/1743187032641942/?hc_ref=ARQjylmlvTnTctA3ZVs6DctqmEXTLgUTTvkroTZ_ah4hbW4FW9adVbUqv-heEXUQ10Q

thứ ba 5 tháng Chín 2017

 

Triển lãm, lên lịch

https://hanoigrapevine.com/2017/06/sparkling-exhibition-gold-painted-wood-furniture/?utm_content=bufferaf961&utm_medium=social&utm_source=facebook.com&utm_campaign=buffer&doing_wp_cron=1504709917.4327590465545654296875

muốn đi 😦 triển làm đồ sơn son thiếc vàng triều Lê triều Nguyễn ở bảo tàng quốc gia

thứ tư 6 tháng Chín 2017

 

Tên của đóa hồng

http://nhilinhblog.blogspot.com/2016/01/meaulnes-va-luong-ngoc.html

Quá hãi hùng. Umberto Eco chỉ là cửa vào của văn chương Âu Châu và không hiểu nổi Tên của đóa hồng thì không thể hiểu nổi điều gì! Càng lúc đến gần văn chương, tôi càng rõ cái cảm giác thất bại, văn chương nói rằng đừng dại mà tiếp cận nó nếu không chưa đủ những thứ cần thiết (những thứ mà hiện nay tôi đã mường tượng được và i như người xưa đi săn vàng hay kim cương cũng biết khu mỏ ở đâu, việc cần làm làm đi từ thị thành tới vùng mỏ đó, trên đường có yêu ma quỷ quái thì có trời mới biết)

thứ bảy 9 tháng Chín 2017

 

Tản Đà phê Phan Khôi

Đọc lại bài báo của Tản Đà, “Bài trừ cái nạn Phan Khôi ở Nam Kỳ cùng bài “Tống Nho với phụ nữ””, An Nam tạp chí số 34 và 37, năm 1932

thứ hai 11 tháng Chín 2017

 

Sách của CL-S

+ https://www.amazon.com/Way-Masks-Claude-Levi-Strauss/dp/029596636X/ref=sr_1_17?ie=UTF8&qid=1505133596&sr=8-17&keywords=claude+levi+strauss

+ https://www.amazon.com/Honey-Ashes-Introduction-Mythology-Le-vi-Strauss/dp/0226474895/ref=sr_1_19?ie=UTF8&qid=1505133596&sr=8-19&keywords=claude+levi+strauss

+ https://www.amazon.com/Origin-Table-Manners-Mythologiques/dp/0226474933/ref=sr_1_21?ie=UTF8&qid=1505133596&sr=8-21&keywords=claude+levi+strauss

+ https://www.amazon.com/World-Wane-Claude-Levi-Strauss/dp/B0000CKYSD/ref=sr_1_22?ie=UTF8&qid=1505133596&sr=8-22&keywords=claude+levi+strauss

+ https://www.amazon.com/Look-Listen-MasterMind-Claude-Levi-strauss/dp/0465068804/ref=sr_1_27?ie=UTF8&qid=1505133596&sr=8-27&keywords=claude+levi+strauss

+ https://www.amazon.com/View-Afar-Claude-Lévi-Strauss/dp/0226474747/ref=sr_1_29?ie=UTF8&qid=1505133596&sr=8-29&keywords=claude+levi+strauss

+ https://www.amazon.com/Naked-Man-Mythologiques/dp/0226474968/ref=sr_1_31?ie=UTF8&qid=1505133596&sr=8-31&keywords=claude+levi+strauss

+ https://www.amazon.com/Jealous-Potter-Claude-Lévi-Strauss/dp/0226474828/ref=sr_1_16ie=UTF8&qid=1505133530&sr=8-16&keywords=claude+levi+strauss

+ https://www.amazon.com/Origin-Table-Manners-Claude-Levi-Strauss/dp/0060906987/ref=sr_1_47?ie=UTF8&qid=1505134366&sr=8-47&keywords=claude+levi+strauss

thứ hai 11 tháng Chín 2017

 

Chênh vênh

https://maianhtuan.wordpress.com/2011/08/25/chenh-venh-một-tự-sự-buồn/

thứ tư 13 tháng Chín 2017

 

Kêu học chữ nho

http://www.tannamtu.com/?p=2672

ô hay, hai chục năm sau ông này kêu gào trí thức tây học bọn mày nên học chữ nho để quản trị làng xã Bắc kỳ :p

thứ năm 14 tháng Chín 2017

 

Hạ bệ

khủng khiếp thật, toàn trí thức cừ phách, Tự Lực Văn Đoàn hạ bệ hết

thứ năm 14 tháng Chín 2017

 

Đọc lại bài của Mai Anh Quân viết năm 2013, lúc học lớp 11

Cuộc chiến của Mi: Thất bại hay chiến thắng???

Đã 38 năm kể từ ngày lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, kết thúc một cuộc chiến kéo dài 21 năm với phần thắng lợi của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian đã trôi qua hàng chục năm nhưng bên trong cuộc chiến trang vệ quốc vĩ đại đó vẫn còn nhiều điều khêu gợi tâm trí tôi. Và trong bài viết này, tôi xin chia sẻ suy nghĩ của tôi với mọi người về vấn đề: Cuộc chiến của Mĩ tại Việt Nam: chiến thắng hay thất bại ?

Trước hết, để hiểu rõ vấn đề, chúng ta nên hiểu: thế nào là chiến thắng và thế nào là thất bại? Định nghĩa cho 2 khái niệm trên rất đa dạng nhưng tựu chung ta có thể hiểu: Chiến thắng là việc hoàn thành mục tiêu mà bạn đã đề ra trước đó. Còn với thất bại thì nghĩa hoàn toàn ngược lại. Định nghĩa trên được giải đáp đã nảy sinh ra một vấn đề xung quanh câu hỏi của tôi. Đó là muốn biết Mĩ thất bại hay không trong cuộc chiến tại Việt Nam, chúng ta cần biết mục tiêu Mĩ đề ra khi tham gia cuộc chiến. Vậy mục tiêu thật sự người Mĩ đề ra khi tham chiến tại Việt Nam là gì?

Theo quan điểm của cá nhân tôi, có 2 mục tiêu cơ bản khi Mĩ tham chiến tại Việt Nam. Thứ nhất, Mĩ là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thời bây giờ ( đến bây giờ họ vẫn rất hùng mạnh). Do vậy, việc tìm thuộc địa để xâm lược là việc không có gì khó hiểu. Ngoài ra, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều thuận lợi về tài nguyên khoáng sản.Vì vậy, xâm lược được Việt Nam, Mĩ sẽ có 1 thuộc địa tốt để khai khoáng và bóc lột.

Thứ hai, Việt Nam ở một vị trí địa chính trị rất quan trọng. Việt Nam có vị trí địa lí nối liền từ Trung Quốc tới Đông Nam Á và chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc. Sự thắng lợi của những người Cộng sản Trung Quốc kết hợp với sự chèo lái phong trào cách mạng thế giới của Liên Xô đang lan tỏa trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Điều đó không những cổ vũ phong trào giải phóng độc lập ở các quốc gia thuộc địa mà còn xây dựng chủ nghĩa xã hội lớn mạnh để đối chọi lại với chủ nghĩa tư bản. Đây là mối nguy hiểm lớn nhất của chủa nghĩa tư bản thời bấy giờ. Do vậy, xâm chiếm Việt Nam để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở khu vực chau Á là một kế hoạch cần thiết phải thực hiện lúc bấy giờ không chỉ với Mĩ nói riêng mà còn cả khối chủ nghĩa tư bản nói chung. Với mục tiêu cơ bản trên, ta có thể dễ dàng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi đã nêu ở trên…

Với mục tiêm đầu tiên, theo quan điểm của tôi, người Mĩ đã thất bại. Cột mốc đầu tiên đánh dấu sự thất bại đó xảy ra khi Henry Kissinger kí vào bản Hiệp định Pari ngày 27 tháng 1 năm 1973. Hiệp định trên đã cam kết sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam từ các quốc gia khác. Đồng thời, Mĩ phải rút hết quân đội của mình và quân của các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ miền Nam Việt Nam và chấm dứt hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

Tuy nhiên, người Mĩ vẫn chưa chấp nhận thua cuộc. Điều đó thể hiện qua việc sau khi kí Hiệp định Pari, vẫn còn hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn nhằm xoa dịu dư luận và chờ thời cơ tiếp tục cuộc chiến. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh “ của tổng thống Nixon. Rất tiếc, thay vì củng cố sức mạnh bản thân, tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu trước đã căm thù cộng sản nay lại điên cuồng truy sát Việt Cộng. Điều nay khiến ngay cả những người vốn không ưa cộng sản cũng phải đứng cùng phe cộng sản nhằm tiêu diệt “ngụy”. Kết quả cuối cùng, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ hoàn toàn. Sẽ có nhiều người cho rằng Mĩ không thất bại ở Việt Nam do họ đã rút hết quân sau khi kí Hiệp đinh Pari. Tuy nhiên, chiến tranh, từ sau Thế chiến thứ 2, đã không chỉ giới hạn trong phạm vi quân sự. Chiến tranh giờ đã bao gồm rất nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội… Đó là nguyên nhân tại sao Mĩ dù không còn quân đội ở Việt Nam nhưng đã thất bại ở mảnh đất hình chữ S này. Nhưng thất bại ở Việt Nam hóa ra lại mang nhiều lợi ích đến chon người Mĩ. Cuộc chiến ở Việt Nam đã làm phân hóa mối quan hệ Liên Xô – Trung Quốc – vốn là đồng minh và là 2 đầu tàu của phe chủ nghĩa xã hội. Từ những năm 1950, Trung Quốc đã là một trong số những quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên, đến giữ những năm 1960, hai bên đã xảy ra mâu thuẫn. Bắc Kinh nhận thấy Hà Nội đang dich chuyển về Matcơva nên ngày càng giảm viện trợ cho Việt Nam. Đến năm 1969, viện trợ của Trung Quốc so với những năm trước là rất thấp. Mâu thuẫn càng trở nên sâu đậm khi tổng thống Nixon có chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc vào tháng 2 năm 1972. Mĩ và Trung Quốc đã bắt tay. Điều đó khiến ta dễ hiểu tại sao khi Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa năm 1974 lại không có sự phòng vệ của người Mĩ dù ở gần đó có tàu chiến Mĩ. Chính sự phân hóa trên đã khiến khối chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới bị chia rẽ và suy yếu nặng nề mà khởi đầu từ các quốc gia Đông Âu cho đến Liên Bang Xô Viết lớn mạnh vào năm 1991. Sự tan rã của Liên Xô không những giúp Mĩ hoàn thành mục tiêu thứ hai mà còn tạo ra một thế giới đơn cực mới cho người Mĩ !

Vậy là người Mĩ thất bại trong một cuộc chiến nhỏ để thắng một cuộc chiến lớn. Họ thua một nước nhỏ để thắng được nhiều nước lớn. Và họ thất bại về mặt chiến thuật khi thua trận ở Việt Nam nhưng họ lại thắng về mặt chiến lược một cách rực rỡ. Đây chính là chiến thắng to lớn nhất của người Mĩ sau cuộc chiến tại Việt Nam 38 năm về trước…

M.A.Q

chủ nhật 17 tháng Chín 2017

 

Tôi không biết mình muốn gì

Tôi không đồng ý cái đẹp là bất kỳ hình ảnh nào thúc đẩy ý chí sống của mỗi con người, cũng không đồng ý khi được dẫn thần thoại, tôi nghĩ đó [thần thoại] là tập quán hơn là vẻ đẹp (vì tôi quan niệm, dù tất cả các dân tộc trên thế giới khác nhau như thế nào thì họ cũng có một sự đồng thuật về vẻ đẹp). Tôi không tự định nghĩa như thế nào là đẹp nhưng tôi không đồng tình với diễn giải cái đẹp như trên. Cái đẹp tôi đang tưởng tượng rất khác cái đẹp đó. Hãy tạm gọi cái đẹp mắt mò là Cái đẹp – Tập quán. Cái tôi mường tượng là Cái đẹp – có giá trị phổ quát toàn thể loài người. Một bản nhạc đẹp nó có một giá trị phổ quát là nhịp. Tôi không có lý luận nên không biết xử lý ra sao. Nhưng nếu cái đẹp đơn thuần vì nó chia sẻ và động viên cuộc sống của mỗi con người, chưa kể sự hữu ích, vậy một vật máy vô tri cũng đạt được cái đích đó nhưng nó không thể là đẹp được. Hoặc tôi không thấy nó là đẹp. [Về vật máy vô tri] Phan Ngọc viết về Nguyễn Tuân thấy cụ Nguyễn rất xuất sắc khi viết về đồ vật và đạt đến trình độ rất cao của việc biến những hành động mang tính kỹ thuật đơn thuần tiếp cận một vẻ đẹp.

Đúng là không thể khẳng định một thứ vật thể mà 100% dân số thế giới cùng thấy là đẹp, Cái đẹp phổ quát có vẻ như giống với cái tư duy cái đẹp của bầy đàn nhỉ, một cái đẹp đại chúng? Tôi nghĩ bản thân cái gì đó đã đẹp sẵn rồi. Việc là mình có khả năng hiểu cái đó đẹp hay không. Nếu con người biến mất, tôi nghĩ cuộc đời – cái chết vẫn tồn tại, trên – dưới vẫn tồn tại thôi. Con người diễn giải nó, viết thành ngôn ngữ để hiện ra đây. Thế giới này tự bản thân nó đã sắp đặt, cấu trúc nó. Với tôi, nếu không viết ra thì không ai hiểu; con người đang cố gắng tri nhận được thế giới [như thế giới đã tự sắp đặt]. Sách của Schopenhauer tên là này: Thế giới như là chính nó, với ý chí của nó và ý niệm của nó.

Nói tóm lại, đây là ý kiến của tôi: cái đẹp là của thế giới, như nó sẵn có, còn con người đã đặt ra một khái niệm là cái đẹp (chưa chắc đã chỉ đúng cái đẹp của thế giới như nó sẵn có) nhưng luôn cố gắng lý giải cái đẹp đó. Thử, thử, thử rất rất nhiều. Còn thần thoại Hy Lạp cho ta thấy người xưa đã đi được những bước dài trong quá trình tri nhận thế giới: đặt ra khái niệm cái đẹp và tìm kiếm NÓ, quan trọng hơn là lý giải. Tại sao nó lại đẹp (ôi, đừng quá sa đà vào từ ngữ, có thể hiểu như thế nào cũng được. Ôi, NÓ thật là a, tại sao NÓ lại a như thế). Thì chẳng phải Eliade cho rằng người cổ xưa trực tiếp tiếp xúc với vũ trụ, với thế giới (tức là một thế lực siêu nhiên) và việc họ được Người [thế lực siêu nhiên] cho những sợi dây chỉ dấu cách thế giới vận hành. Cũng có thể thay Thần bằng Thế giới giống Schopenhauer. Nếu tự tra hỏi mình thì lại trùng với ý Nietzsche phê phán: Phê phán cách diễn giả của các chức sắc. Thế giới có những quy tắc và con người ta hãy làm theo, hoặc đừng trái với những quy tắc đó. Ví dụ, một bàn thời đạo Do Thái giáo, trong Kinh Thánh của họ, Đức Chúa Trời dạy là: Hãy lập bàn thờ ta, giống như bàn thờ ta ở nước trời. Eliade tìm thấy trong rất nhiều văn bản, thần thoại, truyện cổ các tộc người khắp thế giới kiểu này: Con người lặp lại một vật dụng/một hành động/ hoặc 1 gì đó giống nguyên mẫu thần linh. Hoặc thay Thần linh bằng Thế giới của Schopenhauer. Dù sao, điều tôi nghĩ là thật đáng sợ khi thời xưa, ở hầu khắp thế giới, con người đã tri nhận thế giới theo cùng một cách (tất nhiên có những sai lệch không đáng kể). Cái thuyết biếu tặng hôm qua tôi trình bày í, Mauss còn cho rằng nó áp dụng được với quà biếu thần linh. Một người phải chịu hiến tế để mưa xuống. Đi đánh thành Tơ-roa thì phải hiến sinh một thiếu nữ xinh đẹp con của vị thủ lĩnh nào đó.

Tôi là con người tôn giáo [theo phân loại của Mircea Eliade], dù bản thân không theo đạo chính thức. Như vậy, tôi nghĩ phải sử dụng trực giác thôi, trực giác của tôi bảo Mauss và Eliade là hai học giả tiệm cận cách thế giới thực sự vận hành. Nó là hiểu biết của tôi, nhưng cũng có chuyện hiểu biết của một gã khờ lại ăn may trúng vào cái đúng thì sao? Đúng thì chỉ có một và duy nhất thôi. Không nó có phải cái đúng của anh A hay anh B? Chúng ta khăng khăng có cái đúng của riêng mình, khác với cái Đúng thực mà Thế giới đang diễn tiến.

Hôm qua [buổi agora chÉm số 9 của HopeLab, “On Nietzsche: Which God died ?“, 18:30 – 21:30 thứ năm 21 tháng Chín 2017, Tổ Chim Xanh (13, ngõ 19 phố Đặng Dung)] có bà ngồi cạnh tôi bảo là chỉ một điện thoại là biết bao nhiêu ông triết gia, tôi không nói gì. Tôi đã gạt. Đọc được tất cả trước tác của ba triết gia, trong đó có một nhân vật siêu hạng là Karl Marx còn hơn đón nhận què quặt một triết gia nào đó. Mình chỉ biết được Nietzsche ở dạng què quặt (ôi Phạm Công Thiện và lời hứa năm xưa, sau này ông PCT nghiên cứu về phật giáo và tu tập). Tôi gạt họ ra, không tranh luận, không cảm xúc và rất không coi trọng họ. Tôi khiếm nhã nhỉ. Tôi chỉ mong bà già đó đừng nói quá to, không lại trở thành trò hề, ít nhất đối với tôi. Tôi không vồ vập triết học. Tôi dè chừng và e ngại nữa, tôi chưa hoặc là không muốn bước vào đó.

Tôi không biết rõ mình biết gì. Quấy quá cũng xong thì ai cũng tạm xem là được. Tôi không tin được [vì tự nhận là con người tôn giáo, theo Mircea Eliade, nhưng không tin vào một tôn giáo để gia nhập]. Tôi sợ lắm. Tôi tin vào kiếp sau, tin vào nghiệp chướng, nhưng tôi sợ quãng thời gian sau khi chết. Tôi sợ sự kết thúc. Tôi sợ lắm. Cô Huyền xem tử vi và cô Nguyên bảo sau này tôi cũng theo một tôn giáo, khoảng 30 tuổi.

Tôi đúng là không tập trung và nhập tâm để lĩnh hội triết học. Tôi muốn đọc Karl Marx vì muốn hiểu Phan Văn Hùm và Lương Đức Thiệp. Tôi muốn đọc văn chương có những lý thuyết văn học và cả những diễn giải văn học. Tiền là gì? Muốn đi kiệt cùng con đường lý thuyết Marx.

thứ sáu 22 – thứ bảy 23 tháng Chín 2017

 

Tọa đàm Lý Trần rồng bay Đại Việt:

Nhà văn Hoàng Quốc Hải: “Không viết về nhà Lý là có tội”

[làm bài tập môn Văn nghệ trên báo của thầy Văn Giá]

Sáng 23/9, tại Hà Nội, NXB Phụ nữ đã tổ chức buổi giao lưu với tác giả Hoàng Quốc Hải nhân dịp bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý được tái bản.

Cùng với Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải là tiểu thuyết gia lịch sử nổi tiếng. Từ năm 2003, bộ năm tập tiểu thuyết Bão táp triều Trần được được tái bản 11 lần – Ảnh: Thành Nguyễn

Trước khi bắt tay viết Tám triều vua Lý, Hoàng Quốc Hải đã là nhà văn nổi tiếng với bộ tiểu thuyết năm tập Bão táp triều Trần. Tuy nhiên, Hoàng Quốc Hải nhận thấy không thể không viết về nhà Lý, vương triều mở đầu cho sự thịnh trị của Đại Việt, không thể có nhà Trần hào hùng nếu như không có nền tảng chắc chắn trước đó của nhà Lý. Không chỉ vậy, nhà văn còn khẳng định: “Không viết về nhà Lý là có tội”.

Dẫn chương trình của buổi giao lưu, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên lập luận: “Không tác giả tiểu thuyết lịch sử nào không viết cho hiện tại”. Ông cũng viện dẫn trường hợp Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, hiểu theo nghĩa giản đơn nhất, là gửi gắm tới đất nước thời đổi mới sau 1987 tinh thần canh tân của Hồ Quý Ly, dù khó khăn, vất vả nhưng không làm không được.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải đồng tình với lập luận của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: Nhà văn phải là người đi cùng thời đại và giám sát thời đại. Tôi viết Tám triều vua Lý để gửi cho người đương thời bài học tiền nhân về quản trị đất nước: Lấy dân làm gốc.

Không một vua Lý triều nào quay lưng lại với dân. Họ xây dựng đất nước dựa vào nhân dân với chính sách thân dân. Điển hình là vua Lý Thái Tổ đã miễn tô thuế 7,5 năm/18 năm trị vì của mình, một kỷ lục. Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng: Đó là một nhà vua biết tính đường xa; vua nuôi dân để dân có của ăn của để dành và nhờ thế đất nước hùng cường. Hoàng Quốc Hải còn mạnh bạo khẳng định: Chúng là là con cháu bất hiếu, mất dạy của tổ tiên nếu không học được những gì triều Lý đã dạy.

Tám triều vua Lý gồm 4 tập với : 1. Thiền sư dựng nước; 2. Con ngựa nhà Phật; 3. Bình Bắc dẹp Nam; 4. Con đường định mệnh, đã phác họa, phục dựng bức tranh lịch sử từ lúc ra đời vương triều Lý với hình ảnh vua Lý Thái Tổ, cho đến những giai đoạn phát triển, hưng thịnh (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), sau đó là thời kỳ khủng hoảng, suy vong (Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông).

Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội sách Hà Nội lần thứ tư tại Hoàng Thành Thăng Long với chủ đề “Sách và khởi nghiệp” diễn ra từ ngày 22/9 tới ngày 26/9 do Ủy ban Nhân ân Thành phố Hà Nội tổ chức.

thứ bảy 23 tháng Chín 2017

 

Lê Bích

” Lê Bích – người với góc chụp cận cảnh tuyệt mĩ và sự tỉ mỉ trong ghi chép như một nhà dân tộc học” – CXD

thứ bảy 23 tháng Chín 2017

 

Làng xã

https://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/vai-tam-dac-ve-lang-xa-viet-nam

thứ bảy 23 tháng Chín 2017

 

Trần Dần giữa những cơn mưa

http://nhanam.vn/tin-tuc/tran-dan-giua-nhung-con-mua-exclusive

chủ nhật 24 tháng Chín 2017

 

Nguyễn Phúc Anh

Nguyễn Phúc Anh, “Âm – Dương chẳng của riêng ai – cần dừng ngay những đối thoại nhàm chán về nguồn gốc của triết lý Âm Dương! (Đọc lại Savage Mind của Claude Lévi Strauss)“, thứ ba 14 tháng Hai 2017

chủ nhật 24 tháng Chín 2017

 

Nhân học Nguyễn Văn Huyên

http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p4/c18/n21854/Nhan-hoc-van-hoa-nhin-lai-Nguyen-Van-Huyen-va-tu-Nguyen-Van-Huyen-nhin-lai.html

thứ ba 26 tháng Chín 2017

 

Hoạt động báo chí

[lên thư viện trường để làm bài tập, gặp thầy Mai Anh Tuấn đang ngồi làm việc ở đó]

Đề bài: Phân tích đặc trưng của hoạt động báo chí

Tác giả Dương Xuân Sơn đã cấu trúc hoạt động báo chí làm ba đặc trưng chính. (1) Báo chí là loại hình hoạt động thông tin đại chúng, (2) Báo chí là loại hình hoạt động chính trị – xã hội, (3) Báo chí là hoạt động kinh tế, dịch vụ. [1]

(1) Báo chí là loại hình hoạt động thông tin đại chúng

Khái niệm “Thông tin đại chúng”, tiếng Anh là “Mass imformation” là thuật ngữ cơ bản của lý luận báo chí, là bản chất để từ đó quy định hoạt động báo chí.

Thuật ngữ “Đại chúng” trong “Thông tin đại chúng”, được Dương Xuân Sơn chỉ ra, có năm nội dung sau: Bao gồm các tầng lớp xã hội khác nhau; Những nhu cầu thông tin của quần chúng là thước đo năng lực của hoạt động thông tin báo chí; Mục đích báo chí hằm hình thành đời sống xã hội lành mạnh, tác động giải quyết những ung nhọt; Đảm bảo phổ biến thông tin dễ dàng; Có sự tham gia của quần chúng.

Bên cạnh đó, thuật ngữ “Thông tin” được sử dụng ở hai tình huống cụ thể. Thứ nhất, thông tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi nội dung thông báo. Thứ nhì, thông tin được dùng để chỉ chất lượng nội dung của thông báo.

Nhằm tri nhận đặc trưng thông tin đại chúng của hoạt động báo chí, mỗi chúng ta cần xem xét tác phẩm báo chí trên quan hệ nhà báo – tác phẩm – công chúng.

(2) Báo chí là một loại hình hoạt động chính trị – xã hội

Hạt nhân của đời sống xã hội là hoạt động chính trị, giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ thống xã hội. Hoạt động chính trị là việc hoạt định và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ trong những lĩnh vực kinh tế, xã hội, tư tưởng, an ninh quốc phòng dựa trên cơ sở các quyền lợi của giai cấp và dân tộc.

Báo chí là một hệ thống xã hội, có nghĩa là một loạt những yếu tố tồn tại trong xã hội liên quan chặt chẽ với nhau theo những quy luật, phương thức riêng, trên một phạm vi rộng lớn.

Thí dụ, với nền báo chí cách mạng ở Việt Nam hiện nay, mỗi cơ quan báo chí là đại diện, người phát ngôn, phương tiên thông tin của một số tổ chức, lực lượng cụ thể, phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích, quyền lợi chính trị.

Ở Việt Nam, báo chí là đại diện, là tiếng nói của Đảng cộng sản, của nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đồng thời là diễn đàn của nhân dân.

(3) Báo chí là hoạt động kinh tế, dịch vụ

Từ khi nền kinh tế Việt Nam đổi mới, bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền báo chí đòi hỏi phải thay đổi tư duy.

Trong các quốc gia tư bản chủ nghĩa, họ coi cơ quan báo chí như một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và ứng dịch vụ. Hàng hóa của báo chí là thông tin. Báo chí thông qua việc đáp ứng nhu cầu của công chúng xã hội và phục vụ nhu cầu của các lực lượng chính trị để phát triển nguồn thu của báo chí trên cơ sở ưu tiên hàng đầu việc thỏa mãn nhu cầu thông tin ngày càng cao của quần chúng nhân dân; đặc biệt với xu thế phát vũ bão của báo mạng điện tử.

[1] Xem thêm: Dương Xuân Sơn. Giáo trình Lý luận báo chí truyền thông. (Hà Nội) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2015. Trang 75-80

thứ tư 27 tháng Chín 2017

 

Hoạt động báo chí (bản hoàn thành)

Đề bài:

1. Phân tích sự ra đời, phát triển của báo chí.

2. Trình bày đặc điểm của thông tin đại chúng (Báo chí). Tính chất hoạt động thông tin đại chúng và thuật ngữ

3. Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội. Lấy ví dụ

Bài 1: Phân tích sự ra đời, phát triển của báo chí

Báo chí, trước tiên, là một sản phẩm của xã hội người. Báo chí ra đời trong những điều kiện vật chất – tinh thần xã hội nhất định, gắn liền với lịch sử người. Ở mỗi dân tộc – quốc gia, do hình thái kinh tế, trình độ phát triển in ấn và khoa học kỹ nghệ nên lịch sử và sự hình thành báo chí cũng khác nhau.

Học giả Dương Xuân Sơn đã chỉ ra sáu điều kiện và yếu tố để hình thành và phát triển báo chí. [1]

(1) Nhu cầu thông tin giao tiếp. Thông tin giao tiếp là một nhu cầu của loài người khi xã hội hình thành, từ cổ chí kim. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì phạm vi hoạt động của con người càng tăng; cho nên, các hình thức giao tiếp cũng tăng lên và đa dang hơn. Báo chí ra đời và phát triển nhờ lực đẩy này.

(2) Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đặc biệt, với kỹ thuật in ấn ấn ở Đức thế kỷ XV, ta cũng không thể bỏ qua in ấn tác động mạnh mẽ thế nào trong phong trào phản kháng Công Giáo La Mã nhờ đó tạo điều kiện cho việc dịch Kinh Thánh Kito ra nhiều thứ tiếng khác nhau và được in ấn phổ biến khắp nơi. Tiếp theo đó, vào thế kỷ XX, hàng loạt phát kiến về kỹ thuật như phát thanh, truyền hình và internet đã đem lại cho báo chí một bước tiến mới và nhiệm vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp ngày càng lớn của xã hội

(3) Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau ở mỗi quốc gia – dân tộc đều tự đặt ra nhu cầy, đòi hỏi về tin tức khác nhau. Thí dụ, thế kỷ XVI – XVII với sự đi lên của chủ nghĩa Tư bản Tây phương, nảy sinh những mối quan hệ buôn bán, thông tin thương mại và tình hình trong nước quốc tế. Cho nên, những tờ báo đầu tiên nhằm cung cấp cho các thương lái tình hình thị trường buôn bán, giá cả, sự dao động về giá tác động bởi tình hình chính trị mỗi quốc gia.

(4) Tác động của chế độ chính trị – xã hội

Đây là mối quan hệ hữu cơ, gán bó mật thiết với sự ra đời và phát triển của báo chí. Mỗi thế lực chính trị khi đã nắm quyền lực đều sử dụng báo chí như một công cụ, vũ khí lợi hại để bảo vệ, biện minh cho những hành vi của mình, đồng thời đả kích triệt hạ lực lượng đối lập.

(5) Mối quan hệ giao lưu quốc tế

Những thông tin báo chí về tình hình quốc tế giúp công chúng tự điều chỉnh hành vi, xác định thái độ ứng xử và phương pháp hành động, bên cạnh đó, nâng cao nhận thức góp phần tích cực vào sư hình thành đời sống tinh thần lành mạnh của người dân.

Dưới đây, chúng tôi xin viết lịch sử ngắn gọn của lịch hình thành và phát triển báo chí của xã hội loài người với quan điểm tờ báo đầu tiên là công báo ở xứ Venice, nay thuộc Cộng hòa Italia.

Trước hết, tại Ý, người ta đã ý tưởng về việc làm một tờ báo giấy. Những tờ báo đầu tiên xuất hiện ở Ý không gọi là newspaper như ngày nay mà được gọi là gazette tức công báo, tức báo của chính phủ. Tờ báo giấy đầu tiên, hay nói chính xác là tờ công báo đầu tiên xuất hiện tại thành phố Venice (Ý) vào những năm cuối thế kỷ 16 dành cho giới quý tộc địa phương, nhưng những tờ báo đầu tiên này đều là những tờ báo của chính phủ. Những chính phủ khác sau đó cũng tiếp thu kế hoạch của thành phố Venice, xây dựng cho mình những tờ công báo. Dần dần công báo phát triển thịnh hành vào những năm cuối thế kỷ 16, mở đầu cho ngành báo chí sau này.

Tuy nhiên, những tờ công báo đầu tiên chỉ được viết bằng tay, phải đến khi công nghệ in ấn ra đời năm 1477, thì báo chí mới bước vào đà phát triển. Vào thời điểm phát kiến địa lý, quân đội Tây Ban Nha cho những hạm đội vào xâm chiếm để giành lấy các thuộc địa của Anh. Lúc này những tờ báo có thêm nhiệm vụ là lên án quân đội Tây Ban Nha lúc bấy giờ và kêu gọi người dân cùng giúp sức bảo vệ lãnh thổ. Ngày nay, tại thư viện British, vẫn còn lưu trữ khá nhiều những tờ báo vào thời điểm quân đội Tây Ban Nha chiếm đóng eo biển Anh vào năm 1588. Từ đây chúng ta có thể kết luận những tờ báo đầu tiên mang màu sắc chính trị khá đậm nét và là vũ khí để kêu gọi lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Những tên báo phổ biến vào cuối thế kỷ 16 có thể kể đến là Mercury, Herald, Express… Sau đó, lần lượt những cái tên như Observer, Guardian, Standard ra đời, và những tờ sau này đã ít nhiều bớt nói về những vấn đề chính trị, mà đề cập nhiều hơn đến các vấn đề trong xã hội. Hiện tại, tờ Observer đã bị ông lớn Guardian mua lại, trở thành một ấn phẩm phụ, phát hình một số mỗi cuối tuần của Guardian.

Theo gót Anh, các nước châu u khác lần lượt xuất hiện những tờ báo đầu tiên của mình vào nửa đầu thế kỷ 17. Chúng ta có thể kể đến vài nước xuất hiện báo in sau Anh không lâu như Thụy Sỹ (1610), Pháp (1631), Đan Mạch (1634), Ý (1636), Thụy Điển (1645), Phần Lan (1661)… Những tờ báo in này chủ yếu đưa tin về châu u, thỉnh thoảng cũng đưa các tin tức về châu Á và châu Mỹ, nhưng đặc biệt vào thời điểm bấy giờ, những tờ báo này rất hiếm khi đề cập đến những vấn đề trong nước. Chẳng hạn các tờ báo của Anh thì đưa tin về quân đội Pháp, ngược lại các tờ báo Pháp lại đưa tin về các vụ scandal mới nhất của hoàng gia Anh.

Cho đến nửa cuối thế kỷ 17, nội dung các tờ báo đã thiên về tin tức trong nước. Tuy vậy, việc lan truyền và bàn luận về các vấn đề thời sự trong nước vẫn bị hạn chế, thậm chí còn bị cấm ở một số quốc gia. Năm 1766, chính phủ Thụy Điển thông qua quyết định ban hành Luật bảo vệ sự tự do cho báo chí. Đây là luật bảo vệ tự do báo chí đầu tiên trên thế giới.

Việc phát minh ra máy điện báo vào giữa thế kỷ 19 (năm 1844) đã làm thay đổi ngành báo in khi thông tin được truyền đi nhanh hơn, cho phép các phóng viên đưa ra những tin tức mang tính thời sự hơn. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, báo in gần như đã xuất hiện trên toàn thế giới, những tờ báo bắt đầu có định kỳ ngắn hơn và nhật báo trở nên phổ biến hơn. Lúc này, báo chí đã trở thành phương tiện thông tin cơ bản và hữu ích nhất. Đây cũng là thời kỳ hoàng kim của ngành báo với sự ra đời của tờ New York Times, mà cho đến nay vẫn là tờ thời báo lớn nhất thế giới. [2]

Bài 2: Trình bày đặc điểm của thông tin đại chúng (Báo chí). Tính chất hoạt động thông tin đại chúng và thuật ngữ

Trước hết, khái niệm “Truyền thông đại chúng” có nhiều luận giản từ các nhà lý thuyết. Từ phương diện giao tiếp, họ chỉ ra bản chuẩn của nó là sự tham gia của nhiều người với những chủ đề họ cùng quan tâm. Dưới góc độ phương tiện kỹ thuật, truyền thông đại chúng là kênh chuyền tải thông điệp tới đông đảo quần chúng. Xét trên các bình diện đã kể trên, Dương Xuân Sơn mạnh dạn đưa ra khái niệm: Truyền thông đại chúng là một hệ thống thông tin, chia sẻ, lôi kéo, tập hợp nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể được đặt ra. Ông nhấn mạnh tới năm nội hàm của khái niệm truyền thông. Và nhìn từ các yếu tố cấu thành, truyền thông đại chúng có thể kể đến báo chí, điện ảnh, sách, quảng cáo, tờ rơi, vv…

Theo tác giả Dương Xuân Sơn, thông tin đại chúng (báo chí) gồm bảy đặc điểm [3]

(1) Đối tượng của truyền thông đại chúng là đông đảo quần dân, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, sắc tộc, giới tính, địa vị xã hội, vv…

Mặc dù, mỗi sản phẩm truyền thông ban đầu được hướng tới một nhóm độc giả xác định nhưng khi phát hành sẽ được xã hội hóa, đối tượng tiếp nhận rộng hơn ban đầu. Cuối cùng, hoạt động thông tin đại chúng có tính công khai.

(2) Sự kiện đăng tải trên truyền thông đại chúng luôn hướng đến việc ưu tiên thỏa mãn, phục vụ nhu càu, mong đợi của quần chúng.

(3) Tính mục đích rõ rệ

Thông tin truyền thông đại chúng tác động đế đông đảo quần chúng, nhằm làm thay đổi hành vi, nhận thức và thái độ theo một chiều hướng nnào đó; việc này liên quan mật thiết tới tính chính trị của báo chí nhằm tranh thủ, tập hợp lực lượng vì một mục tiêu nhất định.

Tuy nhiên, sẽ là cực đoan nếu chúng tôi tuyệt đối hóa mục đích chính trị của báo chí mà bỏ qua mục đích giáo dục hoặc giải trí

(4) Tính phong phú, đa dạng và nhiều chiều

Dương Xuân Sơn chứng minh luận điểm trên bốn cạnh khía. Thứ nhất, đối tượng phản ánh bao gồm những sự kiện từ mọi mặt của đời sống. Thứ hai, nó đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của con người và xã hội; thí dụ, tâm lý, nhận thức,… Thứ ba, hệ thống ký hiện, các phương thức truyền tin đa dạng. Thứ tư, hình thức và các thể loại phong phú, linh hoạt.

(5) Tính dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo

Điều này đòi hỏi ký giả phải thiết kế được những thông điệp phù hợp để không chỉ tầng lớp có trình độ học vấn cao mà quảng đại quần chúng đều có thể hiểu được. Thí dụ, trong thời kỳ đổi mới từ 1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã viết một loạt bài trên nhật báo Nhân dân để nhằm giúp công chúng nhận thức “những việc cần làm ngay”. Loạt bài này đã tạo nên tiếng vang, cộng hưởng cùng sự phát triển đột khởi của văn chương trên báo Văn nghệ, những tuyến bài điều tra tham nhũng tạo nên biến chuyển lớn của xã hội Việt Nam, dù khó khăn, nhưng đang dần bước vào một thời đoạn mới.

(6) Tính gián tiếp

Các kênh truyền thông đại chúng, trong quá trình truyền tải thông tin không tiếp xúc trực tiếp giữa chủ thể và khách thể mà dùng những phương kỹ thuật như máy quay, máy ảnh, máy ghi âm làm vật trung gian, vật truyền dẫn.

(7) Một trong những nguyên lý của truyền thông là trong quá trình truyền thông, tần suất tương tác giữa chủ thể và khác thể càng nhiều, càng bình đẳng, càng nhiều người tham gia bao nhiêu thì hiệu quả và năng lực của truyền thông lớn tới đấy.

Bài 3: Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội. Lấy ví dụ

Báo trí có vai trò, vị trị quan trọng trong xã hội, là “một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó” như học giả Dương Xuân Sơn từng viết [4]. Đồng thời, báo chí “là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần mọi người, moi dân tộc”.

Thông tin báo chí tác động đến nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau; chính điều này khiến báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất không một hình thái ý thức xã hội nào có được.

Nhiều tác phẩm báo chí đề cập tới những vấn đề tiêu biểu, điển hình của đời sống, dưới ngòi bút những ký giả tài năng; và vì thế, nó có sức sống lâu bền. Thí dụ, những phóng sự, ký sự của Ngô Tất Tố về phong hóa làng xã một thời vẫn liên tục và bền bỉ trở thành tài liệu tham khảo cho học giả của nhiều thế hệ như loạt bài Tập án Cái đình.

Ở một phương diện khác, báo chí tham gia vào sự tìm tòi, phát hiện những con đường, phương pháp hợp lý nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Mặt khác, báo chí phải đảm bảo thông tin cho quần dân.

Nhưng quan trọng bậc nhất, báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng, nnhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị cho cuộc sống. Một thí dụ tiêu biểu là báo chí cách mạng của Đảng ta trong cuộc chiến tranh 30 năm, kiến thiết để quần dân có thể tham gia vào đời sống chính trị dân tộc – quốc gia.

Học giả Dương Xuân Sơn đưa ra 5 lý do mà báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong xã hội. (1) Là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận, (2) Kênh chủ yếu cung cấp kiến thức, thông tin về tình hình trong và ngoài nước cho quần dân, (3) Một công cụ hữu hiện để quản lý, điều hành và cải cách xã hội, (3) Một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình có những mối quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội, (5) Trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho quần chúng.

Ghi chú

[1] Xem thêm: Dương Xuân Sơn. Giáo trình Lý luận Báo chí Truyền thông. (Hà Nội) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2015. Trang 51-56

[2] Sử dụng tham khảo thông tin từ: Phương Mai. “Lịch sử của báo giấy”. Thanh Niên (27 tháng Bảy 2009). Đọc bài báo online tại http://thanhnien.vn/doi-song/giai-tri/lich-su-cua-bao-giay-204136.html

[3] Xem thêm: Dương Xuân Sơn. Giáo trình Lý luận Báo chí Truyền thông. (Hà Nội) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2015. Trang 29-36

[4] Xem thêm: Dương Xuân Sơn. Giáo trình Lý luận Báo chí Truyền thông. (Hà Nội) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2015. Trang 41-51

thứ tư 27 tháng Chín 2017

 

Phi nhân

http://huc.edu.vn/tinh-phi-nhan-hien-dai-1674-vi.htm

chả biết dịch như nào, chớ dịch giả bị Nhị Linh ghét ra mặt

thứ năm 28 tháng Chín 2017

 

Nguyễn Tùng về CL-S

http://huc.edu.vn/tan-man-ve-claude-levi-strauss-1691-vi.htm

thứ năm 28 tháng Chín 2017

 

Hai link trên Tia sáng

http://tiasang.com.vn/-van-hoa/Nha-nghien-cuu-Nguyen-Su-Tren-nhung-cung-duong-di-tim“cau-than-but-hoa”-10319

+ http://tiasang.com.vn/-van-hoa/Alix-Ayme-co-phai-la-co-giao-cua-danh-hoa-Nguyen-Gia-Tri–10289

thứ bảy 30 tháng Chín 2017

 

Phố đi bộ

[Làm bài tập môn Nghệ thuật học chuyên ngành của thầy Nguyễn Quang Long, tức nhạc sĩ Nguyễn Quang Long]

Đề bài: Thực trạng và giải pháp trong hoạt động biểu diễn âm nhạc trong khu vực phố đi bộ hồ Gươm hiện nay

Ngay từ những ngày đầu Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội thực hiện phố đi bộ quanh khu vực hồ Gươm trong ba ngày cuối tuần, hoạt động âm nhạc trong khu vực đã diễn ra đa dạng.

Theo quan sát của chúng tôi, hoạt động âm nhạc diễn ra không chỉ trong buổi tối mà xuyên suốt một ngày với những người không chuyên và chuyên nghiệp. Những địa điểm thường xuyên có hoạt động âm nhạc là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, ngã tư phố Tràng Tiền-Hàng Khay-Đinh Tiên Hoàng, khu vực đền thờ vua Lê và khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Đánh giá nhanh, những địa điểm trên đều là những khu vực rộng nhất quanh phố đi bộ. Riêng khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đã trở thành điểm hoạt động âm nhạc đều đặn cuối tuần trước khi phố đi bộ chính thức đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, những địa điểm nhỏ hơn như xung quanh đường Đinh Tiên Hoàng hay phố Tràng Tiền, Hàng Khay vẫn diễn ra những hoạt động âm nhạc quy mô nhỏ hơn.

Người tham gia biểu diễn có rất đông người trẻ ở độ tuổi dưới 35. Họ chơi rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau từ rock tới âm nhạc dân gian tùy theo sở thích hoặc sở trường của từng người/nhóm tham gia biểu diễn. Báo điện tử VietamNet từng ngoa ngoắt gọi đây là Lẩu thập cẩm âm nhạc. Tôi không rõ ký giả có đôi tai âm nhạc trời phú đủ để định giá những thứ nhạc được chơi trong khu vực phố đi bộ hay không?

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, việc biểu diễn âm nhạc trong môi trường ngoài trời cũng dẫn đến những tác động không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng âm nhạc như tiếng động quá ồn ào của du khách tham quan.

Tổng Cục Du Lịch đã có những thống kê rất tích cực từ chủ trương mở phố đi bộ trong những ngày cuối tuần tới lượng khách du lịch bản địa lẫn ngoại quốc tăng trưởng trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, chúng tôi quan sát những hiện tượng rất thú vị như những tiết mục biểu diễn âm nhạc dân gian xuất hiện từ chiều tối những ngày cuối tuần. Hoạt động này đạt được mục đích quảng bá âm nhạc truyền thống và kích thích du lịch Hà Nội. Không chỉ thế, chúng ta còn được theo dõi những khác biệt trong việc đem những môn nghệ thuật truyền thống như hát văn, hát xẩm tới phục vụ trong khu vực rộng như phố đi bộ.

Chúng ta sẽ đi vào miêu thuật chi tiết hơn về hoạt động hát văn ở khu vực đền thờ vua Lê, trước tượng đài vua Lê Thái Tổ, bên cạnh tòa soạn báo Nhân dân.

Hát văn là một chặng trong toàn bộ hoạt động lên đồng của con nhan đệ tử trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Mẫu Tứ Phủ. Khi hát văn được diễn ra chốn cửa đền, cửa phủ, hoạt động này mang yếu tố Thiêng. Những lời hát ca ngợi công đức của những vị thánh và thành tâm cầu mong các Ngài ban phước lành cho người trần thế.

Tuy nhiên, hoạt động hát văn khi được đưa khỏi không gian cửa phủ, cửa đền đã được phi thiêng. Những bài hát văn được nén lại thành những bài nhạc có thời lượng vài phút đồng hồ. Người biểu diễn hát văn không còn là những thanh đồng đang đứng trước ban thờ công đồng Mẫu Tam Phủ, Mẫu Tứ Phủ mà đã là những nghệ sĩ đứng trước công chúng. Hát văn đã trở nên độc lập thành một môn nghệ thuật biểu diễn.

Tuy nhiên, không vì thế, cái uy nghi, cái thiêng đã hoàn toàn rũ bỏ. Theo quan sát của chúng tôi, những du khách theo dõi hoạt động hát văn ở khu vực đền thờ vua Lê đều tỏ ra thành kính, trật tự theo dõi buổi diễn – khác với những hoạt động âm nhạc khác diễn ra xung quanh hồ Gươm.

Các hoạt động âm nhạc của phố đi bộ xung quanh Hồ Gươm đều phải gửi công văn xin phép tới Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội để thẩm định chất lượng. Các hoạt động được Sở chấp thuận đều được diễn ra hợp thức hóa. Tuy nhiên, theo phản ánh của báo chí, một số người chơi đã vi phạm quy định, chơi nhạc ở khu vực mà không xin phép trước.

Nhà viết báo quả chỉ có khả năng quan sát và miêu thuật. Chúng tôi vẫn đang loay hoay với đề nghị của nhà báo lão thành Hữu Thọ về “làm báo phải hướng tới giải pháp”. Nhất là khi chúng tôi không được phú cho đôi tai nhạc để có thể định giá âm nhạc.

Tháng Mười 2017

 

Trống phù thủy

trống phù thủy được nghe hôm nay [buổi nói chuyện của Chèo 48h, “Nghệ thuật truyền thống – Đường trường chông chênh” (có Nguyễn Hùng Vĩ của khoa Văn), 14:00, chủ nhật 1 tháng Mười 2017, tại phòng 103, nhà E ĐH.KHXH&NVHN]

chủ nhật 1 tháng Mười 2017

 

Kỷ yếu

Điều tôi muốn nhất sau 4 năm đại học là gì? Là một cuốn kỷ yếu. Không phải facebook hay internet với sự hoạt náo kinh khủng của con người, tôi tin vào những cuốn sách. Nó sẽ là vật lưu trữ 4 năm của mọi người dưới giảng đường yêu dấu. Cuốn sách đó sẽ tồn tại rất lâu.

10.10.17

thứ ba 10 tháng Mười 2017

 

đọc chơi

http://mythuatvietnam.edu.vn/?p=6815

thứ sáu 13 tháng Mười 2017

 

Mở lại Rừng Na Uy

Mở lại Murakami ra đọc. Cuộc trường chinh Murakami mình đã bỏ từ rất rất lâu. Hình như do mình có cảm giác không đi đến đâu trong sự đọc này. Trước khi học đại học mình đã đọc nó và rất thích nữa chứ. Ở lần đọc lại này, chả thích tẹo nào, mà còn thấy rất buồn cười cái trò ngớ ngẩn phun tên sách, tên tác giả ra: nào Dicken, nào Dante, Balzac, vv… Nhiều dẫn dụ không thực sự đi đến đâu.

Nhưng mình tới giờ mới phát hiện Murakami từng nhắc tới bộ Tư bản luận của Karl Marx và để Midori bình luận về bọn thanh niên tiên tiến thời bấy giờ giả vờ đọc Karl Marx, đập nhà đốt trường, đả đảo tư bản, tiêu diệt tập đoàn giáo dục – công nghiệp. Tất nhiên, sau đó những con người rất tiên tiến đó được vào làm cho các nhà đại tư bản, lấy vợ đẹp con xinh. Karl Marx có gì khác đâu là một phương tiện tiến thân của bọn ra vẻ đọc Marx.

Tôi nghĩ Murakami là một đọc giả của Karl Marx. Dù tôi không còn quan tâm đến Murakami nữa rồi nhưng rất tò mò ông đọc Karl Marx như thế nào? Chỉ chưa biết ông là người bình luận xuất sắc hay là tồi.

thứ ba 17 tháng Mười 2017

 

Cường Để

https://giaovn.blogspot.com/2017/10/anh-em-ong-ngo-inh-diem-toi-tham-ien-ha.html

thứ năm 19 tháng Mười 2017

 

Xem 3 links

+ http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Nhung-nha-dan-toc-hoc-hang-hai-nguoi-Phap-tai-Viet-Nam-10020

+ http://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Marrism-Mot-thuyet-Lysenko-trong-ngon-ngu-hoc–10582

+ http://vietvan.vn/vi/bvct/id1106/Van-hoc-so-sanh-/

thứ bảy 21 tháng Mười 2021

 

Một post của Nhị Linh

http://nhilinhblog.blogspot.com/2010/06/doi-ly-khong-bao-gio-co-that.html

thứ bảy 21 tháng Mười 2021

 

Nghệ thuật xứ Annam

-Ngày 20.1.1906, Henri Gourdon được cử làm Giám đốc [đầu tiên] của Nha học chính Đông Dương. Trên cương vị này, hai tháng sau, H. Gourdon đề nghị lập Hội đồng cải thiện giáo dục bản xứ. Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến sáng tạo và tổ chức lại hệ thống giáo dục bản xứ. Trong đó có việc kiểm định lại các sách giáo khoa, tập đọc, từ vựng hoặc từ điển về ngôn ngữ chính trong xứ.

-Cũng theo đề nghị của H. Gourdon, ngày 16/5/1906, Toàn quyền Đông Dương kí một nhát liền 4 nghị định. Nội dung các nghị định có nhiều, nhưng đáng kể có việc thiết lập trường Đại học Đông Dương. Hay việc mở cuộc thi công khai soạn sách giáo khoa dành cho các trường bản xứ. Bản thảo được Hội đồng chấm thi chấp nhận sẽ được thưởng 500 hoặc 300 đồng bạc.

-Bộ GD&ĐT của ta vừa ban khuyến dụ tuyệt đối không được dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa [chương trình GDPT]. Thật là một liềm hi vọng lớn của sự cải cách giáo dục bản xứ hiện nay!

-Ngoài dạy học và làm quản lí, H. Gourdon còn thích chụp ảnh, y như giáo viên của ta giờ vậy. Chỉ có điều, cuốn sách ảnh L’Indochine (1931) của H. Gourdon, với nhiều bức ảnh chụp Việt Nam, là một tư liệu cảnh quan, phong tục, con người. Sau hết và đặc biệt hơn cả, với NGHỆ THUẬT XỨ AN NAM (1933), H. Gourdon còn xứng là một nhà nghiên cứu hẳn hoi.

– Đọc cuốn này, tôi cứ lấy làm thắc mắc rằng tại sao xã hội ngày càng chạy đua làm những vật phẩm “hoành tráng” (từ bánh chưng bánh dày trở đi) để thiết lập kỉ lục, siêu kỉ lục, trong khi, như H. Gourdon tỏ lòng ngưỡng mộ, người Việt chỉ tôn thờ sự khéo léo, trau chuốt, sự tỉ mẩn, độ khó của hình mẫu ở các vật phẩm cỡ nhỏ, vừa? Liệu chúng ta có đang ham hố chứng thực một điều gì ngoài tầm với năng lực và sở trường của mình không?

(trích lại từ bài điểm sách của thầy Mai Anh Tuấn)

chủ nhật 22 tháng Mười 2017

 

Phan Khôi, biếm họa

Phan Khôi với mấy cô phụ nữ (Phụ nữ tân văn,Phụ nữ thời đàm) qua nét vẽ họa sĩ Côn Sinh Đỗ Mộng Ngọc trên báo Loa 1935.

Phan Khôi biếm họa

thứ hai 23 tháng Mười 2017

 

Nhật báo Việt Nam

báo Việt Nam

“Vào cuối năm 1932, tôi đến thăm toà báo Phong Hoá.

“Toà nhà có thể gọi là lịch sử này cả về mặt văn hoá lẫn chính trị, đã chứng kiến bao sự kiện đã từng xẩy ra trong mười lăm năm. 80, phố Quan Thánh, ngay góc đường Quan Thánh và Hàng Bún. Có hàng rào sắt, có cổng lớn ra vào. Mấy câyy bàng cao trồng hai bên đường, mùa thu tới, lá bàng đỏ thường rụng và bay vào trong sân. Con đường xe điện Bưởi chạy ngang trước cổng.

“Một toà nhà hai tầng, có sân rộng bao bọc. ở giữa, bước lên thềm, là phòng trị sự và nhà in: Muốn lên toà soạn ở trên gác, thường rẽ sang bên cạnh, qua một khóm tre Đằng Ngà thân màu vàng. Chỗ này, mọi người lúc rỗi thường bắc ghế ngồi chuyện trò, hay đánh bóng bàn.

“Đằng sau có thang lên gác, bên trái là phòng của hai vợ chồng Khái Hưng, còn ở giữa là toà soạn. Gian giữa để làm việc, gian bên là phòng khách. Trong cùng, còn có hai buồng nhỏ để tài liệu, máy móc cần thiết…” (Hồi ký Nguyễn Tường Bách)

P/s: Con dấu tròn của Nhật báo Việt Nam và chữ ký người quản lý (nguồn: Tạ Thu Phong)

thứ hai 23 tháng Mười 2017

 

Không quên

“Cách đây sáu mươi năm, hồi còn trẻ, ta gặp một cô gái yêu ta và ta cũng yêu nàng. Nhưng được tám tháng thì nàng chuyển nhà đi mất, ta vẫn còn nhớ, mà đã sáu mươi năm rồi. Ta đã nói với nàng: anh sẽ không quên em. Năm tháng trôi đi, ta đã không quên nàng. Đôi khi ta cũng sợ lắm, cuộc đời trước mặt còn bao nhiêu thế kia, mà ta, lão già khốn khổ, hứa hẹn gì được với mình bây giờ, khi Thượng đế mới là người cầm cục tẩy trong tay? Nhưng giờ thì ta yên lòng rồi. Ta đã không quên Djamila. Ta còn chẳng mấy thời gian nên sẽ chết trước khi kịp quên.”

– Romain Gary

Một phần cuộc đối thoại giữa ông Hamil, ‘người bán thảm rong ruổi khắp nước Pháp và thấy tất tật mọi thứ trên đời’ (chữ của tác giả) và chàng trai nhỏ người Ả Rập Momo trong tiểu thuyết Cuộc đời phía trước.

thứ ba 24 tháng Mười 2017

 

Hát ả đào

http://nguyenducmau.blogspot.com/2017/10/van-chuong-trong-loi-hat-ao-pham-quynh.html

thứ tư 25 tháng Mười 2017

 

Jung

http://nguyenducmau.blogspot.com/2017/07/ve-quan-he-cua-tam-ly-hoc-va-sang-tao.html

thứ tư 25 tháng Mười 2017

 

Mất thẻ sinh viên

Sáng hôm qua (Khoảng 10h, thứ ba 24/10/2017) mình lên thư viện ĐH Văn hóa tầng 2 nhưng quên không lấy lại thẻ sinh viên. Một bạn sinh viên khác đã lấy nhầm thẻ của mình.

Thẻ sinh viên mình tên Nguyễn Đăng Thành (màu xanh). Hệ chính quy niên khóa 2014-2018, lớp Viết báo 4. Số thẻ 55DVB04037.

Mình đang tìm bạn sinh viên đã cầm nhầm thẻ để lấy lại. Rất mong mọi người giúp đỡ chia sẻ bài viết giúp mình tìm lại thẻ sinh viên. Mình cảm ơn.

thứ ba 25 tháng Mười 2017

 

Còn duyên

thứ năm 26 tháng Mười 2017

 

Thơ Đinh Hùng

http://nhilinhblog.blogspot.com/2015/03/tho-dinh-hung-hai-the-gioi.html

thứ năm 26 tháng Mười 2017

 

Links tải sách

4. https://vi.scribd.com/document/59746262/Paul-de-Man-Material-Events

5. https://vi.scribd.com/document/108599727/Mythologies-By-Roland-Barthes-as-Selected-and-Translated-by-Annette-Lavers

6. https://vi.scribd.com/document/19039423/Roland-Barthes-Rhetoric-of-the-Image

7. https://vi.scribd.com/doc/91958182/Paul-de-Man-Barthes-and-the-Limits-of-StructuralIsm

8. https://vi.scribd.com/document/27612608/October-Roland-Barthes-1978

thứ sáu 27 tháng Mười 2017

 

Kịch Việt Nam hiện đại

http://huc.edu.vn/phu-nu-su-phuong-tay-hoa-va-cac-nguon-goc-cua-kich-nghe-viet-nam-hien-dai-5158-vi.htm

Điểm hay là nhiều dẫn chú

thứ sáu 27 tháng Mười 2017

 

Paul de Man & George Steiner

1. https://vi.scribd.com/doc/244759266/The-Paul-de-Man-Notebooks

2. https://vi.scribd.com/document/102721925/George-Steiner-Walter-Benjamin

3. https://vi.scribd.com/document/252377044/Steiner-George-Extraterritorial-Atheneum-1976

thứ bảy 28 tháng Mười 2017

 

 

Note:

Cuộc đời cũ (2011 – 2017)

Note, tháng Mười 2014 – tháng Chín 2015

Note, tháng Bảy – tháng Mười 2017

Ghi chép (tháng Một 2018 – tháng Hai 2020)

Những mẩu (tháng Tám – tháng Chín 2018)

Các giấc mơ (tháng Mười một 2018 – tháng Hai 2020)

Ghi chép lúc đọc (tháng Mười 2018 – tháng Tám 2019)

Ở trạm (tháng Chín 2019)

Những cuốn sổ (tháng Tư – tháng Mười 2019)

Những cuốn sổ, tiếp tục (tháng Sáu – tháng Mười một 2019)

Note, cuối năm 2019 (tháng Mười một – tháng Mười hai 2019)

Sợ sống (ghi chép, tháng Ba – tháng Tư 2020)

Note (tháng Tư – tháng Sáu 2020)

Note, tháng Sáu 2020

Mơ (tháng Hai – tháng Bảy 2020)

Note, tháng Bảy 2020

Note, tháng Tám 2020

Note, tháng Chín 2020

Note, tháng Mười 2020

Note, tháng Mười một 2020

Mơ (tháng Tám – tháng Mười hai 2020)

Note, tháng Mười hai 2020

Note, tháng Một 2021

Note, tháng Hai 2021

Note, tháng Ba – tháng Năm 2021

Bình luận về bài viết này