Những cuốn sổ (tháng Tư – tháng Mười 2019)

Phan Huy Đường mới mất. Thế là tôi tò mò đọc bảy cuốn sổ của Phan Huy Đường (và những ghi chép lẻ từ đầu năm 2018 đến tháng Tám 2019). Nó trở thành niềm vui của tôi suốt mấy ngày nay. Phan Huy Đường đi tiếp truyền thống những cuốn sổ tay của Marx, Engels và Lenin. [Mấy cuốn sổ tay vĩ đại nhất của Marx, theo tôi không phải những cuốn sổ tạo nên ba tập còn lại của bộ Tư bản, cũng không phải Phê pháp triết học pháp quyền của Hegel mà là Các hình thức có trước nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (bản tiếng Việt do Phan Ngọc và Chương Thâu dịch).] Việc đọc làm tôi nổi hứng muốn đăng một ít ghi chép của mình.

 

Giấc mơ 17 tháng Mười 2019

mơ quá trời

mơ rằng chỗ nhà bà ngoại là lâu đài của một vương quốc. Tôi giúp đỡ vương quốc ấy rồi hỏi han sự tình. Hoá ra trước đây là một vùng cho dân lành sống. Sau đó nhà bà ngoại đến xâm chiếm để lập vương quốc

17 tháng Mười 2019

 

Darwin

Darwin là sản phẩm của xã hội tư bản. Đấu tranh sinh tồn, tức tiền đề là mọi sinh vật đều bình đẳng với nhau, chỉ là trình hiện của xã hội Châu Âu (tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau trước pháp luật). Tôi nghĩ đến Thomas Hobbes của thế kỷ XVII (chưa đọc) – một triết gia duy vật luận tư sản (tình trạng tự nhiên người người giết nhau, tiền đề là thứ bậc, đẳng cấp xã hội bị phá bỏ; tức là dẹp bỏ hoàng gia Anh) – có thể Hobbes chính là tiền thân của Darwin.

Xã hội Việt Nam truyền thống không bao giờ sản xuất được lý thuyết như của Darwin.

Darwin phù hợp với quy luật của xã hội tư bản nên được chấp nhận, đồng thời phản đối (suy nghĩ theo Euclid thì không hiểu nổi).

Tư tưởng luôn đến sau thực tại, là hoá thạch của thực tại.

13 tháng Mười 2019

 

Tiếng gõ mõ

Tiếng gõ mõ là nhịp?

7 tháng Mười 2019

 

Cải lương

Đăng một tin về khủng bố lên cms cơ quan. Nguyễn Xuân Nghĩa có nói Lenin là cha đẻ của lí thuyết về khủng bố, với mục tiêu là gây ra nỗi sợ.

Rồi nhớ tới bức ảnh của Trần Ngọc Hiếu về phong trào cờ vàng ở Hong Kong và video “Giờ giải ảo: khóc cho Hong Kong” của Nguyễn Xuân Nghĩa. Tôi thấy cả hai người đều cải lương, không có quan điểm chính trị triệt để. Như Catalonia đòi tự trị mà không có quân đội, Hong Kong có gì trong tay? Nghĩ rằng Trung Quốc không làm một Thiên An Môn thứ hai là sai lầm. Muốn đòi quyền lợi trong khuôn khổ của luật pháp là mơ mộng. Phải có quân đội để đọ lại quân đội của nhà nước. Nếu không thì đừng viển vông. Bài học của Lenin: phải thắng.

Tôi chán cái thái độ cải lương lắm rồi.

29 tháng Chín 2019

 

Guy Debord

Lần đọc Guy Debord năm ngoái và năm nay đều choáng váng, nhất là chương về thời gian. Cứ sởn da gà lúc đọc câu trích dẫn Marx: “Thời gian là tất cả, còn con người chẳng là gì; tối đa nó chỉ là bộ khung của thời gian”.

“Thời gian chu kỳ giả” hàng fake

“Là” bị trượt đến “có vẻ như là”.

10 tháng Chín 2019

 

Còn lại gì?

Tại sao phải đọc những tác giả cũ? Những phát hiện của họ chỉ có giá trị ở thời điềm mà họ sống. Vì vậy cái mà người đời sau đọc không phải là kiến thức.

Nếu có ý muốn sống lâu hơn quãng đời này thì phải kháng cự thời đại này, như Nhượng Tống nói “làm duyên với người đời sau”.

Nghĩ đến biện chứng của Marx. Hình thức của nền kinh tế qua mỗi thời đại lại tiêu vong, rồi cái mới sẽ xuất hiện. Xét vậy thì phải làm sao để tồn tại sau những đợt tiêu vong liên tục của hình thức?

Câu hỏi “đọc ai đó ngày hôm nay” là câu hỏi lớn. Tôi đã thử đọc Marx ngày hôm nay.

[đặt tương quan với những lời giới thiệu cho những cuốn sách tái bản]

Cần nhớ bản thân là người thời đại này chứ không phải là người của thời xưa (lúc đọc Hàn Phi Tử thì tôi cứ nghĩ là đang sống giữa Trung Quốc thời Tần Thuỷ Hoàng), như Rousseau đọc Plutarch thì cứ nghĩ mình là công dân Hy Lạp xưa.

1 tháng Chín 2019

 

Euclid

Tại sao Euclid? Bằng nhau là gì? “Là” là gì?

30 tháng Tám 2019

 

Tư bản ở Hà Nội

Cầu Giấy là vùng của tư bản Hà Nội. Tôi khó ở khi đi qua nơi này, nghe đám tư bản nói chuyện ở trong cái phòng đó

Viết khi đứng đợi đèn đỏ Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long (khu Cầu Giấy làm tôi khó ở đến nỗi đi lạc)

26 tháng Tám 2019

 

Thời gian

Tôi cần xem kĩ lại bản thân, cái suy nghĩ về thời gian chắc chắn không thể bộc phát vào năm 2018 được.

Tôi đọc lại bài viết về Hoàng là “Ngày-hôm-qua ở đâu?” thì nhớ lại rất nhiều chuyện. Trước kia tôi đã ám ảnh bởi thời gian. Lúc nhỏ thì tôi sợ thời gian tới quá nhanh, tôi và Nghé 20 tuổi sẽ rất chênh lệch (Nghé đi ô tô còn tôi chưa biết có xe máy để đi không?), rồi người thân chết đi (sẽ nằm dưới những ngôi mộ ở quê), và bản thân cũng chết (nằm trong quan tài, xung quanh tối đen không nhìn thấy gì). Hồi đó là bảy tám tuổi. Tôi rất sợ và không thể ngủ nổi, thế mà vẫn ngủ. Sáng dậy thì thấy mình vẫn sống. Tạm lờ chuyện ấy và coi như nó chỉ là tưởng tượng. Nhưng nó chẳng bao giờ là tưởng tượng, mà chỉ là chưa xảy ra thôi. Ngó lơ thì có ích gì?

Đến hồi cấp hai thì tôi lôi ảnh hồi bé, hồi cấp một. Tôi còn cẩn thận ghi tên người và địa điểm để lỡ đâu tôi quên thì sao. Tôi xem ảnh mà tiếc rằng thời gian trôi quá nhanh. Sau này cũng thế.

Sau này tôi đọc Marx và Thánh Augustine thì mới phần nào giải thích rằng tại sao tôi sợ. Vì cái thời gian đó thật ra là hai, chứ không phải một. 1) Thời gian khách quan và 2) thời gian nội tâm của con người.

Từ lúc bé tôi đã có ý thức rất cao về cá nhân, cụ thể là thời gian nội tâm của cá nhân. Tôi muốn tôi tồn tại mãi một cách chủ quan, nên sợ thời gian khách quan.

Có thể mở rộng là tôi sợ những điều kiện khách quan không? Để sau.

Đọc Marx thì tôi thấy Marx không bao giờ phủ nhận sự đối lập của chủ quan >< khách quan và có giới hạn >< tuyệt đối.

Đọc Hàn Phi thì tôi phải phục cái khách quan, chấp nhận nó.

Nhưng vấn đề vẫn là quan niệm của tôi về thời gian. Những điều kiện khách quan và chủ quan nào có thể tạo tiền để của thực tế này? Cái việc tôi luôn thấy cô đơn là tiên nghiệm hay hậu nghiệm? Là tiền đề hay là kết quả?

Quan niệm thời gian của biện chứng, Marx đã viết trong bài nói về free-traders: một quãng thời gian luôn luôn có tính chu kì. (cf: Karl Marx, “Bài nói về vấn đề trao đổi tự do”, in trong: Karl Marx, Sự khốn cùng của triết học, Hà Nội: NXB Sự thật, 1971 (in lần hai), trang 240)

Em có cách định nhịp, một phần nhờ những ngày kinh. Sử dụng cơ thể của mình để cảm nhận về nhịp – thứ có tương quan với thời gian.

Đọc lại bài cũ thấy tôi tương quan với thời gian rất khác, thể hiện ở cách định nhịp cho một câu. Nhịp của Nhị Linh Cao Việt Dũng không quái đản bằng Nguyễn Quốc Trụ.

Quan niệm của cấu trúc luận về thời gian là như thế nào?

Ám ảnh về thời gian, chính nó đưa tôi vào nhịp của Châu Âu, khiến tôi gần gũi với Kito giáo? Phật giáo hay thờ cúng tổ tiên, đạo Mẫu không cho tôi cái trải nghiệm về thời gian.

Giải thích sao cho sự gần gũi của tôi với tôn giáo tín ngưỡng đây?

Thứ duy nhất cho tôi trải nghiệm thời gian của tín ngưỡng Việt Nam là những ngày lễ. Và đó là thời gian lặp lại. Đó là một chu trình. Nó luôn lặp lại. Nó không sản xuất ra hình thức mới, mà luôn luôn là một hình thức cũ từ ngàn đời. Tại sao?

Chắc chắn đây là điểm quan trọng để tôi hiểu mình.

19 tháng Tám 2019

 

Đọc Oscar Wilde trong sáu phút

“là một nhu cầu tích cực của đời sống nếu chúng ta sống thuận theo cách tự nhiên xếp đặt, trừ khi chúng ta bằng lòng trở nên thấp kém hơn mức con người.”

-> siêu hình: cái đẹp có phải là nhu cầu. Nhưng đối tượng mà ông hướng đến quá rộng: cái đẹp. Không có tính thao tác hoá.

“một khát khao của con người muốn biểu hiện bản thân theo cách thức cao quý nhất có thể.”

-> là cái nào đây?

Nối đến cá nhân luận. Cá nhân luận của cái gì? của đám dân đen sao? 90% tài sản của Châu Âu rơi vào tay 10% người giàu nhất. Cá nhân luận của một anh chàng nghệ sĩ là quá ấu trĩ.

Ông quá ngây thơ khi tin vào chủ nghĩa tư bản: quá tin vào hệ thống kinh tế: có cầu thì ắt có cung. Nhưng đó là niềm tin reo rắt của cntb.

Oscar Wilde không nắm lấy được một cái bất biến. Nếu là Marx thì cái bất biến là con người luôn cải tạo thực tại theo các mô hình trong thế giới biểu tượng của nó. Cái bất biến của Oscar Wilde là cái đẹp là bất diệt. Mà nhà tư bản bán hàng thì cần đẹp. Mà đẹp thì nghệ sĩ sẽ mua. Đây là ảo tưởng.

Nước Anh thời của ông là nước Anh đen, black England – đối lập với green England của thời Shakespeare – của Dickens. Đọc Dickens và Engels (đời sống lao động, 1844) thì thấy người dân bị cùng cực như thế nào.

Niềm tin vào thương nghiệp.

Cái có ích là thuộc về phía đẹp?

Nhưng mong chờ nhà tư bản tư liệu sản xuất cho nghệ sĩ là chuyện khôi hài.

Nói là định thẩm mỹ thế kỉ 19 nhưng lấy cơ sở là gì? Đâu phải là từ cơ sở vật chất của thời đại.

Kết luận: Như Marx đánh giá Prohound: siêu hình học của kinh tế chính trị. Áp dụng với Oscar Wilde là rất hợp.

Bỏ quên lịch sử

Gộp nghệ sĩ và thợ thủ công lại.

15 tháng Tám 2019

 

Một vòng tròn

(viết blog)

Tôi sinh ngày đầu tiên của tháng Tám, nhưng 8 không phải con số của tôi mà là số 3. Tôi không được lựa chọn con số của mình. Mô hình ba, đúng hơn là mô hình vòng tròn (tiểu luận mà Trần Ngọc Ninh phân tích mô hình vòng tròn trong chuyện Trầu Cau) là mô hình của trong tôi.

Tôi nghĩ rằng không thể sống qua tuổi 21, vậy mà giờ đã 23.

Sự chết. Chết. Lao đầu vào đó.

8 tháng Tám 2019

 

Jacques Attali

Lịch sử của tính hiện đại là cuốn sách dở. Tôi nghĩ giống như Claude Lévi-Strauss trong Nhiệt đới buồn thiu: tác giả thiếu khả năng “nghĩ”, mà chỉ trộn mọi thứ vào nhau sao cho có vẻ hợp lí (như vậy thì ai mà chả làm được): thể hiện ở giải pháp về tính hiện đại cải biến – đặt sự vị tha vào trung tâm.

Tôi cũng nghi ngờ Jacques Attali là một triết gia.

9 tháng Tám 2019

 

Tha hóa

Tôi đang xa dần những cuốn sách. Đó là tha hoá. Phải đối diện.

8 tháng Tám 2019

 

Đi qua một vòng tròn

Tôi sinh ra ngày đầu tiên của tháng Tám. Nên luôn nghĩ số 8 là con số của mình. Nhưng tôi không chọn con số, mà ngược lại. Từ sâu thẳm tôi thì con số được là 3.

Mô hình ba? Không. Là ba yếu tố tạo nên một mô hình vòng tròn.

Tôi là con người của mô hình vòng tròn.

Mircea Eliade: vòng tròn lặp lại một thời độ (từ khởi thuỷ đến khi bắt đầu một quy tắc). Tại sao lại lặp lại? Ở cấu trúc tại thời độ.

Cách mạng là biến cải cấu trúc đó theo chiều hướng mà mình mong muốn, để sao bắt đầu một cuộc đời mới. [đọc bài Cách mạng là gì? của tôi]

Bảo Ninh: lao vào vòng tròn. Dũng cảm? Cần nghi ngờ chính tôi lúc đọc Nỗi buồn chiến tranh.

Một thời gian dài, tôi thức dậy và thấy mình đang sống ở năm 2017. Mọi thứ đều được diễn lại.

Tôi không vượt qua được, và không gắng để vượt qua. Hoặc tôi vượt qua bằng cách chui luôn vào bên trong vòng tròn để tìm cách đi ra. Lờ đi không có ích gì. Một lúc nào đó sẽ bị quy hồi (khái niệm quan trọng của Mircea Eliade) mà thôi.

31 tháng Bảy 2019

 

Thế kỷ 20

Ở Việt Nam, người ta thường chỉ tái bản hoặc bình luận về những nhân vật của thế kỉ 20. Tại sao?

Vì 1) chữ viết, 2) một điều gì khác? Phải chăng đến thế kỉ 20 thì Việt Nam mới bắt đầu một câu chuyện mới mà con người thế kỉ 21 nối dài? Bắt đầu một cái gì?

Classic của Pháp là từ thế kỉ 16, 17. Classic của Việt Nam hầu hết là từ thế kỉ 20. Tại sao?

27 tháng Bảy 2019

 

Harari

Trên trang web thì nhóm của Harari định danh ông là một triết gia. Chuyện này đi quá xa rồi.

21 tháng Bảy 2019

 

Giấc mơ 17 tháng Bảy 2019

Em chỉ cho anh ảnh chụp ở một hiệu sách cũ rất tối và nhiều bụi, cả ngôi nhà cũng như thể bỏ hoang nữa.

17 tháng Bảy 2019

 

Nguyễn Thị Thế

Nguyễn Thị Thế tự nhận là không thạo chữ quốc ngữ. Và đúng như vậy. Cú pháp của bà đặc biệt ở cách sử dụng dấu phẩy. Hầu hết (trừ chương Nguyễn Tường Tam cưới vợ) thì đều không dùng dấu phẩy để ngăn hai mệnh đề trong câu.

Nên tôi đặt khả năng là chương đó bà viết sau cùng.

Vợ của Nhất Linh. Nguyễn Thị Thế cũng tự làm cuộc sống của mình mờ đi.

Tôi rất chú ý những cảnh Nhất Linh và vợ. Dường như đây là một người phụ nữ đơn thuần.

Còn vợ của Nguyễn Tường Long thì sao?

16 tháng Bảy 2019

 

Giấc mơ 9 tháng Bảy 2019

tôi mơ sợ quá

tôi mơ là mình chết đi 1/8/1996 -24/10/2019 hoặc năm bao nhiêu, nhưng mà trẻ lắm, cả nhà còn ngủ ở phòng ngủ ông bà cơ mà.

chuyện là một gã (đột nhiên cao hơn hẳn mình rất nhiều) đến ngủ ở phòng đó. Hắn rất khó chịu. Hút thuốc lào hay thuốc lá trong khi cả nhà còn ngủ buổi đêm. Trước đấy hắn còn dám lấy Thú mỏ Thành để gác. Rồi hắn lên gác. Tôi lên theo thì thấy gã ăn chè và ăn cơm mà không rửa. Nên tôi nhắc hắn hai lần là rửa đi. Lần thứ hai là tôi giận không nén được mà nói những người không dọn đồ ăn thừa là những kẻ không có trách nhiệm.

Rồi một lúc sau, tôi mở cửa thì ra một giáo đường. Có hai anh công an trẻ, tự vệ dân phòng thì đúng hơn. Gã kia vác kiếm đến giết tôi. Tôi la lên và kêu cứu nhưng vẫn bị giết.

Không mơ về cảm giác khi chết là như nào.

Mà chỉ mơ tiếp theo là về phòng của bố mẹ. Người chảy máu lắm. Bố mẹ hỏi làm sao thì kể. Mẹ kêu lấy băng giấy để sơ cứu, nhưng mà cũng hết bông thấm. Bố kêu gào là phải đi bệnh viện thôi, không chấp nhận là tôi đã chết. Mẹ thì bảo là anh phải chấp nhận đi và chỉ vào thẻ bảo hiểm y tế. Ghi rõ ngày mất mà tôi đã viết. Nhưng chưa ghi năm. Bố vẫn kêu gào và trách cứ tôi.

Tôi lại đến với em để kể. Trong mơ chỉ có những hình chụp trong một bức ảnh chung để tôi biết được câu chuyện.

Tôi đến gặp em để nói đến cái chết oan ức này. Nhưng tôi còn muốn em hạnh phúc sau khi tôi ra đi. Nên khoảng thời gian ít ỏi mà tôi dành cho em là như vậy.

Đó là hết giấc mơ chính. Mơ sợ quá. Một cái chết oan ức quá. Nhưng không cảm thấy khoảnh khắc đau đớn của thể xác, mà sống tiếp sau cái chết như nào mới là vấn đề. Tôi đã quay về với bố mẹ và em. Thật lòng là tôi muốn họ hạnh phúc sau khi tôi ra đi.

Cảm giác sợ mờ dần mà chỉ muốn khóc thôi.

9 tháng Bảy 2019

 

Giấc mơ 6 tháng Bảy 2019

mơ nhiều

mơ về ngôi nhà cũ có gác xép

bố mẹ còn trẻ, về quê. Bố vẫn béo, thích soi gương và để tóc bồng bềnh. Bố mẹ mắng là hai anh em ở nhà lười quá, chả làm gì cả. Lì mở cửa còn tôi ru rú trên gác xép.

trước đó tôi mơ về một bộ bài magic cũ. Rồi mơ giở báo Thể thao & Văn hoá ra. Xem lại quay chậm bàn mở tỉ số của Hà Nội (áo xanh) và Thanh Hoá (áo vàng).

6 tháng Bảy 2019

 

Giấc mơ 26 tháng Sáu 2019

mơ làm một chân thư kí ghi chép trong triều đình

26 tháng Sáu 2019

 

Thư viện

Hôm nay là đỉnh điểm tôi thấy rất rất khó ở.

Nhân viên thư viện kiểu gì mà bắt tôi ngồi đợi gần ba tiếng mà không đi lấy sách? Đúng là niềm tin, cái niềm tin của thời đại này được xây trên cát. Tôi ngây thơ. Đó là bài học để tôi không bao giờ tin ở những thiết chế. Nhưng tôi vẫn phải đến đó với nỗi khó ở.

Ở thư viện Quốc gia là nỗi khó ở khác. Tôi không thể đọc ở thư viện.

Tôi cố chạy trốn khỏi đây. Chụp đủ thì tôi lập tức đi ngay.

Nếu sống quanh những cuốn sách thì rất có thể tôi sẽ bị điên mất.

Mà ý định của tôi đã không phải đến đấy để đọc rồi. Mắt tôi nhìn vào trang giấy mà không thấy gì.

25 tháng Sáu 2019

 

Shylock

Shylock loại bỏ pathos. Chỉ có khế ước. Vấn đề không phải là cảm xúc con người, mà là tư bản phải tăng mãi mãi. Không phải vì người mà vì chính nó.

Act 4, scence 1, Antonio đòi Shylock cải đạo Kito. Đây là tàn ác không?

22 tháng Sáu 2019

 

Giấc mơ 19 tháng Sáu 2019

Mơ quay lại thời gian, năm 2007 để gặp Phan Ngọc. Lúc này ông yếu và lẫn. tặng ông một cuốn sách thiếu nhi mà ông luôn miệng nói là chưa đọc. Nó bìa đỏ, của Saint-Exupery, in năm 74 tại SG.

lúc ký tên ghi: “tặng ông Phan Ngọc, thầy dạy triết của tôi, từ thời gian khác”

Thấy bộ não sáng suốt nhất mà mất trí thì đau lòng quá

nhà gần Giảng Võ

19 tháng Sáu 2019

 

Từ chối

Tôi từ chối xem một trình diễn Act 1, scence 1 của Macbeth vì thấy ba mụ phù thuỷ ấy chỉ là sản phẩm của thế kỉ XXI – tiếp nối thế kỉ XX mà Steiner gọi là cơn loạn trí bệnh hoạn của Freud. Những phù thuỷ, trò ma thuật thì cũng có ngữ pháp chứ.

14 tháng Sáu 2019

 

Xem lại Về bên anh

triết lý của người Châu Á: không có gì là mãi mãi. Không giống Châu Âu mong muốn sự bất tử, muốn biến cải thế giới và con người. Nên từ nhỏ tôi đã là đứa trẻ với cái óc Châu Âu.

Tôi run rấy lúc đứng trước cái truyền thống văn hoá của mình.

Thay vì khóc cho những điều không thể nào là mãi mãi, thì tôi nên biết trân trọng hơn hiện tại. Từng giây từng phút mình sống, là từng ấy cơ hội mà mình có thể tạo ra để trách nhiệm lấy đời này.

11 tháng Sáu 2019

 

Tôn ti của Đạo Mẫu

Tứ phủ = 4 cung

1.

Tầng tạo nên cấu trúc. Địa vị cao nhất.

Đứng đầu: Bốn Thánh Mẫu

a, Thánh Mẫu Thượng Thiên (đỏ)

b, Thánh Mẫu Thoải (trắng)

c, Thánh Mẫu Thượng Ngàn (lam)

d, Tháng Mẫu Địa phủ (vàng)

2.

Thứ hai là năm ông quan theo hầu Thánh Mẫu

a, Quan lớn đệ nhất, phái viên của Thánh Mẫu Thượng Thiên (uy tín và xinh đẹp – áo đỏ, khăn đỏ)

b, Quan lớn đệ nhị, phái viên của Thánh Mẫu Thượng Ngàn (áo và khăn màu lục)

c, Quan lớn đệ tam, phái viên của Thánh Mẫu Thoải (hay cười – đồ lam)

d, Quan lớn đệ tứ, phái viên của Thánh Mẫu Địa Phủ (đồ vàng)

e, Quan lớn đệ ngũ = Quan lớn Tuần Tranh.

3.

Cấp độ thứ ba: Bốn Thánh Bà, giúp việc bốn Thánh Mẫu

4.

Cấp độ bốn: Mười ông Hoàng.

5.

Cấp độ năm: Mười hai cô tiên (thị nữ của các Thánh Mẫu)

Cô Cả (thị nữ của Thánh Mẫu Thượng Thiên)

Cô Đôi (Thị nữ của Thánh Thượng Ngàn

Cô Ba = Cô Bơ (của Mẫi Thoải), khả năng: chữa bệnh và gây bệnh

6.

Cấp độ sáu: Bốn cậu Quận (phục vụ Bốn Thánh Mẫu)

7.

Cấp độ bảy: Rất nhiều cô bé cậu bé chết dưới 10 tuổi.

7 tháng Sáu 2019

 

Giấc mơ 6 tháng Sáu 2019

giấc mơ kì lạ

1.

chị Bông nhắn tin là đến gặp. Rồi thằng Gấu thì giống Shin. Chị bảo lên đây một tí. Tôi trông xe cho chị. Đứng một lúc thì không gian trở nên tầng một nhà tôi. Mẹ mới về thì hỏi là chị Bông đến đây à.

Con Cún biết hát bài Không làm gì của Ngọt.

Cậu Đen ông Thịnh có những quả tạ rất nặng, tôi nâng lên thì ngay lập tức là toàn thân bị kéo xuống

Cậu Đen cười cười bảo là đứng ra kẻo đau chân. Đá mấy quả tả lăn về phía tôi

Bác Lân tóc bạc hết, bảo là không biết gấp cái đệm mỏng ở tầng của tôi sao cho không bị tuột ga. Rồi bác gấp thử, vì cũng vất vả đầm đìa mồ hôi. Trước hết là gấp cả ba miếng lại, rồi chỉnh sau.

Trong giấc mơ có cả bà ngoại, bác Lan Anh

Rồi tất tật cuộc phiêu lưu chống mấy kẻ lạ kì quặc, chỉ là phần quảng cáo của một kênh chuyên chiếu hoạt hình là Bibi.

Không gian trong mơ: như các lần chuyển màn trong kịch đương đại. Lên phòng con Cún để xem cái cuốn sách gì đó, thì thấy phòng lạ lắm, toàn sách của Kim Đồng. Tôi thấy mấy tập cổ tích Andersen.

Không gian trong mơ: tôi không biết trước đâu là thời gian và không gian mà màn sau sẽ tới. Tuy nhiên một số vật có thể theo mình đến màn sau.

Không gian và thời gian chỉ có thể được con người cảm nhận (nói chung là phóng chiếu cái mind bẩm sinh của mình về không gian và thời gian ra ngoại giới, ở trong mơ thì có vậy không?)

Không gian và thời gian trong mơ.

Và cả lí trí thuần của con người trong mơ.

Các luật của mơ có phần nào giống các luật của thế giới thực không?

6 tháng Sáu 2019

 

Hằng số vật chất Việt Nam

  1. phương hướng: nam
  2. VN là một dân tộc đắp đê
  3. nghề trồng lúa nước

(Phan Ngọc)

3 tháng Sáu 2019

 

Quên

mơ những gì mà quên rồi

5 tháng Sáu 2019

 

Giấc mơ 31 tháng Năm 2019

mơ miên man: một giấc mơ làm cộng sự của tổng thống Pháp ngày nay là Macron

31 tháng Năm 2019

 

Phan Ngọc về Cao Xuân Huy

Phan Ngọc phê bình sự cực đoan của Cao Xuân Huy: muốn đẩy đến cái chủ toàn tuyệt đối. Đành rằng phải chủ toàn, nhưng bước tới cái đích đó thì chủ biệt luận là cần thiết. Ngôn ngữ học cấu trúc xây dựng một hệ thống ngữ âm dựa trên sự khu biệt giữa các âm vị khác nhau là một ví dụ.

Descartes đáng phê phán vì ông chỉ dừng lại ở chủ biệt. Vấn đề là vượt gộp Descartes.

Cao Xuân Huy có thể sẽ thích Rousseau. Cấu trúc của Rousseau căng như dây đàn ở hai cực, nhưng không loại trừ cái ở giữa. Dường như là cấu trúc ba nó phổ biến ở Kito giáo Châu Âu.

Triết học với Cao Xuân Huy là hai vấn đề 1) bản thể học và 2) nhận thức luận, rồi từ đó suy ra mãi. I như cái gốc siêu hình học của Descartes, mà Hedeigger hỏi vặn là dưỡng chất anh đem để nuôi rễ là gì.

Cao Xuán Huy đi tìm câu hỏi “tại sao” một triết học lại đi con đường này, nó thoát khỏi lịch sử triết học mà trở nên một công trình triết học.

7 tháng Năm 2019

 

Dựng mô hình

Mặc định dựng mô hình: phải dựng được cái mô hình đơn giản nhất trong óc của mỗi triết gia. Nó phải giống như tiền, tức là có giá trị trao đổi với mọi mô hình sơ đẳng khác.

25 tháng Năm 2019

 

Ngủ trưa 25 tháng Năm 2019

mơ đọc một bài trên blog Nhị Linh, hao hao “Lý Hương Cảng”. Nhưng mà có nói đến Nguyễn Văn Huyên và một vài người khác. Câu kết luận là khẳng định con người sống ở đồng bằng sông Hồng là như này chứ không phải như thế kia.

25 tháng Năm 2019

 

Hàn Phi – Machiavelli

tôi chẳng thấy Hàn Phi hay Machiavelli tàn ác. Dường như những ai nhận xét đều không đọc mà nghe phong thanh hay đọc mà vẫn ở tầng thứ nhất là pathos.

3 tháng Năm 2019

 

So sánh Hàn Phi và Machiavelli

dân của TQ cổ: sản xuất nông nghiệp + đánh nhau

dân của Ý: nông nghiệp + thương nghiệp + đánh nhau

Hàn Phi không bàn đến hai vấn đề mà Machiavelli coi trọng: tập quán và ngôn ngữ

Lí do: Trung Quốc của Hàn Phi (gần đến Tần Thuỷ Hoàng) hai mặt này không khác xa

Ý của Machiavelli: 1) thương nghiệp => di dân là một vấn đề nên phong tục và ngôn ngữ của một xứ sở 2) do sự ngẫu nhiên của lịch sử đặt các dân tộc nói các ngôn ngữ khác nhau ở trong một không gian hẹp => ở TQ thì không như vậy,

Trung Quốc, sự hình thành dân tộc là toả ra từ vòng Hoa Hạ

Phải xuất phát từ kinh tế để hiểu mục đích của hai con người

Ta đang xử lý hai thời đại khác nhau

Nắm được nguyên lý duy nhất của cả hai

22 tháng Tư 2019

 

Cái khó

“cái khó không phải ở chỗ biết, cái khó là ở chỗ dùng cái biết của mình” – Hàn Phi (Phan Ngọc dịch, trang 78)

14 tháng Tư 2019

Bình luận về bài viết này