Note (tháng Tư – tháng Sáu 2020)

Cuộc đời cũ (2011 – 2017)

Ghi chép (tháng Một 2018 – tháng Hai 2020)

Các giấc mơ (tháng Mười một 2018 – tháng Hai 2020)

Ghi chép lúc đọc (tháng Mười hai 2018 – tháng Tám 2019)

Ở trạm (tháng Chín 2019)

Những cuốn sổ (tháng Tư – tháng Mười 2019)

Những cuốn sổ, tiếp tục (tháng Sáu – tháng Mười một 2019)

Note, cuối năm 2019 (tháng Mười một – tháng Mười hai 2019)

Sợ sốngs (ghi chép, tháng Ba – tháng Tư 2020)

 

 

Triết học Phan Ngọc

Triết học của Phan Ngọc thoạt nhìn rất đơn sơ bởi vì Phan Ngọc, giống như Marx chặt cái quá trình hình thành tư duy của mình, không viết quá trình xác lập cách tiếp cận của mình (hoàn thành đầu năm 60s, trước năm 40 tuổi).

Không như Trần Đức Thảo: trình bày rạch ròi quan điểm này của ai, khái niệm này ra sao. Nói gọn, đó là một cách nghiên cứu triết học ở trường đại học: là môn đệ của ai (ít lựa chọn lắm: Husserl, Kant, Hegel, Bergson) => giống nghiên cứu triết học đại học ở VN. Trần Đức Thảo được vinh danh vì vừa khuôn.

Phan Ngọc không phải người như vậy, cũng không có học trò, nên cách tiếp cận của những người này gặp rất nhiều khó khăn. Phan Ngọc cần được nhìn nhận từ những người giữ khoảng cách với triết học ở trường đại học.

Tôi nghĩ đó là lí do chính Phan Ngọc nói chỉ xuất bản sau khi chết được 30 năm, vì Phan Ngọc nghĩ: đó là quãng thời gian một thế hệ thoát khỏi cái khuôn học tập theo trường đại học. Tại sao Phan Ngọc lại chọn cách như vậy?

Nhưng tham vọng của Phan Ngọc là lập ra một môn học. Có thể vì Phan Ngọc muốn trở thành một trong số những vị như này. Phan Ngọc muốn lặp lại Khổng Tử và Tư Mã Thiên. Nhưng khổ cho Phan Ngọc vì không giải thích rõ triết học của mình, hoặc triết học không phải để giải thích mà để đọc trực tiếp. Trần Đức Thảo thì giải thích chi tiết lắm.

13 tháng Tư 2020

 

Hạnh phúc

Quả là tôi may mắn. Ở nhà thì được gia đình yêu thương. Khi yêu thì được người ta yêu thương, chăm sóc, chỉ bảo (chẳng giống người đàn ông che chở người nữ).

Tôi nhớ câu này của người Việt (Phan Huy Đường nhắc lại lời bố): muốn nên người thì ta cần được ai đó thương yêu ta trong thời thơ ấu. Chứ ta không tự nên người được.

Tôi may mắn vì luôn gặp được người định hướng: cô giáo cấp ba [Nguyễn Phước Hạnh Nguyên], thầy Mai Anh Tuấn hồi đại học. Nếu không thì lạc lối.

Quãng tháng Ba âm lịch này, tôi biết rõ hơn là mình hạnh phúc.

15 tháng Tư 2020

 

Kiêu ngạo

Tôi kiêu ngạo: luôn đặt mình cao hơn người khác, trừ những người đã chứng tỏ được tài năng làm tôi nể. Mấy tháng trước tôi quay lại chuyện đó: người đối xử với người theo cách đó có được không? Và tôi biết cách nhìn của tôi rất khốn nạn.

Nếu lạnh lùng đối xử với nhau, những đứa trẻ sẽ bị hành hạ đầu tiên (vì yếu nhất)

=> không sống được trong xã hội như vậy đâu

14 – 15 tháng Tư 2020

 

Khải ngộ

Tôi vừa sợ sống, vừa sợ chết.

Trưa qua mơ như này: một người nói với tôi: “hãy dám”. Tôi nghĩ: điền bất cứ động từ nào thì nghĩa của nó cũng ở trong quá trình sống của con người. Hãy dám abc xyz = hãy dám sống. Quá trình chuẩn bị cái chết cũng là ta đang sống.

Mấy hôm nay tôi gặp khải ngộ đều từ mấy giấc mơ

Giấc mơ hôm kìa: Kinh Thánh được tự động viết thêm, Chúa nói đại ý đừng sợ.

Sáng nay là mơ đổi hồn.

14 tháng Tư 2020

 

Chói mắt

Tôi bị tỉnh vì ánh nắng mặt trời chói vào mắt. Tôi biết:

1) đã đến mùa hè (trực giác của người sống ở châu thổ sông Hồng rất nhạy cảm về chuyển động của các mùa)

2) cảm thấy lúc này đây, cuộc đời mới đã thực sự bước vào một chặng mới.

14 tháng Tư 2020

 

Maoist

https://dangthanhsite.wordpress.com/2019/12/25/lich-su-la-nhung-phu-dinh-lien-tuc/

Quan điểm ta lấy ở Mao Trạch Đông: phải làm đi làm lại. Thế bao giờ thì xong hết? Không bao giờ xong hoàn toàn. Thế là chứ đấu tranh mãi mãi, chẳng bao giờ đạt tới cái đích? Ta là một Maoist rồi.

14 tháng Tư 2020

 

Bị bắt nạt

Hồi cấp một, cấp hai tôi bị bắt nạt vì tồ tệch, hiền lành – dù lúc nào cũng thấy bản thân đặc biệt. Nên vào trường mới là phủ nhận luôn quá khứ. Những cuộc bắt nạt ấy, tôi từng chẳng muốn nhớ. Nhưng đến năm lớp chín tôi đã bắt đầu đánh lại. Năm lớp mười một cũng đánh nhau vì bị lũ con trai bắt nạt.

Chuyện bắt nạt, với tôi thì nó đã qua rồi: qua từ lúc đánh cho những đứa bắt nạt mình một trận.

15 tháng Tư 2020

 

blog

Irene Chen, Về cái tên, L’amateur

Kẻ bâng quơ (kẻ đã gán nợ mình cho hội họa, âm nhạc, thể thao hay khoa học, chẳng buồn mơ tưởng sự làm chủ hay gùn ghè tranh đấu), kẻ bâng quơ ấy lần lần cho phép lạc thú của mình được tái sinh (amator: người yêu đi yêu lại lần lữa mãi không thôi); gã ta chẳng thể nào là một vị anh hùng (của những trò sáng tạo biểu diễn lộn lèo gay cấn); gã bày biện mình ra bao nhiêu là lịch thiệp hào hoa (dù chẳng vì gì cả) đến tối đa chừng mực của cái năng biểu: [cái vẻ đề huề lưng túi gió trăng – Irene] nằm lõa lồ trong ý tứ của âm nhạc, của hội họa mà gã biểu đạt; lề thói của gã là mọi thói lề, gã đã khước từ những cơn cuộc phóng túng, những khúc tùy hứng quên đời, để chuyên tâm làu thuộc kệ kinh đến độ thi thoảng gã buột miệng thưa thốt mà chẳng nhớ đến sự dẫn dắt về nguồn (rằng chẳng qua sự đánh cắp của gã cũng là một sự cống hiến quên mình); gã là và gã sẽ là – một nghệ sĩ trắng tay.

“Tôi bắt đầu với một đoạn ngắn được trích trong tự truyện của Roland Barthes viết năm 1975, lấy đó làm nguồn cảm hứng đầu tiên để trở lại với truyện ngắn. Trong đời sống cá nhân tôi, những Kẻ Bâng Quơ là một hiện thân của thế hệ chúng tôi, của nhóm người tôi sống cùng họ, yêu cùng họ và tan vỡ cùng họ. Theo một cách nào đấy, luôn có một quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối, tuổi trẻ luôn lạc lối, đặc biệt là trong những cuộc dấn thân của chúng tôi đi tìm nghệ thuật. Nhưng sẽ luôn chừa lại một đường thoát…”

Tôi thuộc thế hệ đó không? Tôi luôn cảm thấy mình không thuộc về thế hệ đó. Tôi không muốn là kẻ bâng quơ.

15 tháng Tư 2020

 

Không khoan dung

Từ vị trí của mình, tôi xét mọi người. Mãi sau này mới biết phải xét họ trong chính hoàn cảnh của họ.

Tôi không khoan dung. Luôn từ vị trí của mình để xét tất cả, không khoan dung với những thứ khác.

15 tháng Tư 2020

 

Chọn

Giữa điều bất ngờ và điều bình thường, chọn gì? Chọn vế thứ hai. Vì chưa xác định rõ suy nghĩ nhất quán, nên lựa chọn này theo khuynh hướng tự nhiên.

15 tháng Tư 2020

 

Xét mình

Mình lúc còn bé luôn hỏi tại sao, tại sao. Bạn nhớ không? Tôi là một người mà đứa trẻ luôn hỏi tại sao vẫn tồn tại trong mình, dù chắc chắn nó ít đậm nét bằng hồi xưa.

Vả lại, từ bé xíu tôi đã ám ảnh bởi thời gian và tồn tại của bản thân rồi, lại còn luôn cảm thấy cô đơn và nghi ngờ về mọi chuyện trên đời. Nhưng cũng là người có lòng tin.

Tôi là người nếu mình vui, buồn, chán nản thì sẽ biểu hiện ra như thế, chứ không cố để làm mình tốt hơn (có thể vì tôi là người bị cảm xúc chế ngự? nếu tôi là con gái thì khổ thật). Đúng ra, nhiều lúc tôi chìm trong cảm xúc lúc bây giờ (buồn, chán nản, nhẹ nhõm,…). Thế nên tôi không ý thức về cái nhiều người nói là khoảng tối, vì tất tật đều ở trong một con người đó, tạo thành một con người đó.

18 tháng Tư 2020

 

Giấc mơ 19 tháng Tư 2020

Giấc mơ 1: bế ông ngoại lên giường, ông bảo muốn cắt tóc, vì tóc dài rồi.

Giấc mơ 2: định đi du lịch đâu đó [chắc là Đà Lạt].

19 tháng Tư 2020

 

Kịch Lưu Quang Vũ

kịch Lưu Quang Vũ: đặt vấn đề về tha hoá (điều tất yếu của mọi xã hội tồn tại giai cấp) => nhưng cách giải quyết vấn đề thì thoả hiệp (đưa đẩy trách nhiệm: thiết chế hay nhân dân?). Mị dân. Một nước theo CNXH chấp nhận, đồng thuận, và a dua theo những vở kịch này. Điều này chính là vấn đề. Lại một hài kịch.

20 tháng Tư 2020

 

Xuyên tạc

Đối với người Công giáo, cái chết của Chúa Con cũng là tin mừng. Tôi thấy chi tiết cái chết của Chúa Kito, từ Kinh Thánh tới tarot có một đoạn nối. Trong Kinh Thánh, Chúa không chết cho mình, mà chết cho con người. Còn trong tarot, không có Chúa. Thế nên tôi nghĩ có đối lập cơ bản:

+ Những lá bài trong bộ tarot tạo thành một hệ thống độc lập, có thể tự hoạt động.

+ Còn với Kinh Thánh, hệ thống đó hoạt động nhờ Chúa tồn tại.

Mỗi bộ bài tarot do đó đều thêm một diễn giải cho hệ thống tarot, và bộ Botticelli cũng vậy. Có thể bộ Botticelli xuất hiện là để dung hòa với Công giáo. Ý nghĩa càng được mở rộng của một tác phẩm do người đời sau càng xuyên tạc tác giả (ăn cắp gợi ý của Umberto Eco) – nói chung tất cả mọi tác phẩm trên đời.

20 tháng Tư 2020

 

Hình thức

Darwin tránh mô hình của Descartes (sự tồn tại độc lập của thế giới vật chất) nhằm đặt giả định về sự thống nhất của thế giới vật chất với thế giới của sự sống – kèm theo đó là quan hệ giữa chúng. Rất nên đọc kèm bản phác thảo của Engels, Tác dụng của lao động trong quá trình từ vượn thành người về giả định của sự thống nhất giữa thế giới của vật chất – thế giới của sự sống – thế giới của tư duy.

Sống là gì? Làm sao con người nắm bắt được sống liên tục? Con người nắm bắt cái sống bằng hình thức (Marx) của những quan hệ của quá trình vận động giữa ba thế giới vật chất – sống – tư duy.

21 tháng Tư 2020

 

Giả định

Giả định của Darwin là thống nhất giữa thế giới vật chất và thế giới của sự sống (Fabre thì cố đặt giả định về thống nhất của thế giới vật chất – thế giới của sự sống – thế giới của tư duy đối với lũ côn trùng, và kết luận: trí năng của chúng bị giới hạn, nhưng chưa rõ tại), còn giả định của Marx và Engels là thống nhất giữa thế giới vật chất – thế giới của sự sống – thế giới của tư duy (phác thảo của Engels, Tác dụng của lao động trong quá trình từ vượn thành người)

21 tháng Tư 2020

 

Sinh nhật Lenin

Mừng ngày sinh Lenin. 150 năm sinh nhật Lenin luôn, tôi xem lịch mới biết.

Đọc Mao Trạch Đông (Bàn về thực tiễnBàn về mâu thuẫn, viết trong ba tháng năm 1937 thì phải), thấy toàn trích Lenin (trích sổ ghi chép của Lenin, xuất bản sau khi ông này qua đời).

Chủ nghĩa Marx – Lenin mà sinh viên được dạy là sản phẩm của Stalin: quyển Những nguyên lý của chủ nghĩa Marx – Lenin  xuất bản năm 1924 (Nguyễn Kiến Giang chỉ). Sau khi Stalin mất, mình lập tức in toàn tập, tái bản ít nhất hai lần. Nhưng giờ dù Liên Xô sụp, mình vẫn lấy quyển sách đó là kim chỉ nan (chuyện Tống Nho lặp lại – Marx lại đúng: những biến cố lớn của lịch sử luôn lặp lại – lần đầu là bi kịch, lần hai là hài kịch).

[“Về mặt lịch sử, khái niệm “chủ nghĩa Mác-Lênin” chỉ mới xuất hiện chính thức từ những năm 30, trước đó người ta dùng khái niệm “chủ nghĩa Mác”, và hai khái niệm ấy không phải là đồng nhất. Từ “chủ nghĩa Mác-Lênin” theo một bài viết trên Pravda, xuất hiện lần đầu tiên vào 1925, theo một nguồn tài liệu khác, vào 1930. Được chính thức sử dụng trong Tóm tắt lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1938; nói chung là dưới thời Stalin. Stalin tự coi và được coi là người có tiếng nói cuối cùng về những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ triết học (chương “Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử” trong Tóm tắt lịch sử ĐCS (b) Liên Xô) đến chính trị kinh tế học (Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, 1952) và chủ nghĩa xã hội khoa học (trong nhiều bài phát biểu khác nhau). Bản thân Stalin cũng bỏ ra nhiều thời gian để làm công việc lý giải chủ nghĩa Mác-Lênin. Và sau khi Stalin chết, không biết bao nhiêu lần chủ nghĩa Mác-Lênin được trình bày với những dạng thức khác nhau, tùy theo những tác giả có thẩm quyền khác nhau và tùy theo những hoàn cảnh lịch sử khác nhau.”]

[Trần Đức Thảo từng là một stalinist cỡ bự – đối thủ của Trần Đức Thảo, Hoàng Khoa Khôi, trotskyst, đánh giá]

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=6945&rb=0502

21 tháng Tư 2020

 

Giấc mơ 22 tháng Tư 2020

Chở Cún (cháu tôi) đi chợ Thịnh Quang (tại sao chợ này được gọi là chợ 304 – liên quan đến 30 tháng Tư không?) bằng ghế xoay, rồi ngơ ngơ ngẩn ngẩn không nhớ phải mua gì. Không đeo khẩu trang (trong lúc nó và một người bán hàng trùm vải mỏng màu đen, còn nhìn được mặt). Nó nhảy nhảy bảo mua cái gì đó, tôi mãi mới giở ví lấy ra 4.000 đồng (cảm giác vừa bị hối thúc, vừa không thực sự biết lấy tiền trong mơ như nào: tìm mãi mới thấy một tờ 2.000 đồng và ba tờ 1.000 đồng, rồi người mua trả tôi một tờ 50.000 đồng)
(cảm giác giống lúc lấy tiền đổ xăng ngoài đời, khi không chuẩn bị tiền trước: cuống cuồng, một tay lấy tiền í)

(muốn đi khắp nơi bằng ghế xoay)

22 tháng Tư 2020

 

Học vấn của Hegel

Nghĩ đến học vấn phi phàm của Hegel, thấy khiếp thật: rất rành kinh tế chính trị học, nghệ thuật, khoa học nữa: là thế hệ người Đức thứ hai đọc Của cải của các quốc gia của Adam Smith (Kant là thế hệ đầu, bởi vì dịch rất sớm).

Nền giáo dục VN thời phổ thông cũng một phần mô phỏng lại nền giáo dục đó: đào tạo những con người bách khoa. Đúng la bọn Đức học giỏi thật; Engels chẳng bằng cấp vẫn trở thành nhà bác học: nhờ quen Marx (không có Marx, làm sao có Engels).

23 tháng Tư 2020

 

người & rối

Hôm nay đọc lại mấy bài viết liên quan đến chính trị hồi trước, lại nhớ hồi đi xem tử vi năm 2013. Cô Huyền bảo là tôi dính phải vụ rắc rối về chính trị.

Nhớ mấy tháng trước tôi nói với Mai Anh Quân về cảm giác rất khó tả về nền chính trị. Hôm qua tôi tìm được cách diễn đạt. Đó là quan điểm về con người của tôi trước đây – vì tiếp thu cấu trúc luận một cách méo mó (con người chỉ là con rối của một hệ thống, con người sống là để duy trì hệ thống đó => con người không sống, mà hệ thống sống).

Nếu con người đã là con rối thì tại sao nó lại buồn, lại thất vọng vì không đạt được điều nó mong muốn, nó không tìm được con đường của mình. Mà nếu con người đã là con rối thì vấn đề trên chẳng cần được đặt ra (bởi vì con rối làm gì biết nghĩ về điều nó nghĩ; trái lại nó chỉ biết làm và suy nghĩ theo hệ thống đã được ấn định thôi).

Quan điểm “con người không sống, mà hệ thống sống” tôi nghĩ đã lâu (từ năm 2018). Nay mới thấy nó quy định suy nghĩ và cách sống của mình rất nhiều. Ít nhất, tôi lờ mờ nhận ra điều đó không ổn, từ đầu năm 2019, nhưng bây giờ mới rạch ròi được.

Một quan điểm sai lầm và khốn nạn còn giết nhiều người hơn cả súng đạn và bệnh dịch: chiến tranh liên miên trong thế kỷ XX là một minh chứng. Những điều trên là triết học – thứ rất dễ được con người sử dụng nhằm lừa bịp và bóc lột nhau (không có gì dễ đầu độc đầu óc con người bằng triết học – nếu nó được sử dụng để làm điều đó).

Tôi đúng là tuổi trẻ bô-sê-vích, như cô Huyền phán. Khả năng đi tù rất cao – ở mọi chế độ (không phải cô Huyền nói) (lịch sử thế kỷ XX đã chứng minh: cuộc tranh luận lớn không phải giữa tư bản – cộng sản, mà là cuộc tranh luận nội bộ của những ông Marxist, và một phần Marxist).

Tiếp thu di sản cha ông để lại: mấy thế hệ cãi nhau đánh nhau quanh một ông Marx.

Nhiều khái niệm của Marx đi vào tiếng Việt, người ta nói hàng ngày mà không để ý. Ví dụ: “tất yếu” (tùy cách sử dụng mà biết đó là người suy nghĩ biện chứng hay người suy nghĩ máy móc – phần nhiều là suy nghĩ máy móc, thô thiển).

Tôi từng phản bác một trùm cộng sản trước 45 (Trương Tửu) bởi vì cách hiểu Marx thô thiển.

24 tháng Tư 2020

 

Giấc mơ 25 tháng Tư 2020

Mang một con thỏ với một con mèo tới lớp học, rồi mọi người đều nuôi hai đứa nó.

25 tháng Tư 2020

 

Giấc mơ 27 tháng Tư 2020

Nhà bà ngoại ăn lẩu, có cả ông Thịnh sang ăn nữa.

27 tháng Tư 2020

 

Giấc mơ 28 tháng Tư 2020

Giấc mơ 1: hai bác cố gắng sinh thêm một bé gái.

Giấc mơ 2: tôi ở một thiên hà khác, nhận nhiệm vụ loằng nhoằng là đến Trái đất. Lúc đầu không biết nhiệm vụ là gì, sau đó mới biết là trông trẻ.

Giấc mơ 3: Lớp Lì thuê khách sạn, cho cả lớp ở lại mấy hôm làm nghi lễ khai tâm.

28 tháng Tư 2020

 

Cực tả

đọc lời giới thiệu của Nguyễn Thị Hiệp (“tất yếu”, khái niệm lừng danh của Marx đã được tiếng Việt chấp nhận – giờ ai cũng nói, và nhờ vậy biết ai suy nghĩ biện chứng, ai suy nghĩ siêu hình, Nguyễn Thị Hiệp thuộc vế thứ hai), nghe chuyện ông bảo vệ (xã hội phát triển, tất yếu abc), đọc mấy trang đầu quyển Kinh tế học của Samuelson (về tính khan hiếm của tài nguyên và nhu cầu vô tận của con người), lộn hết cả ruột => tất cả đều suy nghĩ siêu hình

tại sao? khan hiếm tài nguyên, đó không phải một thực thể khách quan cho bằng quan hệ giữa người với thế giới bên trong anh ta và bên ngoài anh ta; tại sao không tìm cách thay đổi những quan hệ giữa người với người mà đi tin vào mấy thứ nhảm nhí và khốn nạn như vậy?

tại sao cứ nói đến tất yếu mà không xét mâu thuẫn ngày hôm nay: sản xuất xã hội >< sở hữu tư nhân

tôi rất dễ nổi xung theo đảng cộng sản, cực tả nữa (giống mấy nhân vật thân tín của Mao Trạch Đông) – dễ kích động

đọc mấy thứ lộn ruột thật

29 tháng Tư 2020

 

Giấc mơ 30 tháng Tư 2020

Giấc mơ 1: Đọc văn bản gì đó viết về “sự thật” và “các sự thật”.

Giấc mơ 2: đi vào thế giới của truyện tranh, tôi giúp các nhân vật.

Giấc mơ 3: Thầy Mai Anh Tuấn đang làm đám ma cho một cậu học trò trẻ măng, mất vì tai nạn khi về quê (giống thầy giáo bị trâu húc trong Những bài học nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp). Lúc tôi tới thì chỉ thấy đặt người đó trên một cái bục, rồi mấy người làm lễ đi đâu đó. Đó là vùng quê ẩm ướt, lại là vùng cao.

30 tháng Tư 2020

 

Giải thích

Tôi không đọc lịch sử triết học theo sơ đồ tuyến tính, mà bắt đầu từ trực giác của một người Việt Nam tiếp xúc với văn hóa Châu Âu.

Tôi tìm thấy một đối lập của văn hóa Châu Âu và Việt Nam là quan điểm về thời gian (nói ngắn gọn, quan điểm về thời gian của mỗi người chi phối cách họ nghĩ và sống). Sau đó tôi biết quan điểm về thời gian của người Châu Âu là duy nhất (Augustine, Marx, Max Weber). Từ đó tôi đi vào triết học Châu Âu bằng việc học quan điểm về thời gian.

Tôi lựa chọn cách học này vì hai lí do

1) tôi không học lịch sử về triết học

2) tôi đã học ngôn ngữ học cấu trúc trước đó, và lấy cách cách tiếp cận của cấu trúc luận để học tập

Trong vòng hai năm nay, gần như mọi thứ tôi học đều từ cách tiếp cận này.

Tại sao tôi không học lịch sử về triết học theo cách truyền thống? Bởi vì đó là cách tiếp cận của người Châu Âu, do đó người ngoài văn hóa đó không thể hiểu nổi.

Trở lại câu hỏi “tại sao tôi không học lịch sử triết học theo lịch sử”.

Hai cách suy nghĩ bình thường của mọi người là 1) xét riêng vấn đề 2) toàn thể. Tôi theo cách suy nghĩ toàn thể: tức là một xã hội, một văn hóa được đặt là đối tượng là một hệ thống, và hệ thống đó được tạo nên nhờ những quan hệ chằng chịt của nhiều yếu tố. Xét vậy triết học là một quan hệ trong hệ thống đó. Đó là cách học của tôi. (nói gọn: đồng nhất mọi thứ với ngôn ngữ – với tư cách một hệ thống – nếu có thể)

Thứ tự đọc của tôi: Marx – Augustine – Descartes – Kant – Hegel – quay lại Marx.

Quả thật, triết học là tất cả trong văn hóa Châu Âu; văn chương, khoa học, nghệ thuật,… đều là những mảnh bắn ra từ triết học. Còn về chuyện tôi quan tâm một vấn đề (thời gian) vì tôi thích, quả có chuyện này thật. Nhưng tôi dùng một phương pháp để theo một điểm tôi đã trực giác.

Bản thân phương pháp cấu trúc luận tôi theo cũng là một mảnh của triết học, xuất hiện vào thế kỷ XIX, XX (Marx, Freud, ngôn ngữ học chẳng hạn). Nói cách khác tôi dùng chính triết học để xét lịch sử triết học. Cho nên đối với người học lịch sử triết học theo chiều tuyến tính, phản đối quan điểm của tôi là điều đương nhiên.

Nhưng quan trọng là tôi luôn cố dùng một phương pháp nhất quán để học. Đã là nhất quán, thì mọi mặt đều phải theo.

Tôi là người cực đoan, và sẽ giải thích thích cẩn thận cho người khác nắm được quan điểm của mình.

30 tháng Tư 2020

 

Năm cuốn sách

Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới

Marx, Tư bản

Augustine, Tự thú

Phan Huy Đường, Tư duy tự do

Descartes, Phương pháp luậnNhững suy niệm siêu hình học

Tôi không quan tâm sách hay sách dở (tức không quan tâm James Joyce “đời ngắn lắm để đọc sách dở”), vì chỉ toàn chọn sách hay mà đọc, làm sao phân biệt được. Lúc đó ta sẽ giống Chúa: chọn một thứ đã biết sẵn kết quả.

30 tháng Tư 2020

 

Mấy trăm chữ

Viết mấy trăm chữ cũng mệt. Tôi không muốn 1) bôi chữ 2) sử dụng tính từ 3) viết những đoạn vô nghĩa, mù mờ (đọc Lê Minh Quốc rất chán) 4) không muốn sau này đọc lại thấy ngu, vì đã làm láo lếu. Bị kẹt. Vừa phải viết kiếm tiền, vừa không muốn viết láo. Áp lực. Giữa số tiền kiếm được và điều tôi muốn, không quan hệ bằng nhau. Dở quá, lát viết lại.

30 tháng Tư 2020

 

Giấc mơ 1 tháng Năm 2020

Mai Anh Quân Quân đọc blog của tôi, nói chuyện về những bế tắc của tôi

bố đi công tác, mượn máy điện thoại của đồng nghiệp để gọi cho mẹ; lúc mẹ gọi lại thì không được

1 tháng Năm 2020

 

Giải thích giấc mơ 1 (30 tháng Tư 2020)

Đó là vì tôi đọc lại Tư duy tự do của Phan Huy Đường.

Phan Huy Đường bình luận về Descartes: thế giới của Descartes tách đôi tinh thần – vật chất, không thể hoà giải được nếu không có Chúa. Từ rạn nứt không thể hoà giải trong mô hình của Descartes, triết học Châu Âu bắt đầu thời kỳ mới.

Về thế giới vật chất, nó nảy sinh ra khoa học ngày hôm nay, và một giả định quan trọng của nó là khách quan, object và objective đều chung căn tố mà. Và con người có xu hướng lấy cách tiếp cận của khoa học vật lý (từ Descartes) để mở rộng ra mọi thứ. Nhưng hướng tiếp cận đó, nếu không tồn tại Chúa, là nghịch lý: làm sao con người với tư cách tinh thần (không có không gian tính và thời gian tính, không thể chia tách) lại tác động vào vật chất và hiểu vật chất.

Trong “mô hình của Descartes nhưng không có Chúa” (suy nghĩ thường trực của tôi: sống được trong “mô hình Descartes nhưng không có Chúa” không?) con người với tư cách tinh thần không thể biết gì ngoài bản thân nó, và sự thật cũng chính trong tồn tại tự túc của nó. => Kết luận của tôi suy ra từ Phan Huy Đường và Descartes.

Đặt vấn đề như này nà của Berkeley, một thụt thùi so với Descartes. Vì Berkeley phản đối nhị nguyên luận của Descartes. Thế giới của Berkeley là thế giới của tinh thần. Chủ thể là tinh thần, đối tượng là các ý phổ quát trong thế giới, với tư cách một tạo vật của Chúa. Vậy nên “Sự thật là điều chỉ có trong tư duy con người”. Berkeley chưa xét quan hệ; phải tới Kant người ta mới xét quan hệ chứ không phải các vật tồn tại tự túc.

=> không thoát được Descartes

Có thể nói, sự thật duy nhất, nếu đi theo mô hình Descartes không có Chúa là: con người, với tư cách một tinh thần tồn tại tự túc: đó là sự thật duy nhất

Một vấn đề lớn nữa, cũng là câu hỏi của tôi: trong mô hình của Descartes không có Chúa (tinh thần là tự túc, và chỉ có mình nó) thì khái niệm “tinh thần” mình dùng ngày hôm nay hiểu như thế nào? khái niệm đó được hình thành trong mô hình nào? Tức hoặc mình suy từ kết quả đến tiên đề, hoặc chính quan điểm thông thường ngày hôm nay về tinh thần đã là một tiên đề. Tôi nghiêng về giả định thứ hai.

Nhưng cách đặt giả định chứng tỏ tôi vẫn suy nghĩ theo logic hình thức.

1 tháng Năm 2020

 

Không biết viết  báo

Tại sao tôi không biết viết báo? Nếu thả lỏng, tôi sẽ viết chẳng ai hiểu được (như bài nói về Mauss), nhưng viết báo giả định người tiếp thu hiểu được nên tôi phải viết dễ hiểu. Khó ở việc viết dễ hiểu. Tôi kém phần trình bày, không biết viết.

2 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 2 tháng Năm 2020

Mơ D2 gặp nhau một buổi (hành lang xa lạ), thuyết trình về bản thân. Có cả Vân Anh. Tôi cố lách qua đám đông. vô tình ghi âm đoạn thuyết trình của mọi người. Một giáo viên chủ giờ.

Lúc đầu tôi đến muộn, không ngồi, sau đó lên ngồi bàn Hùng xoăn. Đợi mãi mới tới tên tôi, lại còn sai tên: Nguyễn Đọc Thành, nhưng đến giờ ra chơi. Tôi tách đám đông (có cả Vân Anh đi ra, Hùng cao viết lời giới thiệu ra giấy). Tôi nói với Vân Anh câu gì đó.

Ngoài hành lang, thấy bọn D4 chơi trò mạo hiểm: một đứa bám vào một cái cột đồng bóng loáng, một đứa khác sẽ đưa nó ra ngoài lan can, để lơ lửng giữa trời, sau đó thu lại. Làm điều gì đó với bãi rác. Trong lúc đó nghĩ hay là nói dễ hiểu, nhưng tôi muốn nói thoải mái. được 15 phút ra chơi, không trống, tôi lững thững về lớp (không trống). Trong đầu nghĩ về bài giới thiệu bản thân, sẽ biến thành một buổi thuyết trình ngắn. Đợi mãi.

2 tháng Năm 2020

 

Bất tử

Sao ta thấy mình như một vị thần bất tử, chẳng bao giờ chết? Vì ta trẻ. Không muốn hoả thiêu.

5 tháng Năm 2020

 

Ốc đảo

VN trong mùa dịch corona là một ốc đảo, không thể tưởng được ta ra sao nếu không ở VN. HN cũng là ốc đảo, mà thiểu số người dân sống ở thành phố, thị dân (không ưu dùng từ này vì gợi đến Nguyễn Việt Hà, thần tượng một thời, 2016), tạo ra ấn tượng giả tạo về sự phồn vinh của VN. Chỉ cần đi qua cầu Thăng Long là thấy nhếch nhác liền, đi đâu xa.

5 tháng Năm 2020

 

Về Augustine

+ Một là, người chết thì không lên thiên đàng và không xuống địa ngục. Việc lên thiên đàng hay xuống địa ngục được thực hiện trong ngày đánh giá: kết thúc thời gian của Chúa. Hai là, người chết, cho tới ngày đánh giá, đi đâu? Thần học Kito giáo của Thánh Augustine, tức trước Thánh Lyola của Dòng Tên và Tin Lành, nhấn vào mặt tinh thần, hoàn toàn gạt vật chất ra một bên.

Con người của Augustine gồm hai phần: tinh thần và vật chất.

Augustine không nói sau khi con người chết thì đi đâu, nhưng theo cách giải quyết vấn đề của Augustine, tôi trả lời như này. Tinh thần đối lập vật chất ở 1) tính phi thời gian 2) tính phi không gian 3) không thể tách. Mà con người chỉ có thể ở trong không gian và thời gian nên việc đặt câu hỏi “tinh thần đi đâu” là vô nghĩa. “Ở đâu” tức là bàn đến không gian rồi.

+ Chỉ một người duy nhất sau khi chết được lên thẳng thiên đường là Maria. Lên thiên đường là mong muốn của mọi người.

+ Đúng là Chúa ba ngôi, vừa là tinh thần, vừa là vật chất (Chúa Con). Còn từ book 10, Augustine tập trung nói đến Chúa với tư cách một tinh thần.

a vừa là a, vừa là b: logic hình thức của Euclid không dùng nổi. Tôi nghĩ có thể Augustine bị vướng vào giới hạn của logic hình thức nên chưa đi xa hơn được

Augustine nhị nguyên luận

Xét con người ở trong không gian và thời gian, tức là xét con người như một toàn thể gồm tinh thần và vật chất do Chúa tạo ra (giống Descartes phết). Nhưng logic hình thức kìm chân Augustine.

6 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 6 tháng Năm 2020

Ai đó nói đến khái niệm tha hoá, rồi “nền văn hoá luân canh”. Bà ngoại hỏi lại người đấy thì người đấy chịu. Khung cảnh là Venice.

6 tháng Năm 2020

 

Lịch sử và phê bình

Có thể tách lịch sử nghệ thuật ra khỏi phê bình nghệ thuật không? Tôi cho là không, vì nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật phải làm việc với giá trị. Có thể nghiên cứu lịch sử nghệ thuật chính là một dạng của phê bình nghệ thuật (phê bình bằng cách đưa ra nhận định về giá trị của các tác phẩm trong lịch sử => nhưng khó vét được những tác phẩm giá trị cao, nhưng không được người cùng thời và người đời sau đi tiếp).

Vì tôi đọc sách báo thời xưa nên đặt câu hỏi này.

8 tháng Năm 2020

 

nói & viết

Tôi tồn tại bằng nói và viết. Một ngày không nói và viết là một ngày không thể chịu được. Tại sao? Ám ảnh, hay mặc cảm bị lãng quên? Tôi quay trở lại những nhân vật trong quá khứ, cố giúp họ không bị lãng quên hay là tôi đang cố giúp mình (vì rồi tôi cũng chết, cũng bị lãng quên như họ)?

Phan Huy Đường, những suy nghĩ của Phan Huy Đường ở khắp những ghi chép và những bài viết lẻ chứ đâu chỉ ở Tư duy tự do (hệ thống hoá không được thành công). Hệ thống của Phan Huy Đường nằm ở những mảnh. Gộp nó lại mới thành một toàn thể. Ai gộp? Tôi muốn gộp. Vì sao? Vì tôi đồng cảm với Phan Huy Đường ở việc dùng ngôn ngữ khó khăn.

Tôi viết và nói rất kém, thế mà viết và nói rất nhiều. Những suy nghĩ bằng hình ảnh trong óc tôi khó được trình bày rõ và đủ bằng ngôn ngữ (nói và viết). Ngủ dậy viết blog “Bồ công anh và lá vàng bay” [không viết].

8 tháng Năm 2020

 

Cao Xuân Huy

[Cao Xuân Huy, “Phần thứ nhất: Chủ toàn và chủ biệt, hai ngã rẽ trong triết học Đông Tây”, in trong: Cao Xuân Huy (Nguyễn Huệ Chi biên soạn, chú thích và giới thiệu), Tư tưởng Phương Đông: gợi những điểm nhìn tham chiếu, Hà Nội: NXB Văn học, 1995, khổ 13x19cm, 792 trang, 55.000 đồng, pdf, trang 75 – 174 (tôi mới đọc thứ nhất)]

Cách suy nghĩ của Cao Xuân Huy hợp với cách suy nghĩ của tôi ở điểm: tìm một nét của hai đối tượng trong đó chứa gần như mọi mâu thuẫn => sau đó phân tích tế báo đó và đối lập

cách làm của ngôn ngữ học cấu trúc

một người phê phán chủ biệt luận, lại sử dụng chính phương pháp của chủ biệt luận (ngôn ngữ học cấu trúc) để suy nghĩ => dùng mỡ nó rán nó

8 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 9 tháng Năm 2020

Là em trai của hai bà chị Về nhà đi con [tôi thích chị Huệ, đúng hơn là thích người phụ nữ truyền thống]. Họ giận chồng, tôi nói chuyện với một đứa bạn, đùa rằng kiếm chồng mới cho hai chị. Ai dè nó làm thật.

Nhà chúng tôi sống trong một khu chung cư. Sau đó hai chị ra ở riêng phòng 444, bán bánh mì và ăn ở với hai người chồng mới. Chị Ngân (mẹ Cún), cũng thuộc nhà tôi và bố (đóng vai ông Sơn) lo lắng, không biết hai chị đi đâu. Tôi thú thật với chị Ngân thì bị chửi quá trời. Bố mặc áo may ô trắng bảo là đi đâu đó, chưa biết tin.

9 tháng Năm 2020

 

Chuyến đi nào không tầm tã nhớ thương?

Hồi năm hai tôi mê thầy Mai Anh Tuấn, rồi nhiều người nhận ra, thế là giả vờ không quan tâm nữa. Rất mê câu này của thầy Mai Anh Tuấn: “chuyến đi nào không tầm tã nhớ thương?”.

9 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 10 tháng Năm 2020

Giấc mơ 1: Tr. thay ảnh bìa cũ từ 2013 là ảnh chụp sau lưng em với ai đó: “xem phim là vô hạn”.

Giấc mơ 2: Mùa đông vừa rồi tổ chức đá bóng World Cup tại các lớp học.

10 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 11 tháng năm 2020

Sáng đó Tr. không nhắn cho tôi. Tôi hỏi thì Tr. bảo là dậy rồi, nhưng đang viết bài “Theo hạnh phúc”.

11 tháng Năm 2020

 

viết & nói (2)

Viết và nói quá nhiều, tới không nhớ ra mình đã viết và nói gì. Mấy nay không viết note, ngày đến Văn Điển càng gần.

11 tháng Năm 2020

 

Thầy MAT viết

Thầy Mai Anh Tuấn viết: đậm nhân tính, nhập nhằng giữa nhân giới – sinh giới – vật giới. Tôi thì muốn viết khách quan, ai đọc cũng hiểu một cách: cơ bản, đó là ngôn ngữ để diễn đạt quan hệ giữa vật chất và vật chất. Ngay cả quan hệ đó cũng giả định về tính khách quan. Mong muốn một ngôn ngữ hoàn hảo (cũng như một triết học hoàn vũ như Descartes, trong Phương pháp luận) là bất khả? Vì chưa làm rõ được các quan hệ cụ thể.

Tôi viết cứng nhắc, thầy Mai Anh Tuấn viết và nói đều khiến người đọc và người nghe cảm xúc. Tại sao việc xếp các chữ lại gây cảm xúc? Hay như Nhị Linh nói, văn chương không phải ngôn từ?

Viết như nào mới đúng?

Tôi không viết như ngày xưa được. Rõ và ngắn: hai mục tiêu.

11 tháng Năm 2020

 

Nghe Phan Huy Đường trả lời phỏng vấn

http://amvc.free.fr/PHD/Radio/RadioVN/UnAmourMetequeRFI.htm

[nghe đi nghe lại]

Phan Huy Đường nói chậm và rõ (vì nghĩ rất nhiều), mà nghe vẫn rùng rợn.

1) Trong thế kỷ XX, ít có dân tộc nào đã phải trả giá nặng nề cho những mâu thuẫn của thời đại như dân tộc Việt Nam.

2) Những người Việt ở nước ngoài, họ đối với người Việt ở trong nước là Việt kiều, còn họ đối với người bản xứ chỉ là người ngụ cư. Không quê hương. Mãi là kẻ ngụ cư.

3) Thế giới đang trôi dạt. Rất nhiều con người trở thành kẻ ngụ cư ngay chính tại quê hương của mình.

11 tháng Năm 2020

 

Philosopher PHĐ

Không còn nghi ngờ gì, Phan Huy Đường chính là một triết gia đã vượt qua ông thầy của mình, Sartre theo đúng yêu cầu của Engels (vượt qua một triết học bằng cách chỉ ra mâu thuẫn logic nội tại của nó: chỉ ra bế tắc của Sartre: nhưng tôi vẫn chưa thoả mãn, Phan Huy Đường lấy mô hình của Marx để đọ với mô hình nhị nguyên của Descartes và Sartre).

Không, tôi lầm. Phan Huy Đường chỉ ra rõ bế tắc của Sartre, tôi gọi hệ thống của Sartre là một trong những hệ thống của Descartes nhưng không có Chúa.

12 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 13 tháng Năm 2020

Mơ đi thang máy rất rất lâu, từ tầng một trăm bao nhiêu tới tầng b1, nhiều trục trặc. Người đi cùng là một cô gái nhỏ hơn, mặc quần màu tím. Một anh chàng cao to.

13 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 14 tháng Năm 2020

Ăn cỗ ở nhà bà ngoại: kê một bàn giữa đường trước cửa nhà cũ, có tôi, Nghé, bố Tải, ông Thịnh,… ăn mừng gì đó (có thể là đám cưới của Khánh – em gái Nghé). Có món bánh mì chấm nước chim quay gì đó mà Khánh thích ăn.

Hội đạp xe có chị Mì nhắn tin bảo lâu rồi không thấy mọi người nhắn gì. Sau đó tôi và Quân được đến luôn chỗ đó, lúc cả nhà đang ăn.

14 tháng Năm 2020

 

Lần đầu

Đây là lần đầu tôi viết quá trình học của mình một cách rõ ràng, để người khác cùng đọc và hiểu được quan điểm của mình.

https://dangthanhsite.wordpress.com/2020/05/03/sinh-nhat-marx/

14 tháng Năm 2020

 

Trực giác

http://amvc.free.fr/PHD/TDTD/TDTD506-MotNhanSinhQuanMoi.htm

“Feuerbach không thoả mãn với những ý-tưởng trừu-tượng, ông đòi hỏi cảm-nhận-trực-giác; nhưng ông không hiểu rằng cảm-nhận-trực-giác là hành-động có nhục-cảm thực-tiễn của con người.”. Luận điểm thứ năm của Marx về Feuerbach viết năm 1844 – lúc đó Marx mới 25, 26 tuổi. Phan Huy Đường dịch.

Lần đọc lại Tư duy tự do này mới phát hiện lòi ra khái niệm “trực giác”? Ở đâu thế?

Trước đây tôi nghĩ trực giác thuộc tinh thần, và tinh thần ở đây là tinh thần trong thế giới của Descartes – nghĩa là tinh thần tồn tại độc lập với vật chất. Ở đây Marx đang phê phán Feuerbach duy vật thô thiển: coi toàn bộ thực tại chỉ là vật chất, kể cả tư duy cũng là vật chất. Mà nếu con người cũng chỉ là vật chất thì nó không “cảm nhận” được sự tác động của các thực thể vật chất khác, vì “cảm nhận” chỉ tồn tại đối với một sinh vật, chứ không phải một vật chất. Khác biệt của duy vật luận biện chứng và duy vật luận thô thiển mà Marx và Engels phê phán là như vậy.

14 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 15 tháng Năm 2020

Cùng Tr. gặp Phan Ngọc. Phan Ngọc khi ấy già, uống say và béo. Tr. mắng Phan Ngọc.

15 tháng Năm 2020

 

Đêm giữa ban ngày

Thấy ác cảm với hồi ký Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên. Nhân vật tôi không phải là con người nữa, các nhân vật khác cũng vậy, chỉ là con rối để tác giả điều khiển. Không thể tin nổi một người từng ủng hộ Marx lại giống cái thứ mà Marx chống đến như vậy: máy móc và giáo điều (ngôn ngữ của hồi ký là ngôn ngữ phản tuyên truyền – cũng là tuyên truyền, tuyên giáo).

15 tháng Năm 2020

 

Câu hỏi lớn nhất

Engels: câu hỏi quan trọng nhất của triết học là quan hệ giữa tồn tại và tư duy. Marx và Engels chưa chứng minh được quan hệ đó, mà chỉ đặt ra giả định để làm việc thôi.

Đây là một ví dụ về quan hệ đó: triết học của Rousseau là ý luận tiểu tư sản Pháp – trong thời đại cách mạng công nghiệp, địa vị của giai cấp tiểu tư sản đi xuống. Nhưng phải tìm được quan hệ giữa tồn tại và tư duy mới khẳng định được quan điểm trên. Còn không thì nó mới chỉ là một kết luận được suy ra từ giả định.

Triết gia Phan Huy Đường và Trần Đức Thảo nhắm vào câu hỏi này đó. Cao Xuân Huy thì dùng đạo học để trả lời: quy cho cái Một vĩ đại.

Marx và Engels tin rằng khoa học rồi sẽ phát triển để trả lời được câu hỏi về quan hệ giữa tồn tại và tư duy. Khi đó người ta có thể kiểm tra các kết luận của hai ông.

Chứ hai ông không trả lời sẵn các câu hỏi. Thậm chí, con người thế kỉ XXI nhìn vào lịch sử, thấy thế kỉ XX biến động quá nhiều, có thể thấy những thời đại trong lịch sử (mà hai ông đưa ra quan điểm của mình) đổi nghĩa. Việc đổi nghĩa này là bình thường.

Tôi phải tìm hiểu định nghĩa trứ danh của Lenin về phép biện chứng: “phân tích cụ thể một tình hình cụ thể”.

15 tháng Năm 2020

 

Dậy sớm

Tôi bị tỉnh lần này thì dậy luôn, thấy tỉnh táo lắm. Nghe thấy loa phường phát ba thông báo về cái chết của một người sinh năm 1940.

Dậy sớm, nhìn mọi thứ rất khác.

16 tháng Năm 2020

 

Ngày hôm nay

Tại sao ngày hôm nay nhiều người nhu cầu chữa lành (tức có vết thương)? Câu trả lời càng ngày càng nhiều người mang vết thuơng không thoả mãn tôi, bởi vì nó không loại bỏ con người (cứ như một thuyết nguyên định).

Nhạc rẻ tiền (nhiều và nhanh) đầu độc con người. Quy luật chuyển từ hình thức vận động vật chất -> sống -> tư duy thì chưa rõ.

Tại sao cần nhanh (nhạc và nhịp sống)?

Lyra, Chùa Láng

16 tháng Năm 2020

 

Trẻ con

Có sự tương đồng giữa quá trình nhận thức thế giới của bọn trẻ con và lịch sử triết học. Khái niệm vượt qua của Hegel rất lợi hại. Nhưng đó mới chỉ là vượt qua trong thế giới tư duy.

Heyday, cổng trường Kim Liên

16 tháng Năm 2020

 

Tại sao chính trị phục vụ thiểu số?

(Thử trả lời Mai Anh Quân)

Vì tôi xét kinh tế chính trị học. Chính trị cần được hiểu theo nghĩa: chiếm hay giữ quyền lực.

Trong một xã hội đã hình thành nhà nước và công nhận quyền tư hữu, thì tât sẽ có người giàu và kẻ nghèo. Các xã hội ngày hôm nay đã hình thành những công ty khổng lồ độc quyền. Độc quyền không chỉ sản xuất và phân phối hàng hoá, mà còn về cung cấp việc làm. Các công ty có nhiều tiền để lũng đoạn hoạt động chính trị (vì mục đích của những người làm chính trị, như tôi giới hạn, là giành và giữ lợi ích ngắn hạn). Khi lên nắm quyền, những chính trị gia không thể không đưa ra những chính sách làm lợi cho những công ty khổng lồ và độc quyền này được. Đây là ví dụ điển hình của nước Mỹ.

Ở Việt Nam, may mà chưa có tình hình này, nhưng cũng có một doanh nghiệp khổng lồ đóng góp gần 1/4 GDP của cả nước: Samsung (mình gia công cho họ).

Còn trả lời gọn câu hỏi tại sao chính trị phục vụ thiểu số thì như này. Công dân tự do thành lập nhà nước và bầu lên những người lãnh đạo nhà nước. Những người này sau khi đã trở thành nhà lãnh đạo, thì độc lập so với ý chí của những người đã bầu cho họ.

Thu gọn đoạn dài dòng trên: một vài công ty khổng lồ và độc quyền đã xây dựng tình trạng xã hội và nhà nước không thể sống nếu thiếu họ

=> nhà nước phải chiều họ, không được để họ lâm nguy hay phá sản. Mà miếng bánh lợi ích là 100% => phần chia của những tay rất giàu nắm những công ty khổng lồ tăng thì phần chia cho những tầng lớp còn lại càng ít.

Nhưng tầng lớp trung lưu không chiếm quá ít phần của miếng bánh lợi ích. Bởi vì họ cần tiền để mua hàng hoá của những công ty khổng lồ trên.

16 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 17 tháng Năm 2020

Giấc mơ 1: cùng hội một bọn khác giết người. Sợ quá định trốn, mà thấy công an hỏi cung một tên. Nó gọi anh vào. Tôi nghĩ: không muốn trốn chui lủi nên cũng đi vào. Hóa ra đó chỉ là một màn dẫn kịch => anh bị lôi vào vở kịch: người ta viết con số phương trình loằng ngoằng, sau đó diễn giải lại thành “toán học rất ngầu, ca ngợi toán” => Vở kịch này là một màn văn nghệ văn gừng hồi cấp ba (lớp nào cũng phải chuẩn bị một buổi).

17 tháng Năm 2020

 

Cha con Marx

Đọc 2/3 quyển Karl Marx của NXB Kim Đồng (về thời trẻ) cảm động lắm [đứng coi cọp ở nhà sách Tiền Phong, Đại học Thủy Lợi]. Bố của Marx là một luật sư cấp tiến, mong muốn lật đổ chế độ phong kiến Phổ. Hồi Marx còn nhỏ, bố dạy ông ấy nhiều, và hai bố con thường xuyên nói chuyện về xã hội. Marx rất ngưỡng mộ bố.

Nhưng ông bố bất lực. Cả đời chỉ một lần trình bày trước vua mong muốn vua thoái vị để đất nước phát triển. Nhà vua thì nổi giận và đè bẹp ông ấy. Cuối cùng bố Marx phải quỳ gối trước mặt cả nhà để phủ nhận những gì ông viết. Marx lúc đó 16 tuổi, rất giận bố

Sau này bố con hoà giải với nhau, và Marx thấy không phải cứ trình bày thẳng thắn quan điểm của mình (như bố) là thay đổi được thực tại. Ông bố dượng (nếu tôi nhớ không nhầm, đó chính là bố vợ Marx) nói rằng: muốn giải quyết vấn đề, con cần học triết. Đó chính là tiền đề của triết học của Marx. Ông bố so với con, là một trí thức ngây thơ và bất lực.

Đọc thư hai bố con gửi cho nhau lúc Marx học đại học: bố khuyên con đừng quan tâm chuyện chính trị, hãy học để trở thành quan chức của chế độ. Năm Marx 20 tuổi thì bố mất.

Bài học lớn cho Marx: phải thắng [của Lenin mới đúng, do Alain Badiou diễn giải]. Marx không phải người lý tưởng. Tôi đọc quyển này, nghĩ tới Phan Ngọc: không lý tưởng mà dùng nhiều cách (mẹo, giới thiệu sách) để phổ biến triết học của mình.

17 tháng Năm 2020

 

Tân dòng sông ly biệt

Tôi giống Như Bình và Đỗ Phi – xa lạ với Y Bình, nhưng bị người có tính cách như Y Bình hút. Tại sao?

17 tháng Năm 2020

 

Viết blog “Bốn năm”

+ Từ Chomsky

+ Bắt đầu bằng Tại sao (cartesian)

+ tình yêu (Tụng ca tình yêu, Alain Badiou)

quan điểm tình yêu, mở rộng là tình yêu thương của người Việt Nam (Nam Và Sylvie, Phạm Duy Khiêm: “Bởi vì không có gì kết thúc hẳn trong thế giới của con tim. Hay đúng hơn, không có gì nên như thế, như một câu thành ngữ quen thuộc của người Việt, một câu thành ngữ khó mà dịch được ngắn gọn sang tiếng Pháp: ‘Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên duyên’.”)

=> rất nhiều thứ tôi học trong tình yêu

+ Cà phê Reng Reng 2017: D. kể về Chomsky

Câu hỏi của tôi lúc đó: suy nghĩ không bằng ngôn ngữ được không? Vì trong óc tôi hiện ra các hình ảnh. Câu hỏi này xuất phát từ băn khoăn của tôi về ngôn ngữ:

a, ngữ năng của tôi kém (không thể viết về thiên thiên và con người sinh hoạt được; từ trước tới nay chỉ viết về cá nhân suy nghĩ – quá kém)

b, rất ít khi suy nghĩ của tôi được thực hiện đủ và rõ trong ngôn ngữ (băn khoăn và bế tắc vì không nói và viết được những suy nghĩ của mình) (tôi thấy gần gũi với PHĐ vì lẽ đó: các ghi chép và tiểu luận của PHĐ vượt ra ngoài Tư duy tự do, đó mới là những gì sẽ tồn tại; cũng vậy các note của tôi – dù hũ nút – mới là thứ sẽ tồn tại, chứ không phải những đoạn viết chỉn chu, tôi rất khó chịu trong quá trình viết chỉn chu)

c, văn chương là gì? phân biệt một văn chương và một không văn chương bằng ngôn ngữ như thế nào?

+ Sau này học triết 2018, tôi biết a) suy nghĩ này của tôi là phổ biến b, có thể trình bày rõ và đủ suy nghĩ của mình c, chúng ta không tiếp cận trực tiếp hệ thống triết học (vai trò của khúc xạ)

Quá trình học triết làm tôi rõ hơn về đối tượng của mình: không phải bản thân một hệ thống triết học hay một lịch sử triết học, mà là quan hệ giữa tôi và hệ thống đó, có thể mở rộng: quan hệ giữa tôi, với tư cách một người Việt Nam với một hệ thống duy lí. Học ngôn ngữ học cấu trúc để đọc được Phan Ngọc và sử dụng những gì đã đọc và sống để học triết (đối tượng đã nói ở trên).

Tôi cố gắng sử dụng viết rõ và đủ, triệt tiêu cảm xúc (hoặc giấu nó đi) để truyền đạt những suy nghĩ của mình cho người khác. Cố để người ta hiểu một nghĩa. Nhưng hiểu một nghĩa có phải một ảo tưởng? Tạm thời để đó.

+ Làm sao để biến suy nghĩ thành những viết và nói rõ và đủ? Đọc và nghĩ nhiều là không đủ. Đối với tôi, còn cần yêu thương. Tôi học được nhiều trong tình yêu (và cần mở rộng: yêu thương của người Việt Nam). Quá trình đó giúp tôi từ bỏ cartesian, để tiếp xúc với mọi người, cố hiểu người và hiểu mình. Giải thích như này là chưa đủ, tạm để đó.

=> Đối với tôi, không phân biệt triết, khoa học, sử, văn chương; vì tôi nuốt hết (tất nhiên, với những thứ có thể ăn được. Ý hướng của sinh vật: chỉ ăn thứ giúp nó tiếp tục trở thành mình về mặt sinh học. Nhưng con người còn mặt tư duy nữa, nó lao động để cải tạo chính mình (hình thức vận động của vật chất -> hình thức vận động của sống -> hình thức vận động của tư duy PHĐ). Đọc những gì khác mình bây giờ.

+ Trở lại Chomsky, chưa rõ.

+ Kết: PHĐ nhắc lại lời bố (để nên người, ta cần được người khác yêu thương trong thời thơ ấu). Khái niệm quan trọng nhất của PHĐ chính là “nên người”.

17 tháng Năm 2020

 

Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài

Tạ Chí Đại Trường làm gì?

“Tôi đã làm gì trong những ngày còn lại? Chuyện thật tức cười: tôi viết luận án, viết gấp vì sợ không còn kịp nữa. Ở phòng Văn khố, tôi đã thấy các Châu bản ùn về từ Đà Lạt – lần đầu thấy châu bản tận mặt! Tội nghiệp cho con người mang tiếng nghiên cứu sử học! Nhớ lại hình như cũng chẳng có ai tới  thư viện vào những ngày đó – Sau này mới thấy có họa là điên! Nhân viên loay hoay bận rộn với các tài liệu dồn tới. “Biến cố ở ngoài tầm tay của mình, quan tâm vô ích, hãy cứ làm việc của mình đã!” Tôi đã nói như vậy với ông Đỗ Văn Anh, thư viện Viện Khảo cổ. Nhưng điều đó có diễn tả đúng lí do thực khích động tôi làm việc hay không? Hay ý đó chỉ là bao che cho một thói quen làm việc đã thành trì trệ, không nhích ra được lối hằn đã định, chứng tỏ một tinh thần thiếu ứng biến, thiếu thích ứng là nhược điểm có lẽ to lớn nhất của mình?

“Nhưng viết luận án để làm gì? Có chút ảo tưởng mơ hồ nào rằng còn đủ thời gian để trình không? Có cách nào, tâm trí ngoan cố nào cưỡng chống lại sự thực đã đập vào mắt, chui vào tai của cả một tình thế sôi bỏng đang lôi cuốn tất cả mọi người? Cái “có” đó chỉ là cái trớn của bánh xe nọa tính cá nhân đang quay.”

“Tôi nghĩ gì? [từ 28 – 30 tháng Tư 1975 Tạ Chí Đại Trường ngồi ở quán cà phê góc rào cản Nguyễn Cư Trinh – Phát Diệm] Đầu óc trống rỗng. Không phải xuống Tân An nữa. Trang luận án cuối đã xong, không còn có gì để bận rộn ngoài cái điều không thể nghĩ tới. Để cho quên. Bây giờ là sự hụt hẫng. Tôi đã chia các bản thảo đi gởi các nơi khác. Các xấp còn lại cột bỏ vào tủ. Để làm gì? Không ngu dại gì mà nghĩ ra có thể sử dụng chúng. Tội phạm có lẽ là đầu óc tư hữu – nói theo lối bây giờ, mà cái đầu óc tư hữu trong trường hợp này dân tư bản đế quốc chắc cũng còn chết! Cũng chẳng phải là cảm giác rã rời chán ngán. Không, chỉ là sự tê liệt đầu óc theo tôi về nhà sau một buổi cà phê như vậy.”

18 tháng Năm 2020

 

Tối nay

Đặt vấn đề tha hoá như thế nào, theo Marx? Ta vẫn luôn tha hoá, và chỉ chấm dứt tha hoá khi vượt qua thời tiền sử. Tối nay tôi buồn, đọc triết (Marx và Kant) không vào chữ nào. Lại càng buồn.

18 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 19 tháng Năm 2020

Cảm giác như ai đó kéo tôi xuống, không cho tỉnh dậy. Tôi trực giác có ai đó đứng ngoài cửa (ma chăng?) nên quờ quờ tay phải, sau đó cố xoay người sang bên phải, xoay cả cổ nữa.

Giấc mơ 1: Gặp thầy Mai Anh Tuấn ở Ngã Tư Sở. Sau đó con đường (lối vào Fafilm) như sàn một khu nhà mộ và ghế đá chắn đường. Ngôi nhà huyền hoặc trồng thứ cây ma quái màu đỏ.

Giấc mơ 2: Bà ngoại bảo chở bà đi Hải Phòng: vườn hoa gì đó.

19 tháng Năm 2020

 

Nghe Steiner trả lời phỏng vấn

Chưa đến 5h đã tỉnh (trước đó gần như không ngủ được gì)

Nghe Steiner nói tiếng Anh rất vui sướng. Tôi cứ nghĩ về Phan Huy Đường: cùng băn khoăn về ngôn ngữ. Steiner là generalist (người theo chủ nghĩa phổ quát – mẫu lớn trong lịch sử là người Pháp: Montaigne), tìm thấy ngôi nhà tinh thần qua nhiều ngôn ngữ, còn PHĐ cố trở về nhà bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Việt.

Steiner cũng là con người hạnh phúc.

Đoạn kể về New York 1940 buồn cười lắm. Kể là Claude Levi-Strauss dạy trung học môn địa lý để kiếm sống, nhưng dạy dở lắm.

19 tháng Năm 2020

 

Bất lực

Tôi viết review quyển của Thái Phỉ, mới hiểu ông Thái Phỉ bất lực: không cải thiện được xã hội nên vẽ ra một xã hội lý tưởng trong óc ông ấy. Ngày hôm nay nó còn được đọc vì mấy người Việt nào vẽ một xã hội lý tưởng trong óc như Thái Phỉ.

19 tháng Năm 2020

 

Hôm nay

Ngôn ngữ của PHĐ chính là Hiện tượng của Kant. Dường như PHĐ sử dụng cách tiếp cận của Kant để xét Marx và Engels: PHĐ chẳng đã nói Kant là người đầu tiên trực giác con người, bên cạnh tinh thần và vật chất, là một sự sống. Để lại đã.

[“Xét cho cùng, bức màn ảnh quái dị Kant dựng giữa vật-giới và trì-giới, mang tên hiện-tượng, chình là ngôn-ngữ. Là sản-phẩm của ý-thức, nó được dùng để miêu tả những vật-thể có trong thế-giới. Với tư cách ấy, nó thuộc cả hai thế-giới, không thể đơn thuần quy về một thế-giới nào. Ta có thể bàn về nó như Kant bàn về hiện-tượng : ta biết thế-giới qua những ngôn-từ mô tả nó cho ta.”]

Nhị Linh tròn 40 tuổi.

19 tháng Năm 2020

 

Ngán ngẩm

[hình như đọc Cù Huy Chử viết về Trần Đức Thảo]

Ngán ngẩm đọc văn của các vị học giả – kiêm công chức: hành chính quá (làm tôi nhớ bài tập làm văn thời đi học).

19 tháng Năm 2020

 

Định

Định viết post “Ngữ pháp của văn hoá” [chưa làm: sẽ là “Ngữ pháp của”]

19 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 20 tháng Năm 2020

Mơ cái gì đó liên quan đến ý thức chính trị của con người trong thời chiến. Nhà tôi bốn người là nhân vật quan trọng thời đó. Đang đi vào Nam, nhà Nghé đón nhà tôi (ở đầu hầu đi bộ Ngã Tư Sở, đối diện Nha khoa Việt – Úc). Ông Thịnh mặc áo vest cốt: mặc hai hôm thôi. Cần đi Hà Nội –  Lào – Hai Hà Trưng. Thế trận chưa ngã ngũ, phải ra Bắc.

20 tháng Năm 2020

 

Nhà khoa học – công chức

(nói chuyện với Mai Anh Quân)

Một đội ngũ phiên dịch viên chuyên nghiệp đúng với những nước phát triển: Anh, Mỹ, Pháp, Đức chẳng hạn. Ở đó họ có một đội ngũ phiên dịch viên chuyên nghiệp của một số bộ môn, nhưng vẫn thường xuyên có nhà khoa dịch. Bởi vì chỉ chuyên ngành của mình mới hiểu được tác phẩm nước ngoài thuộc chuyên ngành đó.

Từ đó, nhìn vào Việt Nam thì càng cần nhà khoa học dịch. Ví dụ với môn sử: Nguyễn Thừa Hỷ.

Quan điểm phân công lao động (nhà khoa học nghiên cứu, còn việc dịch để cho phiên dịch viên) đúng khi xét nhà khoa học như một công chức nhà nước: anh ta làm công việc được nhà nước sắp xếp là dạy và viết bài nghiên cứu. Nhưng rõ ràng nhà khoa học không chỉ là một anh công chức, anh ta có thể làm nhiều hơn. Đó là tiền đề của của tôi: không xét nhà khoa học như một anh công chức chỉ làm nhiệm vụ được thiết chế giao.

Nhà khoa học như một công chức là hiện tượng phố biến ngày hôm nay; những người này có hai đặc điểm. Một là họ làm việc trong những thiết chế, và làm những công việc được thiết chế giao – tất nhiên họ cần chuẩn bị để đảm nhận công việc đó. Hai là sự nghiệp của họ gắn liền với sự công nhận của những thiết chế. Họ được những thiết chế công nhận là giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học => từ đó tạo ra địa vị xã hội của họ.

Từ quan điểm về những nhà khoa học công chức, tôi tạo ra quan điểm về những người dịch một lĩnh vực chuyên môn – tôi không thấy từ đó chuẩn, nhưng tạm thời không làm tốt hơn được. Đối với tôi, họ cũng là những nhà nghiên cứu.

Quá trình dịch của họ cho thấy hai điều 1) họ thể hiện hiểu biết của mình về đối tượng 2) trình bày lại hiểu biết của mình bằng cách chuyển từ một ngôn ngữ xa lạ sang tiếng mẹ đẻ. Mọi bản dịch đều như vậy. Họ được thiết chế công nhận là những phiên dịch viên chuyên nghiệp, và sự nghiệp của họ dựa vào sự công nhận đó.

Tóm lại quan điểm của tôi dựa trên suy nghĩ nhất quán: một con người toàn thể, trong đó quan hệ giữa anh ta và những thiết chế thể hiện một vài mặt của con người đó, nhưng không phải tất cả. Có thể từ quan điểm đó, tôi rất ác cảm với một số thiết chế liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu.

Những điều trên tôi nói thể hiện suy nghĩ nhất quán của tôi về toàn thể: một vài luận điểm lẻ tẻ của mình là mảnh vụn của một và nhiều hệ thống. Mình thấy hoặc không thấy điều đó là chuyện khác. Vì vậy nói chuyện với nhau về một vài luận điểm tức, rất có thể, thảo luận một cách toàn thể về các hệ thống mà người ấy sống, dù biết hay không biết điều đó. Btw đây chính là các đối thoại của các nhân vật Dostoevski.

20 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 21 tháng Năm 2020

mơ đi hai xe máy, nói: dùng thời gian sống để kiếm nhiều tiền hơn

đang kiếm quyển gì đó mà không nhớ, nhắn tin cho Bá Hữu nhờ tìm sách “e why said”. Hỏi tôi đang làm gì đó, tôi mới thấy dòng chữ vô nghĩa kia, cũng không thể nhớ ra muốn sách gì nên xoá tin nhắn đã gửi.

21 tháng Năm 2020

 

Phủ định của phủ định của phủ định

http://amvc.free.fr/PHD/TDTD/TDTD506-MotNhanSinhQuanMoi.htm

“Khi nghiệm-sinh của nó phủ-nhận niềm-tin, kiến-thức, cách tư-duy của người đời xưa, nó rơi vào mâu-thuẫn giữa mình (nghiệm-sinh cá-biệt) với chình-mình (những ý-chung khiến mình nên người, có khả năng ý-thức chình-mình). Nó lâm vào tình trạng « bế tắc tư-tưởng ». Tình trạng ấy thôi thúc nó « giải quyết vấn đề », sáng tạo những niềm-tin, kiến-thức, ý-tưởng, cách tư-duy, ứng-xử mới phù hợp với nghiệm-sinh của nó, sáng tạo ngôn-ngữ để biểu-đạt chúng. Đó là động-cơ cơ-bản thúc đẩy nhân loại tiến-bộ.

(…)

Nhưng tự-do từ đâu mà có ? Ở bất kể chiều-kích nào trong thân-phận làm-người, phủ-định văn-hoá đã khiến mình nên người là phủ-định chính-mình để sáng tạo… chính-mình ! Qua hành-động và trong ngôn ngữ. Điều ấy gọi là tự-do[125]. Vì nó có khả-năng tự-phủ-định toàn diện, con người thực sự tự-do khi dám phủ-định chính-mình, dám biến hành-động ấy thành tác-phẩm hay thành lời.

Xuất phát từ phủ-định và phủ-định-của-phủ-định để nên người, nó biết phủ-định nhân-giới cũ ở nó để sáng tạo nhân-giới mới ở nó và, xuyên qua ngôn-ngữ, ở mọi người, ở mình. Nó là phủ-định-của-phủ-định-của-phủ-định. Nó vừa là phủ-định cuối cùng vừa là ngưỡng cửa tái-tạo một cách mới mẻ hai phủ-định tiền-đề của nó. Phủ-định cuối cùng này hoàn toàn nhất-quán với ba chiều-kích của con người, ba bộ mặt của văn-hoá, ba chân trời của tự-do và ba hình-thái của thời-gian trong thân-phận-làm-người : sự không-thể-đảo-ngược của hành-động, tái-diễn-vĩnh-cửu của sự-sống, tồn-tại « vĩnh-cửu » trong sự phát triển « vô tận » của kiến-thức và tư-duy.”

[tôi gạch chân]

Tại sao con người có khả năng phủ định của phủ định của phủ định này? Suy nghĩ của Phan Huy Đường giống suy nghĩ của tôi và suy nghĩ của Mao Trạch Đông (mang tính bất tận). Tại sao? Con người tự do đến đâu? Cấu trúc luận và biện chứng pháp? Con người của Marx trách nhiệm lấy phận mình.

Con người tạo ra chính mình, hiểu theo Phan Huy Đường là như vậy.

21 tháng Năm 2020

 

Căn bản

căn bản của quyển Tư duy Tự do: tiểu mục cuối của phần hai (phủ định cuối cùng). Một hành trình thì đúng hơn. PHĐ hấp dẫn ở ghi chép và các bài nhỏ, không phải triết gia hệ thống như Kant và Hegel

21 tháng Năm 2020

 

Người thời nay

Các tác giả tiền chiến, tôi thích đọc họ như những người của thời nay.

Từ năm ngoái, tôi thử xét các cá nhân như người của ngày hôm nay: các bài đánh giá được chuyển thành bài review.

Tại sao độ lùi giúp mình nhìn rõ nét hơn? Hay con người ngày hôm nay chú ý tới một đối tượng quá khứ là do nhu cầu của ngày hôm nay (tức là diễn giải quá khứ theo nhu cầu của thời đại này)? Lịch sử xã hội khác lịch sử tự nhiên ở chỗ: lịch sử xã hội chỉ có nghĩa trong quan hệ của con người với con người, ngoài quan hệ đó thì lịch sử xã hội không có nghĩa.

Hai hướng để viết về một cá nhân trong quá khứ 1) vẫn xét cá nhân ấy như một người trong quá khứ 2) xét nhân vật đấy như người ngày hôm nay. Tôi chọn cách hai.

22 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 22 tháng Năm 2020

Giấc mơ 1: tôi là cháu của Nguyễn Kiến Giang. Có một bạn già đến chơi, rồi ông lôi tôi đến nhà tù Hoả Lò. Nhà tù ấy có mấy phòng nhỏ nằm sát nhau, có phòng xưng tội của Kito giáo nữa. Lên tầng hai là hội trường. Ghế cũng cũ rồi, ở bên hông ghế có dán ảnh những người tù quan trọng. Tôi gặp ông Hồ Ngọc Đại ở đó, gật đầu chào. Ông ấy cứ nam mô a di đà phật. Trên một cái bàn của hội trường, thấy đống báo Ngày nay [2015 – 2016, yếu nhân là Hoàng Hối Hận tức Đinh Đức Hoàng] mình sưu tập. Qua đó mấy bàn là hai tấm thẻ, một là của tôi, hai là thẻ thư viện quốc gia của Nguyễn Kiến Giang. Tôi định buộc mấy tờ báo lại, ghi thông tin để ai muốn mua thì gọi, thì cảnh lại trở về nhà tôi. Mẹ gọi: cho ông Nguyễn Kiến Giang ăn cơm chưa? Tôi không có ý niệm gì về chuyện này nên ngần ngừ.

Giấc mơ 2: Tr. hay ai đó xem bói cho mẹ của Cà dốt thì phát hiện: Cà dốt bị tè dầm do ảnh hưởng của mẹ nó (bị vong theo hay là gì đại loại í).

22 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 22 tháng Năm 2020

Không phân biệt được Marx chết lúc nào. Trong mơ nhớ là Marx sống qua chiến tranh VN.

22 tháng Năm 2020

 

Vượt qua biện chứng

“Có một số cách để thoát khỏi nhị nguyên hà khắc của đúng-sai: dĩ nhiên, khi tôi nói vậy, ai cũng sẽ nghĩ ngay tới biện chứng; chính biện chứng là thứ khiến ta có thể cười khẩy trước vô số (gần như tuyệt đại đa số) lời khẳng định về “vượt Marx”. Nhưng vượt biện chứng như thế nào, khi mà biện chứng đích xác là một trong những hình thức hữu hiệu hơn cả từng tồn tại để chống sự vượt qua? Tôi sẽ không sa đà vào đó, bởi vì tôi không định nói đến biện chứng, mà muốn nói rằng một cách nữa để thoát khỏi nhị nguyên vừa nêu chính là địa hạt của khái niệm.”

http://nhilinhblog.blogspot.com/2019/07/hai-nguon.html

Tại sao Nhị Linh viết ” biện chứng đích xác là một trong những hình thức hữu hiệu hơn cả từng tồn tại để chống sự vượt qua”? Bởi vì biện chứng tức là vượt qua. Vượt qua biện chứng tức là vượt qua việc vượt qua, tức là gì? Tức là không thể vượt qua biện chứng? Làm gì? Như Marx vượt qua Hegel bằng cách đặt sự sống làm trung gian của tinh thần và vật chất. Vượt qua Marx được không? Hay cần đi đường vòng?

22 tháng Năm 2020

 

Về Phan Huy Đường

Phép biện chứng của Trần Đức Thảo về thời gian đơn sơ quá. Hôm nay đọc bài và tin về Phan Huy Đường (bài của Nguyễn Hữu Hồng Minh rất ngớ ngẩn, bài của Nguyễn Hồng Nhung, tin Chân Phương thông báo cái chết của PHĐ: ngã cầu thang hôm 4 tháng Mười 2019 và chết sau đó, mười ngày sau được an táng).

22 tháng Năm 2020

 

Cù Huy Chừ về Trần Đức Thảo

“Tiếp theo nội dung trên, Trần Đức Thảo đã phân tích khái quát tư tưởng siêu hình của Stalin đã làm cho học thuyết Mác-xít phát triển lệch hướng, vì biến triết học Mác-xít chỉ còn là công cụ chính trị. Đáng lẽ triết học phải soi sáng cho chính trị, thì ngược lại, Stalin đã coi triết học đơn thuần là công cụ của chính trị. Thực hiện tư tưởng siêu hình ấy, Stalin đã giới hạn chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác trong ba quy luật, vạn vật liên hệ, mọi hiện tượng trong thế giới phát triển từ số lượng đến chất lượng và ngược lại, nhưng hoàn toàn không đề cập đến, rằng đến chất lượng mới lại phải tiếp tục số lượng hóa để đạt tới chất lượng cao hơn. Stalin cũng đề cập đến quy luật vạn vật mâu thuẫn, và coi mâu thuẫn là tuyệt đối một cách siêu hình. Cho nên trong xã hội chỉ thấy đấu tranh giai cấp là tuyệt đối, trong con người không thấy được sự thống nhất ở nó giữa con người nói chung trong vận động lịch sử mà mỗi cá nhân-nhân cách của các thế hệ luôn luôn được giáo dục, được tiếp nhận để hình con người cá nhân-nhân cách cụ thể. Đặc biệt, Stalin hoàn toàn bỏ rơi quy luật phủ định của phủ định. Tư tưởng siêu hình ấy được Stalin trình bày trong tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô (1938).

“Cái nguy hại của tư tưởng siêu hình ấy là về lý luận cũng như về thực tiễn đã hoàn toàn xóa bỏ quy luật phủ định của phủ định trong việc xây dựng toàn diện chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, đã đặt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong mối liên hệ biện chứng với xã hội tư bản chủ nghĩa theo lối “hoặc là có… hoặc là không”, “hoặc là chủ nghĩa tư bản, hoặc là chủ nghĩa xã hội”. Nhưng lịch sử và sự sống lại không như thế. Biện chứng của lịch sử diễn ra theo quy luật phủ định của phủ định. Chủ nghĩa xã hội muốn phát triển thì phải vừa phủ định chủ nghĩa tư bản, nhưng phải vừa duy trì những giá trị mà chủ nghĩa tư bản và các xã hội trước đó đã đạt được trên các lĩnh vực văn hóa, khoa học-kỹ thuật, đặc biệt là những thành tựu về tư tưởng tự do, dân chủ mà nhân dân lao động đã phải trường kỳ đấu tranh, đổ máu để đạt được. Chính vì vậy, Stalin đã biến nhà nước Liên Xô thành nhà nước cực quyền, thu hẹp, thậm chí thủ tiêu những giá trị tự do dân chủ không chỉ đối với nhân dân mà ngay trong nội bộ Đảng. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Cũng chính vì như thế, những yếu tố tiêu cực, lạc hậu nảy nở trong xã hội Xô-viết, như bệnh bao cấp, mệnh lệnh, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa đã không được khắc phục vì không phát triển lên một trình độ mới những giá trị của tự do, của dân chủ, của khoa học-kỹ thuật đã được hình thành trong xã hội Xô-viết.

22 tháng Năm 2020

 

Marx & Shakespeare

Steiner nói rằng kịch Racine cần được tiếp nhận toàn thể, còn kịch của Shakespeare có thể đọc và diễn từng cảnh, từng hồi. Tôi lấy bình luận của Steiner để đánh giá Marx: Kant và Hegel cần được đọc toàn thể, còn Marx thì đọc từng phần

Phan Huy Đường tự vinh danh mình là người đầu tiên xét 11 luận điểm về Feuerbach một cách toàn thể. Trần Đức Thảo đặc biệt chú ý đến luận điểm thứ sáu (bản chất của con người, trong thực tế của nó, là toàn thể quan hệ xã hội). Thế kỷ XX đã thực nghiệm cách đọc Marx manh mún này (và Shakespeare).

Thế kỷ XXI cần đặt lại cách đọc Marx và Shakespeare toàn diện. Nhưng tại sao? Nếu không trả lời được thì đó chỉ là suy nghĩ của tôi, là duy ý chí.

22 tháng Năm 2020

 

Trong hôn nhân

Tình yêu của người Việt Nam đang bị tình yêu tư sản Châu Âu che mờ. Xem bất cứ tác phẩm nghệ thuật hay giải trí nào, đều thấy người Việt Nam xét tình yêu không chỉ là chuyện của hai cô cậu. Ngược lại, đó là chuyện của hai đại gia đình, là chuyện chung sống với nhau – chứ không phải chỉ là hẹn hò và cái kết viên mãn là hôn nhân, tức lặp lại cái đích tuyệt đối trong triết học Hegel.

22 tháng Năm 2020

 

Trần Đức Thảo về ngôn ngữ và ý thức

“Trên thực tế, trong lao động của mình với đối tượng, mỗi người lao động thực hiện chính xác công việc ấy ngay cả trong hình ảnh bên trong của cơ thể của chính anh ta. [luận điểm quan trọng của Phan Ngọc: con người luôn sống trong hai thế giới: thế giới hiện thực và thế giới biểu tượng]. Và hình ảnh ấy của cơ thể phù hợp với lao động trên đối tượng bằng cách này nói lên tiếng gọi tín hiệu học của nó hay còn được dùng là ngôn ngữ của đời sống hiện thực đối với hình ảnh xã hội bên trong, giống như hình ảnh này nói với nó lời kêu gọi tương ứng, bởi vì chính hình ảnh ấy là hình ảnh xã hội của những người khác trong lao động trên cùng một đối tượng. Dẫn tới với tư cách là hình ảnh bên trong, nó thực hiện các cử động lao động giống nhau trên đối tượng đó, chúng cũng hoạt động như là tiếng gọi tín hiệu học hay ngôn ngữ của đời sống hiện thực. Tuy nhiên nói rằng hình ảnh trong cơ thể phù hợp với lao động trên đối tượng nói lên tiếng gọi tín hiệu học của nó hay ngôn ngữ của đời sống hiện thực với hình ảnh xã hội bên trong, có nghĩa là trong thực tế hình ảnh bên trong ấy của chính cơ thể được phóng chiếu trên hình ảnh xã hội bên trong làm sao nó tự bản thân nói với nó về hình ảnh xã hội này. Và cũng giống như thế, nói rằng hình ảnh xã hội bên trong nói lên tiếng gọi tín hiệu học hay ngôn ngữ của đời sống hiện thực với hình ảnh bên trong của chính cơ thể, có nghĩa là trong thực tế hình ảnh xã hội bên trong ấy được phóng chiếu trên hình ảnh bên trong của chính cơ thể làm sao nó tự bản thân nói với nó về hình ảnh ấy của chính cơ thể.

Kết quả là hình ảnh bên trong của chính cơ thể vừa mới được phóng chiếu trên hình ảnh xã hội bên trong, ngay tức khắc bị gửi trả lại hay phản chiếu trên bản thân nó bởi cái hình ảnh xã hội được phóng chiếu cụ thể trên nó. Điều này có nghĩa là do sự trung giới của hình ảnh xã hội bên trong, cá nhân người lao động, trong hình ảnh bên trong của cơ thể anh ta phù hợp với lao động trên đối tượng, tự anh ta nói với bản thân mình. Trong sự vận động gửi trả lại hay phản chiếu ấy của hình ảnh bên trong của chính cơ thể trên bản thân nó, cá nhân người lao động có trong nó hình ảnh của hình ảnh cơ thể phù hợp với lao động trên đối tượng, điều này có nghĩa là nó có trong bản thân nó, do sự trung giới của hình ảnh xã hội bên trong của nó, hình ảnh sống trải của nó nhằm vào đối tượng hay còn có thể nói là hình ảnh có chủ định về đối tượng, từ đó mà có ý thức sống trải của nó về đối tượng”.

22 tháng Năm 2020

 

Chế độ dân chủ Mỹ

https://nhatbook.com/2020/05/01/nhung-danh-tac-chinh-tri/

Đọc để viết về Brzezinski, chương viết về Alexis de Tocqueville.

Hậu quả của chế độ dân chủ, mà nguyên tắc quan trọng nhất là bình đẳng. Tocqueville: “Chế độ dân chủ không ngớt lôi kéo mỗi người về với chính họ, và đe doạ nhốt họ hoàn toàn trong sự cô độc của chính con tim của họ”. Quả là xuất sắc :3 truyền nhân của Montesquieu trong thế kỷ XIX đó.

Là như này. Trong chế độ dân chủ, nguyên tắc tối thượng là bình đẳng, bao gồm bình đẳng về trí năng. Mà quyền lực của xã hội đó, được hiện thực hoá bằng các thiết chế, được thi hành dựa vào lợi thế của đa số. Cho nên cá nhân vừa tìm những tìm cảm và tư tưởng của anh ta nơi chính anh ta, vừa hướng những tình cảm và tư tưởng đó về chính anh ta. Bởi vì anh ta là một phần tạo nên đa số, và bị đa số cưỡng chế những tình cảm và tin tưởng. Và sự cưỡng ép đó là tuyệt đối.

Thêm nữa, hai đặc điểm của chế độ dân chủ góp phần đưa đến luận điểm này là a) sự độc lập của các công dân đối với nhau b) sự độc lập của các cá nhân trong đại gia đình. Thoát khỏi hai quan hệ xã hội này, cá nhân chỉ còn quan hệ với anh ta, cho nên công dân sẵn sàng phó mặc xã hội (với quyền lực của đa số) cho chính nó, và sống một đời nho nhỏ: có thể một mình, có thể là một xã hội nhỏ do mình tạo ra. Xã hội nhỏ: gia đình + vài bạn thân

Điểu đáng lo của nền dân chủ là sự bình đẳng về trí năng. Về mặt chính trị, nước Mỹ ngày hôm nay muốn cào bằng trí năng phần còn lại của thế giới, đưa tất cả các văn hóa ngang bằng nhau: đều dễ dàng tiếp thu văn hoá Mỹ (tình yêu và hôn nhân trong chế độ dân chủ, coca cola,…). Quá đáng sợ.

23 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 23 tháng Năm 2020

Mẹ đẻ thêm em bé, rồi mang qua nhà Nghé gửi. Hôm sau tôi qua đó lấy về. Nhìn đứa bé mới sinh như trẻ vài tuổi.

23 tháng Năm 2020

 

Bình luận trên blog anh Chu Xuân Giao

https://giaovn.blogspot.com/2020/05/cau-truc-luan-uoc-tiep-nhan-nhu-nao-o.html

13:43

Em thấy hình như Huỳnh Như Phương chưa đọc quyển sách nhỏ của Trần Ngọc Ninh, Huyền thoại học và huyền thoại lí học Việt Nam xuất bản năm 1974. Anh Chu Xuân Giao biết quyển đó không?

Ông Huỳnh Như Phương đáng lẽ nên tập trung phân tích loạt bài của Trần Thái Đỉnh trên Bách khoa năm 1968 – 1969: đặt CL-S cạnh Marx, Freud và Sartre (theo em, miền Nam trước 75 chưa ai làm được điều này). Trước Trần Thái Đỉnh, Đỗ Long Vân đã đặt Marx và CL-S cạnh nhau trong tiểu luận Lược trình về công dụng của duy vật sử quan trong văn học sử (tạp chí Đại học, 1961 – Nhị Linh công bố), mà ông Huỳnh Như Phương chưa nhắc tới.

Tóm lại em cho rằng mình có thể nhìn rộng, không xét cấu trúc luận như một đột xuất, cho bằng xét những nền tảng đã được đặt ra từ trước của nó.

23 tháng Năm 2020

 

Anh Chu Xuân Giao trả lời

https://giaovn.blogspot.com/2020/05/cau-truc-luan-uoc-tiep-nhan-nhu-nao-o.html

13:53

“Hì, mình biết cuốn của Trần Ngọc Ninh ! Đọc và chụp nó từ thư viện của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (xưa ở đường Lý Thường Kiệt), từ hồi những năm 1993-1995 gì đó (xem bản photo đang lưu trữ ở đâu đó trong nhà thì sẽ biết rõ ngày đọc !).

Bài của bác Huỳnh Như Phương muốn vẽ một bức tranh tổng thể đã em à. Mình thu gom sách vở liên quan đến chủ đề này đã lâu, nhưng khi đọc Huỳnh Như Phương vẫn thu được nhiều gợi ý hay.”

23 tháng Năm 2020

 

Bình luận trên blog anh Chu Xuân Giao (2)

https://giaovn.blogspot.com/2020/05/cau-truc-luan-uoc-tiep-nhan-nhu-nao-o.html

15:00

Vâng. Em cũng muốn hỏi anh Giao là anh biết Trần Ngọc Ninh viết cho báo và tạp chí nào (ngoài Bách khoa) không ạ?

23 tháng Năm 2020

 

Xem triển lãm Khải (Manzi)

Một giải pháp để kháng cự mô hình kinh tế càng rẻ càng tốt. Nếu trong kinh tế Châu Âu và Mỹ, khi lực lượng sản xuất và năng suất sản xuất đã phát triển, điều đó khả thi. Còn Việt Nam?

Xem triển lãm, thấy tôi quá trừu tượng: xa lạ với văn hoá của chính mình. Vừa dằn vặt vừa thản nhiên kinh tế luận, là sao?

Kinh tế học, nếu đánh đổ nền tảng duy lợi chủ nghĩa của Adam Smith thì như nào? Việt Nam có câu trả lời cho mình rồi. Điều cần làm là nhìn lại mình và văn hoá của mình (viết mù mờ quá)

23 tháng Năm 2020

 

Người Việt

Vấn đề quan trọng nhất đối với người Việt không phải tìm chân lý mà là sống với nhau như thế nào. Văn chương tiếng Việt tuyệt đại đa số không băn khoăn tìm chân lý (ngoại lệ: Phan Huy Đường, Trần Đức Thảo, Phan Ngọc, Cao Xuân Huy,.. – xét cho cùng mấy người đó tìm chân lý để tìm cách sống sao cho phù hợp, chứ không vì bản thân sự thật). Tại sao? Như thế nào?

23 tháng Năm 2020

 

Toàn cầu hóa kiểu Mỹ

Lan tràn những giá trị văn hóa (quan hệ giữa người với người) ra toàn cầu. Lối sống Mỹ: hẹn hò, yêu, sex, kết hôn và ly hôn kiểu Mỹ. Nhưng làm gì có sex, mà chỉ là thỏa mãn bản thân bằng người khác, người khác là trung gian của ta với ta. Một văn hóa chấp nhận được giá trị đó không? Vai trò của Trung Quốc có thể nhìn như một thế đối trọng sự toàn cầu hóa kiểu Mỹ.

23 tháng Năm 2020

 

Logic hình thức

Tôi suy nghĩ giáo điều về tôn giáo: đem kết luận của người khác để làm quan điểm của mình mãi mãi. Nhưng trong từng hoàn cảnh cụ thể, tôn giáo, như một hình thức của quan hệ giữa con người với con người, lại thể hiện khác. Trong thời gian đầu của Kito giáo, trong thời gian Luther ly giáo chẳng hạn. Cho nên một vật không là nó mãi.

Tôi suy nghĩ theo logic hình thức: tách đối tượng ra ngoài không gian và thời gian, từ đó nó trở thành một vật được trừu tượng hóa trong óc. Đấy cũng là lý tưởng luận.

Hai lí do khiến tôi suy nghĩ theo logic hình thức

1) tôi là người luôn cảm thấy cô đơn, cảm thấy ít kết nối với thế giới bên ngoài (vật chất, sự sống, và những quan hệ xã hội)

2)

23 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 24 tháng Năm 2020

Giấc mơ 1: bố mẹ mua nhà ở tận vùng sâu vùng xa gần Tam Đảo. Ngày ngày đi mấy chục cây đi học. Đi hai tiếng mới vào Hà Nội/

Giấc mơ 2: Tôi chống lại tội phạm giết người, nhưng lại gây thương tích cho nó, nên bị đi tù ba năm (đứa giết người đi xe vào khu dân cư, cán chết người; lo bị tóm nên bắt tôi làm con tin). Sau đó cả nhà chạy chọt để khỏi phải đi tù. Bù lại phải làm lính dưới âm phủ ba năm. Xin được giảm án. Lo bị đi tù, lo không biết liên lạc với Tr. ra sao.

Giấc mơ 3: Đi học trường đảng với cậu Đen (bố của Nghé), cùng gửi xe trong một buổi tối mù.

=> giấc ngủ sâu làm giấc mơ của tôi như thật, không biết đó là mơ.

24 tháng Năm 2020

 

Người chết

Nhìn ảnh cô Nguyên [Nguyễn Phước Hạnh Nguyên], vẫn nghĩ cô Nguyên còn sống? Tại sao suy nghĩ của tôi quái gỡ vậy? Vì dẫu cô còn sống hay không thì gần như tôi không gặp: một hai năm mới gặp một lần.

Con người trong một thành phố đối với nhau như những người chết, đôi lúc hiện về? Chết là có thật về mặt vật chất và sinh học. Còn về mặt văn hoá (của Phan Huy Đường), chết luôn đổi nghĩa theo từng thời đại.

24 tháng Năm 2020

 

Freud

Phân tâm học nhập môn của Freud quá hấp dẫn. Freud cũng như Marx (tôi sẽ triển khai trong một bài review cuốn Tư duy như Freud – tại sao lại review cuốn ngớ ngẩn như vậy? bởi vì nó giống như kẹo bọc đường, không mang vẻ nặng nề của một cuốn kinh điển, đây là khúc xạ của Phan Ngọc):

a) khúc xạ

b) bắt đầu từ tế bào (từ triệu chứng, ở đây là việc nói lỡ lời => phân tách ra => thu thập thêm những triệu chứng khác để quy nạp thành “hành vi sai lạc”). Tôi gọi đó là “Đọc Freud ngày hôm nay”, tức không tống Freud vào viện bảo tàng của những ông già hết thời hay những bậc thầy chỉ dành để ngước nhìn.

24 tháng Năm 2020

 

Trại tâm thần

Cả xã hội nên đi vào trại tâm thần: nghiên cứu ngày càng giống hoạt động facebook, tức nhảy nhót lung tung suốt ngày. Bị chập mạch không mà toàn nhảm nhí thi pháp hay mấy món mốt?

24 tháng Năm 2020

 

Chức danh

Tôi chẳng bao giờ, trừ viết báo (vẫn luôn luôn cay cú), gọi người A kèm chức danh. Tại sao? Bởi vì tôi không muốn những chức danh chống lưng.

24 tháng Năm 2020

 

Phân tích cụ thể một tình hình cụ thể

http://amvc.free.fr/PHD/LangThangChuNghia/MotUocMoKhongHao.htm

Phan Huy Đường bình luận mệnh đề lớn của Lenin

“b/ […] nội dung đích thực, linh hồn sống của chủ nghĩa Marx : phân tích cụ thể một tình hình cụ thể.[6]

Món này của Lenin.

Thế  nghĩa là gì ? Nghĩa là :

a/ Muốn hiểu biết một tình hình cụ thể, ta không thể chỉ dựa vào một đống lý thuyết và kiến thức sẵn có trong đầu ta – do Đảng, Nhà nước Ziao Chỉ hay Đại học Mỹ, e tutti quanti, mang tới –. Ta phải xuất phát từ chính nó mà suy luận.

b/ Nhưng chính nó là cụ thể, quá cụ thể, chẳng có hiện tượng nào giống hiện tượng nào cả, cái gì cũng đặc thù, chí ít trong không gian và thời gian, mà có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian đâu ? Biết hết những hình thái cụ thể kia, nhiều lắm cũng như Linné sắp xếp và trình bày trong không gian những hình thái của sự sống thôi. Để biết, để tán gẫu, chẳng để làm gì.

c/ Vậy, phải mày mò, tuy có định hướng ; tạm gạt bỏ những định luật (déterminations) phụ đã góp phần tạo ra hình thái cụ thể thật của sự vật, sự kiện, sự vận động, tìm ra những định luật chính quyết định những khả năng và khuynh hướng “lâu dài” phát triển của tình hình cụ thể.

d/ Làm thế rồi, cách duy nhất để kiểm nghiệm rằng tư duy của ta không hão là : quay trở lại đương đầu với cụ thể đầy đủ chứ không phải cụ thể đã được tư duy, chủ động tác động vào nó để xem nó có vận động đúng như ta tiên đoán không ?

e/ Và đây là điểm mấu chốt, là nghệ thuật làm cách mạng, nghệ thuật làm người : ta không thể tác động trực tiếp vào cụ thể bằng khái niệm trừu tượng được, ta chỉ có thể tác động vào nó xuyên qua hành động cụ thể của ta vào những hình thái cụ thể của nó thôi !”

Xét riêng đoạn này của Phan Huy Đường: “Nhưng chính nó là cụ thể, quá cụ thể, chẳng có hiện tượng nào giống hiện tượng nào cả, cái gì cũng đặc thù, chí ít trong không gian và thời gian, mà có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian đâu ? Biết hết những hình thái cụ thể kia, nhiều lắm cũng như Linné sắp xếp và trình bày trong không gian những hình thái của sự sống thôi. Để biết, để tán gẫu, chẳng để làm gì.”

[Phan Huy Đường viết nghiêng và đậm]

Đây chính là khái niệm “hình thức của tồn tại”. Vật chất vận động tự nó như thế nào chưa quan trọng bằng con người cảm nhận vật chất đó bằng những hình thức; và vì con người của Marx không phải con người bất động như Kant – quá thụ động – nên niệm năng của nó không bất động => khả năng hiểu biết của con người về vật tự nó không phải là không thể.

Cộng thêm gợi ý về niệm năng của Nhị Linh (dịch understanding của Kant, Bùi Văn Nam Sơn dịch là giác tính; căn tố năng – chuyện hình vị của tiếng Việt mà Phan Ngọc trực giác từ lâu, cuối đời viết sách để chứng minh trực giác của mình – chính là faculty) => xét Marx xuyên qua Kant (chính là niệm năng của Kant) và Bergson, còn Claude Levi-Strauss thì sao?

24 tháng Năm 2020

 

Các bài đọc sách

Đối tượng của các bài đọc sách của tôi luôn là hệ thống của các cá nhân, bởi vì họ đã chứng thực mệnh đề của Marx (lịch sử tạo ra con người, đồng thời con người tạo ra lịch sử) bằng cả cuộc sống mình. Họ đã chết, thì tại sao con người ngày hôm nay đọc họ? Các bài đọc sách của tôi do đó là đọc họ như một người hiện đại, sau đó viết rõ, ngắn, dễ hiểu để phổ biến suy nghĩ của mình cho nhiều người.

[“Con người làm ra lịch sử của chính mình, nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là trong những điều kiện trực tiếp có trước mắt, đã cho sẵn và do quá khứ để lại. Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống. Và ngay khi con người có vẻ như là đang ra sức tự cải tạo mình và cải tạo sự vật, ra sức sáng tạo ra một cái gì chưa từng có, thì chính trong những thời kỳ khủng hoảng cách mạng như thế, họ lại sợ sệt cầu viện đến những linh hồn của quá khứ, lại mượn tên tuổi, khẩu hiệu chiến đấu, y phục của những linh hồn đó, để rồi đội cái lốt đáng kính ấy của người xưa, và dùng những lời lẽ vay mượn đó, để trình diễn màn mới của lịch sử thế giới”.

Tiết 1 của Ngày mười tám tháng Sương mù của Louis Bonaparte.]

[đọc câu “Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống” tôi cảm giác như đang đọc Hamlet]

25 tháng Năm 2020

 

Chứng minh

Chứng minh quá khứ cũng là nhu cầu của con người (bên cạnh hiểu quá khứ).

25 tháng Năm 2020

 

Sống ở Việt Nam

Về suy nghĩ nhất quán, tôi thử viết một phần cách tiếp cận của mình trên blog: dangthanhsite.wordpress.com/2020/05/03/sinh-nhat-marx/.

Tất nhiên, nó không phải con đường duy nhất của một người nghiên cứu.

Tôi mong muốn sống theo một con đường nhất quán tức là dùng triết học trong cuộc sống (không chỉ trong suy nghĩ). Điều này là then chốt của triết học. Nhà triết học chỉ khác người bình thường ở điểm dùng một nguyên lý nhất quán mà xét mọi việc (Phan Ngọc).

Thật thế, mỗi con người đều suy nghĩ và hành động trong một hệ thống, hoặc nhiều mảnh vụn của nhiều nhiều hệ thống – dù ý thức hay chưa ý thức về điều đó. Nhiều hệ thống đó sinh ra từ nhiều suy nghĩ nhất quán khác nhau, nhưng không phải hệ thống nào cũng đúng với chính nó, cũng phù hợp với Việt Nam.

Một ví dụ là hệ thống của Descartes và tiếp nhận nó ở Việt Nam.

Hệ thống của Descartes chặt chẽ. Nguyên lý nhất quán của ông ta là một tinh thần cô độc ý thức về bản thân trong quan hệ với chính tinh thần cô độc đó, cho nên Descartes cần chứng minh Chúa tồn tại nhằm thoát khỏi tình trạng cô độc đó. Tình trạng của con người Châu Âu không khác mấy: vừa cô độc, vừa không muốn cô độc cho nên đối với họ, người khác là phóng chiếu của chính bản thân họ. Tôi đã kiểm tra suy nghĩ của mình bằng hai trường hợp cụ thể.

Tôi mê Descartes vì tôi cũng là người cô đơn, nhưng không thể theo hệ thống của Descartes được, bởi vì tôi là một người Việt Nam. Một người Việt Nam không ý thức về bản thân anh ta trong quan hệ với chính anh ta, cho bằng ý thức về bản thân trong quan hệ với người khác. Một hệ thống xưng hô của tiếng Việt dựa trên quan hệ thân tộc là đủ để chứng minh điều này.

25 tháng Năm 2020

 

WB

https://zingnews.vn/hieu-sach-huyen-thoai-tiet-lo-bi-mat-cua-cac-nha-van-noi-tieng-post1087240.html

“Theo ông Kotin, một số ghi chép trong đây kể lại những câu chuyện, bí mật đáng kinh ngạc. Điển hình như việc không lâu trước khi chết, Walter Benjamin mượn hai cuốn sách. Một là cuốn từ điển Đức – Anh, hai là tác phẩm vật lý siêu hình của Lord Bacon.”

Lord Bacon = Francis Bacon. Đoạn miêu tả này làm tôi nhớ tới Tạ Chí Đại Trường những ngày tháng Ba, tháng Tư 1975: vẫn đến thư viện để lấy tài liệu viết luận văn, vẫn ngồi cà phê (ba buổi cà phê đáng nhớ 28, 29, 30 tháng Tư 1975).

25 tháng Năm 2020

 

26 ngày

26 ngày Nhị Linh không viết blog (viết post mới hoặc tiếp tục post cũ). Quãng ngắt dài nhất?

26 tháng Năm 2020

 

Phạm Công Thiện

Khoảng ba năm trước tôi thích Phạm Công Thiện lắm. Nhưng giờ đọc lại ác cảm.

Có thể vì tôi thấy lại mình trước đây? vì đã ngạo mạn và thích một người ngạo mạn như Phạm Công Thiện (chửi bới lung tung)?

27 tháng Tư 2020

 

Anh Chu Xuân Giao trả lời (2)

https://giaovn.blogspot.com/2020/05/cau-truc-luan-uoc-tiep-nhan-nhu-nao-o.html

Mấy nay, bận mải, bây giờ mới trả lời em được.

Là bạn blog vong niên của Giao Blog, thì có cụ Đường Bá Bổn (Thế Phong) là rõ về cụ Trần Ngọc Ninh bác sĩ – nhà văn này lắm.

Ví dụ, cụ Đường Bá Bổn, có viết như sau (chép từ nơi khác về blog của cụ ấy):

http://thang-phai.blogspot.com/2017/05/giao-su-tran-ngoc-ninh-ra-mat-3-cuon.html

Nên, nếu muốn rõ hơn về cụ Trần Ngọc Ninh, em hỏi thẳng cụ Thế Phong nhé.

27 tháng Năm 2020

 

Lũ gián

Đọc Fabre, Darwin và Phan Huy Đường => xem lũ gián ở nhà. Lúc chuẩn bị chết vì thuốc xịt gián, chúng nằm ngửa (gián khó tự lật ngược thân nếu nằm ngửa – đã thử nhiều lần bắt gián: 1) đá cho nó nằm ngửa 2) lấy tấm bọc thực phẩm để cho nó vào 3) thắt nút và ném vào thùng rác hoặc không thắt nút mà ném ra ngoài đường).

Gián sau khi trúng thuốc xịt: đi lại loạng choạng, còn bò tới chỗ tôi, mà thường thì chúng bỏ chạy.

Lũ ếch con cũng vào nhà tôi (trước cửa nhà là một cái đầm, trước kia đềm rộng tới nhà tôi – từng là đất nông nghiệp).

Hợp nhất vật chất – sống. Làm sao nắm bắt cái sống, cái hiện tại sống? Phép biện chứng về thời khắc của Trần Đức Thảo không thuyết phục tôi.

27 tháng Năm 2020

 

Khái Hưng – Nhất Linh

Đọc song song Đôi bạnTiêu sơn tráng sĩ. Lâu không đọc tiểu thuyết.

Đọc Đôi bạn, nghĩ đến Giòng sông Thanh Thuỷ. Nhất Linh và Khái Hưng, khác nhau ở thời điểm nào? Đọc tiếp Bướm trắng, đọc lại Băn khoăn. Khái Hưng sau này quyết tâm, làm cách mạng tuyệt vọng. Tại sao Nhất Linh đi làm cách mạng? (viết chả có ý, như viết lấy được: thảm)

27 – 28 tháng Năm 2020

 

Nếp nhăn

Nhìn nếp nhăn trên mặt một người con gái trẻ, thấy lạ (vào Vinmart Quan Nhân, thấy ảnh quảng cáo Hari Won, đúng hơn là nếp nhăn trên mặt cô ta, và hôm nay xem ảnh của một cô gái trạc tuổi tôi trên blog).

Tại sao? Vì trình hiện đã trở thành thật và làm ta tưởng đó là cái thật (câu đầu của Marx và Engels trong Ý luận Đức: sản phẩm của đầu óc con người trở nên độc lập và thống trị chính con người).

28 tháng Năm 2020

 

Tiêu sơn tráng sĩ

“Phạm-Thái cúng phật xong đứng dậy chắp tay chào Kiến-Xuyên, vì chàng đã biết hầu đợi từ nãy. Kiến-Xuyên đáp lễ, rồi mời chàng ngồi.

“Nghe một lão quan hỏi đến việc tu-hành, đến các kinh bản một cách rất chu-đáo, rành mạch, Phạm-Thái lấy làm lo sợ, vì bấy lâu ẩn nấp dưới bóng từ-bi, chàng đã kịp có thì giờ khảo-cứu đến sách phật đâu. Chẳng qua, chàng chỉ học thuộc mấy câu kệ nhì nhằng để ê a che mắt thế-gian, cũng là sửa sang cái điệu bộ hiền lành kính cẩn để ra vẻ một nhà chân-tu mà thôi.

“Đời chàng là một đời hoạt-động của một tráng-sĩ, mà tu đối với chàng chỉ có nghĩa là tập luyện tinh-tinh [tâm-tính] cho khảng-khái, chí-khí cho cứng cáp, gân cốt cho mạnh mẽ. Nát-bàn của chàng là trả được thù cho cha, cho vua, cho các bạn đồng-chí bị giết. Có một lúc nào tâm trí chàng được thư thái mà xem tới sự-tích Phật tổ, mà tìm hiểu cái nghĩa vu-khoát của những chữ: “hư-vô, tĩnh-tọa”.”

Nghĩ đến Phan Ngọc: lúc nào cũng khúc xạ. Cần xét được độ khúc xụ. Không trực tiếp nắm được nguồn (Lukacs học Marx qua Weber và Hegel, tôi học Marx qua Phan Ngọc và Phan Huy Đường, Phan Ngọc học Marx chắc chắn qua Trần Đức Thảo, mà Trần Đức Thảo học Marx qua Husserl – luôn luôn khúc xạ). Cho nên cần xét “cái xyz của tôi” (nghĩ tới quyển Karl Marx truyện tranh của NXB Kim Đồng: dễ thương hóa Marx theo quan điểm: quy luật lịch sử tất yếu, ta chẳng cần làm gì, chỉ cần đợi => lại một khúc xạ).

28 tháng Năm 2020

 

Băn khoăn

Những lúc chưa biết làm gì, nghĩ gì: nên đọc tiểu thuyết. Có thể sẽ càng băn khoăn hơn

28 tháng Năm 2020

 

Thích

Tôi thích con gái mặt trái xoan, trẻ và cao khoảng 1m5 – 1m6.

Không thích nhạc của Chilles mà thích bạn nữ trong video. Xem đi xem lại bạn ấy: cảnh nhảy và kéo tay bạn nam.

Bạn nữ trong phim Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi cũng dễ thương. Xem phim để ngắm bạn ấy (lần đầu xem: tháng Mười năm ngoái).

29 tháng Năm 2020

 

Nguyễn Đăng Thục

Nguyễn Đăng Thục vắt từ thời tiền chiến, sang Hà Nội bị chiếm đóng và VNCH. Đọc bài báo trên tờ Duy nhất viết về Phan Văn Hùm. Đọc nản thật. Viết lòng vòng, dài dòng. Không đọc Marx, sao phải cố viết?

29 tháng Năm 2020

 

Cường Để

https://dangthanhsite.wordpress.com/2020/05/29/dao-trinh-nhat-1944-1945/

Sao Lương Ngọc Hiền không hỏi thẳng: hơn bốn mươi năm ở Nhật, ngài đã làm được gì? Cường Để là hiện thân trong thế kỷ XX của Lê Chiếu Thống (trừ khoản rước giặc). Marx: những biến cố lớn trong lịch sử thường xảy ra hai lần, lần đầu là bi kịch, lần hai là trò hề.

[“Hegel có nhận xét ở đâu đó rằng tất cả những sự biến lớn và nhân vật lớn trong lịch sử thế giới đều xuất hiện có thể nói là hai lần. Ông ta đã quên nói thêm rằng: lần đầu như một bi kịch, lần thứ hai như một trò hề” (tiết đầu của Ngày mười tám tháng Sương mù của Loius Bonaparte)]

29 tháng Năm 2020

 

Bác Nguyễn Xuân Nghĩa

“Tại sao nửa đêm tôi ngồi khóc khi xem bao chuyện về Việt Nam? Tại sao tôi theo dõi cả ngàn tin hàng ngày và cố tổng hợp cho mọi người gần xa biết được những gì đang xảy ra trên thế giới? Khi theo dõi các lời bình, tôi thất vọng. Tôi đã mở ra HỘT NÁT BÀN [HỘI NÁT BÀN] cho mọi người thoải mái bình luận mà có lẽ chưa đủ!”

Là bác Nguyễn Xuân Nghĩa thất vọng: giảng giải cho người ta bao nhiêu thứ, mà xem bình luận đa số toàn lo chuyện đâu đâu, không lo học kinh tế chính trị học để từ đó đánh giá tin tức.

29 tháng Năm 2020

 

Sai lầm triết học của tôi

[đang đọc Cảm hoài cái tuyệt đối của George Steiner]

Chính triết học của Marx cũng là con đẻ của văn hoá Châu Âu. Tha hoá của Marx là như này (theo cách diễn giải của Trần Văn Toàn – một ông thầy của Nguyễn Quốc Trụ; tôi sẽ đặt Trần Văn Toàn vào chuyện “Đọc Marx ở Việt Nam”: Phan Văn Hùm, Lương Đức Thiệp, ngắn gọn là đệ tứ, rồi đệ tam,… Phan Ngọc sẽ là nhân vật chính, hay là Phan Huy Đường mới là nhân vật chính).

1) con người từ thú mà ra, nó bị thiên nhiên nô lệ, nó không ý thức được sự nô lệ này

2) nó thoát khỏi thiên nhiên, nhưng trở lại nô lệ chính nó và nô lệ thiên nhiên, nó đã ý thức được sự nô lệ, và mong muốn vượt qua sự nô lệ

3) đoạn kết của thời tiền sử: tha hoá kết thúc, con người đã chính thức trở thành con người, theo nghĩa a) nó hoà hợp với chính nó + thiên nhiên b) nó ý thức được điều này

Với Marx, không có lost garden. Bởi vì khu vườn của Marx là ở trước mặt. Quan điểm này sâu xa cần quay lại quan điểm về thời gian.

Nếu thời gian chỉ là thời gian vật lý => thời gian vô tận => con người tha hóa chính thức trở thành con người sẽ làm gì? Nó sẽ tiếp tục tha hoá, tiếp tục vượt qua một cách vô tận. Tóm lại, quan điểm thời gian vô tận đưa đến quan điểm của Mao Trạch Đông và của … ơ ơ tôi.

Ý của tôi ở khổ trên là: con người tha hoá trở thành con người, sau đó anh ta sẽ làm gì (bởi vì thời gian vẫn tồn tại)? Con người thì luôn vận động trong không gian và thời gian => nó không thể giữ nguyên tình trạng không-tha-hoá này được. Tiến trình của con người (dùng khái niệm không đúng) tiếp tục phát triển hướng tới cái gì đó, và luôn vượt qua (khái niệm của Hegel, được Marx và Engels sử dụng lại, trong hệ thống của hai ông => nghĩa của khái niệm đổi) chính cái gì đó. Sau khi đã vượt qua cái này, con người sẽ đẻ ra nhu cầu vượt qua cái mới (đặc biệt quan trọng).

Kito giáo giải bài toán đó bằng quan điểm thời gian của Chúa: có mở đầu và có kết thúc. Ngược lại, quan điểm thời gian vật lý trước Einstein thì rỗng và vô tận. => con người phải luôn luôn vượt qua, giống như Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp: quá trình đẩy tảng đá lên là bất tận. Đó là cách suy luận triết học Marx theo quan điểm thời gian là rỗng và vô tận.

Quan điểm thời gian rỗng và vô tận của tôi chính là sai lầm triết học – khi đọc Marx. Tất cẩ từ việc học dốt. Cay quá! Hôm qua đọc bài báo trên Tia Sáng về Bergson và Einstein, tôi hiểu liền mình sai ở chỗ nào: https://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Einstein-va-Bergson–Cuoc-tranh-luan-lam-thay-doi-nhan-thuc-ve-thoi-gian-10764

Tôi mới nắm được quan điểm thời gian vô tận thôi, chưa học thêm để biết về các quan điểm thời gian khác. Nhưng tôi chắc cái Marx xét không phải thời gian vật lý, mà là thời gian trong cảm nhận của con người => cái này phải nhờ Bergson.

Vì tôi chưa biết thuyết tương đối của Einstein nên xét kiến thức vật lý vào thời của Marx. Theo đó, thời gian và không gian là một cái phông vừa rỗng vừa vô tận (Kant). Mao Trạch Đông và tôi đều chỉ nhìn thấy thời gian vô tận và rỗng như vậy => đưa ra quan điểm đấu tranh bất tận, vượt qua bất tận.

Suy nghĩ về thời gian chiếm vị trí rất cao trong văn hoá Châu Âu mà.

Có thể nói, quan điểm của một người về thời gian thể hiện rất nhiều điều và con người đó, nếu anh ta nhất quán.

Tai hại của học dốt.

29 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 30 tháng Năm 2020

Chở Tr. mua đồ gì đó. Tr. mua rất nhiều, đến mức không tin kế toán. Thế là Tr. lấy bút bi viết lên bàn để tính toán.

30 tháng Năm 2020

 

Thầy MAT về Paul Doumer

https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/paul-doumer-va-ban-dap-dong-duong/2020052810050771p1c879.htm

+ “Đông Dương trước 1897 rơi vào hai khó khăn lớn. Thứ nhất là tình hình tài chính quá thảm hại. Và thứ hai, những cuộc phản kháng chống thực dân của người An Nam chưa hoàn toàn bị dập tắt, nhất là vẫn còn đó một Đề Thám làm kinh động cả vùng Yên Thế.”

+ ” Đặt mục tiêu vực dậy tài chính Đông Dương lên hàng đầu, Paul Doumer lập tức tạo nên sự xáo trộn lớn lao trong đời sống vốn khá bình lặng của thuộc địa bằng hàng loạt các sắc lệnh liên quan đến điều hành hệ thống thuế khóa. (…) Trong đó, thuế thân và thuế đất đai được trưng thu tối đa đã khiến dân tình An Nam bấy giờ lâm vào khốn đốn, và, tất yếu, là khối thuốc nổ ngấm ngầm nhắm vào vị Toàn quyền khét tiếng quyết đoán.”

+ ” còn sau 5 năm, Đông Dương lần đầu tiên trở thành thuộc địa tạo ra lợi nhuận. Khối ngân sách rộng rãi và gói vay trị giá hai trăm triệu franc (1898) từ mẫu quốc đã trực tiếp giúp Paul Doumer thực thi hóa công cuộc kiến thiết vật chất, cơ sở hạ tầng thuộc địa.”

+ “Paul Doumer có “một sự pha trộn kín đáo” giữa những hoài bão triết học-chính trị theo tư tưởng Cộng hòa và Thuyết Tam Điểm.” (thầy Mai Anh Tuấn mới lướt qua)

+ “Paul Doumer cũng phải lờ đi vấn nạn bộ máy hành chính thuộc địa cồng kềnh, quan liêu trong các báo cáo gửi về Paris của mình” (bộ máy thư lại là một vấn nạn của ngày hôm nay: quá nhiều công chức – ngốn ngân sách khủng khiếp, hơn 60% chi tiêu của nhà nước Việt Nam là dành để trả lương công chức; nhà khoa học cũng trở thành các anh công chức của các thiết chế)

KFC Hàng Than

30 tháng Năm 2020

 

Giấc mơ 31 tháng Năm 2020

Giấc mơ 1: thầy Mai Anh Tuấn và Nguyễn Huy Thiệp sang Trung Quốc đóng phim. Trời có tuyết mà thầy chỉ mặc áo sơ mi ngắn tay (màu xanh nước biển caro). Ăn đồ ngoài vỉa hè.

Giấc mơ 2: Yunho trong Gia đình là số một lên thi. Thầy Mai Anh Tuấn hỏi một câu về chủ nghĩa vô thần. Nó chả biết trả lời sao, làm loạn phòng thi.

Giấc mơ 3: đi mua sách với bà ngoại và Lì (em trai). Tôi mua một, hai quyển, còn Lì mua quá trời. Có quyển gần 300.000 đồng.

31 tháng Năm 2020

 

Cách mạng

Toàn bộ cách mạng của tôi đều dồn vào suy nghĩ, còn về hành động: tỏ ra ngoan ngoãn, vừa khuôn: giống hai ông Kant và Hegel quá (toàn bộ cách mạng được tập trung vào suy nghĩ, vì chưa đủ điều kiện nàm cách mạng)

(nhưng thế hệ sau sẽ khác: chúng muốn làm cách mạng ngay lập tức => để xem chúng sẽ khiến Việt Nam thành đống đổ nát như thế nào)

(chúng cách thế hệ Nguyễn Văn Huyên, Nhất Linh, Nguyễn Tuân – ở Pháp là thế hệ Claude Levi-Strauss – đúng 100 năm)

31 tháng Năm 2020

 

Diderot

Tìm trên Google về những nhà phê bình nghệ thuật ở Việt Nam (trừ Nguyễn Quân) vì tò mò hơn là vì bài phỏng vấn. Thấy bài này:

https://idesign.vn/art-and-ads/16-nha-phe-binh-nghe-thuat-da-khien-chung-ta-thay-doi-cach-nhin-ve-the-gioi-p1-322035.html

Bất ngờ về ông bạn thân của Rousseau (Nhị Linh từng nói Diderot mới là nhân vật vĩ đại nhất trong bộ ba Voltaire – Rousseau – Diderot; Claude Levi-Strauss cũng từng viết về Diderot trong Xem Đọc Nghe).

31 tháng Năm 2020

 

Leonardo da Vinci

Chẳng mấy quan tâm đến ông này. Nhưng nói chuyện về quyển tiểu sử của Leonardo da Vinci tôi đứng coi cọp ở hiệu sách (không mua vì đắt vô lý), tìm pdf quyển Tư duy như Leonardo da Vinci:

“Bảy nguyên tắc Da Vinci là:

Curiosità (Trí tò mò) – Tiếp cận cuộc sống với trí tò mò vô hạn và nỗ lực học tập liên tục không mệt mỏi.

Dimostrazione (Chứng minh) – Khẳng định sát hạch kiến thức thông qua kinh nghiệm, sự kiên trì và sẵn sàng học hỏi từ những lỗi lầm.

Sensazione (Cảm xúc) – Không ngừng hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là thị giác, để chúng trở thành phương tiện làm giàu kinh nghiệm.

Sfumato (Di mờ) – (nghĩa đen “tan thành mây khói”) Sẵn sàng chấp nhận sự mơ hồ, nghịch lý và điều không chắc chắn.

Arte/Scienza (Nghệ thuật/Khoa học) – Sự phát triển cân đối giữa khoa học và nghệ thuật, logic và trí tưởng tượng. Tư duy “toàn bộ não”.

Corporalita (Cơ thể) – Tạo sự tao nhã, khả năng thuận cả hai tay, sức khỏe và tư thế thăng bằng.

Connessione (Kết nối) – Nhận ra và đánh giá đúng tính chất liên kết giữa sự vật và hiện tượng.”

31 tháng Năm 2020

 

Hỏi ông Thế Phong Đường Bá Bổn

https://thang-phai.blogspot.com/2017/05/giao-su-tran-ngoc-ninh-ra-mat-3-cuon.html

Cháu chào ông Thế Phong Đường Bá Bổn. Cháu là Đăng Thành, 24 tuổi, sống ở Hà Nội. Blog của cháu là Dangthanhsite.wordpress.com. Cháu đang tìm hiểu về Trần Ngọc Ninh, và được anh Chu Xuân Giao giới thiệu tới blog của ông ạ.

Cháu muốn hỏi ông là: trước năm 1975 Trần Ngọc Ninh viết báo cho những tờ báo, tạp chí nào (ngoài Bách Khoa) ạ?

31 tháng Năm 2020

 

Đêm

Tr.: “Phải cô độc lắm, thì mới sống trong thế giới của form, của idea”.

Đúng rồi. Đó là những người chiêm ngưỡng. Họ bất động mà chiêm ngưỡng chúng

Mới đọc được Nguyễn Quốc Trụ dịch một câu thơ của Akhmatova: “Đêm rồi. Dẹp mẹ đèn đóm đi!”

Một lúc nào đấy sản phẩm của mình trở nên độc lập với chính mình và nô lệ mình (câu đầu tiên của Engels và Marx trong Ý luận Đức).

Con người trong triết học của Descartes, Kant và Hegel là những con người bất động. Nếu mình đặt phối cảnh khác (con người hoạt động) thì mọi chuyện sẽ rất khác.

Tôi từng nghĩ: những quan điểm sống của con người cũng như vậy: nó trở nên độc lập, nô lệ chính mình (và mình còn ngưỡng mộ nó nữa). Sống vì lí tưởng => Con người ở đâu? Con người biến mất à? Lý tưởng không thể trở thành thực tại nếu thiếu con người. Lí tưởng luận ở đây chứ đâu.

Con người thường không xuất phát từ tình hình cụ thể mà ứng xử, mà xuất phát từ một mô hình trong óc (thứ đã trở nên độc lập và nô lệ chính mình) và đem nó ra chọi với đời. Đó là cách sống của những người lí tưởng luận idealist. Con người bẩm sinh đã là idealist rồi, Engels nói vậy.

31 tháng Năm 2020

 

Tỉnh giữa đêm

Ngủ được hơn một tiếng từ 11h rưỡi tới giờ thì bị tỉnh. Câu hỏi về nghĩa của đời sống và kết thúc của nó trở lại một lần nữa trong mơ.

1 tháng Sáu 2020

 

Mâu thuẫn của tôi

Không phải ai cũng biểu hiện ra ngoài sự năng động của mình. Tôi là người mà toàn bộ tính năng động được thể hiện vào trong suy nghĩ, nên nếu nhìn ở mặt hành động thì sẽ thấy tôi cứ đứng ở vùng an toàn. Nhưng nếu đọc blog tôi thì sẽ thấy cuộc phiêu lưu trong suy nghĩ. Nếu ở vùng an toàn thì tôi đã vui vẻ đi làm nhà báo.

Đúng là điểm yếu của tôi là hoạt động. Tôi chỉ hoạt động và thấy cần hoạt động khi đã suy nghĩ thông. Tôi mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động

https://dangthanhsite.wordpress.com/2019/10/05/phan-khoi-nam-30-tuoi/

Đáng lẽ phải như Phan Khôi (dù đến năm 40 tuổi ông ấy mới tự lập được).

Mâu thuẫn của tôi: suy nghĩ và hành động, sợ sống và tham vọng, vân vân.

2 tháng Sáu 2020

 

Ý thức giai cấp

Ý thức giai cấp hiện nay rất yếu (chung chung, vì không biết cụ thể => tôi toàn chơi với mô hình trong óc, như vậy là phản động) => không có ý thức giai cấp thì đám đông chỉ là đám đông. Đây là cách cai trị của quan lại ngày nay, trên phạm vi toàn cầu: vô hiệu hoá ý thức chính trị (nhất là ý thức giai cấp).

Ý thức chính trị bị vô hiệu hoá thì đám đông chỉ là đám đông, không phải giai cấp => mỗi cá nhân chỉ lo cái cuộc sống bé nhỏ của nó, không hề biết khả năng đóng góp của mình => để mặc số phận của mình cho bộ máy quan lại nhào nặn.

Những cuộc cách mạng bất khả thi (chỉ là bạo loạn)

(hiểu biết về kinh tế chính trị học quá hời hợt: vấn đề không phải mô hình trong óc mà là thực tế)

2 tháng Sáu 2020

 

Tiền thân (Borges)

“Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như là nó sẽ sửa đổi tương lai.(2) Trong tương quan này, điều không quan trọng, đó là đặc nét, hay đa nét, của những người trong cuộc.”

http://www.tanvien.net/cn/cn_tien_than_kafka.html

2 tháng Sáu 2020

 

NQT viết

“Và Gấu trả lời, tất cả những bài viết của Gấu đều là cóp nhặt, đều là kết hợp của đủ thứ hầm bà làng, cho đến khi Gấu có được một cái “vision” choàng lên tất cả.”

http://www.tanvien.net/scan/kieu_abc_dlv.html

2 tháng Sáu 2020

 

Bác Nguyễn Xuân Nghĩa (2)

“Nguyên nhân [của bạo loạn tại nước Mỹ mấy ngày nay]? Từ thời lập quốc, xứ này coi bọn chính khách do dân bầu lên là hạ cấp và báo chí là khốn nạn, chứ sức mạnh quốc gia là từ người dân! Từ Thế kỷ 20, dân Mỹ quên chuyện đó rồi sau mỗi cuộc chiến, bọn chính khách lại giành thêm quyền và báo chí lại càng kiêu căng. Chúng ta đang chứng kiến tột đỉnh của sự khốn nạn đó!”

3 tháng Sáu 2020

 

NQT

http://www.tanvien.net/tg/tg_mot_nguoi_anh.html

“Sau này tôi học ở Faulkner cách sử dụng mạch ngầm, mạch rẽ. Đây là một phá thể, phá văn mạch cũ của văn chương Việt Nam, vốn trọng cách viết câu ngắn, sáng sủa, rành mạch, kiểu “Tự Lực Văn Đoàn”. Một cách chủ quan, tôi vẫn nghĩ cách viết đó quá tù túng, không thể diễn tả nổi tâm trạng phức tạp của ý thức, của tiềm thức. Hơn nữa theo tôi, cái dấu chấm rất nguy hiểm, nhiều khi cho người đọc hơn là cho người viết. Các cụ ngày xưa không chấm câu, cũng không khen văn chương rành mạch, sáng sủa, mà chỉ nói, hơi văn mạnh hay yếu. Có khi hơi văn, khi đọc, bị chặn lại, chỉ vì một dấu chấm, khi viết. Bởi vì người đọc là một đồng-tác giả, đối với tác phẩm.”

3 tháng Sáu 2020

 

Kinh nghiệm NQT

http://www.tanvien.net/tg/tg_mot_nguoi_anh.html

“Sau khi ra nhà thương, anh T. nhắn tôi xuống tòa soạn lấy tiền nhuận bút. Tôi xuống, gặp Mai Thảo, Thanh Nam, và Viên Linh. Rồi sau đó, khi Viên Linh thế Thanh Nam làm Tổng Thư Ký tòa soạn, anh đề nghị tôi viết thường trực cho Nghệ Thuật. Tôi áp dụng một bài học khác của anh T. dạy tôi, qua kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi khi viết Triết Học Nhập Môn: Học, đọc tới đâu, viết giới thiệu với độc giả tới đó. Tôi giới thiệu Beckett, nhóm tiểu thuyết mới, bàn về thế nào là văn chương dấn thân… Sau này khi viết Tạp Ghi cho Vấn Đề, tôi tiếp tục giới thiệu những “ông thầy” của tôi như Lévi-Strauss, Roland Barthes…”

3 tháng Sáu 2020

 

Không có bút chì

Không có bút chì (để gạch chân trong sách – hầu như sách tôi đọc không thuộc sở hữu của tôi) => thế giới thay đổi (thế giới đối với tôi)

3 tháng Sáu 2020

 

Trần Đức Thảo

Điều tôi thích nhất ở Trần Đức Thảo là thành thật – đang thử xóa “sự” đi. Trong báo cáo về quyển Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, ông chỉ ra sai lầm. Nét chung của con người và loài vượn người là động tác chỉ chỏ. Nhìn có vẻ giống nhau, nhưng nội dung của chúng rất khác nhau.

Nhắm vào Harari: cũng đi theo con đường sinh học, nhưng cách giải quyết của Harari là gì? Là tổ chức của con người (liên quan gì đến sinh học?). Harari là một ngu xuẩn. Tại sao người Việt Nam không đọc Trần Đức Thảo?

Trần Đức Thảo có hai học trò lớn: Phan Ngọc và Phan Huy Đường (gián tiếp).

3 tháng Sáu 2020

 

Trump

Mỹ đang có loạn. Đặt Phan Huy Đường, Nguyễn Xuân Nghĩa và Alain Badiou trong việc bình luận Trump. Khác nhau như nào?

Nguyễn Xuân Nghĩa là một kinh tế gia. Cái ông chú ý không phải một con người toàn thể (như Marx) mà là những vận động kinh tế to lớn, nó tác động đến từng con người cụ thể (chưa rõ) => con người ở trong ngoặc.

Ngược lại, Marx trả lại cho con người vị trí của nó trong xã hội, và kinh tế biểu hiện một quan hệ năng động giữa người với người. Phan Huy Đường không phải một kinh tế gia, do đó không xét bản thân kinh tế (đã trở nên không có con người) mà xét các quan hệ giữa con người với chính nó, với thế giới, và đặt câu hỏi: giả thử hệ thống của kinh tế gia chặt chẽ đối với chính nó, thì cách con người sống với nhau nên là gì?

Câu hỏi không còn là tại sao “kinh tế chính trị học?” nữa, mà là “tại sao con người?”. Quan điểm về con người của một cá nhân thể hiện rất nhiều về anh ta (vu khoát => chưa làm rõ).

3 tháng Sáu 2020

 

Trò chuyện triết học

Có tập 8, tập 9 rồi. Tôi mới đọc tới tập 7 (pdf – tất nhiên).

Tập 8 là Bùi Văn Nam Sơn đọc Martin Heidegger, có thể bỏ qua (ác cảm với Heidegger và Sartre). Ông thầy của Bùi Văn Nam Sơn ở bên Đức là Habermas, giúp nước Đức vượt qua thời gian dài sùng bái Heidegger. Trần Đức Thảo thì xem xét Heidegger và ông thầy của Heidegger là Husserl, quyết định chọn Husserl.

Sẽ mua tập 8, để xem Bùi Văn Nam Sơn vượt qua Heidegger như thế nào.

3 tháng Sáu 2020

 

Cần khẳng định

1) Không phải tôi đã nắm được một mô hình chắc chắn và việc còn lại là kiểm tra – chứng minh. Không đúng. Tôi luôn băn khoăn.

2) Tôi không học giỏi. Ngược lại, tôi học dốt (16 năm đi học gần như không tạo được nền tảng khoa học).

3) Không biết viết, không biết văn chương là như thế nào. Xếp chữ không phải văn chương. Viết văn như nào? Tôi đang trên con đường (ẩn dụ – không thể sống mà không bị ẩn dụ điều khiển, Ngôn ngữ nằm ở trung tâm suy nghĩ của Phan Huy Đường) viết văn (tiểu luận là văn chương: Đỗ Long Vân, Phan Ngọc,…).

4) Không đọc nhiều (nếu so với Nhị Linh, và đặc biệt là Marx).

4 tháng Sáu 2020

 

Tại sao liệt kê sách đã đọc?

1) Tôi muốn biết một số người (Marx, Phan Ngọc) đọc những gì, nhưng họ không để lại danh sách. Thế là tôi muốn để lại danh sách.

2) Để xem cụ thể tôi đã đọc những gì (trí nhớ của tôi không tốt)

4 tháng Sáu 2020

 

NXN – Marx

Bác Nguyễn Xuân Nghĩa sử dụng quan điểm tự nhiên chủ nghĩa để đọc Marx: con người không cần làm gì => lịch sử tự chuyển động trên chính nó. Tại sao bác Nguyễn Xuân Nghĩa lại đọc Marx như vậy? Giả thuyết của tôi: quan điểm về con người của bác ấy (con người là con rối của lịch sử, văn hóa, địa lý => chính những đặc điểm đó tạo nên và khiến con người hoạt động => các đột biến – như “sáng tạo” (tự vị của bác Nguyễn Xuân Nghĩa) – là tự quá trình hoạt động, đúng hơn, quán tính (con người trở thành tĩnh vật).

4 tháng Sáu 2020

 

Không rõ rệt

“Cuộc gặp gỡ chỉ thế thôi, nhưng không hiểu tại sao Trương thấy rõ là Thu có thể sẽ yêu mình. Cái cảm tưởng ấy không dựa vào một câu nói, một cử chỉ nào rõ rệt của Thu cả, mà chính lại dựa vào những thứ không rõ rệt của câu nói, của những cử chỉ vu vơ mà riêng hôm đó chàng đã nhận thấy.

Trương đọc trong cuốn sổ tay mấy dòng biên về ngày hôm đó:

– 30 tết. Thu không dám đương nhiên nói một câu mời rất tự nhiên: một chứng cớ là Thu yêu mình. Tại sao Thu lại thấy chiều ba mươi tết là buồn: hai chứng cớ là Thu yêu mình.”

[Nhất Linh, Bướm trắng]

Đâu phải trình bày rõ ràng, rạch ròi như tôi đang cố làm là duy nhất đúng.

4 tháng Sáu 2020

 

Bình luận nặc danh thứ tư trên blog Nhị Linh

[Lê Doãn Vỹ, 2 tháng Tám 2017]

“Cuốn “Giữa lòng tăm tối” của Conrad mới được xuất bản. Bác có cho rằng sân khấu của nơi gặp gỡ mọi rợ và văn minh không chỉ xảy ra ở Đông Nam Á mà còn ở Châu Phi không?

Tôi không hiểu được tại sao ba nước trước kia là xứ Đông Dương cũ thuộc Pháp bây giờ lại rơi vào nhóm 4 nước kém phát triển nhất Đông Nam Á. Xin bác cho ý kiến.” (00:01, 11 tháng Tám 2017)

Nhị Linh trả lời: “tôi không phải nhân vật được quốc hội chất vấn, cũng không phải phát ngôn viên bộ ngoại giao

tôi chẳng có ý kiến gì hết cả” (7:30 sáng, 11 tháng Tám 2017)

4 tháng Sáu 2020

Bình luận về bài viết này