Mao Trạch Đông & tôi

 

[1.]

Xin chào quý vị. Hiện nay là 10:49 sáng thứ năm, 31 tháng Mười hai 2020, tức là 7:49 tối [thứ tư] 29 tháng Mười hai 2020 tại Californa. Hôm nay tôi muốn nói về chủ đề “Mao Trạch Đông & tôi”. Thực tế, đây là bài viết tôi chuẩn bị cách đây khá lâu, 5 tháng, từ tháng Bảy [2020], gần nửa năm, nhưng tôi không làm sao viết được.

Có lẽ có hai lí do chính. Một lí do phụ là tôi vẫn chưa phân tích bản thân để tìm lại kinh nghiệm của mình lúc đọc Mao Trạch Đông [từ đó] trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Tôi nghĩ lí do thứ hai quan trọng hơn: ngữ năng của tôi [rất] kém. Tôi có rất nhiều suy nghĩ, cảm nhận nhưng không làm sao [trở nên] lời nói, con chữ. Tôi gặp lại [khó khăn ấy] khi đọc Marx và Phan Huy Đường. Phan Huy Đường nói rằng ông bị bế tắc tư tưởng. Tôi nghĩ phần lớn nhất [của bế tắc ấy nằm trong] bản thân ngôn ngữ ông sử dụng. Phan Huy Đường cực kỳ vất vả [để] nói, [để] viết. Cho nên ông [nhắc] lại một câu của bố mình, và tôi hiện nay, những lúc trình bày với người khác, luôn cố gắng [thực hiện], [rằng] muốn người khác hiểu được, cần trình bày chậm và rõ. Tôi muốn làm rõ [nói cho đúng, tìm lại] kinh nghiệm của tôi lúc tôi đọc Mao Trạch Đông.

 

[2.]

Hôm kia [thứ ba, 29 tháng Mười hai 2020] tôi lên thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội ở [đường] Xuân Thủy, đọc được hai tài liệu đánh máy của ông Trần Đức Thảo [về Mao Trạch Đông là Lập trường tư tưởng duy tâm của Mao Trạch Đông trong quyển “Thực tiễn luận” (17 trang, ký hiệu: VD-TL/0069) và Về quyển “Mâu thuẫn luận” của Mao Trạch Đông (34 trang, ký hiệu: VD-TL/0019); văn bản Trần Đức Thảo dùng để phê phán lấy trong ấn bản đầu, xuất bản năm 1959, Mao Trạch Đông, tuyển tập – tập I: 1926 – 1937]. Một tài liệu tôi chưa rõ năm. Một tài liệu khác [tài liệu thứ nhất] hoàn thành tháng Mười hai 1978. Đó là hai tài liệu ông Trần Đức Thảo phê phán hai tác phẩm của Mao Trạch Đông [viết từ tháng Bảy – tháng Tám 1937] là Bàn về mâu thuẫnBàn về thực tiễn [hai text đó, tôi đọc bản sách lẻ: Bàn về thực tiễn, Bàn về mâu thuẫn, Hà Nội: NXB Sự thật, 1966, khổ 13x19cm, 88 trang, giá 0đ48, kho kín Thư viện Hà Nội (cơ sở phố Bà Triệu): VV3955]. “Thực tiễn” ở đây dịch “praxis” của Marx. Trong hai [text trên] ông Trần Đức Thảo chứng minh, cách viết của Mao Trạch Đông có thể hiểu theo nhiều nghĩa, hoặc duy vật luận hoặc lý tưởng luận [dùng cách dịch của Nhị Linh], ta quen dùng là “duy tâm”.

Có một ví dụ. Khi bàn về thực tiễn, Mao Trạch Đông [viết]: cái biết của ta không phải cái biết tiên thiên [hoặc tiên nghiệm] như Kant định, mà đến từ kinh nghiệm. [Luận điểm] của Mao có thể diễn giải theo nhiều nghĩa khác nhau, và Trần Đức Thảo chứng minh những người lý tưởng luận cũng có thể theo [luận điểm trên của Mao].

 

[3.]

Tuy nhiên, sau khi đọc hai tài liệu của Trần Đức Thảo, tôi không tìm thấy những gì bản thân muốn và cần. Phê phán của Trần Đức Thảo giáo điều. Đúng là các tác phẩm của Trần Đức Thảo khá giáo điều. Ngay cả tác phẩm đạt giải thưởng nhà nước là Tìm về cuội nguồn của ngôn ngữ và ý thức [Đoàn Văn Chúc dịch từ nguyên bản tiếng Pháp], những năm cuối đời ông phủ nhận công trình ấy. Lí do? Vì ông lẫn lộn cử chỉ chỉ trỏ của loài vật và của con người. [Thực thế, ban đầu ông xét] điểm chung [của người và vượn là cử chỉ chỉ trỏ] ấy, ông phân xuất. [Tuy nhiên, khi xét lại bản thân] ông cho rằng, mặc dù chúng có vẻ giống nhau, nhưng khác một trời một vực. Bởi vì, cử chỉ ấy của con người đã trải qua [điểm] đột biến cho nên nó không còn nguyên ý nghĩa như cử chỉ của loài vật.

Bàn xong chuyện về ông Trần Đức Thảo [và chuyện ông ấy] bàn về Mao Trạch Đông. [Quả thật], tôi rất hy vọng khi tìm được hai tài liệu trên. Cuối cùng tôi thất vọng bởi vì không tìm được ở đó những thứ mình cần. Hay nói đúng, nếu tôi cứ tìm ở những điều người khác nói [và viết] những thứ tôi cần, thì, tôi nghĩ rằng, tôi sẽ mãi mãi thất vọng.

Vậy nên tôi gạt sang một bên chuyện trình bày lại hai tài liệu của Trần Đức Thảo, để tập trung nói về kinh nghiệm của mình lúc đọc Mao Trạch Đông. Có hai điểm tôi đặc biệt lưu ý lúc đọc Mao.

 

[4.]

Thứ nhất, quan hệ giữa tinh thần và vật chất [trong tác phẩm] của Mao. Theo Trần Đức Thảo, Mao Trạch Đông không làm rõ tính có trước của vật chất và tính có sau của tinh thần, tức là Mao không duy vật.

Tôi cho rằng, ở đây, Trần Đức Thảo sử dụng cách đặt vấn đề của Engels trong tác phẩm cuối đời, ví dụ, [bản thảo] Biện chứng của tự nhiên, Ludwig Feuerbach và sự kết thúc của triết học cổ điển Đức. Tác phẩm thứ hai [xuất bản] năm 1888, năm năm sau khi Marx mất. Cuối đời Engels làm một việc mà Marx chưa làm được, là hệ thống hóa cách tiếp cận của ông và của Marx, giống như những gì Hegel đã làm trong Đại logic. Ở Việt Nam, một phần của Đại logic được dịch là Tiểu logic. Bùi Văn Nam Sơn dịch. Tôi còn biết một bản dịch khá sớm Tiểu logic của Phan Ngọc. Nếu tôi nhớ không nhầm, nó hiện đang lưu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội hoặc thư viện Viện Văn học (gần Bờ Hồ). Có một vấn đề lúc Engels hệ thống hóa [cách tiếp cận] của ông và của Marx, mà nhiều người, ví dụ, Lukacs, đã chỉ ra: Engels [cuối đời] đi con đường khác Marx. Tại sao lại khác Marx?

Thứ nhất, Marx chưa bao giờ định danh mình là người duy vật biện chứng. Marx dùng chữ “duy vật” lần đầu để đối lập với lý tưởng luận của Hegel. Tuy nhiên [phép] biện chứng của Hegel và của Marx phải gộp được [toàn thể]. Ở Hegel, nó là [tinh thần tuyệt đối]. Vậy nên, muốn gộp được [toàn thể], Marx không thể sa vào, hoặc quay trở về, hoặc tinh thần hoặc vật chất. Mà phải có một bản thể bao trùm được vật chất và tinh thần, đồng thời không rơi trở lại nhị nguyên luận như kiểu Descartes [cartesian]. Marx trực giác được bản thể ấy nhưng chưa làm rõ. Bản thể ông Marx trực giác nó là bản thể [của con người]: thống nhất giữa vật chất – sự sống [sinh học] – tinh thần. Nhưng Marx chưa gọi được tên cái bản thế ấy.

 

[5.]

Nói thêm một ý nữa về Marx. Ông Marx đồng thời chưa làm rõ bản thể của xã hội loài người. Marx thừa biết xã hội loài người có bản thể hoàn toàn khác [con người] cá nhân. Đọc các tác phẩm xã hội học của Durkheim, ta cũng thấy một trực giác như vậy. Tuy nhiên, [có] điểm khác giữa Durkheim và Marx. Durkheim là nhà xã hội học chứ không phải nhà triết học. Durkheim lấy lại một [luận điểm] của Auguste Comte, một nhà thực chứng luận Pháp thế kỷ XIX: khoa học không tìm câu hỏi tại sao, khoa học tìm [thuốc chữa]. Marx là nhà triết học cho nên [có ba câu hỏi]. Sau khi trình bày [thực tại] như thế nào, ông phải trả lời. tại sao lại như thế. Marx đi xa hơn. Bước thứ ba là phải làm sao để thay đổi tình trạng như [ông] đã trình bày. [Tóm lại] Marx chưa làm rõ bản thể [của xã hội loài người]. Nó tạo điều kiện cho Engels diễn giải Marx.

Nhưng khi [Engels] quy tất cả về vật chất, vật chất thường hằng, có trước, tôi cho rằng đó là bước thoái. Không phải chỉ mình tôi, mà có nhiều người [đồng ý]. Trong tiếng Việt, có ông Trần Văn Toàn [thời Việt Nam Cộng hòa], mới mất gần 10 năm, hay Lữ Phương, một nhà nghiên cứu Marx hiện đang còn sống.

 

[6.]

Trần Đức Thảo [đi tiếp] Engels để phê phán Mao Trạch Đông không phải người [duy vật luận]. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, cần công bằng hơn với Mao Trạch Đông. Mao là người Trung Quốc và sử dụng trực giác của một người Trung Quốc để đọc Marx. Đối với một người Trung Quốc, nhất nguyên luận là đương nhiên, nhưng không phải nhất nguyên luận quy về vật chất hoặc tinh thần [trong] lịch sử triết học Châu Âu. [Đó] là nhất nguyên luận chỉ một bản thể của [toàn thể] vũ trụ, trong đó con người là một phần. Trực giác này có thể thấy khi đọc Đạo đức kinh của Lão Tử hay Hàn Phi Tử của Hàn Phi. Tuy nhiên, điểm dở của Mao Trạch Đông là không khái niệm hóa [cái bản thể của toàn thể vũ trũ, từ đó tạo điều kiện] đưa ra các cách diễn giải sai lạc.

 

[7.]

Tôi không bao biện cho Mao, [cho bằng] nghĩ rằng nên công bằng với Mao Trạch Đông. Bởi vì, khi phê phán một cách tiếp cận, một học thuyết, chúng ta đơn giản công nhận nó sai thì chưa giải quyết được vấn đề, mà cần chỉ ra nó có vấn đề [ở đâu]. Nếu ta không làm gì tiếp, [một cách vật chất], sau khi chỉ ra sai lầm, thì vẫn bị mắc kẹt trong [học thuyết, cách tiếp cận trên]. [Điều tôi nói] là ý nghĩa của khái niệm quan trọng nhất của Hegel là [vượt qua]. Vượt qua cần được hiểu như [chỉ ra điểm sai lầm nội tại trong một hệ thống, từ đó] vượt qua [hệ thống ấy] để tới một [hệ thống] mới. Chỉ khi chúng ta chúng ta lên được một nấc mới, không chỉ ở trong ý thức mà còn được biểu hiện ở vật chất, ví dụ, hệ thống xã hội mới, quan hệ giữa người với người mới, thì, khi ấy chúng ta mới [có thể] thoát ra khỏi hệ thống cũ. Nếu chỉ nói suông, hệ thống cũ chúng ta chửi bới sẽ quay lại đàn áp chúng ta.

Engels có một câu tôi [rất] đồng ý, để nói với những người coi triết học là chuyện trên trời. Engels nói, đối với những người ấy, họ sẽ bị những thứ triết học đê tiện nhất gắn chặt vào [óc], nó chi phối. Quý vị hãy để ý những quan điểm được cho là đúng đắn, hiển nhiên và hàng ngày vẫn làm, nó chỉ là những mảnh nhỏ của những hệ thống triết học, hoặc giả [những mảnh đó đến từ những thứ] chưa trở thành hệ thống. Nó tiêm nhiễm vào đầu quý vị, trở thành suy nghĩ sai lạc, có vấn đề, hoặc hoàn toàn lưu manh.

 

[8.]

Sau khi đã trình bày điểm thứ nhất, tôi đi tiếp sang điểm thứ hai. Đây là điểm tôi đặc biệt lưu tâm, là về một cuộc cách mạng bất tận trong học thuyết của Mao Trạch Đông.

Thứ nhất, tôi không được sinh ra trong thời chiến nên chưa được chứng kiến cuộc cách mạng văn hóa vô sản vĩ đại [Mao chủ trương]. Thứ hai, đúng là tôi quá thiếu thực tiễn nên đã dồn cuộc cách mạng [bất tận], cuộc đấu tranh giai cấp [bất tận] của Mao Trạch Đông trở thành cuộc cách mạng bất tận trong đầu tôi: cuộc đấu tranh giữa tôi và tôi. Tôi tìm thấy trong cuộc đấu tranh giai cấp bất tận của Mao, ý thức về tha hóa.

 

[9.]

Qua từng giây, từng phút, đối thủ cần chiến đấu chính là bản thân mình. Tôi chỉ là người bình thường như nhiều người khác, cũng có dục vụng, ham muốn, cũng có tất cả thói hư tật xấu. Tôi cũng ngu, cũng ham lợi như Phan Ngọc phê bình cô Kiều. [Những điều ác, điều xấu ở con người, cũng có trong tôi]. Nhưng vấn đề ở đây là: đã là con người, cần cố gắng để vượt qua những điều ấy.

Cố gắng vượt qua, [điều đó] quan trọng, đối với tôi, một người luôn muốn biến cải bản thân. Biến cải bản thân không phải theo Marx. Marx không nói tới biến cải bản thân mà nói tới biến cải thế giới. [Điều này ở tôi] là theo Nho giáo. Nho giáo yêu cầu những người muốn có thể lãnh đạo đất nước, gia đình, trước hết phải tu thân [tức] biến cải bản thân. Phương diện biến cải bản thân, đối với tôi rất quan trọng và trở thành một trong hai điểm trọng tâm [trong suy nghĩ], bên cạnh ám ảnh về thời gian.

 

[10.]

Qua việc đẩy cuộc cách mạng bất tận của Mao thành cuộc đấu tranh [bất tận] giữa tôi với tôi trong đầu óc, tôi bắt đầu suy diễn. Mao không định một điểm đột biến để chuyển [transformation] từ một hình thức này sang một hình thức khác (và nó khó rơi trở lại hình thức cũ). Ông ta cho rằng bất cứ lúc nào cũng có thể thoái hóa xuống hình thức cũ. Ví dụ, hình thức xã hội xã hội chủ nghĩa, khi ta đạt tới hình thức ấy cũng là lúc ta rời nó. Có thể biến tấu [luận điểm của Mao] theo âm hưởng Đạo đức kinh: khi mà ta có nó, cũng là lúc ta mất nó.

Luận điểm của Mao Trạch Đông được tôi suy diễn theo tha hóa của Marx [hồi trẻ]. Khi mà ta đạt được cái gì đấy cũng là lúc ta mất nó. Khi tôi cố gắng lết qua từng ngày để nhận ra, để hiểu được bản thân, để cố gắng sửa chữa một số vấn đề, quả thật, [tôi] có rất nhiều vấn đề, lúc tôi nghĩ rằng, mình có thể thở phào, cũng là lúc tô tha hóa. Ta lúc đó bị dội ngược, quay trở lại đúng những vấn đề cũ [mà mình nghĩ đã giải quyết xong xuôi]. [Quá trình giải quyết các vấn đề] không bao giờ hoàn thành được. Ý thức về tha hóa [của tôi] đặt nặng trách nhiệm của bản thân. Tuy nhiên nó đưa tới tình trạng kinh khủng: lúc nào, mình đối diện với bản thân, cũng [cảm thấy mình] tha hóa. Cảm nhận đó cực kỳ kinh khủng.

 

[11.]

Có những người cho rằng, ừ nó chỉ là [trong] sách vở, không liên quan đến cuộc đời. Không sao hết tất cả.

Nếu những người nào có lòng tin, tiết học không phải và không thể là thứ trừu tượng, chỉ được giảng trên giảng đường hoặc [bàn] trong các nhà chuyên môn, [cho bằng] triết học phải là cách sống, như đối với người Hy Lạp, hoặc nó trở thành vũ khí như Lenin quan điểm về đảng tiên phong dẫn dắt ý thức của giai cấp [vô sản], sẽ thấy rằng, khi lựa chọn một triết học, đi tiếp từ nó để [biến cải] bản thân, sẽ thấy vấn đề của tôi thiết thực. Nếu không rạch ròi, tìm cái thống nhất để đi theo hoặc bản thân mình tìm thấy [cái nhất quán] để lựa chọn, để sống, thì có thể [trở nên] những người cơ hội, thời đại này này nói thế này, thời đại khác nói thế khác, hoặc là những người ngả nghiêng, không xác định quan điểm, [triết học], rõ ràng.

Như tôi nhắc lại lời Engels, ta không xác định quan điểm [và một trết học] rõ ràng thì sẽ bị chính những triết học đê tiện nhất đày đọa. Tôi nghĩ rằng Marx nói rất đúng về triết học từ trước đến nay, khi con người chưa [đi hết] tiền sử của mình, chính là những thứ [đàn áp] con người. [Con người bị đàn áp không phải chỉ bằng] vũ lực, mà còn bằng những thứ có vẻ thánh thiện, nhẹ nhàng. [Những thứ nhẹ nhàng ấy] có thể rất tàn khốc.

Bây giờ tôi đã trình bày xong, cũng được gần 25 phút. Chào tạm biệt [quý vị].

 

 

Về Mao Trạch Đông:

Lịch sử là những phủ định liên tục [say mê đọc Mao, dùng trực giác về thời gian của Mao để đọc quyển sử của Plutarch]

Mao Trạch Đông, tuyển tập [ở Việt Nam]

Mao Trạch Đông 1957 [bài phát biểu Về vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, 27 tháng Hai 1957]

Mao: các vấn đề triết học [bài phát biểu, 18 tháng Tám 1964]

Những đứt đoạn [tìm cách hòa giải triết học Marx và cấu trúc luận]

 

 

Về Marx:

Đọc Marx ngày hôm nay [10 luận điểm đầu tiên]

Karl Marx & thời gian [luận điểm 11 – 15]

Cách mạng là gì? [định nghĩa “cách mạng” của tôi]

Đoàn Văn Chúc [còn lại gì từ tồn tại của Đoàn Văn Chúc?]

Lịch sử là những phủ định liên tục [bộ sử của Plutarch]

Về Marx [luận điểm 16 – 29]

Sự thật của con người [về Trần Đức Thảo]

Sinh nhật Marx [trình bày cách học tập của tôi kể từ đầu 2018]

Khái niệm

Nguyễn Xuân Nghĩa đọc Marx

Văn Tạo [về khái niệm “phương thức sản xuất Châu Á”]

bộ Tư bản [72 năm bộ Tư bản ở Việt Nam]

Phan Ngọc đọc Marx [ít hôm ngày Phan Ngọc mất]

Về Phan Ngọc [Viết sổ tang cho Phan Ngọc, 1 tháng Chín 2020; “và” ở đây không có nghĩa Phan Ngọc và Phan Huy Đường cùng trình độ: Phan Ngọc thiên tài, Phan Huy Đường hạng a.]

“Lịch sử” của Marx [trả lời một người mới quen]

Những đứt đoạn [tìm cách hòa giải triết học Marx – cấu trúc luận và bế tắc]

Bình luận về bài viết này