Thế giới của Hiền Trang

[Hiền Trang, Dưới mái hiên đêm, những khách lạ (truyện ngắn), TP.HCM: Phanbook & NXB Đà Nẵng, 2020, khổ 13×20.5cm, 192 trang, 159.000 đồng (mua trên fahasa, 23 tháng Mười một 2020: 127.000 đồng (giảm 20% giá bìa) + 15.000 đồng phí vận chuyển = 142.000 đồng]

Thế giới của Hiền Trang: https://dangthanhsite.wordpress.com/2021/02/23/the-gioi-cua-hien-trang/

 

+ vật chất bị trừu tượng hoá, dù miêu tả chi tiết nhưng đó là những khái niệm trong óc quan hệ với nhau, không đụng tới cái cụ thể (Hương Cảng, nước Pháp, trên thuyền, cũng vậy mà thôi)

+ tinh thần bị vật chất hoá, trở thành đối tượng độc lập với chủ thể là con người cá nhân; đặc tính của tinh thần đó là rất nặng và thô bạo (cưỡng ép con người quay như con rối)

+ nhân vật chính không phải là con người mà là các vật đã được tư duy con người đối tượng hoá, nhưng không tồn tại trong tư duy của họ mà trở thành một thực thể độc lập, ngang hàng so với con người cá nhân: chữ, máy ảnh đối với Nguyễn Tuân, chẳng hạn

+ mô hình của Hiền Trang: tất cả sự việc không rạch ròi mà hợp thành một khối (tôi đã vật chất hoá một thứ không hẳn là vật chất), nhưng cái khối đó không thể được con người hiểu; ngược lại nó là một mớ bùm nhùng, hỗn độn, không thể hiểu; suy luận là trò trẻ con lúc chưa nhìn thấy thực tại của Hiền Trang

+ văn của Hiền Trang đã đủ để dựng một thế giới, ở đó quan hệ giữa người với người không phải quan hệ chính, cho bằng quan hệ của những thực thể là sản phẩm của con người nay tồn tại độc lập với tồn tại và tư duy con người, đồng thời nó đồng đẳng với con người; ý nghĩa không phải ở trong thế giới “hiện tượng” của Kant, mà ở trong quan hệ giữa các vật; thực tại là thế giới của các vật

24 tháng Mười một 2020

Bình luận về bài viết này