Nguyên tắc của chính thể

Lúc đọc Một nền giáo dục Việt Nam mới của Thái Phỉ, tôi thấy đằng sau Thái Phỉ là Montesquieu luân lý gia, tác giả của 6 quyển sách trong bộ Vạn pháp tinh lý, từ quyển III đến quyển VIII. Từ trung tâm của Thái Phỉ là “nguyên tắc”, dường như lấy từ “nguyên tắc của chính thể” của Montesquieu. Dưới đây là bản tóm tắt 8 quyển đầu của Vạn pháp tinh lý, rút từ bản tóm tắt tôi làm từ chiều thứ bảy 2 tháng Mười một đến rạng sáng thứ ba 5 tháng Mười một 2019.

Tôi dùng hai ấn bản để tóm tắt:

+ Montesqieu (Hoàng Thanh Đạm dịch), Bàn về tinh thần luật pháp, Hà Nội: NXB Lý luận Chính trị, 2006 (tái bản lần thứ nhất), khổ 14.5×20.5cm, 360 trang, bìa cứng, giá bìa 56.000 đồng, pdf

+ Montesqieu (Hoàng Thanh Đạm dịch), Bàn về tinh thần luật pháp, Hà Nội: Omega+ & NXB Thế giới, 2019, thuộc Tủ sách Kinh điển, khổ 14×20.5cm, 436 trang, có bìa lót, giá bìa 175.000 đồng

Nhưng bản dịch gây cảm hứng cho tôi là của Trịnh Xuân Ngạn [Montesqieu (Trịnh Xuân Ngạn dịch), Vạn pháp tinh lý (trích lục), Sài Gòn: Bộ Quốc gia Giáo dục, 1961 (in lần thứ nhất), không rõ khổ giấy và giá bìa, 190 trang, pdf].

 

 

Nét khu biệt của văn hóa phương Tây, từ thời Hy Lạp cổ đại là xã hội đặt nền tảng ở việc tuân thủ luật pháp. Con người của những văn hóa khác muốn có một hiểu biết bao quát về văn hóa phương Tây thì đều tìm đọc bộ sách vĩ đại Bàn về tinh thần luật pháp của Montesquieu, vì ông là người đầu tiên mạnh dạn nghiên cứu tinh thần luật pháp. Tinh thần của luật pháp, theo Montesquieu tồn tại trong những quan hệ của luật chính trị và luật dân sự với 1) lý do nguyên thủy của luật và với 2) những yếu tố khác (khí hậu, đất đai, phong tục, nguồn gốc,…).

 

Quyển I: Bàn về luật pháp nói chung

Bộ sách của Montesquieu bắt đầu bằng luận điểm: Luật là những quan hệ cần thiết trong bản chất của sự vật.  Thế giới thần linh, thế giới vật chất, những trí năng phi phàm cho đến thú vật và loài người đều có luật của mình. Và phải tồn tại một lý do nguyên thủy của luật. Hai luật chính của một xã hội là luật chính trị (quy định quan hệ giữa người cai trị với người bị trị) và luật dân sự (quy định quan hệ giữa những công dân). Mục đích của Montesquieu là nghiên cứu tinh thần luật pháp, nó tồn tại trong những quan hệ của hai luật này với lý do nguyên thủy của luật và với những yếu tố khác (khí hậu, đất đai, phong tục, nguồn gốc,…).

 

Quyển II: Pháp luật rút trực tiếp từ trong bản chất của chính trị

Trên đời có ba cách cai trị khác nhau là cộng hòa, quân chủ và chuyên chế. Thứ nhất, chính thể cộng hòa là chính thể mà dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng nắm quyền lực tối cao. Trong một nước cộng hóa, khi toàn thể dân chúng nắm quyền lực tối cao thì gọi là chính thể dân chủ. Dân chúng sẽ thể hiện ý chí của họ thông qua những lá phiếu quyết định những người cai trị mình. Nếu chỉ một bộ phận dân chúng nắm quyền lực tối cao trong một nước cộng hòa thì đó là chính thể quý tộc. Những người này tạo ra luật và chấp hành luật. Thứ hai, chính thể quân chủ do một người cai trị, nhưng cai trị bằng luật pháp được thiết lập hẳn hoi. Cuối cùng, chính thể chuyên chế do một người cai trị theo ý chí và sở thích của hắn ta.

 

Quyển III: Bàn về những nguyên tắc của ba loại chính thể

Nguyên tắc của một nhà nước dân chủ là đức hạnh. Còn chính thể quân chủ dựa trên những đặc quyền, đẳng cấp và nguồn gốc quý tộc cho nên nguyên tắc của nhà nước phải là danh diện (danh dự và thể diện). Với một nhà nước chuyên chế, đức hạnh là không cần thiết, và danh diện thì nguy hiểm do đó nguyên tắc cai trị của kẻ bạo chúa chính là sự sợ hãi của muôn dân.

 

Quyển IV: Luật về giáo dục phải tương ứng với nguyên tắc của chế độ

Giáo dục là sự chuẩn bị cho con người trở thành công dân của một nhà nước, cho nên luật về giáo dục phải tương ứng với nguyên tắc của chính thể. Mục đích của sự giáo dục trong chính thể cộng hòa là đức hạnh, trong chính thể quân chủ là danh diện và trong chính thể chuyên chế là sự sợ hãi. Sự sợ hãi trong chính thể chuyên chế là do trừng phạt và đe dọa sinh ra. Danh diện trong chính thể quân chủ do các dục vọng (passions) kích thích, đồng thời danh diện cũng kích thích lại dục vọng. Đối lập với hai cách giáo dục trên, mục đích giáo dục của chính thể cộng hòa là đức hạnh: đòi hỏi việc đấu tranh với bản thân mình để luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

 

Quyển V: Các luật do nhà luật pháp đưa ra phải tương ứng với nguyên tắc của chính thể

Cũng như luật giáo dục, tất cả những luật do nhà lập pháp đưa ra phải tương ứng với nguyên tắc của chính thể. Quan hệ giữa luật pháp với nguyên tắc của chính thể là nhằm thúc đẩy chính thể phát triển, đồng thời tạo thêm sức mạnh cho nguyên tắc. Chẳng hạn nguyên tắc đức hạnh của một nhà nước cộng hòa đưa đến những luật khuyến khích con người ta yêu bình đẳng và sống thanh đạm. Trái lại, công dân của những chính thể quân chủ và chuyên chế không ai mong được bình đẳng hay nghĩ về lối sống thanh đạm. Họ chỉ vươn lên địa vị bề trên và thèm muốn xa hoa.

 

Quyển VI: Hệ quả của nguyên tắc trong mối liên quan đến việc đơn giản hóa các luật dân sự, hình sự, hình thức xét xử và phương thức trừng phạt

Nhà nước nào càng gần với chính thể cộng hòa thì việc phán xử càng cố định. Vì chính thể cộng hòa có hiến pháp, những phán quan cứ xử đúng theo những điều khoản của hiến pháp. Các nước quân chủ thì chỉ có một luật. Gặp vụ việc không phù hợp với luật, quan dùng sự đánh giá của bản thân để xử. Ngược lại, các nước chuyên chế chẳng có luật nào vì quan cai trị với phép tắc của ông ta là một.

 

Quyển VII: Hệ quả của các nguyên tắc khác nhau trong ba chính thể  liên quan tới luật hạn chế xa hoa và điều kiện phụ nữ

Sự xa hoa dựa trên những tiện nghi sắm được bằng lao động của kẻ khác, cho nên nó luôn tỷ lệ thuận với tình trạng bất bình đẳng về tài sản. Của cải của một nước được phân chia công bằng (xu hướng của những thể chế cộng hòa) thì sự xa hoa không thể tồn tại. Còn về chuyện phụ nữ nắm quyền bính, chẳng có gì là trái với lý trí và trái với tự nhiên. Sự dịu dàng và vừa phải của họ khiến nền cai trị được tốt hơn sự cứng rắn và hung bạo của đàn ông. Bằng chứng là các nữ hoàng Anh và Nga đều thành công trong chính thể quân chủ ôn hòa và chính thể chuyên chế.

 

Quyển VIII: Sự sa đọa trong nguyên tắc của ba loại chính thể

Sự sa đọa của mỗi chính thể hầu như bao giờ cũng bắt đầu từ sự sa đọa trong nguyên tắc của chính thể ấy. Chính thể dân chủ sa đọa nếu công dân đánh mất đức hạnh. Chính thể quý tộc đồi bại nếu quyền bính của các nhà quý tộc trở thành quyền độc tài. Cuối cùng, nền quân chủ tiêu vong nếu ông vua không tuân thủ trật tự tự nhiên của sự vật.

 

 

Montesquieu của tôi:

+ note thứ tư 15 tháng Mười 2014 [list 100 sách nền tảng Book Hunter soạn]

+ note chủ nhật 30 tháng Mười một 2014 [list 100 sách nền tảng Book Hunter soạn]

+ note thứ năm 22 tháng Một 2015 [trích 40 năm nói láo của Vũ Bằng]

+ Có qua có lại, mới toại lòng nhau – Luận về biếu tặng của Marcel Mauss và tiếng vọng Nguyễn Văn Huyên [gỡ băng bài nói của tôi, trong buổi Agora “chÉm” số 16, HopeLab tổ chức, Tổ chim xanh ngõ 19 Đặng Dung, 18h30 – 21h30, thứ bảy 13 tháng Một 2018; hoàn thành gỡ băng thứ hai 16 tháng Một 2018]

+ Dịch Rousseau thời thuộc địa [1) 1/2 bài nói của tôi trong buổi Agora “chÉm” số 23 của HopeLab, “Xã hội Việt Nam đương đại và Tư tưởng Phan Châu Trinh?”, thứ bảy 17 tháng Ba 2018, 18:30 – 22:00, Tổ chim xanh (13 ngõ 19 Đặng Dung), hoàn thành gỡ băng chủ nhật 25 tháng Ba 2018, 2) 12 trang a4 để chuẩn bị nói, 3) 1 trang a4 ghi chép trong buổi hôm ấy]

+ Giờ giải ảo của Nguyễn Xuân Nghĩa [lần đầu đặt giả thuyết tương đồng giữa phương pháp của Montesquieu với của bác Nguyễn Xuân Nghĩa; note, thứ ba 23 tháng Bảy 2019]

+ Đừng sợ [đang đọc Montesquieu; note, thứ bảy 2 tháng Mười một 2019]

+ Khoảng 100 chữ giới thiệu Montesquieu [tức tôi viết lời giới thiệu bản tóm tắt trong lúc đang tóm tắt; chủ nhật 3 tháng Mười một 2019]

+ Duy vật luận Pháp XVIII [đọc chương đầu chương đầu của Sự phát triển của quan niệm nhất nguyên về lịch sử của Plekhanov (tôi thường đọc nhiều quyển cùng một lúc); note, chủ nhật 3 tháng Mười một 2019]

+ Giáo dục [đối lập Vạn pháp tinh lý với Emile của Rousseau; note, thứ hai 4 tháng Mười một 2019]

+ Cesar Birotteau của Balzac [note, thứ ba 5 tháng Mười một 2019]

+ Đồ ăn thừa [note, thứ bảy 9 tháng Mười một 2019]

+ Luyện tập [Montesqueiu và Engels về già mắt đều lòa; note, thứ năm 14 tháng Mười một 2019]

+ Thái Phỉ [Một nền giáo dục Việt Nam mới; note, chủ nhật 13 tháng Mười hai 2019]

+ Liberalist [note, thứ năm 26 tháng Mười hai 2019]

+ Định mệnh của nhà nước [note, chủ nhật 12 tháng Một 2020]

+ Thái Phỉ, tiếp tục [note, thứ tư 12 tháng Hai 2020]

Tại sao Plutarch? [note, thứ ba 10 tháng Ba 2020]

+ Nhân loại học [note, thứ sáu 13 tháng Ba 2020]

+ “Một nền giáo dục Việt Nam mới” của Thái Phỉ [bài điểm sách “Một nền giáo dục lý tưởng” đăng trên Zing (báo đổi title thành “Đi tìm nền giáo dục lý tưởng cho Việt Nam“, thứ sáu 10 tháng Tư 2020), tháng Hai 2020]

+ Chế độ dân chủ Mỹ [đọc Những danh tác chính trị của Jean Jacques Chevallier, Lê Thanh Hoàng Dân dịch (Trẻ xuất bản tại Sài Gòn, 1971) để viết bài điểm sách Bàn cờ lớn của Brzezinski (bỏ dở, vì bắt đầu viết mới biết quyển đó không đáng điểm sách; note, thứ bảy 23 tháng Năm 2020]

Bác Nguyễn Xuân Nghĩa [1) comment trong video “Giải Ảo Thời Sự 200511 – Phần 1: Trận chiến Mỹ-Hoa – toàn diện và trường kỳ”, thứ ba 12 – thứ tư 13, chủ nhật 24 tháng Năm 2020 (thử tìm phương pháp luận của bác Nguyễn Xuân Nghĩa, đặt giả thuyết nét tương đồng với phương pháp của Montesquieu), 2) bản nháp thư định gửi bác Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ nhật 17 – thứ hai 18 tháng Năm 2020, 3) note “Về tôn giáo” xét sai lầm của tôi, thứ bảy 23 – chủ nhật 24 tháng Năm 2020, 4) lời dẫn cho post “Bác Nguyễn Xuân Nghĩa”, chủ nhật 24 tháng Năm 2020]

+ Bác Nguyễn Xuân Nghĩa về Putin [note, thứ sáu 3 tháng Bảy 2020]

Về Montesquieu [note, thứ sáu 3 – thứ bảy 4 tháng Bảy 2020]

+ Con đường Pháp [note, thứ hai 12 tháng Mười 2020]

+ Vã mồ hôi [note, thứ hai 26 tháng Mười 2020]

Francis Fukuyama [làm biên tập phần đầu lời giới thiệu Political Order and Political Decay, để xin việc ở Omega+; thứ bảy 19 tháng Mười hai 2020]

+ Project của Marx [note, thứ bảy 26 tháng Mười hai 2020]

Từ Nguyễn Xuân Nghĩa [lấy bác Nguyễn Xuân Nghĩa là mẫu để xét mâu thuẫn giữa suy nghĩ và cách sống, từ đó mở rộng vấn đề theo cá nhân luận phổ quát; video, thứ bảy 2 tháng Một 2021]

5 tóm tắt [lời giới thiệu cho năm bản tóm tắt: 1) Sự hưng thịnh và suy tàn của Athens của Plutarch (thứ bảy 14 tháng Chín 2019), 2) Nguồn gốc các loài của Darwin (thứ ba 8 tháng Mười 2019), 3) Bàn về tinh thần luật pháp của Montesquieu (thứ ba 5 tháng Mười một 2019), 4) Của cải của các quốc gia của Adam Smith (thứ hai 25 tháng Mười một 2019), 5) Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa của Ricardo (thứ sáu 6 tháng Mười hai 2019); gộp thành post, thứ hai 5 tháng Tư 2021]

Xét lại [comment trong post “Lương Thế Huy“ (thứ bảy 22 tháng Năm 2021), 23:45, thứ ba 22 tháng Sáu 2021]

Durkheim, chương 1 – 2 [bài điều kiện “Phương pháp xã hội học của Durkheim”, trong chuyên đề “Thế giới quan và phương pháp luận nhận thức khoa học” của TS. Cao Thị Sính; K30 chuyên ngành Triết học (2020 – 2022), Đại học Sư phạm Hà Nội; thứ tư 14 – thứ năm 15 tháng Bảy 2021]

Bình luận về bài viết này