Durkheim: hình thái học xã hội

[Emile Durkheim, “Social Morphology (1899)” [Hình thái học xã hội (1899)], in trong: Emile Durkheim (W. D. Halls dịch, Steven Lukes hiệu đính và giới thiệu), “The rules of sociological method” and selected texts on sociology and it’s method [“Các quy tắc của phương pháp xã hội học” cùng một vài văn bản về xã hội học và phương pháp của nó], London & Basingstoke: Macmilan press, 1982, trang 241 – 242; lần đầu đăng trên Année sociologique, tập 2, 1899, trang 520 – 521]

 

 

Hình thái học xã hội (1899)

 

Trước khi phân tích những công trình chúng ta đã nhóm lại dưới cái tên này [hình thái học xã hội], chúng ta trước tiên cần nêu nghĩa của thuật ngữ ấy.

Đời sống xã hội dựa trên một nền tảng [substratum] nó quy định [determinate] về cả quy mô lẫn hình thức. Nó [nền tảng] được tạo nên từ đám đông những cá nhân họ hình thành xã hội, [và được tạo thành cả từ] cách thức [manner] họ định cư trên trái đất, bản tính và cấu hình [configuration] của những thứ ở tất cả các loại nó tác động đến những quan hệ tập thể. Nền tảng xã hội [the social substratum] sẽ khác nhau tùy vào dân số có kích thước và mật độ [density] lớn hơn hay nhỏ hơn, dù cho nó [dân số] tập trung ở những thị trấn hay rải rác ở những vùng nông thôn, tùy thuộc cách những thị trấn và những ngôi nhà được kiến tạo, tùy vào không gian được chiếm hữu bởi một xã hội mở rộng nhiều hay ít, nó tùy theo bản tính của của những đường biên bao quanh nó [không gian được chiếm hữu bởi một xã hội] và những đại lộ truyền thông giao với nó [không gian được chiếm hữu bởi một xã hội]. Ở một mặt khác, kết cấu của nền tảng này trực tiếp hoặc không trực tiếp tác động tới mọi hiện tượng xã hội, giống như tất cả hiện tượng tâm lý học liên kết vừa gián tiếp vừa trực tiếp tới điều kiện của não bộ. Cho nên đây là một loạt những vấn đề rõ ràng được chú tâm từ xã hội học nó buộc xuất phát từ cùng một khoa học, do bởi chúng [một loạt những vấn đề trên] đề quy [refer] về một và cùng một đối tượng. Đó là khoa học chúng tôi đề nghị gọi là hình thái học xã hội.

Các nghiên cứu [hình thái học xã hội] xử lý những câu hỏi ngày hôm nay trong quan hệ với các ngành khác. Địa lý học nghiên cứu cấu hình lãnh thổ [territorial configuration] của các quốc gia, sử học ghi nhận tiến hóa nơi các nhóm nông thôn và thành thị, trong khi nhân khẩu học xử lý tất thảy các vấn đề can dự đến phân bổ dân cư, vân vân. Chúng tôi tin là thuận lợi khi thu hút các khoa học phân mảnh khỏi thế bế quan của chúng, cho phép chúng thiết lập liên hệ với nhau bằng cách tập họp chúng dưới một đề mục duy nhất [one single rubric] [Claude Levi-Strauss, trong bài tiểu luận 1945, “Xã hội học Pháp”, đối lập xã hội học Pháp, cụ thể là của Durkheim, với xã hội học Anh Mỹ, ở chỗ nó tạo liên kết với nhiều bộ môn khoa học, nghệ thuật khác; có thể nói, kể từ Durkheim, cách xếp các bộ môn được làm lại, sau đó Claude Levi-Strauss và Michel Foucault tiếp tục công việc của Durkheim]. Chúng do đó trở nên ý thức về thống nhất giữa chúng. Rồi chúng ta thấy cách một trường phái các nhà địa lý học ngày nay đang gắng tác động phần nào một tổng hợp tương tự [với tổng hợp của chúng tôi, dưới tên hình thái học] dưới tên địa lý học chính trị. Tuy nhiên chúng tôi sợ là thuật ngữ đó có thể gây hiểu lầm. Trên thực tế nhu cầu không phải là nghiên cứu hình thức của trái đất, cho bằng [nghiên cứu] những hình thức rất khác nhau mà những xã hội đã định [assume] khi nó được hình thành từ trái đất. Không còn nghi ngờ những nguồn nước cùng những trái núi, vân vân, đóng một vai trò như những yếu tố trong cấu tạo nền tảng xã hội. Nhưng chúng [những yếu tố địa lý] vừa không phải những yếu tố duy nhất, vừa không phải những yếu tố quan trọng nhất [the most vital ones]. Sử dụng thuật ngữ mang tính địa lý học chắc hẳn có xu hướng đẩy chúng ta gắn [ascribe] cho chúng [những yếu tố địa lý] một mức quan trọng mà chúng không có, như chúng ta sẽ có dịp khác lưu ý. Số lượng những cá nhân, cách chúng tập họp, hình thức nơi ở của chúng – nó chắn chắn không phải những sự vị địa lý học [geographical facts]. Cho nên tại sao giữ một thuật ngữ [địa lý học chính trị] lệch lạc khủng khiếp so với nghĩa thông thường của nó? Vì những lý do trên một vài lựa chọn mới [some fresh designation] xuất hiện dành cho chúng tôi như một cần thiết. Thuật ngữ chúng tôi gợi ý [hình thái học xã hội] rõ là chiếm ưu thế làm nổi lên bản tính thống nhất của đối tượng mà tất cả các nhà nghiên cứu lấy làm trung tâm, đó là, một cách có thể tri giác [perceptible], các hình thức mang tính vật chất của xã hội [material forms of societies] – trên thực tế, là bản tính của nền tảng của nó [các hình thức mang tính vật chất của xã hội].

Thêm nữa, hình thái học xã hội không bao chứa chỉ một khoa học quan sát đơn thuần, nó miêu tả những hình thức mà không xét chúng. Hình thái học xã hội có thể và buộc phải giải thích. Nó phải điều tra trong các điều kiện nào mà lãnh thổ chính trị của các cộng đồng lại đa dạng, bản tính và cấu hình của biên giới nơi chúng, rồi mật độ dân số lại khác nhau. Nó phải tra vấn cách các cộng đồng đô thị hình thành, cách tiến hóa nơi luật pháp của chúng, cách chúng tăng trưởng, và chúng đóng vai trò gì, vân vân. Do đó hình thái học xã hội không phải chỉ thuần nghiên cứu nền tảng xã hội như nó [nền tảng xã hội] đã được hình thành sẵn, nhằm phân tích nó [nền tảng xã hội] bằng miêu tả. Hình thái học xã hội quan sát nền tảng xã hội như nó đang tiến hóa, để chỉ ra quá trình hình thành nơi nó. Hình thái học xã hội không phải một khoa học tĩnh đơn thuần [a pure static science], cho bằng một cách tự nhiên bao gồm các chuyển động [của đối tượng] từ đó [đưa đến] tình trạng [của đối tượng] mà nó nghiên cứu. Cho nên, như tất thảy mọi chuyên ngành khác của xã hội học, sử học và dân tộc chính so sánh cung cấp những bổ sung không thể thiếu [cho hình thái học xã hội].

 

 

Về Durkheim:

+ Tranh luận về quan hệ giữa dân tộc học và xã hội học (1907)

+ Tóm tắt Sự kiến tạo xã hội về thực tại (nháp)

+ Durkheim, chương 1 – 2 [Các quy tắc của phương pháp xã hội học]

+ Paul Giran khác [Phù thuật và tín ngưỡng An Nam: nhập môn triết học văn minh của người An Nam]

+ Đọc lại Durkheim (Các quy tắc của phương pháp xã hội học) [note, thứ tư 16 tháng Mười hai 2020]

+ Đầu tiên [quyển sách đầu tiên tôi biên tập, trong chú thích 183 nêu giả thuyết chủ nghĩa marx – lenin đi vào Việt Nam dường như qua khúc xạ của xã hội học Durkheim]

+ Durkheim [đối lập triết học với khoa học]

+ Nguyễn Văn Vĩnh, nhà dân tộc học: Một đánh giá [Lời người Man di hiện đại: Phong tục và thiết chế của người An-nam]

+ (Phần giới thiệu & thảo luận) Nói chuyện về Marcel Mauss và Nguyễn Văn Huyên

+ Có qua có lại, mới toại lòng nhau – Luận về biếu tặng của Marcel Mauss và tiếng vọng Nguyễn Văn Huyên

Bình luận về bài viết này