CL-S về Durkheim

[kết thúc “tuần Durkheim” đầu tiên (dẫu đơn vị tuần không khỏi làm tôi nghĩ tới Roland Barthes viết về mục chiêm tinh trên các tờ tạp chí)]

 

Dân tộc học chịu ơn Durkheim những gì?

 

Chương III [cuốn Nhân học cấu trúc 2] ban đầu được xuất bản dưới nhan đề “Ce que l’ethnologie doit à Durkheim“, in trong Annales de l’Université de Paris [Niên giám Đại học Paris], số 1 (1960), trang 45 – 50. Lễ tưởng niệm một trăm năm ngày sinh Durkheim đã diễn ra, hai năm muộn hơn, vào 30 tháng Sáu 1960, tại giảng đường lớn của Sorbnne, theo sáng kiến của Đại học Paris. Tôi đã chỉ có thể tới với tư cách một khán giả, vì ông Georges Gurvitch, lúc đó là giáo sư tại Sorbonne, đã từ chối tham luận của tôi. Văn bản sau này được đề nghị bởi Dean Georges Davy, to appear after the addresses actually delivered. Tôi gửi lại anh lời cảm ơn vì tạo khả năng cho tôi để tỏ thêm sự vinh danh của tôi tới người sáng lập trường pháp xã hội học Pháp, người tôi đã tượng niệm đề tặng tập đầu tiên Nhân học cấu trúc, vào đúng cái năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

 

 

Vào thời điểm khi ông viết Các quy tắc [Các quy tắc của phương pháp xã hội học, xuất bản 1895], Durkheim đã nhầm lẫn về dân tộc học. Ông đối lập “những quan sát rối loạn nơi những lữ khách, được thực hiện gấp gáp, với những văn bản chính xác của sử học”. Là môn đồ trung thành của Fustel de Coulanges, chính là lịch sử mà ông xét nhằm đưa ra một căn bản thí nghiệm dành cho xã hội học. “Nhà xã hội học”, ông viết, “có thể lấy làm nguyên liệu chính cho các giới thiệu của anh ta về những xã hội, mà những lòng tin, những truyền thống, những tập quán, và luật đã được hình thành trong những tài liệu viết và xác thực. Để chắc chắn, anh ấy không từ chối thông tin cung cấp bởi dân tộc học chưa qua phê phán [uncritical ethnography] (không có những sự vị có thể bị coi thường nơi nhà khoa học), nhưng anh ấy sẽ đưa chúng vào đúng vị trí của mình. Thay vì lấy điều trên làm trọng tâm nơi những nghiên cứu của mình, anh ấy nói chung sẽ dùng nó bổ sung cho dữ liệu lịch sử; hoặc, chí ít, anh ấy sẽ gắng xác thực sau những thông tin ấy” (Durkheim, The Rules of Sociological Method, S. A. Solovay & J. H. Mueller dịch, New York, 1964, trang 134).

Bốn năm sau, vào năm 1899, Hubert và Mauss nêu cùng quan điểm: “Là không thể” – hai người viết trong Hiến sinh: bản tính và chức năng của nó [Sacrifice: its nature and function], lần đầu xuất bản trong tập hai của Năm Xã hội học [Année sociologique] – “nhằm lượm từ dân tộc học chỉ mình cái khuôn của những thiết chế nguyên thủy [the pattern of primitive institutions]. Nói chung là bị bóp méo do quan sát quá vội hoặc sai bởi sự chính xác trong những ngôn ngữ của chúng ta, những sự vị [facts] thu được do những nhà dân tộc chí chỉ giá trị khi chúng được so sánh với những tài liệu chính xác và hoàn đầy đủ hơn”.

Rõ là đã có thay đổi giữa quãng hình thành [period of formation], nó gồm mười năm cuối thế kỷ XIX, và tập họp nhiệt thành [enthusiastic rallying] dành cho dân tộc học năm 1912. Điều này được chỉ ra trong lời giới thiệu Các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo [The elementary forms of the religious life], ở đó Durkheim định nghĩa sự quan sát hiện tượng đồng thời “một cách sử học và dân tộc chí”. Lần đầu tiên, hai phương pháp được đặt ngang hàng. Đẩy xa hơn nữa, ông biện luận “quan sát của những nhà dân tộc học thực đã đổi mới nghiên cứu về những thiết chế loài người”. Lấy một quan điểm gần như bác lại khẳng định trước kia của mình, ông tự loại chính ông ra khỏi những sử gia: “Cho nên không gì bất công hơn khinh bỉ mà rất nhiều sử gia vẫn dành cho công việc của những nhà dân tộc chí. Thật thế, hiển nhiên là dân tộc học đã đưa tới những cách mạng lớn nhất cho nhiều chuyên ngành khác nhau của xã hội học” (Durkheim, The Elementary Forms of the Religious Life, J. W. Swain dịch, New York, 1968, trang 18 – 20).

Rõ ràng, thái độ của Durkheim và những cộng sự của ông dành cho dân tộc chí đã chuyển hóa từ năm 1892 tới năm 1912. Chúng ta có thể giải thích như nào chuyển đổi này?

Nguyên nhân chính của nó, không nghi ngờ, là thay đổi mà nền tảng của Năm Xã hội học áp lên các công trình của Durkheim các phương pháp và lên sự đọc của ông. Sau khi quyết định sẽ đánh giá và bình luận, nhân danh học thuyết của ông, mọi tài liệu xã hội học xuất bản trên thế giới, ông không thể không tiếp xúc với những nhà dân tộc chí làm việc “thực địa”. Boas, Preuss, Wilken, Hill-Tout, Fison và Howitt, Swanton, Roth, Cushing, Hewitt, Strehlow, Spencer và Gillen, và những người khác tiết lộ cho ông, trong khi ngờ vực ban đầu của ông được tạo cảm hứng nơi những người biên soạn [compilers] hay những lý thuyết gia như Wundt, Mannhardt, Hartland và Tylor. Thật sự, Durkheim đã không đổi thái độ của ông dành cho dân tộc chí. Cái ngành ông phê phán trước tiên đã không còn là nó; chí ít, nó đã không còn cùng là dân tộc chí mà ông ta đã nhóm lại. Có lẽ chức vụ đầu tiên và lớn nhất ông lọc ra từ lý thuyết dân tộc học là học từ nó, trong vắng mặt chính những sự vị, người ta có thể suy tư với tính xác thực duy nhất vào những nguồn, và kiểm tra chúng với cùng sự nghiêm ngặt, cùng sự chăm sóc cẩn thận như nhà thí nghiệm làm việc cùng bảng ghi của anh ta. Ngoài một số công trình dân tộc học đích thực của ông – Loạn luân: bản tính và nguồn gốc của cấm kỵ [Incest: the Nature and Origin of the Taboo; “La Prohibition de l’inceste et ses origines,” Année sociologique, I, 1896 – 1897] và Phân loại nguyên thủy [Primitive Classification] (Durkheim và Mauss) – Durkheim đóng góp quan trọng cho dân tộc học với những review của ông, đăng rải rác xuyên qua các số Năm Xã hội học. Chúng kiểm chứng sự sáng suốt lựa chọn những công trình xứng để review. Tinh thần nó truyền cảm hứng cho các báo cáo quá hiện đại đến nỗi người ta có thể vẫn muốn chúng xuất bản ngày hôm nay [độc giả tiếng Anh không thể đọc nổi các bài review sách của Durkheim (thứ tư 15 tháng Mười hai 2021: tôi đã lầm, các review của Durkheim đã xuất bản trong tiếng Anh, từ 1980, trong tập Contributions to L’Année Sociologique)].

Giật ngược về những nguồn, dù vậy, Durkheim đã khám phá: đối lập ông lần đầu tưởng tượng giữa sử học và dân tộc chí phần lớn là ảo tưởng – hay, đúng hơn, ông diễn giải nó không đúng. Thật thế, ông phản đối những lý thuyết gia dân tộc học vì sự vô tri dành cho lịch sử nơi họ, nhưng họ dựng một phương pháp mang tính lịch sử nó không thể so sánh với phương pháp của những sử gia đích thực. Ở điểm này, vào một thời điểm quyết định trong tiến hóa của học thuyết Durkheim, Hubert và Mauss đã rọi sáng tinh thần của người thầy khi, trong Hiến sinh: bản tính và chức năng của nó, hai người đảm nhận thế chỗ đối lập giữa sử học và dân tộc chí một đối lập cơ bản giữa hai khái niệm lịch sử: một mặt, lịch sử của những sử gia, và, mặt khác, mà Radcliffe-Brown, trung thành với cảm hứng nơi Durkheim, định danh một phần tư thế kỷ sau là “lịch sử phỏng đoán” [conjectural history]. “Sai lầm của Robertson Smith”, Hubert và Mauss viết, “trên hết là chỉ dùng một phương pháp [was above all one of method]. Thay vì phân tích nguồn gốc phức tạp của hệ thống nghi lễ người Semit, ông bắt đầu phân loại những sự vị một cách phả hệ, phù hợp với những kết nối mang tính loại suy [analogical connections] mà ông tin rằng ông đã nhìn thấy. Đây là đặc điểm chung của các nhà nhân học Anh… Trong phạm trù này của những sự vị tất thảy những điều tra thuần lịch sử đều không hiệu quả. Tính cổ sơ nơi những văn bản hay những sự vị được kể lại, sự man rợ mang tính so sánh giữa các cộng đồng, và sự đơn giản rõ ràng của những nghi lễ [the apparent simplicity of the rites] là những chỉ dấu lừa dối về niên đại [deceptive chronological indications]” (Hubert & Mauss, Sacrifice: Its Nature and Function, W. D. Halls dịch, Chicago, 1964, trang 7 – 8).

Cho nên đối lập thực sự nằm ở hai cách nhìn khác nhau về lịch sử. Một lịch sử dựa trực tiếp vào những tài liệu “được viết bởi những bản thân những nhân tố, trong ngôn ngữ của họ”, hoặc dựa trên những công trình bất hủ trang hoàn cùng những hình mẫu [monuments decorated with figures]. Lịch sử còn lại – được thực hành tại thời điểm này bởi hầu hết các lý thuyết gia dân tộc chí – là một hình thức của lịch sử có tính ý luận [a form of ideological history] bao gồm sự đặt các quan sát trên trật tự niên đại [chronological order], theo bất cứ cách được coi là thỏa đáng về trí tuệ [không hiểu từ “ý luận” CL-S muốn nói gì; chắc chắn không phải theo nghĩa của Durkheim].

Nhưng đây là điểm quan trọng. Một khi thoát khỏi những dự tính của nó và trở về với dữ liệu đặc thù của quan sát, dân tộc chí tiết lộ bản tính thực của mình. Bởi, nếu dữ liệu đó không phải những dội lại của một lịch sử sai [reflections of a false history], những dự án rải rác tới hiện tại của những “nấc” có tính giả thuyết của tiến hóa của tinh thần con người [the scattered projections into the present of hypothetical “stages” of the evolution of the human mind], nếu chúng [những dự án rải rác] không can dự tới trật tự của sự kiện, chúng có thể dạy ta những gì? Durkheim, được bảo vệ bởi duy lý luận của ông trước cám dỗ (nó vốn thu hút Frazer trong những công trình cuối của ông) nhìn thấy trong những dữ liệu này sản phẩm của những suy nghĩ miên man, gần như nhất thiết phải dẫn tới diễn giải ông đặt ra trong lời giới thiệu Các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo: “Các văn minh nghiên thủy đặt ra những trường hợp đặc quyền … do bởi chúng là những trường hợp đơn giản … những quan hệ giữa những sự kiện rõ ràng hơn”. Chúng [những văn minh nguyên thủy] cấp cho ta, do đó, cùng “một phương tiện nhằm phân tách những nguyên nhân luôn tồn tại ở đó những hình thức căn bản của tư duy và thực hành tôn giáo dựa vào” (Durkheim, 1968, trang 19 – 21).

Hôm nay, tất nhiên, chúng ta tự hỏi câu hỏi (điều không thực làm bận trí Durkheim) liệu đặc quyền của sự biết có tính dân tộc chí là do thuộc tính của đối tượng, hay liệu nó không được giải thích bởi sự đơn giản hóa tương đối về một thức của sự biết [the relative simplification of a mode of knowledge] khi nó được áp dụng cho một đối tượng rất xa. Sự thật dường như ở giữa hai cách diễn giải, và cách diễn giải Durkheim chọn không phải không chính xác, ngay cả khi các lập luận ông đưa ra không còn được chúng ta giữ lại. Dù vậy đúng là, với Durkheim, mục đích và những phương pháp của nghiên cứu dân tộc chí đã trải qua một biến động triệt để [radical upheaval]. Nó có thể do đó thoát những thay thế đầy hạn chế của mình: vừa thỏa tò mò nơi những người hiếu cổ (giá trị của nó được đo đạc bởi đặc điểm lạ và quái nơi những phát hiện của mình); vừa minh họa cho một posteriori [hậu nghiệm], bằng những ví dụ được chọn phù hợp, những giả thuyết tư biện về nguồn gốc và tiến hóa của loài người. Vai trò của dân tộc chí phải được định trong những cách khác. Mỗi quan sát của nó trình bày, một cách tuyệt đối hoặc tương đối, một giá trị của kinh nghiệm và có thể phân định các sự thật chung.

Không gì lay động hoặc thuyết phục hơn đọc thông điệp này xuyên qua những công trình nơi Radcliffe-Brown, người – cũng như Boas, Malinowski, và Mauss – dân tộc học giành được quyền tự chủ vào một phần tư đầu tiên của thế kỷ này [thế kỷ XX]. Dù là người Anh, và do đó kế thừa truyền thống trí tuệ ở đó sử học và dân tộc học được kết lại, anh chàng trẻ tuổi Radcliffe-Brown đã hướng sang Pháp và hướng sang Durkheim lúc anh ra đảm nhận nhằm đưa dân tộc học (cho đến lúc nó trở nên những khoa học lịch sử hoặc khoa học triết học) trở nên khoa học mang tính thí nghiệm [experimental science] trong so sánh với những khoa học tự nhiên khác. “Khái niệm này”, anh ấy viết năm 1923, “tuyệt đối không viển vông. Durkheim và trường phái Năm Xã hội học đầy quan trọng đã nhấn mạnh từ năm 1895″ (Radcliffe-Brown, 1958, trang 16).

Và nếu, vào năm 1931, anh ấy tỏ lòng tiếc những phương pháp thực địa mới không bắt nguồn từ Pháp, anh ấy vẫn hiểu rằng “Pháp đã dẫn đầu trong quá trình phát triển nghiên cứu lý thuyết của xã hội học so sánh” (Radcliffe-Brown, Method in Social Anthropology: Selected Essays, M. N. Srinivas biên soạn, Chicago, 1958, trang 69 – 70),

Nghịch lý Radcliffe-Brown nhấn vào rõ ràng hơn là thực. Thế hệ đầu tiên được hình thành bởi Durkheim sẽ đưa đến nhiều người làm việc thực địa, nếu không bị suy tàn bởi Thế chiến thứ nhất. Thế hệ tiếp sau đó dành phần lớn đời mình cho quan sát trực tiếp. Và, mặc dù bản thân Durkheim không thực hành điền dã, Các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo chắc chắn là nguồn cảm hứng lý thuyết cho những nhà nghiên cứu Châu Úc. Điều này là bởi, lần đầu tiên, đã phân tích và phân loại có phương pháp các quan sát dân tộc chí nó không còn xuất hiện như một sưu tầm những tò mò về những điều khác thường, hoặc như những di tích của quá khứ [a collection of curiosities of aberrations, or as relics of the past]. Một nỗ lực giờ đây đã thực hiện nhằm đặt chúng vào một loại hình học có tính hệ thống của những lòng tin và những hành vi [a systematic typology of beliefs and behaviors]. Từ những cuộc hành quân xa xôi nơi nó đóng quân, dân tộc chí được đưa trở lại sau bước tường của thành phố khoa học. Tất cả những người đã giúp dân tộc chí ở đây [sau bước tường thành của thành phố khoa học] đều hết lòng thừa nhận mình là những Durkheimians [những người theo Durkhiem].

 

 

[Claude Levi-Strauss, “What ethnology owes to Durkheim” [Dân tộc học chịu ơn Durkheim những gì?], in trong: Claude Levi-Strauss (Monique Layton dịch), Structural anthropology, volume 2 [Nhân học cấu trúc 2], New York: Basic Books, 1976 [1973], chương III, phần 1: Persepective views, trang 44 – 48]

 

 

Về Durkheim:

+ Đóng góp của xã hội học cho tâm lý học và triết học (1909)

+ Văn minh nói chung và các típ văn minh (1902)

+ Xã hội (1917)

+ Phương pháp của xã hội học (1908)

+ Vai trò của xã hội học đại cương (1905)

+ Hình thái học xã hội (1899)

+ Tranh luận về quan hệ giữa dân tộc học và xã hội học (1907)

+ Tóm tắt Sự kiến tạo xã hội về thực tại (nháp)

+ Durkheim, chương 1 – 2 [Các quy tắc của phương pháp xã hội học]

+ Paul Giran khác [Phù thuật và tín ngưỡng An Nam: nhập môn triết học văn minh của người An Nam]

+ Đọc lại Durkheim (Các quy tắc của phương pháp xã hội học) [note, thứ tư 16 tháng Mười hai 2020]

+ Đầu tiên [quyển sách đầu tiên tôi biên tập, trong chú thích 183 nêu giả thuyết chủ nghĩa marx – lenin đi vào Việt Nam dường như qua khúc xạ của xã hội học Durkheim]

+ Durkheim [đối lập triết học với khoa học]

+ Nguyễn Văn Vĩnh, nhà dân tộc học: Một đánh giá [Lời người Man di hiện đại: Phong tục và thiết chế của người An-nam]

+ (Phần giới thiệu & thảo luận) Nói chuyện về Marcel Mauss và Nguyễn Văn Huyên

+ Có qua có lại, mới toại lòng nhau – Luận về biếu tặng của Marcel Mauss và tiếng vọng Nguyễn Văn Huyên

+ Đọc lại Nguyễn Văn Vĩnh, một nhà nghiên cứu khoa học xã hội [Lời người Man di hiện đại: Phong tục và thiết chế của người An-nam]

Bình luận về bài viết này