Lukacs điểm sách: Balzac

Bắt đầu học Lukacs, từ tuyển tập các bài điểm sách của Lukacs. Muốn đọc Lukacs thì phải đọc Balzac tương đối, nhưng mới đọc mỗi Cesar Birotteau.

lukacs review

 

Vinh quang hậu thế của Balzac

Trăm năm đã qua khi những tác phẩm vô danh đồng thời vô giá đầu tiên của Balzac xuất hiện, cho tới ngày hôm nay 1922. Sau một quãng dài dành cho những nhà văn nổi danh và được đọc nhiều nhất của thế kỷ [XIX], ông dần bị lãng quên – đặc biệt là ở Đức. Danh tiếng của một số “nhà tự nhiên luận” nổi danh, Flaubert và Zola, Daudet và Maupassant, lu mờ Balzac hoàn toàn. Chỉ gần đây “most select minds” mới nhìn sang ông, một lần nữa. Hofmannsthal chẳng hạn, vinh danh ông tột cùng; nhà xuất bản Insel phát hành tuyển tập tác phẩm của ông trong bản dịch mới.

Việc làm lu mờ danh tiếng của Balzac, sự bỏ mặc này so với các nhà văn khác – dù vượt ông in terms of orthodox artistry [không hiểu; nghệ thuật chính thông?] – không xứng đứng cạnh ông về chân trời tinh thần [spiritual horizons?], của cái nhìn, của những mẫu người với chiều rộng và chiều sâu, owes nothing to chance. Dù gì thì cả hai lý do trên đều không thể đơn giản quy cho việc “thay đổi thị hiếu” hoặc nghệ thuật đã “vượt qua” [‘surmounting’] nghệ thuật của Balzac. Mà những thay đổi xã hội đằng sau sự thay đổi ấy về thị hiếu [việc tiểu thuyết của Balzac bị ngó lơ] và do đó thay đổi trong ý luận (cho nên thay đổi trong thị hiếu) của giai cấp thế kỷ XIX tạo nên culture tone [giọng văn hóa?]: giai cấp tư sản.

Trong lời tựa viết cho ấn bản thứ hai của tập I bộ Tư bản Marx đưa ra một bức tranh về cuộc thay đổi ý luận này, dù mới chỉ diễn ra đối với kinh tế chính trị học. Ông nhấn mạnh tính vô tư từng là tiền đề cho những học giả lớn như Adam Smith và Ricardo đã bị bóp chết, ngày một chặt. Giờ vấn đề không còn là liệu định lý này đúng, cho bằng nó có lợi hay có hại cho tư bản, tiện hay gây hại cho tư bản, hợp hay không hợp, chống luật và trật tự không. Những nghiên cứu khoa học vô tư đã nhường chỗ cho lương tâm độc ác [bad conscience, chắc chắn dịch sai] và ý đồ xấu xa của bọn chuyên nghề ca tụng. Từ quan điểm của sự phát triển của ý luận, quá trình ấy có thể được định nghĩa là giai cấp tư sản đã mất đi lòng tin chất phác vào nhiệm vụ cải tạo xã hội vì lợi ích của chính mình. Trong văn chương, dĩ nhiên, quá trình ấy tìm được một diễn đạt ít rạch ròi hơn trong kinh tế chính trị học, nơi những lợi ích [giữa các giai cấp] phải bị lột truồng để lộ ra là một vấn đề và mọi trốn tránh mệnh đề rõ ràng trên nhất thiết giả định một hình thức không thuần của những kẻ chuyên nghề ca tụng. Thay đổi ấy được thể hiện trong văn chương ở việc mất nhiệt tình, thậm chí mất đi tính vô tư đối với những biểu hiện của xã hội tư sản. Nó có thể là bắt đầu của một chạy trốn vào quá khứ, vào phi lai – tương lai [Utopian-future], vào những xã hội lãng mạn xa lắc. Hết ảo tưởng có thể mang một hình thức của một bức chân dung nghệ thuật “thuần” hoặc của một báo cáo khoa học về cuộc đời “thuần”. Chắc chắn những biện minh cho kinh tế chính trị học có thể nảy sinh những tác phẩm trùng khớp sự vinh danh quá trình phát triển của giai cấp tư sản (nhưng không thiện ý) – và cả đống tác phẩm theo đó sẽ nảy sinh. Nhưng chính bản chất của quan hệ tức thời và tinh vi giữa văn chương và ý luận của giai cấp mà các tác phẩm ấy mang ý nghĩa thời sự lớn nhưng không thể trở nên quan trọng về lâu dài – thậm chí không từ quan điểm của sự phát triển của văn chương tư sản. (Văn chương chiến tranh là ví dụ điển hình). Nói gọn: trong khi các biểu hiện văn chương của “hết ảo tưởng” rất đa dạng và có thể chồng và tích lũy [accumulate] trong tác phẩm oeuvre [Lukacs đang điểm tuyển tập tác phẩm của Balzac mới xuất bản ở Đức năm 1922] của một nhà văn duy nhất (đặc biệt rõ ở Flaubert), sự đồng nhất của nó – từ góc độ xã hội – nổi bật đối lập giữa nó với những sản phẩm văn chương chưa được phân định của các giai cấp liên quan. Do đó nó [văn chương thời Balzac] có vẻ ngây thơ, thực thô sơ, thiếu thẩm mỹ, hỗn độn so với những sản phẩm tân tiến và tinh tế của nghệ thuật hiện đại. Đây là thân phận văn chương của Balzac, bằng chứng là thế hệ của Flaubert vùi dập ông và đánh giá ấy lan rộng.

Với Balzac – như một vài nhà văn vĩ đại người Anh thế kỷ 18 (Sterne, Smollett, Fielding), nhưng đuổi kịp với sự phát triển nhanh chóng [but keeping pace with the rapid intervening development? không đọc ba tác giả trên nên không hiểu Lukacs nói gi] – là biểu hiện văn chương của giai cấp tư sản tham vọng và tiến bộ. Ông không chỉ dũng cảm tuyệt vời và vô tư – khiến Marx ngưỡng mộ – khi vẽ một xã hội tư sản, mà còn thể hiện một lập trường rõ ràng và dứt khoát, một lập trường quả quyết, không đạo đức giả. Kỹ thuật của Balzac không chỉ mô tả những dục vọng của con người và mổ xẻ chúng về mặt tâm lý, mà còn hiểu rõ chúng trong bản chất, trong quan hệ của chúng với toàn thể đời sống xã hội và tương tác giữa chúng với nhau. Phong cách của ông, có vẻ cường điệu, lãng mạn, và kỳ quặc đối với thế hệ sau, được đặt nền tảng ở một cái nhìn về dục vọng, đặc tính và thân phận của con người, giai cấp và xã hội, nó mờ nhạt gợi đến sự suy đồi [corruption] của những “mặt nạ đặc tính kinh tế” của Marx [Marx’s ‘economic character masks’ – không biết dịch ra sao].

Điều này không có nghĩa khẳng định Vở kịch con người là một dự báo tưởng tượng của duy vật luận lịch sử. Nó không chỉ đi ngược bản chất của tính tưởng tượng văn chương mà còn xuyên tạc hoàn toàn bản chất của Balzac [essence of Balzac]. Không thể bỏ qua là các tác phẩm [oeuvre] của Balzac xuất hiện vào thời đại [age] chính các sử gia tư sản (Mignet, Guizot, v.v.) ở một mức độ nào đó đã phát hiện ra đấu tranh giai cấp là động lực của lịch sử. Balzac hoàn toàn là một nhà văn giàu tưởng tượng, mặc dù ông thi thoảng triết lý và lạc đề. Hơn nữa ông hoàn toàn bị phụ thuộc vào tất cả những định kiến của giai cấp tư sản đương thời. Tuy nhiên ông là một biểu hiện văn chương của một giai cấp đang lên [a rising social stratum], của toàn thể của xã hội và thân phận cá nhân, một cái nhìn về thế giới và việc miêu tả chúng trong văn chương không phải vấn đề riêng rẽ đối với Balzac như đối với các nhà văn thuộc giai cấp tư sản đang suy tàn (về ý luận); không như Balzac, những người này không thể tìm thấy yếu tố thống nhất tác phẩm của họ với đời sống xã hội, trong chính chất liệu văn chương, và phải gắng thay bằng lý thuyết, một cách lai căng.

Do đó thế hệ sau 1848 từ chối Balzac có thể hiểu được – nếu nó cũng là một dấu hiệu xấu cho sự phát triển của ý luận tư sản. Nhưng nhiệt tình giờ đây dành cho ông của một vài văn nhân không phải dấu hiệu của một phục hồi từ bên trong, một liên kết với những truyền thống vĩ đại của đời sống tư sản; mà ngược lại. Ngay cả đối với giai cấp tư sản, thời đại [epoch] của Balzac đã trở thành lịch sử tuyệt đối [sheer history; chưa đọc Lịch sử và ý thức giai cấp nên không hiểu Lukacs nói gì]. Nếu giờ Balzac “mốt” trở lại, ông sẽ đứng cùng Nghìn lẻ một đêm, truyền thuyết Trung Quốc và truyện trung cổ [Lukacs tính Mười ngày của Boccaccio không?]. Ông đã mất hết ý nghĩa đối với văn hóa tư sản tàn tạ: việc từ chối ông là phản ứng năng động cuối cùng đối với ông.

Ngày nay chúng ta vẫn chưa thể biết trước lập trường của giai cấp vô sản đối với Balzac, đã hoàn toàn trở thành một figure lịch sử [historical figure, figure dịch là gì?]. Giai cấp vô sản nếu có thì giờ rỗi và cơ hội để sống lại lịch sử nội bộ của mình ở một cấp độ ý thức, thì các tác phẩm của Balzac [Balzac’s oeuvre] – một trình hiện số ít, toàn thể của cả một thời đại [age, epoch, khác nhau như nào?] có thể đáp ứng được một hiểu biết sâu sắc [deeper understanding] hơn hẳn những tìm kiếm thành công của Balzac trong giai cấp của chính ông, những kẻ ngày càng chạy trốn việc hiểu chính mình.

Dưới đây là đoạn trong lời nói đầu của Marx cho ấn bản thứ hai tập I bộ Tư bản mà Lukacs nhắc tới:

[Karl Marx, “Lời bạt viết cho lần xuất bản thứ hai” [London, 24 tháng Một 1873], in trong: Karl Marx, Tư bản: phê phán khoa kinh tế chính trị, quyển thứ nhất: Quá trình sản xuất của tư bản, tập I (I. Hàng hóa và tiền, II. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, III. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối), Hà Nội: NXB Sự thật, 1973, khổ 13×18.8cm, 648 trang, 2đ.10 (mua 13 tháng Ba 2018: 40.000 đồng), trang 26 & 29 – 31]

“Từ năm 1848, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng ở nước Đức, và ngày nay nó đang trải qua thời kỳ đầu cơ hưng thịnh của nó. Nhưng đối với các chuyên gia của chúng ta [các giáo sư kinh tế chính trị học Đức] thì số phận của họ vẫn không may như trước. Trước đây khi họ có thể nghiên cứu khoa kinh tế chính trị một cách vô tư thì trong thực tế của nước Đức lại chưa có những quan hệ kinh tế hiện đại. Còn khi những quan hệ ấy xuất hiện thì điều đó lại diễn ra dưới những tình huống không cho phép họ nghiên cứu những quan hệ đó một cách vô tư trong phạm vi của tầm mắt tư sản nữa. Chừng nào khoa kinh tế chính trị còn là khoa kinh tế chính trị tư sản, nghĩa là chừng nào nó còn coi trật tự tư bản chủ nghĩa không phải là một nấc phát triển nhất thời trong lịch sử, mà ngược lại là một hình thức tuyệt đối và cuối cùng của nền sản xuất xã hội, thì nó chỉ có thể là một khoa học chừng nào mà cuộc đấu tranh giai cấp còn đang ở trong trạng thái tiềm tàng, hoặc chỉ mới bộc lộ ra trong những biểu hiện đơn giản nhất mà thôi.

“Chúng ta hãy lấy nước Anh làm ví dụ. Khoa kinh tế chính trị cổ điển của nước này thuộc về thời kỳ đấu tranh giai cấp còn chưa phát triển. Ricardo, người đại biểu vĩ đại cuối cùng của nó, rốt cuộc đã lấy một cách có ý thức sự đối lập giữa những lợi ích giai cấp, giữa tiền công và lợi nhuận, giữa lợi nhuận và địa tô, làm khởi điểm cho công trình nghiên cứu của mình và ngây thơ cho rằng sự đối lập đó là một quy luật tự nhiên của đời sống xã hội. Với điều đó khoa học kinh tế tư sản đã đạt tới cái giới hạn cuối cùng không thể vượt qua được của nó. Ngay từ khi Ricardo còn sống và đối lập lại với ông ta, sự phê phán đối với khoa kinh tế chính trị tư sản cũng đã lên tiếng rồi, mà đại diện của sự phê phán đó là Sismondi.

“Thời kỳ [period] tiếp theo đó, từ 1820 đến 1830, là thời kỳ hoạt động khoa học sôi nổi trong lĩnh vực kinh tế chính trị ở nước Anh. Đó là thời kỳ phổ biến và truyền bá học thuyết Ricardo, và đồng thời cũng là thời kỳ mà học thuyết ấy đấu tranh chống lại những trường phái cũ. Những cuộc giao tranh tuyệt diệu đã diễn ra. Trên lục địa châu Âu, người ta không biết được gì mấy về những việc đã làm trong thời kỳ ấy, vì phần lớ cuộc bút chiến đều nằm tản mạn trong những bài đăng các tạp chí, trong những cuốn sách nhỏ và những tập sách có tính chất vô tư của cuộc luận chiến ấy, mặc dầu trong một vài trường hợp ngoại lệ học thuyết Ricardo cũng đã được dùng làm vũ khí tấn công vào nền kinh tế tư sản. Một mặt, bản thân nền đại công nghiệp cũng chỉ vừa mới thoát khởi thời kỳ ấu trĩ: chỉ với cuộc khủng hoảng năm 1825, thì sự tuần hoàn có tính chất chu kỳ trong đời sống hiện đại của nền đại công nghiệp mới bắt đầu. Mặt khác cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư bản và lao động đã bị gạt xuống hàng thứ yếu: trong lĩnh vực chính trị, cuộc đấu tranh giai cấp đó đã bị che lấp bởi cuộc phân tranh giữa bọn phong kiến và các chính phủ tập hợp chung quanh Liên minh thần thánh ở một bên, với bên kia là quân chúng nhân dân do giai cấp tư sản lãnh đạo; về mặt kinh tế, cuộc đấu tranh đó đã bị che lấp bởi những sự tranh chấp giữa tư bản công nghiệp và chế độ sở hữu ruộng đất quý tộc; ở Pháp những sự tranh chấp ấy ẩn nấp đằng sau sự đối lập giữa chế độ sở hữu ruộng đất nhỏ và chế độ đại sở hữu ruộng đất, còn ở Anh thì nó lại nổ ra công khai từ khi có các đạo luật về lúa mì. Sách báo kinh tế ở nước Anh trong thời kỳ đó làm cho người ta nhớ đến thời kỳ bão táp và tiền công trong lĩnh vực kinh tế ở Pháp sau khi bác sĩ Kê-nê mất, nhưng cũng chỉ giống như những ngày đầu thu làm cho người ta nhớ đến mùa xuân mà thôi. Đến năm 1830, cuộc khủng hoảng có tính chất quyết định đã bùng nổ.

“Ở Pháp và Anh, giai cấp tư sản đã giành được quyền lực chính trị. Từ đó, trên lý luận cũng như trong thực tiễn, cuộc đấu tranh giai cấp mang những hình thái [hình thức: forms] ngày càng rõ rệt, ngày càng đáng sợ. Đồng thời giờ tận số của khoa kinh tế tư sản khoa học cũng đã điểm. Bây giờ vấn đề không còn là tìm xem định lý kia là đúng hay không đúng nữa, mà là tìm xem nó có lợi hay có hại cho tư bản, tiện hay bất tiện, hợp hay không hợp với yêu cầu của cảnh sát. Sự nghiên cứu không vụ lợi đã nhường chỗ cho những cuộc bút chiến của những kẻ viết văn thuê, những sự tìm tòi khoa học vô tư đã nhường chỗ cho lương tâm độc ác [bad conscience; tôi không nghĩ dịch “lương tâm độc ác” là đúng] và ý đồ xấu xa của bọn chuyên nghề ca tụng. Tuy nhiên những tập sách nhỏ khó chịu cho Hội chống các đạo luật về lúa mì xuất bản – đứng đầu hội này là các chủ xưởng Cốp-đen và Brai-tơ – cũng có bổ ích phần nào, nếu không phải là về mặt khoa học thì ít ra cũng là về mặt lịch sử, thông qua cuộc luận chiến của chúng chống lại bọn quý tộc địa chủ. Nhưng từ thời kỳ Sir Rô-bớc Pin, thì cả cái nọc cuối cùng đó của khoa kinh tế chính trị tầm thường cũng bị những pháp chế về tự do thương mại bẻ gẫy nốt.

“Cuộc cách mạng năm 1848 trên đại lục cũng đã tác động trở lại vào nước Anh. Những người còn có hoài bão khoa học và không chịu thỏa mãn với vai trò những kẻ ngụy biện tầm thường và những kẻ làm tay sai cho các giai cấp thống trị, thì tìm cách điều hòa khoa kinh tế chính trị của tư sản với những yêu sách của giai cấp vô sản, những yêu sách mà từ nay trở đi người ta không thể bỏ qua được. Do đó đẻ ra một chủ nghĩa chiết trung vô vị mà John Stuart Mill là đại biểu trứ danh nhất. Đó là sự tuyên bố phá sản [declaration of bankruptcy] của khoa kinh tế “tư sản”, như nhà bác học và nhà phê bình vĩ đại người Nga Chernyshevsky đã vạch ra rất tài tình trong cuốn Khái luận kinh tế chính trị học (theo Mill) của ông.”

Bình luận về bài viết này