Bước đầu giải mã tục thờ Táo Quân tại Việt Nam

Tục thờ Ông Công Ông Táo chầu giời ngày 23 tháng Chạp hằng năm đã trở thành một nét văn hoá đặc sắc của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Những hình tượng, câu chuyện dân gian về Ông Táo đều có ý nghĩa văn hoá-tín ngưỡng sâu đậm rất cần để phân tích, giải mã.

1. Giới thiệu chung

Ông Công Ông Táo là những vị thần bếp được sai xuống trần bên cạnh việc bảo trợ sự bếp núc mà còn hằng năm vào 23 tháng Chạp sẽ về lại về Trời tâu Ngọc Hoàng những điều dưới dương gian trong năm vừa qua.

Ở Việt Nam, hình tượng Táo Quân gồm 2 Ông 1 Bà. Phong tục này bắt đầu từ câu chuyện dân gian về nàng Thị Nhi và 2 chàng Trọng Cao và Phạm Lang.

Chuyện kể rằng nàng Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng với nhau, nhưng mãi không có con. Mâu thuẫn vợ chồng càng lớn tới mức Thị Nhi phải bỏ nhà, biệt xứ. Ở đó nàng gặp Phạm Lang và nên vợ nên chồng. Trọng Cao ân hận cũng bỏ nhà đi tìm vợ.

Cứ lần hồi, hằng năm trời, Cao Trọng trở thành kẻ ăn mày dọc đường.May mắn cho Cao Trọng một ngày ăn xin tình cờ tới được chỗ Nhị Lan. Nàng nhận ra người hành khất  là chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao Trọng. Vừa lúc, Phạm Lang trở về. Nàng sợ chồng nghi oan, nên giấu Trọng Cao dưới đống rạ.

Chẳng may, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

2. Tục thờ Ông Táo – Một biểu hiện của tín ngưỡng đa thần

Người Việt có văn hoá tín ngưỡng đa thần rõ rệt. Chúng ta không thờ duy nhất một vị thần sáng tạo thế giới như các tôn giáo độc thần. Chúng ta thờ nhiều vị thần linh, tuỳ theo lợi ích, nghề nghiệp,.. Ví dụ những người dân hành nghề đi biển thờ thần Sông Nước, có vùng thờ thần Cá Voi. Người dân đi rừng thờ Mẫu Thượng Ngàn, nhiều nơi thờ thần Hổ,… Và Ông Táo cũng vậy, gia đình nào cũng thờ cúng vị thần cai quản, bảo trợ việc nhà, việc đất, việc bếp núc này.

3. Sự tiếp biến văn hoá Đạo Giáo của Trung Hoa 

Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia đồng văn trong khu vực văn hoá Á Đông. Vậy nên có rất nhiều giả thiết đáng chú ý đưa ra rằng hình tượng Táo Quân là sự tiếp biến văn hoá Trung Quốc mà cụ thể ở đây là Đạo Giáo.

Đó không phải một điều đáng ngạc nhiên khi Đạo Giáo đã từng có những sự tiếp biến khúc xạ vào nhiều nét văn hoá bản địa. Mà cụ thể nhất có lẽ là sự lên khuân  một tín ngưỡng dân gian thờ nữ thần, thờ Mẫu trở thành một tôn giáo đa thần : Đạo Mẫu tam toà tứ phủ.

3 vị Táo Quân là được lấy từ hình mẫu  của 3 vị thần linh trong Đạo giáo là Thổ Công, Thổ địa, Thổ Kì. Nhưng những văn hoá từ phương Bắc truyền vào Việt Nam đã không còn là thứ văn hoá nguyên thuỷ kia mà đã được bản địa hoá mạnh mẽ. Nếu như Táo Quân của Trung Hoa gồm 1 Táo ông và 1 Táo bà ( ảnh hưởng của tư duy nhị nguyên ), thì ở Việt Nam hình tượng đấy đã trở thành hai Táo ông và 1 Táo bà. Một Táo ông coi quan việc nhà, một Táo ông thần Đất và một Táo Bà về việc bếp.

Sự thờ cúng Ông Táo còn thể hiện đậm nét dấu ấn thờ nữ thần của Văn hoá Việt. Trong cách bài trí thờ tự Táo Công ở Việt Nam là vị trí trung tâm của một hình nộm bằng giấy của Táo Bà và 2 ông. Việc một đất nước chịu nhiều dấu ấn Nho giáo trọng nam như Việt Nam vẫn để một nữ thần nắm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của dân gian là một minh chứng rõ nét thêm tính nữ trong tôn giáo tín ngưỡng. Đây là dấu ấn đặc sắc của thời kỳ Mẫu hệ còn sót lại ( Và đậm nét nhất của tính nữ phải kể đến Đạo Mẫu ). Việt Nam có quyền tự hào khi là một trong số ít những nền văn hoá còn để lại những dấu ấn đậm nét tới thế của một thời đại xa xôi thờ tự Nữ thần. Bởi khi xã hội Mẫu hệ chuyển sang Phụ hệ, đồng thời sự xuất hiện của những tôn giáo, đặc biệt là những tôn giáo độc thần với hình tượng một thượng đế duy nhất thường là giới tính : Nam. Và trong lịch sử đã xảy ra rất nhiều vụ án tàn sát, tiêu diệt đẫm máu của những dòng tôn giáo độc thần nhằm triệt tiêu hoàn toàn những tín ngưỡng, tôn giáo thờ nữ thần.

4. Về tên gọi Táo Quân

“Ông Công Ông Táo”. Đó là từ phổ biến nhất mà người Việt dùng để chỉ hình tượng Táo Quân.

Việc những vị thần cai quản việc bếp núc nhà cửa lại được gọi là “Táo” là do trong tiếng Trung chữ Táo đồng nghĩa với chữ Bếp.

Bên cạnh đó, về mặt tên gọi, có nhiều giả thiết cho rằng việc dùng một danh từ “Táo Quân” hay “Ông Táo” để chỉ 3 vị thần linh đó có những giả do thuyết 3 ngôi.

Thuyết 3 ngôi dùng để chỉ 3 vị thần cùng cấp bậc, đồng đẳng  với một tên gọi chung. Như trong đạo Kito giáo có khái niệm Chúa 3 ngôi dùng để chỉ 3 mảnh nhưng 1 của một Chúa : Chúa Cha-Chúa Con-Chúa Thánh Thần hay Tam vị nhất thể trong Hindu giáo : Thần Sáng tạo-Bảo tồn-Huỷ diệt.

Đồng thời với số 3 đấy, phải chăng còn nhiều ý nghĩa hơn ?

Trong quan niệm của các nước đồng văn Á Đông, số 3 rất đẹp. Bởi đó là”Tam”.  Là “Tam tài” : Thiên, Địa, Nhân; “Tam quang” :  Nhật, Nguyệt, Tinh; “Tam tinh” :  Phúc, Lộc, Thọ; “Tam hữu” Tùng, Trúc, Mai, Thời gian có quá khứ, hiện tại và tương lai,… Thêm nữa trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử đã từng nói: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Số 3 ( Tam ) là sự hoàn hảo, sự kết tinh toàn mỹ của thế gian.

5. Hình tượng cá chép

Theo sự tích, cá chép vốn là Cá Chép Vàng hay còn gọi là Cá Chép Tiên.  Là một loài động vật sống ở trên Thiên Giới. Do phạm phải lỗi , nên bị Ngọc Hoàng  đày xuống trần gian để tu Hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra.

Cá chép xuống trần trải qua bao ải tu thành chính quả và vượt ải vũ môn hoá rồng. Từ sự tích xưa đấy hình thành một cách nói “Vượt ải vũ môn” dùng để chỉ những người vượt qua những thử thách gian khổ để hoàn thành công việc như cách nói : những thí sinh “vượt ải vũ môn” kì thi đại học.

Còn Ông Táo là do Ngọc Hoàng phái xuống trần  để theo dõi con người. Sau đó hằng năm ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới nhân gian. Nhưng mà muốn bay lên Trời , thì Ông Táo phải nhờ đến cá Chép mới lên được.

Chính vì vậy mà người dân có thêm một tục phóng sinh cá vàng để dùng nó như một “phương tiện giao thông” chuyên chở ông Táo về Trời.

6. Đốt vàng mã

Nhân dân đốt vàng mã ông Táo với niềm tin vị thần bếp ấy sẽ đi về Trời hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng nói đến sự đốt vàng mã thì phải chăng khởi thuỷ của tục này mục đích là để hương hoả cho người đã chết chứ đâu phải được sử dụng với nhiều “đối tượng” như bây giờ.

Về tục đốt vàng mã, Nguyễn Hiến Lê đã viết như thế này trong Sử Trung Quốc : “Người ta khai quật được một số mộ các vua chúa đời Thương thấy ông vua nào chết cũng có nhiều người bị chôn sống theo. Nhà Chu bỏ tục đó và cả tục giết người để tế thần nữa. Những người bị chôn sống theo vua được thay bằng những tượng gỗ, đá, đồng.. Rồi những đời sau lại thay bằng những bộ đồ vàng mã. Tục này truyền qua nước ta, ngày nay vẫn chưa bỏ được”

Tục đốt vàng mã đã có từ rất xưa. Con người Á Đông với niềm tin vào một thế giới khác cùng tồn tại song song với thế giới trần gian này. Và họ tin con người sau khi chết sẽ về cái thế giới đó. Nên họ tin sẽ gửi gắm những “đồ dùng” để chuẩn bị cho người âm kia một cuộc sống mới.

Nhưng tại sao lại đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo, tại sao lại đốt vàng mã nói chung ở khá nhiều dịp khác nữa. Phải chăng lại là một giả thiết khác nữa về sự chuyển biến văn hoá theo dòng lịch sử. Văn hoá vốn bất biến, luôn vận động, luôn biến đổi thất thường và khó đoán định. Và phải chăng tục đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo cũng là một trường như vậy?

Đăng Thành

Viết cho Book Hunter

11 tháng Hai 2015

————

23 tháng Chạp năm ngoái tôi đã viết một bài về Táo quân trên Book Hunter. Một năm nhìn lại tôi thấy có nhiều điểm thiếu sót đáng lưu lý cần được bổ sung.

Tín ngưỡng thờ Táo Quân ở Việt Nam là rất phổ biến, bao gồm ba vị thần được thờ là: Thần lửa, thần đất và thần bếp.

Tuy nhiên vai trò của vị thần bếp và thần lửa là khá mờ nhạt. Nhắc tới Táo Quân người tnhớ ngay tới nhiệm vụ giám sát của vị thần này để cuối năm lên Thiên đình báo cáo lại mọi sự với Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Bên cạnh đó, theo TS. Đinh Hồng Hải (ĐH KHXH&NV HN) trong cuốn Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam (NXB Thế giới, 2015) thì tín ngưỡng thờ Táo Quân có ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Trời. Qua khúc xạ văn hóa phương Bắc (Đạo giáo), khái niệm “Trời” được dùng tương đương với khái niệm “Ngọc Hoàng Thượng Đế”.

Tôi cũng đặc biệt chú ý tới số 23. Tại sao Táo Quân lại rời đi ngày 23 tháng Chạp chứ không phải một ngày khác?

Nguyễn Đăng Duy trong Văn hóa tâm linh đã viết như này: “Về hệ thống phát triển tưduy số đếm, tuy chưa thành hệ thống chặt chẽ, nhưng từ xa xưa tổ tiên ta cũng đã nảy sinh những ý niệm về các con số linh thiêng”.

Trong số đếm từ 1 tới 10, các số lẻ (bao gồm 1, 3, 5, 7, 9) là các số dương hay các số sinh.Các số chẵn (Bao gồm 2, 4, 6, 8, 10) là các số âm hay các số thành.

Từ quan niệm trên, những số như 5, 14, 23 là những số dương trung hòa. Bởi lẽ đó là tổng có một số âm và một số dương, hoặc nhiều số âm và nhiều số dương tương đương.

Và người ta thường kiêng những ngày dương trung hòa ấy (Bao gồm ngày 23 tháng Chạp) vì những số đó biểu hiện cho sự đứng im, không phát triển.

Có nghĩa là ngày 23 tháng Chạp làm lễ Tống Táo là ngày của sự đứng im, không phát triển, là ngày kiêng kị.

Làm lễ tiễn Táo Quân vào ngày 23 chứ không phải một ngày nào khác vào dịp cuối năm (Như ngày 24, 25, 26 hay 27 chẳng hạn) là lí do như thế?

01 tháng Hai 2016

——–

Tháng Ba 2017

Tôi hoàn toàn nghi ngờ mấy điều ông Nguyễn Đăng Duy viết ở trên.

Bình luận về bài viết này