Vào hiệu sách cũ

Sáng thứ năm [6 tháng Tám 2020] vào quán cà phê sách cũ của anh Nguyễn Thế Bách (ba năm trước giúp tôi tìm quyển Thư chết của Linda Lê, sau đó quen chị Hoàng Thu, thu ngân của Nhã Nam Phạm Ngọc Thạch) 440 Âu Cơ trú mưa, lục lọi đống sách một cách vui sướng. Cứ ai đó cho tôi lục tủ sách của mình là tôi vui, trong lúc đó anh ấy ngồi nói chuyện với Yên Ba (định bắt chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu nên thôi). [đây là những gì tôi thấy, hoặc tôi có thể hiểu được]

+ Robert Chambers, Phát triển nông thôn: hãy bắt đầu từ những người cùng khổ, NXB Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp

+ Minh Tranh, Sơ thảo lược sử Việt-Nam, quyển I, Nha Giáo dục Phổ thông, 1954

Tuổi trẻ Engels: mùa xuân của một thiên tài

Tình bạn vĩ đại và cảm động

Tuổi trẻ Karl Marx (Phan Ngọc dịch cuốn này)

Tuổi trẻ Lenin (bốn cuốn trên đều là loại sách bỏ túi của NXB Thanh niên – Thành đoàn TP.HCM)

+ Hoàng Trinh, Phương Tây: văn học và con người, NXB Khoa học Xã hội, 1971

Kinh tế Nam Triều Tiên (lưu hành nội bộ), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương & Trung tâm Thông tin – Tư liệu, 1988

+ Tạp chí Thời đại số 3, 1999 (Lê Thành Khôi chủ trương, không thấy có bài báo quan tâm)

Lịch sử đảng cộng sản Liên Xô (bản tóm lược), NXB Sự thật (đặc biệt quan trọng, anh Huỳnh Duy Thanh nói sách in lần đầu năm 1946)

+ tạp chí Đối diện số 37 (tháng Bảy 1972): 1) Claude Julien (Linh Sơn dịch), “Đế quốc không biên giới”, trang 3 – 47, 2) Linh Sơn, “Nữu Ước: thành phố sợ hãi”, trang 49 – 60, 3) Phạm Đông Triều, “Chủ nghĩa tư bản Mỹ trên đường sụp đổ”, trang 61 – 81

(chủ bút của Đối diện là một người quen thuộc ngày hôm nay: Nguyễn Nghị)

(bộ sưu tập tạp chí Đối diện của anh Nguyễn Thế Bách tương đối đầy đủ, ngoài ra còn bộ sưu tập tạp chí Đứng dậy: Nguyễn Văn Trung – gã học triết học Marx lõm bõm rồi lòe người đời, tôi đánh giá thấp người này – thi thoảng viết cho Đối diện, sau đó viết cho Đứng dậy sau 1975)

+ tạp chí Văn học số 110 (tháng Sáu 1995): Tạ Chí Đại Trường, “Lan man từ một quyển sử hiện đại”, trang 20 – 26

+ tạp chí Văn học số 128 (tháng Mười hai 1996): 1) Tạ Chí Đại Trường, “Thân hữu anh em của sử học Việt Nam, người ở đâu”, trang 3 – 8, 2) Nguyễn Quốc Trụ, “Joseph Brodsky: Tôi hết còn tin tưởng vào nơi chốn ấy”, trang 10 – 16, 3) Nguyễn Quí Đức thực hiện, “Phỏng vấn Nguyễn Huy Thiệp” (31 tháng Mười 1996 tại Seattle), trang 17 – 22

+ Boris Xuskov, Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, NXB Tác phẩm mới, 1980 (không tìm được tên tiếng Anh của ông này)

+ Cao Huy Đính & Phạm Thúy Ba dịch, Cao Huy Đính giới thiệu, Mahabharata (sử thi Ấn Độ), NXB Khoa học Xã hội, 1979 (hướng tới cái phổ quát thì cần đọc như Phan Ngọc: nhắm tới những tác phẩm nổi bật của một văn hóa, sau đó mới đọc những thứ khác)

+ Maxim Gorky, Những trường đại học của tôi, NXB Văn học

+ Victor Hugo (Mặc Đỗ dịch), Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn: Sống mới

Để tìm hiểu Gorky, NXB Thanh niên

+ tạp chí Đối diện số 47 (6 tháng Sáu 1973): 1) Jacques Attali, “Trung Quốc ngày nay: Khi kinh tế học còn có những định luật khác”, trang 38 – 45 (chưa rõ người dịch, chắc là Linh Sơn), 2) Pierre Doublet, “Trung Hoa ngày nay: những trào lưu không thể xoay chuyển”, trang 46 – 55

+ tạp chí Đứng dậy số 79 – 80 (số đặc biệt về Cuba): 1) Xã hội chủ nghĩa và Giáo hội công giáo ở Cuba, trang 67 – 88, 2) Nguyên Hồng, “Một nền giáo dục cho mọi người”, trang 89 – 106 (so sánh với nhật ký Nguyên Hồng) (cả số này cần chú ý)

Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội: “Kính biếu anh Nguyên Ngọc và gia đình / Hà Nội 16/7/200 [một số không nhìn thấy] / quả phụ / Nguyễn Thị Doan” => có vẻ quan hệ đồng chí giữa Nguyễn Minh Châu và Nguyên Ngọc không tốt.

+ tạp chí Đối diện số 6 (tháng Mười hai 1969): Trần Thái Đỉnh, “Đối thoại và cộng tác giữa công giáo và các tôn giáo khác”, trang 9 -21 (Trần Thái Đỉnh thi thoảng mới viết cho tạp chí này)

+ tạp chí Đối diện số 15 (tháng Chín 1970): 1) Trương Bá Cần, “25 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc”, trang 1 – 38 (Trương Bá Cần đọc Lê Duẩn), 2) Nguyễn Ngọc Lan, “Vấn đề sôi bỏng của thế giới hôm nay… (ghi lại buổi nói chuyện với sinh viên Huế ngày 25-7-1970)”, trang 60 – 96

+ tạp chí Đối diện số 16 (tháng Mười 1970): Trương Bá Cần, “25 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (tiếp theo)”, trang 1 – 15

+ tạp chí Đối diện số 18 (tháng Mười hai 1970): Nguyễn Văn Trung, “Bài học cách mạng: Để kỷ niệm 100 năm sinh nhật Lenin”, trang 1 – 61 (NVT đọc Làm gì?)

+ tạp chí Đối diện số 33 (tháng Ba 1973): Trần Đình, “Kinh tế chậm tiến: Viện trợ và việc mở mang kinh tế các ước thế giới hạng ba”, trang 1 – 24 (font chữ của số này là font chữ in roneo)

+ tạp chí Đối diện số 34 (tháng Tư 1973): Michel Borri (Đoàn Tường dịch), “Cuộc gặp gỡ Mao – Nixon: “thương thuyết đôi khi cũng là lấy miếng trả miếng””, trang 59 – 65 (ghi chú cuối bài báo: “Theo lời yêu cầu của ông Đoàn Tường có bút hiệu là Lý Hoàng phong, Tòa soạn Đ.D. xin xác nhận, anh Đoàn Tường vẫn cộng tác với Đ.D. từ số 28 là một ngòi bút trẻ, hoàn toàn (chứ không chỉ 94, 36%) không phải là Đoàn Tường Lý Hoàng Phong. Chúng tôi rất tiếc vì có sự trùng hợp đó hoàn toàn ngoài ý muốn của mọi người, một sự trùng hợp càng đáng tiếc trong một chế độ chỉ giỏi rình rập, đe dọa, đàn áp người viết”, trang 65). Số này tập trung vào cuộc gặp Mao – Nixon.

+ tạp chí Đối diện số 35 (tháng Năm 1973): Phan Thanh Sơn (Nguyễn Ngọc Anh dịch), “Phong trào lao động VN từ 1920 đến 1930”, trang 1 – 36 (trích luận án tiến sĩ Phong trào lao động Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 của Phan Thanh Sơn tại đại học Sorbone, 1968) (lời tòa soạn trang 1: số 28 đăng bài của Nguyễn Phương Trạch, “Cuộc du nhập của chủ nghĩa Mác – Lê vào VN” => đặt cạnh bài luận của Nguyễn Kiến Giang)

+ tạp chí Đối diện số 53 + 54 (giáng sinh 1973): Georges Casalis (Nguyễn Nghị dịch), “Việt Nam và tương lai con người”, trang 55 – 65 (số này in roneo, như số 33)

+ tạp chí Đứng dậy số 87 (tháng Mười 1976): Nguyễn Văn Trung, “Phê phán xã hội tiêu thụ”, trang 33 – 54

+ tạp chí Đối diện số 39 (tháng Chín 1972): Văn Tân, “Nguyễn Đình Chiểu: một nhà trí thức yêu nước nồng nàn, một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc VN”, trang 36 – 57 (in roneo, Văn Tân lừng danh ở miền Bắc xuất hiện)

 

chủ nhật 9 tháng Tám 2020

rút từ “Note, tháng Tám 2020

tôi chỉ có thể viết note trong năm 2019-20

tại sao? tôi chưa biết

Bình luận về bài viết này