HS-Talk 2018

9. Mai Anh Tuấn [Tiến sĩ Ngữ văn; Giảng viên Khoa Viết văn – Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội] (2018), Lê Thu Trang [Thạc sĩ Kinh tế học, Università degli Studi di Cassino e del Lazio Meridionale] điều phối, “HS-Talk 9: Ba cách tiếp cận viết phê bình phim“, Hà Nội: Heritage Space, tầng hai tòa nhà Dolphin Plaza, 6 phố Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thứ bảy, 22 tháng Mười hai, 15:00 – 17:00, khoảng 55 người tham dự, phí tham dự 50.000 đồng.

8. Nguyễn Trọng Chuẩn [Giáo sư Triết học; Cựu Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam] (2018), Lê Thu Trang điều phối, “HS-Talk 8: Tại sao triết học? vai trò của Triết học trong xã hội hiện nay“, Heritage Space & HopeLab, thứ bảy, 24 tháng Mười một, 15:00 – 17:00, khoảng 60 người tham dự, phí tham dự 50.000 đồng.

7. Trần Bản Thiện [Nhà nghiên cứu người dùng; Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế, HAN University of Applied Sciences] (2018), Mỹ Hoàng [Học viên Cao học ngành Chính sách công, Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội] điều phối, “HS-Talk 7: Thách thức đạo đức mới ngành công nghệ số“, Heritage Space & HopeLab, thứ bảy, 27 tháng Mười, 15:00 – 17:00, khoảng 30 người tham dự, phí tham dự 50.000 đồng.

6. Nam Thi [nhà thơ] (2018), Mỹ Hoàng điều phối, “HS-Talk 6: Chất thơ trong thơ“, Heritage Space & HopeLab, thứ bảy, 15 tháng Chín, 15:00 – 17:00, khoảng 25 người tham dự, phí tham dự 50.000 đồng.

5. Đăng Thành [Cử nhân Sáng tác văn học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội] (2018), Trần Bản Thiện điều phối, “HS-Talk 5: Các kỹ thuật của thân xác“, Heritage Space & HopeLab, thứ bảy, 18 tháng Tám, 15:00 – 17:00, khoảng 15 người tham dự, phí tham dự 50.000 đồng.

4. Đinh Thị Hương Liên [Thạc sĩ Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền] (2018), “HS-Talk 4: Trịnh Công Sơn & Martin Heidegger – sự hồn nhiên của ngôn ngữ“, Heritage Space & HopeLab, thứ bảy, 21 tháng Bảy, 15:00 – 17:00, khoảng 30 người tham dự, phí tham dự 50.000 đồng.

3. Nguyễn Văn Đại [Cử nhân Mỹ học và Đạo đức học; Giảng viên Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền] (2018), Đinh Thị Hương Liên điều phối, “HS-Talk 3: Mỹ học – mối lương duyên giữa triết học và nghệ thuật“, thứ bảy, 23 tháng Sáu, 15:00 – 17:00, khoảng 40 người tham dự, phí tham dự 50.000 đồng.

2. Phạm Lê Hoàng Minh [Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng, University of Toulouse-Jean Jaurès] (2018), Đăng Thành điều phối, “HS-Talk 2: Vô thức, Giấc mơ, Cái Tôi và Phân tâm học“, thứ bảy, 26 tháng Năm, 15:00 – 17:00, khoảng 60 người tham dự, phí tham dự 50.000 đồng.

1. Phạm Văn Chung [Tiến sĩ Triết học; Cựu giảng viên khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội] (2018), Trần Đăng Dương [sáng lập viên HopeLab; Học viên Cao học ngành Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội] điều phối, “HS-Talk 1: Nietzsche & Bên kia thiện ác“, Heritage Space & HopeLab, thứ bảy, 21 tháng Tư, 15:00 – 17:00, khoảng 35 người tham dự, phí tham dự 50.000 đồng.

 

 

2018 là một năm kỳ lạ với tôi. Tôi được đặt vào một vị trí hẳn là hữu danh vô thực, dường như nhằm hợp thức hóa lượng người của ban tổ chức, tư vấn cho các buổi giảng cho công chức diện rộng HS-Talk. Tôi tự xét chỉ thực hiện đúng được vai trò đó trong duy nhất buổi HS-Talk 8. Trong tám buổi còn lại, tôi dường như chỉ vật vờ, đứng ở đó cho đủ số lượng. Nói rộng hơn, tôi gần như không bao giờ teamwork được. Vật vờ, lay lắt: trạng thái hiện diện thứ nhất tôi tự biểu hiện trong những cuộc làm việc nhóm. Ba năm sau, năm 2021, đọc David Graeber, tôi chắc chắn rằng mọi công việc làm theo nhóm, đối với tôi, đều là bullshit jobs.

Bình luận về bài viết này