Phong Hiền

Tiếp tục “đọc Marx ở Việt Nam”.

Phong Hiền:

IMG_7002

IMG_8506

IMG_5476

IMG_5501

 

Năm 1957 với liên tục những quyển sách mỏng của Lenin ra đời, là năm đột biến của NXB Sự thật, rồi đây sẽ trở nên nhà xuất bản lớn nhất của miền Bắc thời chiến tranh. Để trở nên NXB Sự thật, nhà xuất bản lớn nhất thời chiến tranh Việt Nam, cần quy cách suy luận của các lãnh tụ (Marx, Engels, Lenin – không kể hai lãnh tụ lớn hồi đó là Stalin và Mao Trạch Đông) về một mối. Với lãnh tụ đầu tiên là Marx, chuyện không đơn giản như vậy, với cuộc phát hiện những năm 1920 và 1930 những tác phẩm hồi trẻ (Bản thảo triết học – kinh tế 1944, Ý luận Đức, Luận cương về Feuerbach) câu chuyện mới bắt đầu. Lúc này cần một nhân vật xuất hiện (không phải Trần Đức Thảo) để xử lý câu chuyện ấy. Phong Hiền xuất hiện để tạo nên mối nối giữa, theo phân chia của Louis Althusser, “Marx trẻ” và “Marx già”, để đưa ra kết luận đối lập với Althusser: Marx trẻ là tiền đề cho Marx già, nghĩa là cách suy luận của Marx không hề có đứt đoạn, mà là một quá trình phát triển liên tục. “Không liên tục”, từ đó không có trong cách diễn giải Marx ở miền Bắc thời chiến tranh.

Ở miền Bắc có Phong Hiền thì ở miền Nam có Trần Văn Toàn, tức ông thầy của Nguyễn Quốc Trụ, đưa ra kết luận hoàn toàn khác. Nếu không có Trần Văn Toàn, câu chuyện về Marx trẻ ở Việt Nam sẽ bị nghênh hẳn về một vế hoặc bị lờ đi. 1964, cái năm quyển sách quan trọng của Phong Hiền xuất bản, nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam sụp đổ, và chiến tranh leo thang, rạch đôi hai miền. Miền Bắc cần có nhà lý luận (ideologist) hoàn thành câu chuyện về Marx. Lựa chọn ấy không dành cho Trần Đức Thảo, mà dành cho Phong Hiền. Vị trí duy nhất.

Ở hải ngoại, Phan Huy Đường đang chuẩn bị thực hiện câu chuyện ấy, khi mà cuộc chiến dường như đã chấm dứt, theo một cách khác.

Bình luận về bài viết này