Sur Socrates 1 (nháp)

“Xin Cha hãy cất triết học đi. Nếu triết học không tạo ra được nàng Juliet, không di chuyển được một thành phố, không đảo ngược bản án của quân vương thì triết học thật vô dụng.
Cha đừng triết học nữa”

(Shakespeare)[1]

 

Bỏ qua dục vọng sở hữu kiến thức, nỗi sợ hãi điều cấm kỵ kinh viện (không được bàn tới các cuốn sách ta chưa đọc), Pierre Bayard nêu lên sự thật: thời gian con người có hạn, không thể đọc hết sách vở trên đời[2]. Không đọc hết, đọc lướt, hoặc chưa hề đọc mà nghe kể về Socrates, chúng không thể cản ta nghĩ, bàn luận, thậm chí viết về Socrates. Pierre Bayard: không sợ hãi, hãy kiên cường đối mặt với bất khả này[3]. Chỉ duy nhất một điều phải tuân thủ: trung thực, trung thực về sự đọc của mình – như Promethe chịu phơi mình để loài ác điểu rỉa xác đời đời. Dù thế nào, phải tuyệt đối trung thực về khả năng đọc của mình[4].

Shakespeare, cũng giống Lyotard trong một course ở Soborne[5], thay vì đưa ra câu hỏi siêu hình “Triết học là gì?”, thay đổi cách đặt vấn đề: Tại sao triết học?[6] Phạm Công Thiện viết, không vô lý, cả trăm trang sách dịch không quan trọng bằng vài chục trang phụ lục “đội lại Ecco Homo của Nietsche”[7]. Giáo sư Steven Smith mở đầu course Triết học chính trị không phải lại những lời thông thái[8] của Socrates mà bằng câu hỏi: tại sao chúng ta lại nghiên cứu các triết gia[9]? Bởi vì họ đưa ra những câu hỏi căn bản dẫn lối người đời sau[10].

Đọc Socrates ngày hôm nay như thế nào? Không phải lặp lại những gì ông ta viết, như Steven Smith nói, ta cần “sử dụng lý trí và đánh giá của bản thân – sự tư do của tâm trí con người – để xác định đâu là cái đúng, cái tốt nhất”[11]

 

 

 

[1] Tôi đã tham khảo bản dịch tiếng Việt của …

“[…] Hang up philosophy!

Unless philosophy can make a Juliet

Displant a town, reverse a prince’s doom,

It helps not, it prevails not; talk no more”

(Rome and Juliet: Act 3, scene 3)

[Ref: William Shakespeare, The complete works, (Great Britain) Hertfordshire: Wordsworth Edions, 1996, page 265]Các ấn bản của Wordsworth không ghi rõ năm tái bản nên khó xác định.

Văn xuôi ra đời rất muộn ở Châu Âu, trước đó chỉ có thơ. Kịch Shakespeare là kịch thơ, các dịch giả tiếng Việt chuyển thành văn xuôi. Tôi chưa xem các bản dịch kịch Shakespeare của Nguyễn Giang – con trai Nguyễn Văn Vĩnh – và Nguyễn Háo Vĩnh nửa đầu thế kỷ XX. Nguyễn Văn Vĩnh và Vũ Đình Liên là hai người hiếm cố gắng dịch kịch thơ Molier và Racine thành thơ tiếng Việt. Tôi sẽ bổ sung các số báo đã đọc Nguyễn Văn Vĩnh trích dịch Giả đạo đức của Molier.

[2] Pierre Bayard (Bảo Châu dịch), Làm sao nói về những cuốn sách chưa đọc, Hà Nội: Nhã Nam & NXB Thế giới, 2016 (chưa nhớ số trang, sẽ đánh trang sau khi đọc lại)

 [3] Sự đọc, trước hết là không đọc [Ref: Pierre Bayard (Bảo Châu dịch), Làm sao nói về những cuốn sách chưa đọc, Hà Nội: Nhã Nam & NXB Thế giới, 2016, trang 25]. Pierre Bayard định nghĩa lại văn hóa là sự định hướng; người có học vấn cao phải có cái nhìn tổng quát, biết vị thế của một cuốn sách nào đó trong toàn bộ mối quan hệ sách vở. Họ chủ động không đọc, điều chỉnh vị thế mình trong thế giới sách khổng lồ. [Ref: Pierre Bayard (Bảo Châu dịch), Làm sao nói về những cuốn sách chưa đọc, Hà Nội: Nhã Nam & NXB Thế giới, 2016, trang 29 – 32]

[4] Tôi không hề đọc trước Apology và Crito (Plato) mà đọc chúng sau khi nghe giáo sư Steven Smith (Yale Universtiy) giảng, trong một khóa dạy triết học chính trị.

[5] Trường đại học lâu đời thứ hai Châu Âu, sau Bologna ở Ý, vẫn tiếp tục hoạt động.

[6]

[7]

[8] “Philosophy” có gốc là một từ Hy Lạp tức “Yêu sự thông thái”.

[9] Steven Smith liệt kê: Plato, Aristotle, Machiavelli, Thomas Hobbes, Hegel, Tocquevelli và Nietzsche. Đọc: Tập bài giảng “Introduction to political philosophy”, lecture 1. Tải tập bài giảng ở địa chỉ: Oyc.yale.edu.

[10] Các ý tưởng tự thân nó kém quan trọng hơn nhiều mối quan hệ giữa các ý tưởng. Ref: Pierre Bayard (Bảo Châu dịch), Làm sao nói về những cuốn sách chưa đọc, Hà Nội: Nhã Nam & NXB Thế giới, 2016, trang 28

[11] Cũng trong tập bài giảng “Introduction to political philosophy”, lecture 1.

“The only way to decide is not to defer to authority, whoever’s authority, but to rely on your own powers of reason and judgment, in other words, the freedom of human mind to determine for us what seems right or best”.

Tôi chán nản những người chỉ chăm chăm nói lại lời các triết gia, các nhà khoa học. Gần đây có một cuốn sách trích dịch các lời của Nietzsche do một người Nhật viết. Không cần mở ra đọc cuốn sách best-seller ở Nhật, tôi vẫn biết nó chỉ là món hổ lốn. Đọc là gì? Pierre Bayard, trong cuốn sách không khó đoán trước (thứ sẽ còn lại rất lâu của cuốn sách là các khái niệm của ông), đọc tức là có một cái nhìn đủ rộng – một phối cảnh chuẩn, không quá gần cũng không quá xa. Lúc đó, ta có thể đánh giá được sách vở ở vị trí đúng của nó.

 

thứ tư 3 tháng Mười 2018

 

 

Bốn bài giảng cho Trang:

Sur Socrates 1 [Rauta House Cafe, chiều đầu tháng Mười 2018]

Sur Socrates 2 [bảo tàng Đông Nam Á, trưa thứ bảy 20 tháng Mười 2018]

Sur Socrates 3 [Manzi, tối chủ nhật 28 tháng Mười 2018]

Sur Socrates 4 [chùa Láng, chiều chủ nhật 4 tháng Mười một 2018]

Bình luận về bài viết này