(2017) TchyA Đái Đức Tuấn, Thế Lữ và Nguyễn Tuân

Cũng như ở đây, ở đâyở đây, hay ở đây tôi sử dụng thứ này cho một bài thi bắt buộc.

Khoảng một năm trước, tôi cố đặt ba người cạnh nhau. Có nhiều điểm không thực sự hợp lý như khuôn ép họ vào cùng một hoàn cảnh gia đình và môi trường sống. Ví dụ, bố của Nguyễn Tuân không ra làm quan của triều Nguyễn. Hay làng Mọc – dù tôi cố viện dẫn công trình Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou rằng nơi đây vẫn còn bảo lưu một số thiết chế làng xã cổ truyền miền Bắc – ở gần trung tâm thành phố Hà Nội thì cũng không phải nơi quá cách xa như làng Nghĩa Đô của Tô Hoài.

Tôi biết tôi đang ép cả ba người này vào một cái khuôn quá chật và không hề tương thích với sự tồn tại của họ. Nhưng tôi vẫn phải làm như bước đầu định vị bộ ba TchyA Đái Đức Tuấn – Thế Lữ – Nguyễn Tuân.

Tiện thể, trong lúc làm bài này, tôi đã kịp hỏi một người – tôi cho rằng có đủ thẩm quyền để nói về các bản dịch chữ quốc ngữ Liêu Trai chí dị thời thuộc địa – về bản dịch Liêu Trai của Paulus Của. Cũng như Trương Vĩnh Ký, ai cũng nói về Paulus Của nhưng rất ít người có thẩm quyền để viết rõ ràng về Paulus Của. Cuối cùng, từ cuộc hỏi ấy, Tôi không biết gì thêm về Paulus Của nhưng có thêm một vài gợi ý.

Đọc lại bài viết cũ, đúng hơn là một kịch bản để dựng video, điều gì còn lại? Gần như là một loạt những lảm nhảm. Nhưng có một điểm tôi cho là tuyệt đối quan trọng khi đặt TchyA, Thế Lữ và Nguyễn Tuân cạnh nhau.

Thực tế, trong bài viết cũ, tôi chỉ khảo sát bốn tác phẩm: Ai hát giữa rừng khuyaThần hổ của TchyA Đái Đức Tuấn, Trại Bồ Tùng Linh của Thế Lữ và Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. Tôi biết và đã đọc tập Yêu ngôn của Nguyễn Tuân do Nguyễn Đăng Mạnh soạn nhưng tôi cố tình không nhắc tới nó, tôi bỏ qua nó, đúng hơn là tôi lờ nó đi.

TchyA Đái Đức Tuấn, Thế Lữ và Nguyễn Tuân, ba người cùng nhau dựng nên một mô hình thể hiện thế giới thực tế, tức thực tại (tôi sử dụng lại mô hình của Phan Ngọc gồm hai phần: Thế giới thực tế, tức thực tại và thế giới biểu tượng trong đầu óc của con người).

TchyA Đái Đức Tuấn viết về động vật, Thế Lữ viết về thực vật (tôi đọc Liêu Trai chí dị trước tiên rồi mới đọc Lan Hữu và cuối cùng là Trại Bồ Tùng Linh của Thế Lữ; nhưng phải đến khi đọc Trại Bồ Tùng Linh tôi mới chú ý đến thế giới hoa cỏ, thực vật) và Nguyễn Tuân viết về đồ vật. (Về đồ vật, đọc thêm ở kia)

Cả ba người dựng nên một mô hình thể hiện thực tại, một thế giới đầy đủ (Mircea Eliade). Một thế giới đầy đủ tức là gì? Tức là một thế giới như nó là (chứ không phải một thế giới méo mó mà không ít người nhầm lẫn, xem ở kia; những người này có sống tới chín kiếp như loài mèo cũng không đời nào nhìn thấy được thực tại) nơi có con người tức người sống và người chết, thần linh, ma quỷ cùng thực vật, động vật và đồ vật. Tôi đã cố tránh dùng từ “tồn tại” để kháng cự sự đánh lừa của ngôn ngữ.

Ba người được tôi đặt cạnh nhau, không ai giẫm chân lên kẻ khác. Nhưng đây chỉ là một bước để một mô hình có thể tồn tại. Phần khó nhất là phải tạm thời phá mô hình này ra để đánh giá từng người một. Tôi cần tiếp tục. Tôi chưa biết sẽ tìm thấy gì.

————

Ảnh minh họa: Nguyễn Tuân trong thời gian kháng chiến chống pháp. Ảnh: Trần Văn Lưu

 

 

Làm gì?

Có qua có lại, mới toại lòng nhau – Luận về biếu tặng của Marcel Mauss và tiếng vọng Nguyễn Văn Huyên

Tứ Ly viết (1)

Đọc “In ấn và quyền lực” của Shawn F. McHale

Nguyễn Văn Huyên

Phan Châu Trinh, Rousseau và Kant

Dịch Rousseau thời thuộc địa

Nguyễn Khắc Xuyên và một thiếu sót

Tân thư thời thuộc địa (1)

Tân thư thời thuộc địa (2)

Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Châu Trinh và Nhất Linh

Hồ Hữu Tường đã trở lại

Mọi cái tên

Nguyễn Giang năm 1951

Hoàng Ngọc Phách, độc giả của Durkheim

Lê Đình Chữ

Những kẻ phản kháng

Người đời trước

Một ảo tưởng

Đọc lại Nguyễn Văn Vĩnh, một nhà nghiên cứu khoa học xã hội

Nguyễn Văn Vĩnh và thiết chế làng xã

Câu chuyện về đội bóng đá nữ đầu tiên tại Việt Nam

Theo dấu thợ ảnh Lai Xá từ thời thuộc địa tới Hà Nội bị chiếm đóng

 

Bình luận về bài viết này